728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

    THI SĨ PHẠM THIÊN THƯ


    THI SĨ PHẠM THIÊN THƯ
    GIỚI THIỆU THI SĨ PHẠM THIÊN THƯ
     Thi sĩ PHẠM THIÊN THƯ
     GIỚI THIỆU NHỮNG TÁC PHẨM của THI SĨ PHẠM THIÊN THƯ

















     VỀ THI SĨ PHẠM THIÊN THƯ:

    Đã lâu, không hẹn trước. như một tình cờ,người viết hân hạnh trà đàm

              với thi sĩ Phạm Thiên Thư cùng anh Ngô Nguyên Nghiễm & anh Võ Thành Văn trước quán HOA VÀNG của thi sĩ. Ông cởi mở tâm tình với chúng tôi, làm không gian trở nên ấm áp lạ. Người viết rất cảm kích và được vinh dự ông tặng nhiều tác phẩm quý của ông đến nỗi anh NNN phải ganh tị. Lúc về, anh Nghiễm nói nhỏ: Anh PTT chưa bao giờ tặng nhiều sách cho ai như thế.

    Mãi đến hôm nay, người viết phải đền đáp chút gì thay lời xin lỗi gửi đến tiên sinh. Chân thành kính mong thi sĩ PTT cảm thông qua Số Đặc Biệt này, khơi nguồn vài nét về tiên sinh, gồm:

                            1-Tiểu sử Trích ngang:

                          2-Tác phẩm đã xuất bản (Hình ảnh):

                            3-Ý  nghĩ rời về  thơ PHẠN THIỆN THƯ

                            4-Đêm THƠ  đặc biệt vinh danh Thi Sĩ Phạm Thiên Thư.



    * Tiểu sử trích ngang:

    Phạm Thiên Thư sinh tại Lạc Viên, Hải Phòng trong một gia đình Đông y. Năm 1943-1951, ông sống ở trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương. Năm 1954 cho đến nay, ông cư ngụ ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).

    • Từ 1964-1973: tu sĩ Phật giáo, làm thơ. Trong năm 1973, ông đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu truyện Kiều-Đoạn trường Vô Thanh[1].
    • Năm 1973-2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp-Thân–Tâm)...

    *Tác phẩm đã in

    • Thơ Phạm Thiên Thư (1968)
    • Kinh Ngọc (thi hoá Kinh Kim Cương)
    • Động Hoa Vàng (Thơ, 1971)
    • Đạo ca (Nhạc Phạm Duy)
    • Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh (1972)
    • Kinh thơ (thi hoá Kinh Pháp Cú)
    • Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ)
    • Kinh Hiếu (thi hóa kinh ?)
    • Kinh Hiền (thi hoá Kinh Hiền Ngu, gồm 12.000 câu lục bát)
    • Ngày xưa người tình (thơ)
    • Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ, 1975)
    • Thơ Phạm Thiên Thư (Nhà xuất bản. Đồng Nai tái bản)
    • Tự điển cười (24.000 bài tứ tuyệt tiếu liệu pháp. Năm 2007, Trung tâm Sách và Kỷ lục Việt Nam đã trao cho ông kỷ lục là người đầu tiên viết Từ điển cười bằng thơ)
    • Vua núi vua nước (tức Sơn Tinh Thủy tinh, Nhà xuất bản. Văn hóa Thông tin, 2003).
    •  

    *Ý nghĩ rời về nhà thơ Phạm Thiên Thư:



       Người viết tự nghĩ chưa đủ tư cách lạm bàn về thế giới thi ca của một người nổi danh từ trước 1975 cho đến hiện tại như tiên sinh. Tuy nhiên, người viết  xin thả bút đôi điều cho thỏa lòng ái mộ khi đứng dưới bóng mát của cõi thơ họ Phạm.

    Những người mang dòng máu thi sĩ, uyên nguyên khởi nụ tượng hình từ lúc phôi thai, ươm mầm hoa thiên phú với một sứ mệnh thiêng liêng làm hành trang dấn thân vào cát bụi mịt mù biển thể theo từng sát na…

    Một cơ duyên đưa tiên sinh bước vào ngưỡng cửa nghìn trùng hóa giải tạp niệm. Thiền không đứng lặng trong tâm, có lúc trôi nhẹ nhàng như phong vân rồi rộn ràng cuồn cuộn theo ghềnh đá, kết tụ thăng hoa ý thức hiền triết tỏa rộng theo dòng sinh mệnh đời người…

    Cuối cùng, ông đi tìm cho mình một sinh lộ riêng giao thoa giữa đời và đạo.

    Nơi đó, dòng thơ ông tỏa sáng thơm lừng ở một góc trời kết đầy hoa biệt ngôn.

    Để khám phá cánh rừng bí ẩn đó, người viết vừa bước vào tưởng mình đụng phải ảo giác phiêu linh, dị thường trượt khỏi cảnh giới hệ lụy trầm luân nhân gian…

    Vươn tới hồn nhiên hóa thể vô chấp đánh rơi bản ngã chính mình để tự nhập cuộc rong chơi nếm ảo diệu ẩn hiện trong thế giới tâm linh người sứ giả.

    Thiền đưa người vào cõi hư không vô ưu lánh xa phiền lụy, nhưng, tiên sinh bơi  theo dòng thiên ý  nhẹ nhàng khoan thai rời khỏi cánh rừng huyền nhiệm kia.

    Khai tử nguồn  sinh thái trầm ải ôm gói hành trang dấn thân điểm hóa nhân sinh…

    TÂN NGÔN họ Phạm là chìa khóa mở toang cánh cửa truyền  kỳ chữ nghĩa nhảy múa theo  điệu nhạc hồi xuân tung tăng  quanh rừng mỹ  ý thênh thang bất tận…hòa nhập vào lý giải chân thiện mỹ. Từ đó, tiên sinh mời chúng ta vói bắt hương vị phảng phất thế giới tuệ mẫn của những định nghĩa tượng hình: Nói phải gói bằng cánh hoa ..răng sâu làm rầu miệng lưỡi…chỉ có gió ghé thăm, ổ nằm của kẻ đói rét…Lạc vào Tân Ngôn của tiên sinh, chúng ta không thể lướt qua chớp mắt mà phải hội tụ  thực thể của lý tính…càng dấn vào thảm ngọc của tiên sinh, biết bao người gật gù vuốt nhẹ thán phục trước khi bước qua nhịp cầu ẩn ngữ của khu rừng:

    HUYỀN NGÔN XANH: …Hoa bưởi trắng nở trên cành,

                                               Nhị xanh tay chỉ, tựu thành huyền cơ.

                                               Hạt mưa, lónh lánh tình cờ,

                                              Trên tàu sen lục thơm chờ ngàn năm…



                                            Hỏi non- rằng ngọc nơi đâu

                                              Non rằng- kho báu ở đầu cố nhân

                                            Hỏi sông- rằng bến xa gần

                                             Sông rằng- cái bến chính chân nơi lòng

                                             Xuống khe- hỏi cá lòng tong

                                            Vừa nghe cá lặng trong dòng mây trôi

                                            Buồn buồn- tôi hỏi cái tôi.

                                            Cái vừa đến-cái đi rồi- lạ nhau…

                                       

                                            Hát câu quan họ sông giăng

                                            Ngựa ô khớp bạc cõng trăng về nhà…

    Lời tiên sinh, làm sao đếm được bao nhiêu vầng trăng trong thi ca nghệ thuật.

    Hàm ý những hạt bụi đọng kết miên man di hóa huyễn trầm ươm màu sắc thiền ngôn trác tuyệt chan chứa tư duy giữa biển trời bao la xanh biếc…Cuộc đời luôn trang điểm những giấc mơ chuyên chở đầy những dấu hỏi mạ vàng và chấm than đau nhói hoài niệm!!!..

                     Thay lời kết: Huyền ngôn soi bóng thiên thai

                                             Hóa duyên đắc lộ kính ngài một phương…

                                             Tâm hư chuyển vận vô thường

                                             Gác tay trán rụng bên đường nghiệp duyên…

                                                         *SA CHI LỆ
    *Ảnh Lưu Niệm Với Thi Sĩ Phạm Thiên Thư 


    • Blogger Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: THI SĨ PHẠM THIÊN THƯ Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ
    Scroll to Top