NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC HOA
***
GIỚI THIỆU NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC HOA
BBT: Trân trọng giới thiệu chuyện ngắn thứ 23 của NHÀ VĂN
NGUYỄN NGỌC HOA. Trước năm 1975, ông là giáo sư dạy tại trường Kỹ Thuật Phú Thọ,
Saigon. Ông hiện sống tại Houston, Texas. Nhà văn đã xuất bản nhiều tác phẩm:
Tập truyện "Bước Đổi Đời"
Bốn tập truyện trước (mỗi tập gồm 24 truyện ngắn) có thể xem
ở:
http://thdlvnhn.net/btol/truyendai/TruyenNgan-NNHoa/MucLuc.html
Giang
Hà Vạn Cổ Lưu
Truyện
ngắn
của Nguyễn
Ngọc Hoa
Cuối cùng, với sự khuyến
khích và giúp đỡ của Quỳnh Châu, tôi hoàn tất
việc soạn thảo Tập II của bộ sách Giải Tích
Mạch Điện.
Nàng giúp đọc lại bản thảo, sửa lỗi chính tả, đề nghị cách
dịch
của một số danh
từ chuyên môn, và chỉnh đốn
phần Danh từ
Chuyên môn
Đối chiếu và
bảng Danh mục. Tôi lo liệu
phần nhàm chán
nhất
là đưa bản
thảo ra nhà in
cho thợ xếp chữ và làm bản kẽm các hình vẽ, đọc và sửa chữa bản vỗ
(bản in thử), và nộp
bản ở nha Kiểm duyệt
để xin
giấy phép xuất bản. Sách in
xong, nàng nắm tay tôi cười vui,
“Ôông
dôông
(ông chồng) của em giỏi hết sảy con cào cào! Không những giáo sư đại
học Việt nam không mấy người chịu khó viết sách
giáo khoa như anh mà đây
là một bộ sách
kỹ thuật điện
tiếng Việt đầu tiên.”
“Lời nói không mất tiền
mua, cô vợ dễ thương của anh ‘lựa lời’ quá đáng
làm
chồng tưởng thiệt hỉnh lỗ mũi to bành sư đây
nè.
Sách giáo khoa đại học
không có giá trị thương mại, nhọc nhằn mà chẳng nên công
cán
gì nên không ai thèm viết chứ
chồng em giỏi giang gì hơn ai đâu.
Hơn
nữa, công lao của anh
nếu có thì cao lắm là một
nửa, nửa kia là của ông Sinh,” tôi xua tay.
Năm đầu tiên học
cao
học ở Đại học Khoa học
Sài gòn, tôi lấy lớp Giải
tích Mạch Điện với
thầy Sinh, giảng nghiệm viên ban Điện tử; lớp này là
một phần của “chứng chỉ” bắt buộc phải hoàn
tất, mặc dù
nó
từng là môn lý thuyết sở
trường của tôi ở trường kỹ
sư. Thầy lớn hơn
tôi
ba, bốn tuổi, đậu
Master (tức là Cao học)
ở Hoa kỳ
về, đang viết sách
về môn này, mến tài tôi, và
mời tôi cộng tác. Thầy đã viết xong bản
thảo phần đầu (Tập I)
căn cứ
theo bài giảng ở Đại học
Khoa
học và phân công
cho tôi viết phần sau (Tập II) và
hiệu chính toàn bộ. Thầy
trò thân nhau
rất nhanh và xem nhau như
bạn bè.
Hôm trước ngày thầy thành
hôn với chị Mai học cùng trường
với thầy bên Mỹ, tôi cùng với vài người bạn sinh viên cao học
đưa
thầy vào Chợ Lớn hưởng thú “nhất dạ đế vương” theo kiểu người Hoa để làm tiệc
độc thân; ai nấy
đều đẹp lòng.
Khoảng một năm sau, khi Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật chuyển
thành Học viện Quốc gia Kỹ
thuật, thầy
Sinh được bổ nhiệm vào một chức
vụ
cầm đầu trường Cao đẳng Điện học (“CĐĐH”), khẩn khoản mời tôi nộp đơn xin về trường cũ
dạy
lại, và khi tôi được tuyển dụng cắt đặt
tôi
dạy môn Giải tích Mạch Điện cho sinh viên đệ nhị và đệ tam niên ban
kỹ sư. Tôi vừa dạy vừa tiếp
tục soạn sách và trở thành chuyên gia có thẩm quyền trong ngành
học
này.
Thầy Sinh “trụ” ở trường CĐĐH
khoảng hơn
một năm trước khi “bắt” được
cái
học bổng đi Hoa
kỳ học
PhD (Doctor of Philosohy, tức là Tiến sĩ). Trước
khi xuất ngoại, thầy bỏ tiền ra in
Tập I và viết đề nghị xin
trợ
cấp nghiên cứu của Cơ quan Văn hóa Á châu
(“CQVHAC”), một
cơ
quan phát triển
quốc tế bất
vụ lợi với ngân sách
do
chính phủ Hoa kỳ
cung cấp. Cơ quan chấp thuận
tài
trợ 2,000 Mỹ kim cho dự án biên soạn và ấn
hành
bộ
sách. Tính theo hối suất chính thức, số
tiền này tương đương với khoảng ba năm lương giảng nghiệm viên
CĐĐH của tôi. Thầy làm
giấy ủy quyền cho tôi lãnh
tiền CQVHAC, và tôi ứng trước trả lại thầy chi phí in
Tập I. Quỳnh Châu thắc
mắc,
“Anh viết Tập II từ
đầu
đến cuối và đài thọ tiền
in cả hai tập, tại sao để tên ông Sinh trước tên anh, ngụ ý
ông ta là tác
giả chính?”
“Dự án khởi đầu từ
ý kiến của ông ấy, và nếu không có tên
tuổi và chức vụ của ông thì
sức mấy mà anh
chồng
giảng nghiệm viên
quèn
của em được
Cơ
quan Văn hóa Á châu ghé mắt tới.”
“Chứ không phải ông ta ỷ thế làm ‘người lớn’ để ép ông
chồng uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng
cây của em phải chịu
dưới cơ
à? Nhưng thôi, anh nói em nghe tại sao trường
Đại
học Giáo dục Thủ Đức của cô Bảy (Bình) nhà mình mời anh
dạy môn học anh
soạn sách mà không thèm nói cho em biết?” nàng hờn mát.
“Anh quên, nhưng giờ em biết rồi.
Trường đó
cũng là một phân khoa thuộc
viện Đại học
Bách khoa Thủ
Đức (“ĐHBKTĐ”)
như Đại học Kỹ thuật của anh.
Từ nay, anh có thể khoác
lác ta
đây không những là thầy kỹ
sư mà còn là . .
. thầy giáo sư.
Hà hà,” tôi cười dã lã.
Viện ĐHBKTĐ
thành hình
từ năm 1973 đến
1974 và gồm bảy phân khoa, trong đó có Đại học Giáo dục, trước là trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật, và Đại học
Kỹ thuật, trước là
Trung tâm
Quốc
gia Kỹ thuật
gồm
các trường Cao đẳng Công chánh, CĐĐH, Quốc gia Kỹ
sư Công nghệ, Việt nam Hàng hải, và Cao đẳng Hóa học. Trường
CĐĐH nay là Ngành
Điện của Đại học Kỹ thuật.
Văn phòng hành chánh
viện ĐHBKTĐ hiện
đặt tạm tại số 3
Công trường Chiến sĩ;
công trường
nằm
ở giao điểm hai đường
Duy
Tân và Trần Quý Cáp và mới đây đổi tên thành
Công trường Quốc tế. Một người cầm đầu viện ĐHBKTĐ
là ông Khang, nhà giáo dục
lão thành đậu Tiến sĩ Giáo dục ở Hoa kỳ; đồng thời ông kiêm nhiệm một chức
vụ then chốt của bộ Văn
hóa,
Giáo dục, và Thanh
niên.

CQVHAC tài trợ cho tôi với tư
cách
giáo sư viện ĐHBKTĐ
và khi xuất
quỹ gửi chi phiếu cho viện
để chuyển giao cho tôi. Chi phiếu đề
tên tôi, người khác không thể lãnh tiền.
Tôi chờ khoảng một
tháng mà không thấy động tĩnh nên lên
văn phòng viện để hỏi. Tôi gặp hết thư ký
đến phụ tá của ông Khang, hỏi chi phiếu CQVHAC thì họ nói chỉ có ông mới “giải
quyết” được.
Hàng tuần, tôi và Quỳnh Châu chỉ cùng rảnh rổi vào sáng thứ Năm để đưa nhau
đi
ăn sáng, chuyện trò dài lâu, và đi dạo phố. Thay vì lê la ở các
sạp vải trên lề đường Võ Di Nguy
Sài gòn trong khu
chợ Cũ
tỉ
mỉ lựa hàng lụa nội hóa may áo dài (thời trang nàng mê thích), chúng tôi vào văn
phòng viện ĐHBKTĐ xin yết
kiến ông Khang.
Nhưng vô hiệu; chúng tôi không sao gặp
được mặc dù nhiều lần thấy ông đi đằng xa hay ngồi trong văn
phòng.
Một hôm, anh Hán, con
trai bà cụ chủ
nhà
trọ và cũng là người anh đỡ đầu
thời
tôi còn là sinh viên, ghé qua quán Cà-phê Nhân gặp vợ chồng tôi. Quỳnh Châu vui miệng kể lể đùa với anh,
“Em đẹp đẽ như thế này mà bị chồng bắt
hành nghề đòi nợ. Mà em có phải là hung thần ác
sát
gì cho cam, cứ thấy
mặt em ở đằng xa là ngài vội vàng
. .
. quất ngựa truy phong.”
“Anh biết cái tính ngang ngạnh
của chồng em, nếu cứ phải đòi như thế đến mười năm hắn cũng làm,” anh
quay
sang tôi, “Cậu
biết vào thời buổi người khôn của khó này, không ai dại
gì để cậu hưởng mâm cỗ một
mình khi họ có quyền chận đầu.
Tôi đề nghị cách này, cậu xem
được không?”
“Ông ta đòi cứa
của em bao nhiêu?” tôi hiểu ra và hỏi thẳng.
“Cậu cưa
đôi
tấm chi phiếu, một
ngàn đô là hắn giao chi phiếu cho cậu lãnh tiền
liền tút
xuỵt." “Tút xuỵt” tiếng Pháp là “tout
de
suite” nghĩa là tức
thì hay
lập
tức.
Tôi gượng cười,
“Hai ngàn
đô la chỉ vừa đủ chi phí ấn
loát cho hai tập sách và để em khỏi thâm vốn.”
“Năm
mươi phần trăm còn hơn
không có xu
nhỏ nào, cậu nghĩ lại đi,” anh Hán khuyên. “Dạ, trong trường hợp
này thì em thà được ăn cả
ngã về không.
Tiền
bạc
có thể khó
kiếm, nhưng cơ hội eo sách và lên chân với một
chính trị gia hàng đầu như ông
Khang thì ngàn
năm một thuở, bỏ qua uổng lắm anh ơi!”
“Tôi biết
cậu
gàn bát sách, nhưng bây
giờ mới thấy cậu hết thuốc chữa
rồi!” anh chịu
thua.
Tôi tiếp tục đi đòi nợ – một mình, sau khi thả Quỳnh Châu xuống khu chợ Cũ, và ông Khang tiếp
tục lánh mặt. Cho đến một ngày
cuối tháng Tư 1975, vợ chồng tôi dắt
bốn
đứa em bỏ nước ra
đi. Đầu mùa hạ, chúng tôi được đưa tới Trại Pendleton
ở tiểu
bang California; đó là trung tâm huấn
luyện thủy
quân
lục chiến Hoa kỳ
dùng làm trại tỵ
nạn. Nơi đây, tôi và Quỳnh
Châu
mừng
rớt nước mắt khi gặp lại anh Hán; anh dọn sang ở chung lều với chúng tôi.
Ngay sau khi vào trại, tôi gửi thư
cho
thầy Sinh nhờ thầy
viết thư chứng nhận để tôi kiếm việc
làm và mượn hai tập sách để nếu cần
thì trình cho cơ quan mướn
người xem.
Tôi cũng nói tôi
rời
Việt nam với hai bàn tay
trắng và cần được giúp đỡ. Mười ngày
sau, tôi nhận được
thư
thầy vỏn vẹn
có
đúng một câu,
Tôi sẽ về Việt nam làm việc; gia
đình tôi bình an
ở bên
nhà.
Ông
Khang làm
việc cho ban giáo dục của Chương trình Định cư Người Tỵ nạn Đông
dương
văn phòng
đặt ở Đại học California Long Beach
và
hàng tuần vào Trại Pendleton trình bày về cuộc sống Mỹ ở bên
ngoài, giải đáp thắc
mắc, và giúp ý kiến cho đồng bào tỵ nạn về vấn đề định
cư. Anh Hán giục tôi gặp ông Khang và yêu cầu ông viết
thư chứng nhận
với
tư cách thượng cấp của tôi ở Sài gòn; tôi lần
lữa
thoái thác.
Sau cùng, dù không
có
thư chứng nhận
của thầy Sinh
hay của ông Khang, hay
bộ sách, tôi cũng được
bốn
công ty
điện và điện tử ở tiểu bang North Dakota ở miền
bắc Hoa kỳ phỏng vấn qua
điện thoại và hứa nhận
làm
kỹ sư với nhiệm vụ phù hợp
với
khả năng chuyên môn.
Gia đình
tôi
xuất
trại
đi North Dakota định cư
khi trời chớm vào thu.
* * *
Chuyện kể rằng sau tháng
Tư năm 1975, gần một ngàn tập
sách Giải Tích Mạch
Điện còn thơm mùi mực
xếp thành chồng ngay
ngắn
trong văn phòng tôi ở trường Đại học
Kỹ thuật bị lôi ra
liệng dồn lên đống sách
vun
cao và châm lửa đốt. Tiêu
hủy “tàn tích đồi trụy của Mỹ Ngụy”!
Đứa
con tinh thần của tôi tan
biến
theo ngọn lửa trước
đôi mắt xót xa của bạn tôi là thằng Thành làm việc ở
ban Viễn thông và thằng Kim cùng làm với tôi ở phòng Thử
Máy Điện.
Dưới chế độ mới, thằng Thành bị chỉ định thay thế tôi dạy môn
Mạch
Điện.
Thiếu sách vở, nó
dùng
các ghi chép
thời đi học và giảng bài theo trí nhớ. Khoảng một năm sau, một
người anh họ sống ở miền Bắc
làm giáo sư trường Đại học Tổng hợp Hà nội vào Sài gòn thăm gia đình nó.
Nó
thật thà than thở tình trạng “đói” tài liệu giảng dạy, ông anh rất thông cảm và khi về Hà nội
gửi
tặng em cuốn sách
Mạch Điện
đắc ý. Thằng Thành kể lại,
“Ba Hoa biết không, nhìn cuốn sách mà Thành hỡi ôi. Cuốn sách in lem nhem, chữ nghĩa chẳng đâu
vào
đâu, và được dịch từ
cuốn sách Nga xuất bản năm 1947 là năm Thành mới lọt
lòng mẹ. Ước chi Thành có được
cuốn sách Ba Hoa
viết.”
Mãi đến năm 1989, tôi mới biết cuốn
sách của tôi có một bản
còn
tồn
tại, đó là bản
tôi tặng thằng
Kim mười lăm năm trước. Nó gửi tặng lại tôi “để kỷ
niệm
một thời hoa niên sôi nổi” và ghi thêm bài thơ “Hý
vi
lục tuyệt cú” của Đỗ Phủ nhận
định về thơ của bốn nhà thơ nổi tiếng nhất thời Sơ Ðường là Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, và Lạc
Tân Vương,
Vương Dương
Lư Lạc đương
thời thể, Khinh bạc văn
chương thẩn
vị
hưu. Nhĩ tào
thân
dữ
danh câu
diệt,
Bất phế giang hà
vạn
cổ lưu.
(Vương, Dương, Lư, Lạc
lối đương thời, Chê văn nhạt nhẽo mỉa mai hoài.
Bọn ngươi tên tuổi nào đâu có,
Tên họ non sông ghi vạn đời.)
(Bản dịch của Phạm Doanh)
Kết quả của năm năm tìm tòi học hỏi và ba năm lương giảng nghiệm viên
giờ đây
thu lại thành
hai
tập sách cũ
cầm
trên tay. Nhưng tôi tự hào đã đóng góp cho đất nước thân yêu một công trình đáng kể. Việt Cộng đốt
bỏ
nhưng không thể xóa bỏ cuốn sách
đó trong
ký ức
của sinh
viên, đồng nghiệp, và đồng bào tôi. Nó đã lưu lại với non sông – giang
hà vạn cổ
lưu. Đối với những
kẻ
chơi không đẹp,
tôi cũng biết
ơn.
Nhờ họ, việc tôi làm dường như
đẹp hơn.
Nguyễn Ngọc Hoa
Ngày 6 tháng Sáu, 2018
***
THỬ LÒNG NGƯỜI HIỀN LƯƠNG
Bài chuyển thơ từ
truyện ngắn của NGUYỄN NGỌC HOA
Người chuyển thơ NGUYỄN SÁU
Ở trại Pendleton đã
hơn sáu tuần lễ,
Nay tôi mới có dịp để đến đây.
Trại số 8, nằm xa tuốt bên ngoài,
Nhà đầu tiên, ở sát ngay với cổng.
Nơi gia đình Lục, bạn tôi đang sống,
Khi ở quê, không giờ trống để thăm.
Lục là thằng bạn học
đã lâu năm,
Hồi lớp mười một, trường Ban Mê Thuột.
Lục đích thị là dân miền sơn cước,
Thích hoạt động, và rất được người thương.
Là cầu thủ đá banh, đội của trường,
Và còn là một huynh trưởng Phật tử.
Xong tú tài một, Lục lìa xa xứ,
Về Sài Gòn, còn tôi “tử thủ” đây.
Trong năm cuối trung học, lớp mười hai,
Hai đứa không gặp lại, ngay từ đó.
Mười năm rồi, mà tật xưa không bỏ,
Gọi tên nhau, luôn thường có thêm Y.
“Y Ba Hoa”, thấy không thay
đổi gì,
Vẫn ngu ngơ, khờ khạo, Y mọt sách”…
Không chịu thua, tôi trả đũa bằng cách:
“Y Lục, mặt học trò… giò ăn trộm”
À mà quên… giò đá banh.
Mày có con “Hờ” nào tranh không vậy?”
Y và H, họ người Ra-đê thường thấy,
Y họ con trai, còn gái đọc “Hờ”.
Chúng tôi thường hay ghép Y thêm vô,
Tên bạn mình, để nghe cho ra Thượng…
Lục kể tôi nghe, những chuyện không tưởng,
Từ lúc rời khỏi trường, đến giờ này.
Công việc làm, cùng với những chua cay…
Xong Tú tài, tao về ngay Phú
Bổn.
Làm trong lực lượng đặc biệt
của Mỹ,
Gặp Thanh Luyến, bị tiếng
sét ái tình.
Đã buộc tao, quyết định lập
gia đình,
Và kết quả là sản sinh hai
gái.
Bốn và năm tuổi, đang chơi ở
cuối trại,
Kế mẹ nó, đang ngồi bên máy
may.
Thanh Luyến ngẩng đầu chào, rồi lo may,
Lục kể tiếp cho tôi từng giai đoạn…
Được hai năm, nhóm đặc biệt
giải tán,
Tao qua Cảnh Sát, học khoá
sĩ quan.
Về lại Phú Bổn, đến ngày tan
hàng,
Và cuộc di tản, gian nan, thảm
hại.
Quốc lộ 7 là đường mình triệt
thoái,
Tỉnh lỵ Hậu Bổn, nằm ngay đường
này.
Tao thu áo quần, và đầu máy
may,
Dùng xe Cảnh Sát, theo ngay
mở đường.
Cùng đoàn xe từ Pleiku chạy
xuống,
Ngày 16 tháng 3, được hưởng
bình an
Việt Cộng
không có hành động can ngăn,
Qua hôm sau, chúng dã man
truy cản.
Cả nguyên Sư
đoàn 320 hung hãn,
Bên ta lập phòng tuyến kháng
cự mau.
Cuộc triệt thoái hiểm nguy,
đã bắt đầu,
Tao lái xe chạy thoát, dầu
nguy hiểm.
Khoảng hai mươi cây số, thì
gặp chuyện,
Xe hết xăng, đành phải liệng
nó luôn.
Gởi vợ con theo xe V-100 Commando,
Của Quân cảnh, dùng để lo hộ
tống.
Tao chạy bộ, rồi theo xe nào
trống,
Bám theo sau, trong sự sống
mong manh.
Khi đến cầu Cà Lúi gần giáp
ranh,
Với Phú Yên, thì Quân cảnh
được lịnh.
Phải dừng lại canh phòng,
như dự tính,
Thanh Luyến và con, quyết định
xuống xe.
Chuyện ngẫu nhiên trùng hợp,
đâu có dè,
Mười phút sau, chiếc xe bị bắn
cháy…
Vợ chồng tao ôm con, và cố
chạy,
Cùng với một số người thấy cả
trăm.
Cố lê lết cho đến đập Đồng Cam,
Địa phận Phú Yên, thì đâm kiệt
sức.
Đang tuyệt vọng, chiếc
Chinook đến đúng lúc,
Cả đám người lo lập tức ùa
lên.
Vợ chồng tao bồng hai bé,
chúng thét lên,
Không phải con mình, cho nên
chúng khóc…
Con mình đâu? Cả hai đều ngơ
ngác,
Nhìn tứ tung, để quan sát
con đâu?
Quá lo lắng, phải miễn cưỡng
lên tàu,
Thì thấy hai con, ngồi sâu
trong đó.
Mới hoàn hồn, và vui mừng lộ rõ,
Vì quá chen lấn, bị xô đẩy lên.
Không thương tích, cũng quả thật là hên,
Lần đến con, để yên lòng hai đứa.
Đông Tác, Tuy Hoà, nơi trực
thăng đáp,
Có trại tạm cư ở sát một
bên.
Lục trình diện ty Cảnh Sát
Phú Yên,
Nhưng chỉ còn có mấy tên ngơ
ngáo.
Nên quyết định, vào Nha
Trang trình báo,
Ty Cảnh Sát Khánh Hoà, còn bạo
nhiều hơn.
Việt Cộng còn xa, đã chuồn hết
trơn,
Thôi lo chạy về Sài Gòn cho
gấp…
Nhưng đã mất hết ba ngày
chen lấn,
Mà việc mua vé cũng vẫn chưa
xong.
Chuyện đi xe đò, thật là khó
lòng!
Cảnh hỗn
loạn, tao không còn nhẫn nại.
Nhân người quen có Honda,
xin mua lại,
Ráng đèo nhau, để mình chạy
được liền.
Tôi nghe nó nói, mà thấy ngạc nhiên,
Nên vội lên tiếng hỏi liền với nó:
Nha Trang - Sài Gòn, xa xôi thế đó,
Hơn bốn trăm cây số, đâu có dễ dàng?
Tao lái, hai con, rồi vợ vai
mang,
Giữa hai chân là máy may,
thùng đạn.
Chạy giặc mà sao phải đem theo đạn?
Thùng không phải để chứa đạn
mà xăng.
Phải dự trữ đủ, thì mới chắc
ăn,
Gặp nơi nào bán, là châm đầy
tức khắc.
Nhờ Trời thương, xe không có
trục trặc,
Nếu bể bánh, hư lặt vặt cũng
phiền.
Và tao đã về đến Sài Gòn
bình yên,
Giờ nghĩ lại, thấy mình hên
thật đấy…
Nói đến đây, Lục hãi hùng trông thấy,
Ngưng một lúc, để lấy lại hăng say.
Rồi lại tiếp, vì chuyện vẫn còn dài,
Tao ở tạm nhà chú, ngay Chợ
Lớn.
Đợi sức khoẻ, và tinh thần tạm
ổn,
Trình diện Tổng Nha, tròn bổn
phận mình.
Sáng ba mươi tháng tư, thấy
tình hình,
Việt Cộng
đã động binh gần xa cảng.
Vừa nghe tin, tao vội vàng
nghĩ đến,
Chở vợ con ra thẳng bến Bạch
Đằng.
Thấy tàu Đông Hải đang còn
trên sông,
Liền đưa vợ con lên, không
suy nghĩ.
Có khoảng năm trăm người,
khi nhìn kỹ,
Hiện diện trên tàu, chuẩn bị
sẵn sàng.
Đến 10 giờ 24 phút, nghe lệnh
đầu hàng,
Thấy tàu vẫn im, nên vội
vàng tìm hiểu.
Thì ra, tàu không có người
điều khiển,
Nhưng may thay, trong số hiện
diện đây,
Có thuyền trưởng, cơ khí, đã
không may,
Bị tàu họ bỏ lại, thay vì đợi.
Đã tạo cho Đông Hải có cơ hội,
Được rời bến, vì đã tới giờ
hàng.
Lại phát hiện, chỉ một máy sẵn
sàng,
Tàu chạy “cà rịch cà tang”ra
biển.
Bị Việt Cộng
đã mấy lần xuất hiện,
Nhưng cuối cùng, ra đến biển
bình an.
Dụng cụ hải hành, tất cả
tiêu tan,
Chỉ nhắm hướng, để biết đàng
mà chạy.
Và cuối cùng, thì cũng đâu
vào đấy,
Sau mấy ngày, đã thấy đảo
Pulau Redang.
Mọi người được xuống, và bị
tạm giam,
Nhưng được cấp cho thức ăn
thừa thãi.
Bốn ngày sau, có tàu Đại
Dương ghé lại,
Đón một số người ở tại đó
đi.
Tao liền theo lên tàu này tức
thì,
Vì nghe nói, tàu sẽ đi đến Mỹ…
Hơn hai tuần, tàu lênh đênh
không nghỉ,
Cuối cùng cũng đích thị đảo
Guam.
Đúng vào ngày hai mươi ba
tháng năm,
Đến Guam trễ, nên sang
Pendleton cũng trễ.
Gặp mày đây, tao vui mừng
khôn kể,
Người bạn đầu tiên, trong thế
xa quê.
Cùng xuất thân từ vùng đất
“Ba Mê”,
Mới thông cảm, khi nghe về
miền núi…
Tao thấy vợ mày ngồi may suốt buổi,
May đồ nhà, hay của tụi nào nhờ?
Nhờ cõng máy theo, mà từ đó
đến giờ,
Bả kiếm được tiền, lo cho tụi
nhỏ.
Công việc của bả, thường thì
chỉ có,
Sửa lại đồ, khi từ thiện họ
cho.
Chỉ trẻ con, thì mới nhờ may
đo,
Từ vải tháo của những đồ đã
thải…
Vừa lúc đó, có một đôi trai gái,
Đi vào trại, có cầm vải trên tay.
“Khách của vợ tao”, Lục cho tôi hay,
Rồi kéo tôi ra bên ngoài nói chuyện.
Vợ, là khách thường trực của
Thanh Luyến,
Chồng, phi công phụ, vận
chuyển cơ C-130.
Tên là Khang, kể chuyện mãi
không thôi,
Tao nghe đã thuộc hết rồi,
chán lắm!
Chuyện gì vậy? Vui hay là sầu
thảm?
Chuyện
tẩu thoát, bảo đảm rất ly kỳ.
Cướp máy bay, táo bạo không
ai bì,
Làm cho tôi thêm hiếu kỳ muốn biết…
Rồi Lục kể tôi nghe, từng chi tiết,
Từ gia đình, đến công việc họ làm.
Khang, con thứ bảy của Mục
Sư Nam,
Người đứng đầu một cơ quan
truyền đạo.
Văn phòng ở Sài Gòn, Trần
Hưng Đạo,
Có tám con, đều thích “dạo”
không gian.
Người con trưởng, là thiếu
tá không quân,
Ở Nha Trang, đã bất tuân thượng
cấp.
Về Sài Gòn, khi Cao Nguyên vừa
mất,
Con thứ tư, lái A-37 sát
Biên Hoà.
Còn đứa út, lính không quân
mới ra,
Ở Phan Rang, nơi quê nhà ông
Thiệu.
Khi mặt trận Cao Nguyên vừa
kết liễu,
Khang lén lấy C-130, liều
bay mau,
Ra Phan Rang đón em, nhưng lạc
nhau.
Đoàn tụ Sài Gòn, kẻ sau người
trước…
Mấy cha con, bàn chuyện ra
khỏi nước,
Cho bốn gia đình, đều được
tham gia.
Gồm Mục Sư Nam, và ba thông
gia,
Họ cũng đều là Mục Sư tất cả.
Để kế hoạch được thi hành kết
quả,
Cần phải móc nối thiếu tá Kiểm
ngay.
Ông là phi công chính C-130
này,
Vì Khang chỉ phụ, rất gay
đánh cắp.
Địa điểm mà họ hẹn nhau để gặp,
Là phi trường bỏ hoang, gần
Long Thành.
Chiều ngày ba, tháng tư,
cùng đồng hành,
Bảy chiếc xe chở 53 người,
nhanh đến chỗ.
Kiểm cũng đã đáp C-130 xuống
đó,
Phi hành đoàn, còn có thêm
hai người.
Tất cả đều cùng đến nơi kịp
thời,
Mọi người lên máy bay, rời lập
tức…
Cũng giờ này, bạn của tôi tên Lục,
Đang cố gắng đem hết sức mình ra.
Chở hai con, một vợ, trên chiếc Honda,
Đang gò lưng, để vượt qua rừng Lá.
Hai hình ảnh, thấy sao tương phản quá,
Cứ như là, “Bề trên đã thử lòng”.
Tôi thầm nghĩ, và chỉ biết cầu mong,
Cho bạn tôi, sớm thoát vòng bất trắc…
Để tránh ra-đa,
Kiểm đã cân nhắc,
Bay sà sát mặt biển, ắt an
toàn.
Và năm mươi sáu người trong
phái đoàn,
Đã đến Tân Gia Ba an toàn
trót lọt.
Hay tin, chính phủ Việt Nam
rất “sốc”,
Bèn ra lịnh, cho người bốc hết
về.
Chưa xong thủ tục, thì đã cận
kề,
Ngày Sài Gòn đã thuộc về
phương Bắc.
Họ đã được đón tiếp như thượng
khách,
Lại thêm tiền trợ cấp hai chục
ngàn,
Của hội Tin Lành ở Mỹ gởi
sang.
Và thuê phi cơ riêng, mang
đi gấp.
Đến đảo Guam, nhưng các trại
chưa lập,
Nên họ phải bay đến đảo
Saipan.
Rất tiện nghi cho chốn ở nơi
ăn.
Khách sạn năm sao, khó ngăn
cảm động…
Sau hơn một tuần đợi chờ,
trông ngóng,
Máy bay quân sự chở vòng về
Guam.
Và sau đó, được sắp xếp đưa
sang,
Các trại tạm trú, nhiều tiểu
bang ở Mỹ.
Mọi người đều khác nhau
trong suy nghĩ,
Chọn đi trại Pendleton chỉ bốn
người.
Vợ chồng Khang, ông Nam, và
con gái Sophie,
Tôi tò mò hỏi, ông Nam trại số mấy?
Ông ở trại bốn, nổi tiếng lắm
đấy,
Lập nhóm “thờ phượng Chúa” lấy
danh chơi.
Hàng đêm, ông rao giảng cho
mọi người,
Nhưng từ khi, nghe những lời
bào chữa.
“Vì bổn phận phải tuân theo
ý Chúa,
Nên mới vượt thoát qua cửa
Tân Gia Ba”
Thì bà con đã từ từ lánh xa…
Sophie, trại bảy, cũng là
khách của vợ.
Hội thánh gì mà sao không bảo trợ?
Ai mà biết… chuyện của họ làm gì.
Tao hơi có chút bực bội là
vì ,
Khang luôn kiêu hãnh
chuyến đi của họ…
Nếu công tâm, thì vào thời
điểm đó,
Với Miền Nam, còn chưa rõ trắng
đen.
Họ trốn đi, có lẽ là đầu
tiên,
Còn đánh cắp C-130, tất
nhiên có tội…
Sao ma mãnh mà có nhiều thuận lợi?
Tôi tự hỏi, khi nghĩ tới bạn mình.
Gia đình Lục, phải chịu nhiều khổ hình,
Trời bất công, hay thực tình muốn thử?
Lòng người hiền lương, mới gây nên sự…
Bắt mình vượt qua, với bất cứ giá nào.
Mọi hy sinh, đều được trả giá cao,
Hai mươi lăm năm sau, nào ai biết…
Con gái bạn tôi, giờ nên danh hết,
Đứa bác sĩ chuyên khoa, rất biệt
tài.
Đó là đứa lớn, còn đứa thứ hai,
Phóng viên chính, của một đài truyền hình.
Ở Dallas, thuộc tiểu bang Texas…
SÁU NGUYỄN
***
Links MUC LUC TRUYEN NGAN NGUYEN NGOC HOA
Tập truyện "Bước Đổi Đời"
Lời trần tình của tác giả: Xin lưu ý tập truyện ngắn này
không phải là hồi ký, tự truyện, hay tài liệu ghi lại dữ kiện lịch sử. Mọi nhân
vật đều được dựng nên, tiểu thuyết hóa cho phù hợp với câu chuyện, và có thể
không tương ứng với nhân vật có thực nào. Nhân vật xưng "tôi" không
phải chính tác giả mà có thể mang dáng cách, tâm sự, và mơ ước thầm kín của bạn
bè cùng thời. Xin đừng liên kết nhân vật trong truyện với bất cứ ai ở ngoài đời.
* * *
15. Một Mối
Tình, Hai Nỗi Riêng
Tôi vẫn giữ lệ sáng thứ Năm đưa Quỳnh Châu đi ăn sáng và dạo
phố dù đêm trước trằn trọc suốt đêm. Buổi trưa, ba má nàng gọi chúng tôi tới
nhà ăn cơm. Cha vợ tôi vừa nghỉ hưu sau nhiều năm làm việc trên bộ Quốc gia
Giáo dục và đang nghiên cứu kinh Pháp Hoa, tức là Diệu pháp Liên hoa kinh, một
bộ kinh quan trọng nhất và chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Phật giáo.
Trong lúc Quỳnh Châu trò chuyện với mẹ nàng trong nhà, tôi ngồi dưới giàn hoa
giấy nhìn ra đường Hồng Thập Tự, uống nước trà, và nghe ông giảng kinh Pháp
Hoa. Rốt cuộc ông nhớ ra,
“Chiều nay anh không đi dạy?”
“Dạ các giảng khóa của con đã chấm dứt ở cả hai trường Phú
Thọ lẫn Phú Nhuận; con chỉ làm nhiệm vụ hành chánh, đọc sách, và nghiên cứu giảng
khóa mới. Nhưng hồi này đầu óc lung ta lung tung nên con không sao tập trung
tinh thần để làm bất cứ việc gì,” tôi than thở.
“Ba hiểu. Quen biết anh hơn mười năm nay và biết rõ anh
thương quý con Châu, ba má muốn anh ghi nhớ điều này: Anh phải quyết định những
gì tốt đẹp nhất cho vợ chồng anh và tương lai con cái mà đừng lo lắng gì cho ba
má cả. Ông bà già sống đến tuổi này, đã hưởng mọi vui thú trên đời, và không mơ
ước gì hơn,” giọng ông trầm xuống.
Mặt trời khuất bóng sau những ngôi nhà cao khi tôi và Quỳnh
Châu về đến nhà và trông thấy mọi người lăng xăng vui mừng khác thường. Cháu Dưỡng
cuống quít nhảy cẫng lại giật giật tay tôi, “Chú Sang có bồ! Chú Sang có
bồ!” Em Bình đưa mắt nhìn chúng tôi rồi liếc sang thằng Sang và cười
chúm chím. Mẹ đang nói chuyện với một thiếu nữ trạc độ hai mươi tuổi, tóc dài
ngang vai, mặt tròn xinh xắn, và môi cười tươi tắn ngồi cạnh thằng Sang. Nàng đứng
dậy chào chúng tôi; tôi giới thiệu nàng với Quỳnh Châu,
“Đây là Hạnh Thúy bạn của Sang; anh gặp Thúy trong lần ra
Phan Thiết thăm Sang khoảng một năm rưỡi trước đây. Em thấy Thúy đẹp dễ tào
không?”
Hạnh Thúy tiếp tục câu chuyện còn bỏ dở với mẹ,
“Khi Phan Thiết thất thủ và quân mình rút lui, ba má con tiếc
của ở lại giữ cửa hàng, nhưng giục con và em con ra đi. Nhờ quen với một sĩ
quan Hải quân, hai chị em được cho lên tàu Hải quân rồi đưa ra trại tỵ nạn
ngoài đảo Phú Quốc. Ở đó hai ngày với khoảng bốn chục ngàn người khác, con gặp
ông anh họ làm lính Hải quân và nhờ ảnh gửi quá giang về căn cứ Hải quân
Cát Lái ở Thủ Đức.”
“Bây giờ cô và cậu em ở đâu, về đây ở cho có chị có em,” mẹ
thành thực mời.
“Dạ cám ơn bác, tụi con ở nhà cậu gần cầu Chữ Y trong Chợ Lớn.”
Thằng Sang ngượng nghịu và lúng túng ngồi không yên. Thấy
tôi và Quỳnh Châu, nó vội vàng đứng dậy kéo chúng tôi ra sau nói nhỏ,
“Anh còn tiền không, cho tui mượn đỡ ít xấp
(vài ngàn)?”
“Tao hết sạch rồi, nhưng để hỏi Châu xem,” tôi hiểu ra tại
sao nó chưa rời khỏi nhà.
“May quá, hồi đầu tháng lãnh lương Châu chưa tiêu hết, còn gần
một nửa đây. Sang lấy giúp Hạnh Thúy trong lúc hoạn nạn.”
Thằng Sang vào nhà trên và hất hàm nói với Hạnh Thúy,
“Thôi mình đi . . .”
“Dạ, dạ thưa bác cho con về,” nàng đứng dậy.
“Sao không ở nhà ăn cơm rồi đi chơi?” mẹ nói với thằng Sang
nhưng biết nó sẽ không nghe lời nên dặn dò với câu nói thường lệ, “Nhớ về sớm sớm
nghe con.”
“Con đưa Thúy về rồi tới nhà bạn ngủ, tối không về, và sáng
mai vào bộ Tổng Tham mưu trình diện; có lẽ chiều mai con mới về nhà,” thằng
Sang hối hả cùng Hạnh Thúy ra đi.
Tối hôm sau, cơm nước xong, thằng Sang rủ tôi và Quỳnh Châu
ra quán Đa La trên đường Đào Duy Từ bên hông sân vận động Cộng hòa uống cà-phê và
nghe nhạc. Lâu tôi không đến đây, quán có lẽ đã đổi chủ, và lối trang trí cũng
khác. Khung cảnh cũ nhắc nhở những tháng ngày hai anh em bỏ nhà đi bụi đời,
vào ở lậu trong Đại học xá Minh Mạng gần đó, và cùng nhau chia sẻ khổ cực thiếu
thốn. Dưới ánh đèn mờ và trong tiếng nhạc dập dìu, em tôi bộc lộ nỗi hận sầu dấu
kín trong lòng lâu nay.
* * *
Sang từ giã Đại học xá trình diện nhập ngũ theo lệnh gọi động
viên, thụ huấn quân sự tại trường Bộ binh Thủ Đức, và trải qua chín tháng tập
luyện gay go. Nhờ có bằng Tú tài ban B (Khoa học Toán) và đã học “chứng chỉ”
MPC tức là lớp Toán Lý Hóa ở Đại học Khoa học Sài gòn, Sang được chọn về binh
chủng Pháo binh và đưa đi học chuyên môn ở trung tâm Huấn luyện Pháo binh ngoài
Dục Mỹ. Khóa học pháo binh kéo dài bốn tháng; thứ Bảy Chủ Nhật hay ngày lễ được
nghỉ phép, Sang dzù về Nha Trang chơi, ở đó cha mẹ có nhà riêng từ lâu
tuy gia đình đang ở Tuy Hòa. Nhờ vậy, mẹ và Sang có cơ hội trùng phùng và nối lại
nhịp cầu tình thương bị gián đoạn mấy năm qua.
Chàng chuẩn úy pháo binh mới toanh được bổ về tiểu khu Bình
Thuận ở Phan Thiết làm sĩ quan tiền sát theo bộ binh đi hành quân, gọi là đi
đề-lô. “Đề lô” là cách đọc chữ viết tắt DLO của "détachement de
liaison et d’observation" tiếng Pháp nghĩa là biệt phái để liên lạc và
quan sát. Hãnh diện với nhiệm vụ của mình, Sang biên vào cuốn sổ ghi công việc
hàng ngày,
Tên tôi là San hô
Chỉ thích đi đề-lô.
Chỉ thích đi đề-lô.
“San hô” là tiếng ngụy hóa chữ S (Sang) dùng khi gọi máy
truyền tin. Những ngày không đi hành quân, chiều chiều Sang xuống biển Thương
Chánh ngồi duới bóng mát đồi dương uống bia với các sĩ quan độc thân khác, hay
giờ tan học lảng vảng trước cổng truờng trung học Phan Bội Châu, nhìn những chiếc
áo dài trắng tung bay truớc gió, và mơ ước làm quen với con nhạn trắng tươi cuời
xinh xắn là Hạnh Thúy. Nàng học lớp 12, gia đình người Việt gốc Hoa có cửa hàng
bán đồ điện trên đường Gia Long, và cửa hàng chiếm trọn tầng trệt, ba tầng lầu
trên dùng để ở. Dùng một kỹ thuật làm quen học được từ các anh lớn thời Đại học
xá, Sang đi tới gần nàng và đánh bạo hỏi,
“Hạnh Thúy biết ở Bình Thuận người ta gọi cô gái đẹp nhất,
ngoan nhất, và hiền nhất là gì không?”
“Làm sao tui biết được?” nàng cười duyên đẹp hết sảy.
“Là Hạnh Thúy đó, không biết sao?” Sang làm bộ ngần ngừ một
giây rồi ra chiêu.
“Anh này ăn nói dzô dziêng, xạo ke mà không biết mắc
cỡ,” nàng cười khúc khích.
“Vô duyên sao Hạnh Thúy lại cười? Mình bồ tèo với
nhau nghen?” Sang tung chiêu tối hậu.
“Cũng được. Nhưng anh phải lại nhà chơi, đừng lẽo đẽo theo
ngoài đường người ta cười tui thúi óc.”
Vậy là hai người quen nhau, và tình yêu của họ dần dần lớn mạnh.
Cha mẹ nàng lạnh nhạt với Sang, nhưng không công khai phản đối và cho phép nàng
đi dự liên hoan của sĩ quan tiểu khu trong những dịp lễ lớn với Sang. Sang yêu
nàng với cả tấm lòng và mơ ước chuyện tương lai với nàng. Buổi tối ngày được
thăng chức thiếu úy, Sang hớn hở đến nhà nàng định báo tin và ngỏ lời phác họa
hôn nhân. Trước khi Sang bước lên lầu, đứa em kế mười sáu tuổi của nàng là thằng
Tần giang tay ngăn lại,
“Anh Bác sĩ Tạo ở trển. Chị tui nói lâu lâu ảnh
mới về thăm, chỉ không muốn ai lên quấy rầy.”
“Tần có chắc như vậy không? Sao lạ vậy?” Sang ngạc nhiên đến
cực độ.
“Có gì mà lạ? Ba má tính gả chị tui cho anh Tạo, ông
bả biểu tui nói với anh đừng tới đây gặp chỉ nữa.”
Sang đã nghe nói Trung úy Tạo, Y sĩ trưởng Trung đoàn XX
đóng ở Sông Mao, ngắm nghé hỏi cưới Hạnh Thúy, nhưng vững tin vào tình yêu của
nàng nên không lo ngại một mảy may – cho đến bây giờ. Sang đau đớn lảo đảo bước
ra đường. Ba giờ sáng, đội Hải quân tuần tiểu quanh doanh trại tìm thấy Sang
nóng sốt mê sảng và nằm co quắp trên bãi cát biển Thương Chánh. Một tuần sau,
Sang xin ra cầm trung đội đặt cách trung tâm thành phố khoảng bốn cây số. Và từ
đó hầu như không lai vãng về phố.
Ít lâu sau, Phan Thiết xầm xì đồn Tạo bỏ rơi Hạnh Thúy, cưới
con gái vị tướng tư lệnh sư đoàn, và đổi về Sài gòn làm việc ở Tổng Y viện Cộng
hòa. Tiếp theo, “đài phát thanh truyền miệng” loan tin nàng “lên Đà lạt học,” lối
ngụy trang của nhà giàu tỉnh nhỏ gửi con gái mang bầu không người thừa nhận đi
xa chờ ngày sinh. Thằng Tần cũng được gửi lên Đà Lạt với chị cho có bạn.
* * *
Thằng Sang buồn bã lấy xấp tiền trong túi quần trả lại cho
Quỳnh Châu; nàng lắc đầu không nhận,
“Ủa, Châu tưởng Sang lấy để giúp chị em Hạnh Thúy chớ?”
“Không cần đâu chị,” em tôi nhấp một hớp cà-phê đá rồi mím
môi, “Tối qua, tui đưa cô ả đi ăn Hải Ký Mì gia trên đường Nguyễn Tri
Phương rồi, thay vì đưa về nhà ông cậu, dẫn ả vào cái khách sạn nhỏ của người
Tàu trên đường Nguyễn Trãi. Tui tính trả thù cho hả giận: hưởng thụ thân
xác một đêm cho đã đời rồi sáng hôm sau quẳng vào mặt ả món tiền này, coi như
khách làng chơi ăn cháo trả tiền.”
“Sao ác dữ vậy, Châu không muốn nghe đâu,” Quỳnh Châu nhẹ
nhàng trách.
“Từ lúc ra khỏi nhà mình cho đến lúc về phòng ngủ, cô ả lúc
nào cũng dịu dàng tuân phục yêu thương như thuở hai đứa bồ nhau. Chỉ nhắc
lại những chuyện vui vẻ ngày trước và không hề nói tới chuyện bị thằng Tạo quất
ngựa truy phong hay đi Đà Lạt giải quyết bầu tâm sự; dĩ nhiên tui
không hỏi tới làm gì cho đêm . . . mất vui. Khi hai đứa khỏa thân, tui
khựng lại khi thấy khoảng da nhăn nhúm trên bụng cô ả, dấu tích của thời kỳ
mang thai và sinh nở. Khoảng da nhăn khiến tui nghĩ đến mẹ và những nhọc
nhằn khổ đau mẹ gánh chịu để nuôi đàn con thiếu vắng cha lớn khôn. Nàng đã làm
mẹ, và người mẹ nào mà không đáng kính trọng? Tui biểu nàng mặc áo quần
lại rồi hai đứa quay lưng vào nhau nằm ngủ. Sáng ra, tui đưa tặng món tiền
của chị, nhưng nàng cương quyết không nhận.”
Tôi lặng người thất vọng. Hôm kia, Hạnh Thúy vào trường Phú
Thọ gặp tôi. Chuyện di tản nàng kể với tôi có một chi tiết khác với điều nói với
mẹ hôm qua: Nàng và thằng em di tản từ Đà lạt xuống Phan Rang, không ghé lại
Phan Thiết mà đi thẳng vào Bình Tuy, và từ đó được tàu Hải quân đưa ra Phú Quốc;
cha mẹ nàng không hề biết hai chị em rời Đà Lạt. Nàng cười thật buồn,
“Em về Sài gòn gặp anh Sang và để ảnh trách mắng một
lần rồi vĩnh biệt. Em sẽ về Phan Thiết và dành trọn đời nuôi nấng đứa con của
tình yêu đầu đời và duy nhất.”
“Cháu không phải là con Bác sĩ Tạo sao? Trai hay gái?”
“Dạ con gái. Cháu tên là Thúy Sang và mang họ anh Sang.”
“Thúy Sang” là tên của nàng và em tôi ghép với nhau, tôi sửng
sốt,
“Anh thật sự không hiểu.”
“Đầu năm ngoái, anh Sang đưa em đi dự buổi tiệc tất niên của
sĩ quan tiểu khu. Hôm đó ảnh được ban thưởng huy chương gì đó và bị bạn
bè chuốc rượu say nhừ. Em cũng bị ép uống rượu, nhưng không say như ảnh.
Ảnh đưa em về nhà, và hai đứa không kềm chế được lòng và để xác thịt làm
chủ mình. Có điều là hôm sau tỉnh rượu, ảnh không nhớ cuộc ái ân đêm
qua; em không dám nhắc, sợ ảnh hiểu lầm là làm săng-ta bắt ảnh
cưới sớm.” “Săng-ta” do tiếng Pháp “chantage” là sự hăm dọa để làm tiền hay âm
mưu tròng tréo để thủ lợi.
“Nhưng sao em đoạn tình với thằng Sang?”
“Ba má ép phải lấy anh Tạo, không ưng không được. Khi ván sắp
đóng thuyền, chính ảnh là người khám phá ra em đã có bầu. Ảnh từ
hôn, ba má đánh chửi em thiếu điều gọt đầu bôi vôi, và em đau khổ nhục nhã trăm
bề. Tất cả do anh Sang mà ra,” Hạnh Thúy khóc tấm tức.
Uớc gì tôi biết cách hàn gắn mối tình của em tôi và Hạnh
Thúy để bé Thúy Sang có đầy đủ mẹ cha. Lòng tôi ray rứt mỗi khi nghĩ tới thảm kịch
suốt đời bé không có tình thương của cha. Ông Trời thật oái ăm đáo để, ác vừa vừa
thôi chứ!
Nguyễn Ngọc Hoa
Ngày 23 tháng Giêng, 2019
Ngày 23 tháng Giêng, 2019
***
MỤC LỤC
Tập Truyện "Bước Đổi Đời"
Tập Truyện "Bước Đổi Đời"
***
- Giang Hà Vạn Cổ Lưu
- Hai Mươi Bốn Năm Xưa
- Bây Giờ Rõ Mặt Đôi Ta
- Đằng Nào Mình Cũng Thua
- Tâm Địa Khó Lường
- Lỡ Duyên
- Cô Dâu Bé Con
- Người Yêu Hoa Ly
- Người Lính Già Cô Độc
- Thằng Lệnh Hồ Xung
- Chẳng Còn Lo Âu Gì Nữa
- Như Một Lởi Trăng Trối
- Ngã Ngựa Nhưng Không Ngã Gục
- Chỉ Có Mỗi Một Con Đường
- Một Mối Tình, Hai Nỗi Riêng
- Không Để Lại Tiếng Nhơ
- Chuột Chũi Ngủ Vùi Đất Lạ
- Cỏ Nhà Bên Xanh Hơn