KQ LÊ VĂN HẢI: Mừng Ngày Của Cha! Happy Father’s Day 2023! & MỪNG NGÀY QUÂN LỰC VNCH 19-6
Lời Chúc Mừng Ngày Của Cha! Happy Father’s Day 2023!
-Kính chúc Ba luôn mạnh khỏe để sống trọn đời bên chúng con.
Con xin lỗi Bố, vì có nhiều lúc con không làm tròn trách nhiệm của con,
làm Cha buồn phiền lo lắng.
-Bố là người đàn ông tuyệt vời nhất trên đời này. Bố đã dạy
con làm thế nào để bước đi, làm thế nào để để sống, trở thành một người mạnh mẽ.
Con cảm ơn bố rất nhiều. Nhân ngày của Cha, con chúc Bố mãi mạnh khỏe và vui vẻ.
-Chúc Cha luôn vui vẻ, khỏe mạnh trong tất cả 365 ngày trong
năm, chứ không chỉ riêng ngày của Cha. Anh em con và mẹ yêu Cha rất nhiều! Mừng
Ngày Của Cha! Happy Father's Day!
Vài mẫu chuyện cảm động về Người Cha, nhẹ nhàng và đầy ý nghĩa.
*Bóng lưng
Trong trí nhớ tôi, vẫn còn đọng lại, in đậm dấu ấn, hình ảnh
khi bố đưa tôi đi học. Đường từ nhà tôi đến trường, có một cái dốc khá cao, bố
phải còng lưng mà đạp, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, chân run run, nhưng bố nhất quyết
không cho tôi xuống đi, mà mà cố gắng đạp cho qua con dốc. Trên 10 năm rồi,
bóng lưng ấy, càng ngày càng nhỏ đi trong mắt tôi, nhưng vẫn vững chãi, vẫn chắn
mọi gió mưa bão bùng cho đường đời tôi đi.
*Lời cha dạy
Khi cô con gái đi lấy chồng, người cha đã kéo cô đến bên và
nói với cô: "Con gái cưng, con nhất định phải tôn trọng chồng con. Con thậm
chí còn có thể tôn sùng cậu ta nữa! Nhưng con phải nhớ một điều, những bất hòa,
tranh cãi giữa hai đứa, thậm chí đánh nhau, nhưng đừng kể với cha nha. Bởi cuối
cùng con rồi sẽ tha thứ cho cậu ta, còn cha thì…không!... không bao giờ!"
3 giờ sáng ngủ không được, cầm điện thoại lên, không ngờ gọi
nhầm vào số bố! tôi lập tức vội vàng cúp máy. Không ngờ bố tôi gọi lại ngay, hỏi
tôi sao vậy? cãi nhau với chồng à? tôi nói tôi không sao. Bố tôi: "Không
sao là tốt rồi, bố buồn ngủ quá, con cúp trước đi." Cúp điện thoại xong,
tôi ôm gối khóc nức nở. Có lẽ trên đời này, bố là người duy nhất, tôi vừa cúp
máy đi, mà lại gọi ngay cho tôi, dù rằng đã đêm khuya như thế!
Bố tôi là một người đàn ông nghiêm túc, tôi và bố hầu như chẳng
bao giờ nói chuyện với nhau. Tôi vẫn cảm thấy bố không yêu, để ý đến tôi, cho đến
một lần nghe mẹ nói: "Bố mày đỏ cả hai mắt, sang than vãn với bà hàng xóm,
là mày đi học về, được nghỉ hai ngày, mà không nói chuyện với bố câu nào, ngay
cả gọi bố một câu cũng không!"
Khi còn bé tôi nghịch lắm, nên thường bị bố đánh. Nhưng tôi
vẫn còn nhớ, mỗi buổi đêm, lúc mơ mơ màng màng ngủ rồi, sẽ lờ mờ thấy bộ dạng của
bố, nhẹ nhàng ngồi bên giường xoa dầu cho tôi. Tôi cũng cứ im lặng, nằm trên
giường để bố bôi, xoa cho như thế, rồi nhận sai trong lòng!
***
San Jose Mừng Ngày Quân Lực 19/6!
-Ngày Quân Lực, cũng là ngày để tưởng nhớ đến các anh hùng vị quốc vong thân, anh linh của các tiền nhân đã bỏ mình trong 20 năm chiến tranh Quốc Cộng.
-Nhóm Hát Cho Giấc Mơ Việt Nam, kính gởi lời mời đến các
Thân hữu, đặc biệt, các Cô Chú, Bác, Anh Chị, đã từng tham gia Quân Lực VNCH, đến
tham dự Chương trình Ca Nhạc chủ đề:
Vào chiều Chủ Nhật 11 Tháng 6, 2023, (tuần Này!) bắt đầu
đúng 2:30 pm. Vào cửa tự do!
Tại Hội Trường Quận Hạt Santa Clara. 70 West Hedding St, San
Jose.
(Xin Quý CQN, mặt quân phục, nếu có thể)
Nhân Ngày Quân Lực 19/6, Hình Ảnh Người Lính VNCH, trong Những Tình Khúc Một Thời Chinh Chiến!
(Hoàng Nhật Thơ)
Những bài văn, vần thơ, dòng nhạc là
nguồn từ ngữ trong niềm cảm xúc chân
thành xuất phát từ tận đáy con tim,
sâu thẳm trong khối óc của những tác giả
trân quý đặt Người Lính VNCH vào một vị trí trang trọng nhất trên trang sử
Việt, trong kho tàng văn học lưu lại cho ngàn đời sau. Cuộc chiến quân sự
đã chấm dứt nhưng cuộc chiến Quốc-Cộng vẫn còn tiếp diễn cho đến khi nào
lũ cộng sản bạo tàn, khát máu bị khai tử vĩnh viễn trên
đất nước Việt Nam ; Hai chữ "Tự Do" của Miền Nam Việt Nam trong
thời chiến đã được Người Lính VNCH viết bằng máu, thì
hai chữ "Tự Do" cho quê hương trong
tương lai cũng phải được viết bằng máu.
Người Lính xa quê hương xin được gởi đến
quý vị một thời khoác chiến y, đang mòn gót giày
lưu vong trên đất khách, hoặc đang ngậm đắng nuốt cay trên quê
hương bị tạm chiếm, cũng như tất cả người dân Việt trong
và ngoài nước, một bài viết mang
tên:
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa qua những tình khúc bất tử của
Một Thời Chinh Chiến.
******
-"Hỡi người chiến sĩ đã để
lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này ... Bây giờ
anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu ? Còn trên đời này đang
xông pha đèo cao dốc thẳm hay đã về bên kia phương trời miên
viễn chiêm bao ... Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp
ủ, mộng mơ của anh ... mộng mơ của một con
người ..."
Ôi nó khác chi mây trời
hiền hòa, khác chi bốn mùa êm trôi, có tiếng
cười thủy tinh của vài đứa trẻ và hơi ấm vòng tay ôm của một người
vợ hiền, phải thế không anh ?
Trong cái nón sắt của
anh ... mặt trời vẫn còn đó ban
ngày và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn
còn đó, tất cả vẫn còn đó ... vẫn còn đó.
Nhưng anh, bây giờ anh ở đâu ... con ểnh ương vẫn
còn gọi tên anh trong mưa dầm, tên anh nghe như tiếng thở
dài của lòng đất mẹ. Dạo tháng ba tên anh lẫn
trong tiếng sấm đầu mùa mưa, nghe như tiếng
gầm phẫn nộ đến từ cuối trời.
Hỡi người chiến sĩ đã để
lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này ...
Anh là ai ? Anh là
ai ? Anh là Ai ? "
Anh là Người Lính VNCH, những
người sống và chết cho quê hương, dân tộc. Trước
khi bước vào cuộc đời quân ngũ để gìn
giữ, bảo vệ quê cha, đất tổ ... Anh là những người thanh
niên lớn lên trên dãy giang san hoa gấm thân yêu
hình chữ "S" mang tên Việt Nam, một đất nước nhỏ bé hiền
hòa đầy tình tự dân tộc được dựng xây bằng bốn
ngàn năm văn hiến bởi xương
máu của các bậc tiền nhân. Ngày 19/08/1945, Hồ Chí
Minh, một tên nô bộc của khối Cộng sản
Quốc Tế đã cướp chính quyền ở miền Bắc và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa ngày 02/09/1945, áp đặt ách
cai trị độc tài, sắt máu, bạo tàn của chủ nghĩa cộng sản vô
thần ; Với dã tâm, mưu đồ nhuộm đỏ cả đất nước và bành trướng
chủ nghĩa cộng sản nơi vùng Đông Nam Á
theo lệnh của quan thầy Nga Sô
và Trung Cộng, nên ngay sau khi đất
nước bị chia đôi bởi Hiệp Định Geneve ngày 20/07/1954,
Hồ Chí Minh đã cài lại miền Nam một số cán bộ nồng cốt để thực
hiện cuồng vọng nhuộm đỏ nửa phần còn lại của
đất nước. Kể từ biến cố lịch sử này, cây cầu Hiền Lương trên dòng sông Bến
Hải trơ vắng không bóng dáng người qua lại, ở
hai bên đầu cầu là hai thế giới hoàn toàn
tương phản khác biệt nhau. Phân nửa đất nước bên phía Bắc
cầu Hiền Lương bị ngập chìm trong biển máu
và nước mắt của người dân bởi sự cai trị
khát máu, độc tài của Hồ Chí Minh và đảng CSVN ; Phân nửa đất nước
từ phía Nam cầu Hiền Lương dài xuống tận đến mũi Cà Mau
được dựng xây trên nền tảng "Nhân Bản-Tự Do - Dân Chủ"
qua hai thời Đệ Nhất và Đệ
Nhị Cộng Hòa. Tưởng đâu người dân của Miền Nam Việt Nam
được sống trong cảnh thanh bình, nào ngờ tham vọng điên cuồng bệnh hoạn khát
máu của tên "thiên cổ tội nhân" Hồ Chí Minh đã gây nên một cuộc chiến
tương tàn, thảm khốc, máu đổ, thây phơi
trên mảnh đất Miền Nam thân yêu, khói
lửa tang tóc phủ trùm quê
hương. Với chiêu bài gian trá "chống Mỹ
cứu Nước" và để lừa bịp thế giới, che mắt
người dân về cuộc chiến xâm lăng nhuộm đỏ
miền Nam, Hồ Chí Minh đã nặn ra thêm cái quái thai "Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam" ngày 20/12/1960.
Giấc ngủ an lành của người dân miền Nam bị đánh thức bởi đạn thù, pháo giặc ... biết bao nhiêu dân lành, trẻ thơ vô tội đã ngủ vùi tan xác trong vũng máu bởi đạn pháo "giải phóng"; Sự sinh hoạt nhộn nhịp an vui của người dân hậu phương nơi phố chợ trở thành hỗn loạn, kinh hoàng ... xác người, thịt xương máu đào vương vãi trong buổi cơm, trên thúng rau, hàng thịt, gánh xôi bởi những quả đạn pháo, hỏa tiển mang nhãn hiệu của khối Cộng sản Quốc Tế được sử dụng bởi những người đi "giải phóng Miền Nam"; Vết phấn trắng, chiếc áo trắng, sách vở chốn học đường nhuộm một màu máu đỏ của những em bé học sinh ngây thơ, vô tội bởi đạn pháo của những kẻ sát nhân mạo danh đi "chống Mỹ cứu Nước" ...!
Trước khi đi vào bước quân hành của
những người trưởng thành trong bộ quân phục QLVNCH qua những
tình khúc một thời chinh chiến, những người
sống trong đường bay của đạn thù, pháo giặc ... hít thở
khói thuốc súng sa trường, lấy máu hồng viết hai chữ "Tự Do" và
đem sinh mạng bảo vệ hai chữ "Tự Do" đó cho Miền Nam Việt Nam suốt
20 năm. Người viết xin tóm tắt ngắn
gọn về sự hình thành QLVNCH ... Năm
1949, Quốc Trưởng Bảo Đại thành lập Quân Đội Quốc
Gia Việt Nam để đối đầu với lực lượng Việt Minh, cái áo khoác
của CSVN ; Ngày 26/10/1955, Tổng Thống Ngô Đình Diệm khai
sinh nền Đệ Nhất Cộng Hòa và với tư
cách là người lãnh đạo Quốc Gia kiêm Tổng
Tư Lệnh Tối Cao đã cải danh
Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thành Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa, danh xưng thân
thương, hào hùng này được trân quý giữ
cho đến ngày hôm nay và mãi mãi về
sau.
Những dòng chữ "tâm tư" trong khuôn khổ hạn hẹp của
bài viết xin được:
"Vinh Danh" những Người Lính VNCH đã
đem cuộc đời bảo vệ quê hương, dân tộc.
"Tưởng Niệm" những anh hùng QLVNCH "Vị Quốc
Vong Thân", những người nằm xuống trong cuộc chiến, những
người tuẩn tiết vì quốc nạn "30/04/1975" và những
người gục ngã trong lao tù cộng sản sau ngày "gãy
súng".
"Tri Ân" tất cả anh
em Thương Phế Binh VNCH đã đem một phần thân thể
của mình ghép thành hai chữ "TỰ DO" cho quê hương và những
người đã đem sinh mạng, máu đào, mồ hôi của mình bảo vệ, gìn giữ
hai chữ "TỰ DO" đó.
"Xếp áo thư sinh, tôi đã lên đường vì đã trọn thương,
lênh đênh tám hướng bạc màu vai sương, tóc nhuốm bụi đường,
cuối nẻo phong mờ nhủ riêng ai đó tha thiết
đợi chờ ngày đêm, tôi sẽ về dệt mơ ước ... em ơi
khi non nước đang còn mịt mờ bên phương nớ, chuyện đó đừng mơ
..."... "Anh bỏ trường xưa, bỏ áo
thư sinh theo tiếng gọi lên đường, anh đi
vì đất nước khổ đau, anh đi .. anh quên thân mình. Em
vì anh tóc bới chẳng lược cài, thôi
điểm trang má phấn chẳng cần gì ...
xa phồn hoa với những chiều dập dìu, cho
anh vững lòng anh đi ...". Những người trai mang
giòng máu hào kiệt đã xếp lại
chiếc áo thư sinh, vui bước
lên đường theo tiếng gọi non
sông ... từ giã học đường ... từ biệt cha mẹ
già ... gởi lại sau lưng những gì thân
yêu nhất ... gởi lại đóa hoa tình yêu vừa chớm nở vương
tà áo trắng bên hàng Phượng Vỹ đỏ thắm nơi sân
trường ... "Đầu Xuân mình yêu nhau, cuối Hè mình giã từ ... mùa
Thu xuôi quân về biên khu cho tới Đông tàn chỉ
nhận một lần thư, mong sao em anh hiểu đời lính dẫu
phong trần, nhưng yêu như yêu nhân tình và đậm đà như chúng mình,
những đêm hẹn hò giận hờn rồi
yêu nhau hơn ...".
Gió núi biên thùy ... rừng sâu nước
đọng ... trùng khơi lộng gió ... không gian bao la ... trận chiến nào
không có sự hy sinh, không giữ lại một phần thân thể của những
người trai hùng ... sóng nước nào không loang đỏ giòng máu của
những người yêu "Tổ Quốc Đại Dương" ... vùng
mây trời nào không vương giọt
máu đào của những người nghiêng cánh sắt
"Tổ Quốc Không Gian" ... địa danh nào thiếu dấu
chân anh ... "Ôi Đăm Be ... Đức Cơ ...
Bình Giả ... Cà Tum ... trưa Chu Prong
gió mù ... đêm Cồn Tiên thức sâu
...". Cuộc đời của Người Lính là khói lửa sa trường,
là nắng cháy bước quân hành, là gió mưa giông bão tơi tả tấm poncho phủ
che đời lính, là sương mù giăng kín lối, là những đêm dài
nghe tiếng côn trùng rả rích giữa không gian tĩnh mịch lúc đóng quân nơi
ven rừng im lắng rợn người ... "Xuyên lá cành
trăng lên lều vải, lòng đất ấm
thương tình đôi mươi, thương những người mạch sống đơn côi,
đang tìm một cuộc đời cho lòng vơi nét phong
sương ...". Làm sao nói lên được
hết sự hy sinh của Người Lính đối
với tổ quốc ... làm sao diễn đạt được trọn vẹn tâm tư của những
người "Vì ngàn yêu thương, anh xếp bút mực xanh
băng mình vào sương gió sống trọn kiếp
trai hùng ...". Trên những nẻo đường đất nước
mà Người Lính đã đi qua ... hình ảnh quê hương bị loang lỗ,
hình ảnh thê lương thống khổ của người dân bởi
thảm họa cộng sản đã làm
xót xa Người Lính ... tiếng chuông
đón mừng Giáng Sinh "bình an dưới thế
cho người thiện tâm" ngân nga vang vọng về giao
thông hào bên hàng rào kẽm gai, Người Lính đưa ánh mắt buồn xa vắng
ngước nhìn trời cao ..."Thượng Đế hỡi
có thấu cho Việt Nam này, nhiều sóng gió trôi giạt lâu
dài, từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn. Thượng Đế hỡi hãy lắng
nghe người dân hiền, vì đất nước đang còn ưu phiền, còn tiếng khóc
đi vào đêm trường triền miên ...", những lúc dừng quân nơi phố
nhỏ, sau giờ phút nói cười rộn rã, chếch choáng mềm
môi nâng ly "Huynh Đệ Chi Binh" trong mịt mờ
khói thuốc ... Người Lính trở về với sự
cô đơn tràn ngập khoảng không gian trống vắng trong căn
lều vải nhỏ bé ... "Ở phương này vui kiếp sống chinh nhân
nhưng không quên dệt mơ ước, ước ngày nao quê hương tàn chinh chiến cho tơ
duyên đượm thắm màu, và phương đó em ơi có gì vui xin biên thư về cho anh, nhớ
thương vơi đầy ... đêm nay trên đồn vắng, thương em
thương nhiều lắm ... em ơi biết cho chăng
... tỉnh lẻ đêm buồn ..." ... sau tình yêu quê
hương, dân tộc, tình bạn bè, đồng đội thì cánh thư hồng hậu
phương là niềm vui khỏa lấp phần nào nỗi cô đơn của người lính trong những
lúc trầm ngâm suy tư nơi một góc vắng nào
đó của tâm hồn ... "Chinh nhân ơi, khi anh
trở về ... Chinh nhân ơi, khi anh trở về, người yêu ra mừng đón,
người yêu anh bé nhỏ sẽ yêu anh trọn đời
...".
Ngày nào khói lửa chiến chinh còn lan tràn trên quê
hương thì hai chữ "Trách Nhiệm" vẫn còn trĩu nặng
trên vai những người trai hùng ... ngày đêm họ đi
vào chốn hiểm nguy để tìm nguồn vui cho đời, đôi chân cứng đá mềm vẫn
còn in dấu khắp muôn nơi ... "Đường dài miệt mài tôi
đi, gió sương xa nhà đêm xuống ngủ lưng đèo, anh
ơi có về đô thị ... nhớ tìm lại thăm phố nhỏ nhiều mưa bay, cho tôi
nhắn gởi đôi lời ... nhắn thăm gác nghèo với bạn bè thân thiết, thăm đường
lá đổ với hiệu cà phê quen có người đẹp lặng buồn ...". Từng
đóa hoa Mai vàng rũ cánh rụng rơi vào dĩ vãng ... từng cánh
Phượng hồng tàn phai theo tiếng Ve sầu trong nắng Hạ ... từng chiếc
lá mùa Thu úa sầu lửng lơ dưới nắng vàng hiu hắt
rồi theo cơn gió bay xa cuối trời ... từng mùa
Đông giá rét chầm chậm trôi qua ... "Từ ngày
xa nhau, chinh chiến đưa anh về đâu ... vai súng
vượt biên, mưa nắng Khe Sanh rừng sâu. Người thân ai cũng nhắc
tên anh trong thương yêu, biết giờ anh chốn nao ..." ... Kiếp chinh
nhân phiêu bạt theo khói lửa chiến tranh đâu có nơi chốn nào cố định
... vừa giẫm tàn những chiếc lá mùa Thu nơi rừng già U Minh, đã hứng chịu
cơn giá rét mùa Đông nơi vùng gió núi biên thùy ... "Tôi
ở miền xa, trời quen đất lạ ... nhiều
Đông lắm Hạ nối tiếp đi qua, thiếu bóng đàn bà, đời
không dám tới ... đành viết cho tôi nhạc tình sao lắm lời. Đơn vị thường
khi nằm trên đất giặc, thèm trong hãi hùng tiếng hát môi em,
tiếng hát ngọt mềm, người nâng lính khổ viết bởi câu ca
vì tiền hay thiết tha ...", những giọt mồ hôi tuôn
chảy ngày đêm đẫm ướt chiến y trong cái giá buốt trên bước
quân hành đã cuốn trôi đi mùa Đông đáng ghét ... "Đêm
nay núi rừng gió nhẹ sang Xuân, thoáng mùi Mai nở
đâu đây, ru hồn lạc loài chơi vơi. Khi xưa những ngày binh lửa
chưa sang, bếp hồng quây quần bên nhau nghe mẹ kể chuyện đời xưa ..." ;
Người nhớ thương mẹ già nắng mưa còng lưng bên liếp rau, vườn cà ... Kẻ
chạnh lòng nghĩ đến vợ hiền tần tảo sớm hôm
nuôi con thơ dại ... "Ngày đó anh còn nhớ buổi
đăng trình em bồng con đứng nhìn ... ngoài kia trống giục quân reo,
bao lớp trai anh hùng đã tìm ra chiến trường. Còn nhớ
con mình ngày đó tháng chưa tròn, anh đặt tên chúng mình, giờ
con biết đọc hay chưa hay nhắc tên ba hoài ... để
em nhớ thương thêm ...". Biết rằng đời
lính nặng nợ núi sông, nặng tình đồng đội nên ít khi về thăm nhà
... những người yêu, những người vợ lính đã trân quý xếp mảnh tình riêng vào một
góc thầm kín trong tâm hồn ... những ngày phép ngắn ngủi là
khoảng thời gian quý giá để trao cho nhau những nhớ thương trong
tháng ngày xa cách, trao cho nhau những gì tha thiết nhất trên đời,
những gì không nói lên bằng lời ... "Cửa tâm tư là mắt,
nên khi đối mặt chuyện buồn dương gian lẫn mất, đưa ta
đi về nguyên thủy loài người, mùa yêu khi muốn ngỏ, vụng
về ngôn ngữ tình làm bằng dấu đôi tay ..."...
"Gặp anh trong phút này là mừng
trong phút này, khi chiến tranh còn
gây thêm máu lửa, thì mộng mơ xin trả hết cho đời, quê hương
này còn mãi mãi nhờ anh ..."... "Khi đôi chân vẫn chưa mòn trên
núi cao, khi đêm đêm súng căm hờn vẫn đổi trao ... anh vẫn đi đi giết
thù, anh vẫn mong tìm ngày vui cho chúng mình ...".
Đôi trái tim cùng hòa nhịp trong cung đàn tình
yêu nồng thắm của những ngày vui thoáng vội
qua mau, bốn mắt trao nhau thay cho những lời
chưa thoát khỏi bờ môi ... "Đây gói hành trang xếp lại
cho tròn để anh đi nhé, xin chớ u buồn vì trong
những ngày dài anh vắng bên em ... Hôm nay tay cầm
tay mình chưa nói chi nhiều trong lúc tạm xa, rồi đêm
khuya vắng em trở giấc mơ màng, là khi em thấy nhiều ước mơ ..."...
"Em ơi anh đi vì nước non mình đợi chờ, muôn quân đang reo lửa khói tung
ngập màu cờ, thân trai ra đi nợ nước đôi vai gánh nặng, buồn
chi cách xa vì ngày vui sẽ không xa ... Hôm nay anh đi
vì muốn duyên mình đẹp màu, bao năm
chia ly là mấy trăm vạn ngày sầu, vui lên đi em
rượu tiễn sao không uống cạn, để anh bước đi cho phỉ chí mộng làm trai
...". Bỏ lại thành phố sau lưng ... ánh đèn
rực rỡ nơi chốn phồn hoa, đô thị xa dần và
mờ khuất ... Người Lính âm thầm bước đi trong màn
đêm để canh giữ quê hương cho người dân được tròn
giấc ngủ ... "Nặng vai balô khi chuyển quân qua
áo sương lạnh đầy hơn một lần, gian nan giữa
giờ phố phường ngủ trọn mơ đêm dương gian, mình
đi khi nước đau chẳng thở than ..."... "Từ KBC giá lạnh rừng
sâu, anh gởi lời thăm về em yêu dấu, qua bao ngày
chúng mình xa nhau ... chắc em để phấn son
nhạt màu và buồn trong cả giấc chiêm bao
...", đối với kẻ chinh nhân thì tình nào hơn tình non nước ... hạnh
phúc nào hơn hạnh phúc của người dân ... Em hãy điểm phấn tô
son lại, mỉm với nhân gian một nụ cười và "Xin hiểu tình yêu trong thời
chiến chinh này, mấy người mơ ước cho tròn ... càng khổ càng đau
thì tình yêu càng sâu khi dắt đưa nhau về bến. Ngăn cách bây giờ cho mai
mốt sum vầy không thấy thẹn cùng sông núi, vì đời khổ đau ... anh góp một
phần xương máu, đôi cánh tay này anh hiến trọn cho tình quê ...".
Những dấu đạn thù, mảnh pháo giặc
trên thân thể Người Lính là những chiến tích hào hùng từ các
mặt trận lớn nhỏ trên bốn vùng chiến thuật ... từ sóng nước của năm vùng duyên
hải hoặc từ vùng trời không gian bị đan kín bởi mạng lưới
phòng không dày đặc của cộng quân. Sau mùa Hè Đỏ
Lửa 1972, khói lửa chiến tranh
đã thưa dần nhưng quê hương chưa thật sự
thanh bình, cuộc sống của người dân chưa được trọn vẹn
an vui ... vài dòng chữ ghi vội giữa rừng xanh ... "Em
ơi, cho dù súng thù giờ đây lẻ loi ...
nhưng anh vẫn còn trách nhiệm vì dân hiến thân, nên thư của anh vẫn
là thư lính trong đêm rừng sâu đèn sao sáng soi, vài câu viết vội vài dòng chân
thành, mong người em yêu thấu hiểu lòng anh ...".
Làm người yêu của lính, làm vợ kẻ chinh nhân là chấp nhận
sự chia ly, là chấp nhận những gì tang thương có thể xảy đến
bất cứ giờ phút nào, là cảm thông với những người quằn
nặng gánh giang sơn ... hình ảnh quê
hương bị dày xéo bởi cộng nô, hình ảnh thê lương của
người dân vì thảm cảnh chiến tranh đã vương "Mắt em buồn cuộc chiến quê
hương, tóc em dài màu hỏa châu vương, vì ai gieo khói lửa cho
u hoài muôn thưở ... em buồn ... buồn vì quê hương ...".
Đời lính chiến ... đầu nón sắt đội trời
tổ quốc ... khẩu súng thép trên tay gìn giữ quê
cha ... chân mang giày saut bước đi trên mảnh đất mẹ ... lưng mang
balô trĩu nặng tình yêu quê hương dân tộc ... gia tài của Người
Lính vỏn vẹn chỉ có thế ... Người Lính biết lấy gì tặng người
yêu trong dịp về thành phố tham
dự kỷ niệm "Ngày Quân Lực 19/06", ngoại trừ
"Hái trộm hoa rừng về trao một người
ngày xưa anh đã hứa, màu hoa kỷ niệm tuy đã tàn
úa tâm tư dạt dào. Năm xưa lối này vẫn thường dìu
em đi, tàng cây năm trước anh viết tên em
còn xanh lá cành ghi dấu kỷ niệm những ngày còn
bên nhau ..."... "Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến
... súng trên vai bước về qua đường phố.
Tôi lại gặp anh giờ đây nơi
quán nhỏ, tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ, nhớ gì
từ ngày anh xa mái trường, nhớ gì từ ngày anh vui lên đường, lối gầy về
nhà anh hoa phượng thắm, màu xanh áo người thương, nắng chiều đẹp
quê hương hay nhạc buồn đêm sương ...". Những ngày phép của "Mùa
Hè năm nay, anh sẽ đưa em vòng khắp cả hí trường, nghe
người ca bài ca lời thương lời nhớ ... chén tiễn chén đưa cho rã rời
một đêm hẹn ước, dứt áo tìm vui nơi chiến trường
có bạn có thù ...". Những chuyện tình thời chinh chiến có sự
chia tay nào không vương lại nỗi buồn trong ánh mắt giai nhân
... những lời hứa, những lời tâm sự canh tàn canh quyến luyến
thời gian còn lại bên nhau ... những lời an
ủi, vỗ về có làm vơi đi những
gì đang nghèn nghẹn trong tim hay làm cho những giọt lệ chợt
rơi từ đôi mắt ngọc ... "Anh hứa đưa em về
nơi chân trời tím, nghe gió êm qua đáy tim từng
hoàng hôn. Xin không thiếu trăng vàng trên
tóc em, với ánh sao vơi đầy mắt
người yêu. Anh vì lửa khói quê hương,
đường hun hút biên cương ... một mình ngắm trăng suông. Em về
bên ấy thương mong từng chiều rớt bên
song, em có mơ gì không ... Anh biết em mơ về nơi
chân trời tím, nghe đáy tim mơ ước khi ta trọn đôi, xin yêu
ai muôn đời không lẻ loi như sắc mây chân trời tím chiều rơi
...". Nhưng chân trời tím ước mơ đã bị trùm phủ một màu đen tang tóc, những
lời hứa trong niềm mơ ước đơn sơ đó đã không bao giờ đến, vì nó đã
tan vỡ toàn diện trong một ngày nghiệt ngã của quê hương ... ngày
"30/04 gãy súng" !
"Sau cuộc chiến này, còn chi
không anh ... còn chi không anh ... hay chỉ
còn lại tấm thẻ bài
đang ngậm ngùi mang tên anh.
Giòng máu nào là của mẹ ... niềm
tin nào là của em ... Ôi trên tấm
thẻ bài này, tấm thẻ bài này đã từng chuyên chở tất cả giấc mộng
yêu đương, mộng yêu đương không bao giờ đến,
không bao giờ đến nữa vì anh không còn
mang tấm thẻ bài trở về bên em ...
Anh đã đi, đã đi vào
vùng miên viễn đời người ... Anh ngủ yên, ngủ yên như cỏ
úa ... Anh ơi, sau cuộc chiến này có còn chi để lại hay chỉ
còn lại tấm thẻ bài mang tên anh ...
tên anh.
Tấm thẻ bài phân loại máu anh, máu Việt
Nam mang tình của mẹ, tình của mẹ không bao
giờ hận thù.
Anh ... Anh có biết tấm thẻ bài của anh để
lại ... cuộc chiến này vẫn còn đó không thôi ... cuộc
chiến này vẫn còn đó anh ơi ...
Sau cuộc chiến này, còn chi
không anh ... còn chi không anh ... hay chỉ còn lại
tấm thẻ bài đang lạnh lùng trên tay em. Giòng máu nào là của mẹ ...
niềm tin nào là của em ... Ôi trên tấm thẻ bài này, tấm thẻ bài này
đã từng ấp ủ tất cả giấc mộng yêu đương, mộng
yêu đương không bao giờ đến, không bao giờ đến
nữa vì anh không còn mang tấm thẻ bài trở về
bên em ...
Mộng yêu đương không bao giờ đến, không bao giờ đến nữa
vì anh không còn mang tấm thẻ bài trở
về bên em ...".
Thay mặt cho tất cả anh chị em đã đóng góp
thời gian và tiếng hát trong bài viết này ... Xin chân
thành gởi nén hương lòng đến những anh hùng
QLVNCH đã cho chúng tôi sự sống bằng
sinh mạng của các anh; Chân thành cảm ơn những
Người Lính VNCH đã hy sinh xương máu
cũng như các anh em TPB.VNCH đã hy
sinh một phần thân thể cho chúng tôi còn được
nguyên vẹn hình hài hít thở bầu không
khí tự do ngày hôm nay.
"Vinh Danh - Tưởng Niệm - Tri Ân" Người
Lính VNCH, những anh hùng bất tử trong dòng
lịch sử Việt Nam, trong dòng thời gian vô cùng tận
của tạo hoá.
Tinh thần hy sinh cao cả của Người Lính VNCH bất diệt!
-Ngày Quân Lực, cũng là ngày để tưởng nhớ đến các anh hùng vị
quốc vong thân, anh linh của các tiền nhân đã bỏ mình trong 20 năm chiến tranh
Quốc Cộng.
-Nhóm Hát Cho Giấc Mơ Việt Nam, kính gởi lời mời đến các
Thân hữu, đặc biệt, các Cô Chú, Bác, Anh Chị, đã từng tham gia Quân Lực VNCH, đến
tham dự Chương trình Ca Nhạc chủ đề:
“Khúc Tình Ca Của Lính”,
Vào chiều Chủ Nhật 11 Tháng 6, 2023, (tuần Này!) bắt đầu
đúng 2:30 pm. Vào cửa tự do!
Tại Hội Trường Quận Hạt Santa Clara. 70 West Hedding St, San
Jose.
Trân trọng. Đồng Thảo & Nhóm Hát Cho Giấc Mơ Việt Nam
Kính mời.
Tinh Thần Người Lính VNCH Đang Phục Sinh!
Nhờ phương tiện truyền thông hiện đại, mà CS không thể bưng
bít hết, một số người trẻ, người dân trong nước, đã quay lại tìm hiểu lịch sử,
cả 2 bên của cuộc chiến Quốc & Cộng, trước 75.
Và nhận ra ngay, Quân Đội nào có tinh thần yêu nước, “vì dân
mà chiến đấu, vì nước mà hy sinh,” bảo vệ từng tấc đất, biển đảo Quê Hương.
Quân đội nào bán nước hại dân! chỉ với mục đích, đáng cho Nga & Tầu, “còn Đảng,
còn mình!”
Trong tinh thần cao cả hy sinh này:
* Để tỏ lòng biết ơn hàng trăm ngàn Anh linh người Lính
VNCH, đã nằm xuống, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam tự do trên 20
năm.
* Để hỗ trợ tinh thần đồng bào quốc nội đang đứng lên chống
lại Việt cộng giết dân, bán nước, mà ngày tàn của chúng, sẽ không còn xa!
Kính Mời Quý Vị tham dự thật đông:
ĐẠI LỄ KỶ NIỆM NGÀY QL VNCH 19/6 NĂM NAY
Thời gian: Chủ nhật, ngày 18 tháng Sáu năm 2023 (tuần
sau!)
Từ 10:30 AM to 3:00 PM
Địa điểm: 70 W. Hedding St, San Jose, CA 95110
*Toán Quốc Quân Kỳ năm nay, do Hội Biệt Động Quân đảm trách,
*Trưởng BTC: Hội Kỵ Binh Thiết Giáp Bắc cali.
*Chương trình văn nghệ đặc sắc, do Ch Nguyễn Cười, Hội Hải Quân Bạch Đằng phụ trách, với nhiều nhạc phẩm hùng ca, tình Quê hương và người Lính, rung động lòng người.
*Có phục vụ nước uống và thực phẩm nhẹ.
Sự hiện diện của tất cả Quý Vị, nhất là các Quý Niên Trưởng,
Quý Chiến Hữu, một thời phục vụ với lý tưởng: Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm, sẽ
mang lại niềm hãnh diện, sống lại tình “Huynh Đệ Chi Binh” và “Quân Dân Cá Nước”
cho Ngày Quân Lực năm nay.
Trân Trọng Kính Mời.
***
Nhớ Ngày Lịch Sử Cận Đại, 17 Tháng 6, Tưởng Niệm Ngày Tang Yên Báy! & Những Bài Nhận Định Nóng “Ngọn Lửa Đấu Tranh Từ Cao Nguyên”
Không Quên Ngày Lịch Sử, 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 Đồng Chí Bị Xử Tử Chém Đầu! Tại Yên Báy!
NGÀY TANG YÊN BÁY
(Kính tặng hương hồn những liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc
khởi nghĩa Yên Báy)
*Đằng Phương
-Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Trong bình minh sương lạnh phủ âm thầm.
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt.
Toan lay tỉnh cả toàn dân nước Việt!
Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than.
Từ lưng trời, sương trắng rủ màn tang.
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
Trên Yên Báy âu sầu và lặng lẽ,
Giữa mấy hàng gươm súng toả hào quang,
Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài Danh Dự:
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ,
Vài cụ già đầu bạc lệ tràn rơi
Ngất người sau tiếng rú: Ối con ơi!
Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
Trên khoé mắt đã từng khinh đau đớn
Của những trang anh kiệt sắp lìa đời,
Nhưng chỉ trong giây phút vẻ tươi cười
Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước.
Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước,
Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường,
Éo le thay! muốn phụng sự quê hương
Phải dẫm nát bao lòng mình kính mến.
Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến.
Sau cái nhìn chào non nước bi ai,
Họ thản nhiên, lần lượt bước lên đài
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng.
“Việt Nam muôn năm!” Một đầu rơi rụng,
“Việt Nam muôn năm!” Người kế tiến lên.
Và Tử Thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc,
Sau Đức Chính, đây là phiên Thái Học,
Anh nghiêng mình trước xác những anh em,
Rồi mĩm cười, Anh ngảnh mặt nhìn xem
Những kẻ đến quan chiêm đoàn liệt sĩ
Để từ biệt những bạn đồng tâm chí.
Tiếng tung hô bổng nổi, vang trời cao,
Nhưng liền theo Anh đã bị xô vào
Chiếc gươm máy giăng tay chào, lặng lẽ.
Đao xuống, đầu rơi, máu đào tung toé.
Người anh hùng nước Việt thôi còn đâu!
Lũ thực dân giám sát đứng nhìn nhau
Như trút sạch hết những đìều lo ngại
Và xoa tay chúng thở dài khoan khoái,
Trong rừng người ứa lệ, Nguyễn Thị Giang
Nén nỗi đau như cắt xé can tràng
Đứng ngơ ngác lặng người bên Hữu Cảnh.
Trong nắng sớm, gió căm hờn quát mạnh
Như thề cùng những tử sĩ anh linh
Vang dội cùng trên đất Việt điêu linh
Những tiếng thét uy hùng vì giống Việt.
Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Như tan trong gió mạnh khóc vang rầm
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt
Cố lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.
Thân anh hùng đã nát dưới ngàn cây
Nhưng tiếng hô còn phảng phất đâu đây,
Mười lăm năm sau ngày sầu Yên Báy,
Toàn thể giống Tiên Rồng cùng đứng dậy,
Cố đuổi loài tham bạo khỏi non sông,
Hơn hai năm đất Việt máu pha hồng
Mà chiến sĩ vẫn một lòng cương quyết
Thề tranh đấu đến khi nào nước Việt
Được hoàn toàn độc lập mới ngừng tay.
Thế là dòng máu vọt dưới trời mây
Một buổi sáng mười lăm năm về trước
Đã vẽ được cảnh anh hùng nguyện ước.
Đưa non sông ra khỏi chốn u trầm
Cả toàn dân nước Việt đến muôn năm
Vẫn ghi tạc trong tâm ngày hôm ấy,
Ngày hôm ấy, ôi! ngày tang Yên Báy!
Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Xé nát màn sương lạnh phủ âm thầm,
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt
Đã lay tỉnh cả toàn dân nước Việt!
Chân Dung Lãnh Tụ Anh Hùng Nguyễn Thái Học
“Chết vì tổ quốc,
Cái chết vinh quang,
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng ”
(Nguyễn Thái Học)
-Nguyễn Thái Học là nhà cách mạng rất trẻ Việt Nam, chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị thực dân Pháp bắt và chém đầu, ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái.
*Thân thế
Nguyễn Thái Học sinh ngày 1 tháng 12 năm Nhâm Dần (tức ngày
30 tháng 12 năm 1902) tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Yên (nay là thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông là
con cả của cụ Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh. Gia đình ông là một gia
đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, buôn vải. Từ 4 tuổi ông đã
được cha mẹ cho đi học chữ Hán, và năm 11 tuổi ông bắt đầu theo học chương
trình tiểu học Pháp-Việt tại thị xã Vĩnh Yên.
Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội,
và nhận học bổng của Chính phủ Bảo hộ Pháp. Do tính tình cương trực và không
thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học vào năm thứ ba, và sau
đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương
(1925-1927). Trong thời gian này, ông tham gia thành lập Nam Đồng Thư xã và tiếp
xúc với một số sinh viên đồng chí hướng, trong số đó có Phó Đức Chính, sinh
viên trường Cao đẳng Công chánh và Hồ Văn Mịch, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm,
hai nhà cách mạng tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông sau này.
Cũng trong thời gian là sinh viên của Đại học Đông Dương,
Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne một số bức
thư kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt
Nam. Sở dĩ Nguyễn Thái Học gửi những đề xuất cải cách của mình cho Varenne vì
ông ta vốn là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, người vừa mới tới nhậm chức
toàn quyền đã quyết định ân xá Phan Bội Châu và hứa hẹn nhiều cải cách rộng lớn
ở xứ thuộc địa Đông Dương. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa suông, và ông ta
không bao giờ quan tâm trả lời những bức thư đầy tâm huyết của Nguyễn Thái Học.
Hoàn toàn thất vọng về con đường cải cách của chính quyền thuộc địa, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đi đến quyết định là: con đường duy nhất để mở ra cơ hội phát triển cho dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đường dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, thành lập một nước Việt Nam độc lập với thể chế cộng hòa và thiết lập một nền dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
*Hoạt động cách mạng
Thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng
Năm 1927, tổ chức Nam Đồng Thư xã quyết định ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Ninh do Quản Trạc lãnh đạo. Công việc bị bại lộ, đa số thành viên của Nam Đồng Thư xã bị thuyên chuyển hoặc bị truy lùng phải đào tẩu, chỉ còn lại Nguyễn Thái Học và một số ít đồng chí. Tháng 10 năm này, ông triệu tập số người còn lại và đưa ra ý định thành lập một đảng cách mạng bí mật, dùng vũ lực lật đổ thực dân Pháp. Đảng này mang tên Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), và chi bộ đảng đầu tiên mang tên là "Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã", do ông làm Chi bộ trưởng, gồm các ủy viên: Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Lê Văn Phúc, Hoàng Văn Tùng, Hoàng Phạm Trân (tức Nhượng Tống) và một số đồng chí khác. Tháng 12 năm 1927, VNQDĐ tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất và bầu ông làm Chủ tịch Tổng bộ đảng kiêm Chủ tịch đảng. Dưới sự lãnh đạo của ông, VNQDĐ bắt đầu phát triển rất nhanh chóng để kết nạp tầng lớp trí thức, giáo viên, nông dân, công chức, binh sĩ trong guồng máy cai trị với mục đích dùng bạo động lật đổ chính quyền thực dân Pháp, thành lập một chế độ cộng hòa dân chủ độc lập trên toàn cõi Việt Nam. Đến đầu năm 1929, VNQDĐ đã thành lập được 120 chi bộ tại Bắc kỳ với 1500 đảng viên.
Năm 1929, tại Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ có cao trào mộ phu, đưa
dân đi làm phu cho các đồn điền cao su tại các nơi như miền Nam, Miên
(Campuchia), Lào, Nouvelle-Calédonie (Tân Ca-lê-đô-ni-a hay Tân Thế giới) và
Nouvelles-Hébrides (nay là Vanuatu), nơi những người phu này trở thành nô lệ
cho các chủ đồn điền. Một trong những người mua nô lệ nổi tiếng là Bazin tại Hà
Nội. Trùm mộ phu người Pháp này chuyên dụ dỗ hay bắt cóc dân đem làm phu lấy lợi.
Mặc dù không được sự chấp thuận của Tổng Bộ và Nguyễn Thái Học, ba đảng viên
thuộc một Thành bộ VNQDĐ gồm Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Đức Lung
đã tự ý ám sát Bazin vào ngày 9 tháng 2 năm 1929 tại Chợ Hôm, Hà Nội.
Nhân vụ ám sát, Pháp khởi sự đàn áp nhằm tiêu diệt VNQDĐ
trong khi cơ sở của họ chưa kịp chuẩn bị ứng phó trước kế hoạch khủng bố trắng
của chính quyền thuộc địa. Sở mật thám Bắc Việt được một nội ứng phản đảng tên
Bùi Tiên Mai chỉ điểm, đã bắt giam 227 đảng viên VNQDĐ nhưng không bắt được hai
lãnh tụ đảng lúc đó là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu, Chủ tịch Ban Hành
pháp VNQDĐ nhiệm kỳ 3.
Sau khi Bùi Tiên Mai nhận diện và đối chứng với những đồng
chí tại các phiên tòa Hội đồng Đề hình, ban ám sát VNQDĐ tổ chức giết người này
vì tội phản đảng và quên lời thề trước bàn thờ tổ quốc. Trên đường hành thích,
sự việc bị đổ bể và một đảng viên bị chết, một bị tù cấm cố 10 năm. Hai đảng
viên khác, Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Ngọc, khi bị bắt do mật thám tra tấn
dã man đã khai báo và chỉ điểm cho Pháp mọi đường đi nước bước của các yếu nhân
lãnh đạo của VNQDĐ. Ban ám sát VNQDĐ cũng tổ chức giết hai người này, tuy thành
công nhưng thêm một số đảng viên bị bắt và hành hình qua các vụ ám sát này.[5]
Để xử các tù nhân chính trị này, Toàn quyền Pháp Pasquier
quyết định không giao cho Biện lý cuộc, nhưng ký nghị định thành lập một Hội đồng
Đề hình (Commission criminelle) để tuyên án và xử tội. Hội đồng này trả tự do
cho 149 người và kết án 78 người từ 2 đến 15 năm tù tại các tỉnh thượng du Bắc
Việt hoặc lưu đày ra Côn Đảo, và mỗi người bị cộng thêm một án 5 năm biệt xứ
(interdiction de séjour).
Lực lượng của VNQDĐ bị suy yếu, tổn thất nặng nề, và hoàn toàn rơi vào thế bị động sau việc ám sát Bazin. Các lãnh tụ buộc phải tiến hành cuộc khởi nghĩa 8 tháng sau đó để tránh cho các cơ sở đang gặp nguy cơ bị tiêu diệt hoặc tan rã.
*Khởi nghĩa Yên Bái
Trước tình thế hàng ngũ đảng có nhiều phản bội, thực dân áp
bức gay gắt có chiều hướng đưa đến tan rã, trung tuần tháng 5 năm 1929, Nguyễn
Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh, quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Công việc chuẩn bị chưa hoàn tất,
cuối năm 1929 tại Bắc Giang một cơ sở chế bom bị tai nạn phát nổ, và đầu năm
1930 người Pháp bắt giữ và khám phá được thêm rất nhiều cơ sở chế tạo bom, đao,
kiếm và nhiều đảng viên bị bắt. Trước tình hình nguy cấp, Nguyễn Thái Học triệu
tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các địa điểm Hưng
Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc
Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại và Hà Nội vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm
1930.
Theo kế hoạch ban đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang sẽ nổ ra trên hai địa bàn chính ở Bắc Kỳ vào đêm ngày 9 tháng 2 năm 1930. Nguyễn Thái Học sẽ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở miền xuôi, trong khi Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính được phân công chỉ huy cuộc nổi dậy ở miền núi. Gần tới ngày nổi dậy, do cơ sở ở miền xuôi tương đối yếu lại bị đánh phá nặng nề nên không chuẩn bị kịp, Nguyễn Thái Học cử người báo cho Nguyễn Khắc Nhu hoãn cuộc nổi dậy tới ngày 15 tháng 2. Tuy nhiên, liên lạc viên lại bị địch bắt giữa đường. Vì vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra ở một loạt các địa điểm từ Sơn Tây, Phú Thọ cho tới Yên Bái vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10 tháng 2. Tuy cuộc tổng nổi dậy xảy ra nhiều nơi khác nhau, nhưng lịch sử mệnh danh nó là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái, hay Tổng Khởi nghĩa Yên Bái, cốt để vinh danh những cái chết hào hùng của các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính và 11 đảng viên VNQDĐ ở pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Quân nổi dậy đã chiếm được một phần đồn binh Pháp và làm chủ tỉnh lỵ Yên Bái trong gần hai ngày. Ngày 15 tháng 2 năm 1930, mặc dù cuộc khởi nghĩa ở miền núi đã thất bại, Nguyễn Thái Học và cơ sở Việt Nam Quốc dân Đảng vẫn quyết định khởi nghĩa ở miền xuôi như kế hoạch cũ. Cuộc vùng lên quyết liệt nhất là ở Phụ Dực (Thái Bình) và Vĩnh Bảo (lúc đó thuộc Hải Dương).
Sự việc không thành, ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học
bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương).
Pháp thành lập một Hội đồng Đề hình để xử các nghĩa quân
VNQDĐ. Rất nhiều đảng viên VNQDĐ bị chung thân khổ sai, một số tự sát và bị
hành hình như:
•Ngày 11 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Khắc Nhu đập đầu tự sát
trong ngục thất ở Hưng Hóa.
•Ngày 8 tháng 3 năm 1930, Đặng Văn Lương, Đặng Văn Tiệp,
Nguyễn Thanh Thuyết, Ngô Hải Hoằng bị xử chém tại Yên Bái.
•Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị
xử chém tại Yên Bái.
•Ngày 18 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thị Giang (Cô Giang) dùng
súng tự sát ở gốc cây đề làng Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Yên nay là tỉnh Vĩnh Phúc.
•Ngày 7 tháng 9 năm 1930, Đỗ Thị Tâm nuốt giải yếm tự sát
trong ngục thất ở Hà Nội.
•Ngày 22 tháng 11 năm 1930, Nguyễn Văn Toại và 4 đồng chí bị
xử chém tại Phú Thọ.
•Tháng 12 năm 1930, Đoàn Trần Nghiệp, hay Đặng Trần Nghiệp,
tức Ký Con, và 6 đồng chí là Lương Ngọc Tốn, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Quang Triều,
Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Trọng Bằng, Phạm Văn Khuê bị xử chém tại trước cổng
nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội.[4]
•Ngày 23 tháng 6 năm 1931, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Giáo, Trần
Nhật Đồng và một số đồng chí bị xử chém tại Hải Dương.
•Ngày 23 tháng 6 năm 1931, Lê Hữu Cảnh bị hành hình trước cổng
ngục thất Hỏa Lò Hà Nội.
•Năm 1936, Nguyễn Đức Trạch tức Sư Trạch, tự sát tại ngục thất
ở Guyane thuộc Pháp.
Sau khi hành quyết một số lãnh tụ và nghĩa quân của VNQDĐ tại
Yên Bái, Pháp cho chôn chung một mộ tại thị xã Yên Bái, cách ga xe lửa độ một
cây số, và cho lính canh giữ đến cuối năm 1930. Năm 1945, quân đội VNQDĐ chiếm
đóng Yên Bái, cho trùng tu mộ phần của 17 vị anh hùng và lập đền thờ kỷ niệm.
Tên ông được dùng đặt tên nhiều đường phố, bài học trong những
sách giáo khoa và trường học tại Miền Nam Việt Nam, dưới 2 chế độ Cộng Hòa
Khi bị xử tử, ông cùng 12 đồng chí đã hô vang: ("Việt
Nam muôn năm!")
“Việt Nam vạn tuế!”
Sau khi ông mất, sinh viên học sinh Huế tổ chức lễ truy điệu và đọc bài Văn tế các Tiên-liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng sau đây do cụ Phan Bội Châu trước tác:
“Gươm ba thước chọc trời kinh, chớp cháy, này Lâm Thao, này
Yên Bái, này Vĩnh Bảo, khí phục thù hơi thở một tầng mây!
Súng liên thanh vang đất thụt, non reo, nào chủ đồn, nào xếp
cẩm, nào quan binh, ma hút máu người bay theo ngọn gió.
Trách nông nỗi trời còn xoay tít, trước cờ binh sao quay gió
cản ngăn;
Tiếc sự cơ ai quá lờ mờ, dưới trướng giặc bấy nhiêu tay len
lỏi.
Ma cường quyền đắc thế sinh hùng uy,
Thần công lý bó tay nghe tử tội.
Ôi thôi, mù thảm mây sầu,
Gió cuồng mưa vội;
Cửa quỷ thênh thang!
Đường trời vòi vọi!
Nhân dân chí sĩ, sát thân vào luật dã man;
Nữ kiệt anh hùng, thất thế đang hồi đen rủi.
Trường tuyên án chị chị anh anh cười tủm tỉm, tức nỗi xuất
sư vị tiệp,[9]
vai bể non gánh nặng hãy trìu trìu,
Đoạn đầu đài sau sau trước trước bước ung dung, gớm gan thị
tử như quy,
mặc cây cỏ máu tươi thêm chói chói.
Tuy kim cổ hữu hình thì hữu hoại, sóng Bạch Đằng, mây Tam Đảo,
hơi sầu cuộn cuộn bóng rồng thiêng đành ông HỌC xa xuôi,
Nhưng sơn hà còn phách ắt còn linh, voi nàng Triệu, ngựa
nàng Trưng, hình hạc gió, hãy cô GIANG theo đuổi.
Đoàn trẻ chúng tôi nay:
Tiếc nước còn đau,
Nghĩ mình càng tủi!
Nghĩa lớn khôn quên,
Đường xa dặm mỏi!
Giây nô lệ quyết rày mai cắt đứt, anh linh thời ủng hộ, mở rộng
đường công nhẩy, bằng bay;
Bể lao lung đua thế giới vẫy vùng, nhân đạo muốn hoàn toàn,
phải gắng sức rồng dành, cọp chọi,
Đông đủ người năm bộ lớn, đốt hương nồng, pha máu nóng, hồn
thiên thu như sống như còn,
Ước ao trong bấy nhiêu niên, rung chông bạc, múa cờ vàng, tiếng
vạn tuế càng hô càng trỗi.
Tình khôn xiết nói,
Hồn xin chứng cho,
Thượng hưởng!”