728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

    KÍNH GIƠI THIỆU LOẠT TRUYỆN HAY CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN MAGAZINE

     KÍNH GIỚI THIỆU LOẠT TRUYỆN HAY CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN  MAGAZINE


    Y SI VA XAC CHET

    TẠP CHÍ DÂN VĂN

    DANVAN MAGAZINE

    Email: danvanmagazin@gmail.com

    ----------------------------------------

    BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

    (XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

     LTS: Tạp Chí Dân Văn giới thiệu sơ qua “tiểu sử” của Y SĨ Thiếu Tá TQLC TRẦN XUÂN DŨNG vì bổn báo chủ nhiệm có chút “họ hàng” với họ TRẦN XUÂN.

    Họ Trần Xuân xuất phát tại Làng LÝ NHÂN, Huyện LÝ NHÂN, Tỉnh Hà Nam. Trên Internet, bổn báo đã tiếp xúc với 2 vị mang họ Trần Xuân nhưng vì không ghi gia phả nên không truy tìm được “nguồn cội”, anh TRẦN XUÂN THỜI, đương kim Tổng Hội Trưởng Tổng Hội SVSQTBTĐ, cho biết gia đình Anh đã vào Huế từ năm 1800, tính ra đã 4 đời, không ghi gia phả nên không biết “gốc gác” ở đâu? Theo các bậc trưởng thượng của họ Trần Xuân, thì họ này có từ đời nhà Trần, tại làng Lý Nhân, thuộc tỉnh Hà Nam, con cháu sau này dù lưu lạc nơi đâu, luôn luôn đặt tên cho con trai đều là Trần Xuân.

    Bổn báo chủ nhiệm chỉ là người lấy vợ họ Trần ở Saigon, trong lúc ngồi ăn cơm mới được nhạc phụ kể sơ qua về họ Trần Xuân ở làng Lý Nhân, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam.

    Riêng anh Y Sĩ Thiếu Tá Trần Xuân Dũng, đúng 70 năm sau từ năm 1947 mãi đến năm 2017, bổn báo mới may mắn liên lạc được, nguyên do, trước đó, Bác Sĩ Trần Xuân Dũng xuất bản cuốn hội ký SỐNG CHẲNG CÒN QUÊ, đã gởi tặng Tạp Chí Dân Văn một cuốn, mở trang 7 đọc phần tiểu sử, Y Sĩ Thiếu Tá TQLC Trần Xuân Dũng sinh tại làng Lý Nhân, Hà Nam năm 1939. Năm 1947, thân phụ của BS Trần Xuân Dũng đang làm “Xếp Ga” tại VINH thì bị bọn Việt Minh bắt và kết án là “việt gian” giam vào ngục thất chờ đem ra “bắn bỏ”, thân mẫu BS Trần Xuân Dũng nhanh trí đem tiền bạc hối lộ cho tên cai ngục để mở cửa ngục cho thân phụ BS Dũng trốn ra  ngoài, cả gia đình BS Dũng gồm 5 người, đã âm  thầm trong đêm tối đi bộ từ VINH về lại làng Lý Nhân.

    Mấy tháng sau bọn Việt Minh “tư giấy” về làng Lý Nhân và một lần nữa đêm hôm tăm tối, thân phụ Bác Sĩ Dũng đã đưa cả gia đình đi trốn khỏi làng Lý Nhân ra sống tại Hà Nội, rồi năm 1054 đã đưa gia đình di cư vào Saigon tìm tự do.

    Vì nạn cộng sản mà từ năm 1947, gia đình BS Trần Xuân Dũng đã không liên lạc được với họ hàng  dòng họ. Bổn báo được BS Trần Xuân Dũng xác định đúng là thuộc dòng họ Trần Xuân ở làng LÝ NHÂN, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam.

    Bổn báo sau đó đã thông báo về Việt Nam cho vị trưởng họ biết sự bắt liên lạc được với Bác Sĩ Trần Xuân Dũng hiện sống tại nước Úc.

    Trong chuyến vượt biên sau khi đi tù cải tạo về, BS Trần Xuân Dũng đã trở thành người “tài công” chính để đem chiếc ghe vượt biển đến bến bờ. Qúy độc giả muốn biết chuyện một Bác Sĩ biến thành tài công xin liên hệ với BS Dũng qua email:

    txdung39@gmail.com   

     Germany, 09.5.2023

    Chủ Nhiệm TCDV.

    LÝ TRUNG TÍN

    ---------------------- 

     Y sĩ và xác chết.

    Trần Xuân Dũng

    Đời của một người y sĩ luôn luôn bắt đầu bằng một xác chết. Các bác sĩ thuộc Trường Y Khoa  Đại Học Sài Gòn trong khoảng từ 1954 đến cuối thập niên 60’s, được học cơ thể học, bằng cách tập mổ xẻ trên những xác chết đã được ngâm formol, tại cơ thể học viện đường Trần Hoàng Quân. Phòng học có một số bàn đá. Trên mỗi bàn đã được đặt một xác chết. Trung bình năm hay sáu sinh viên y khoa sẽ ngồi quanh một chiếc bàn tập mổ, rồi đối chiếu với những hình đã được nhìn trong sách hay đã nghe qua lời giảng dậy của giáo sư.
    Chương trình sáu năm học tại trường y khoa, chỉ có một mục đích duy nhất, là làm sao giữ cho một người sống không trở thành một xác chết. Điều này khó có thể kéo dài trên một trăm năm. Tức là không thể nào trái với luật thiên nhiên được. Như vậy, nói cho thật đúng người y sĩ cố hết sức để trì hoãn càng lâu càng tốt hiện tượng một người đang sống trở thành một tử thi.
    Công việc này, rất nhiều trường hợp phải cần đến nhiều người cùng một lúc. Có thể là từ một đến vài y sĩ cùng với sự trợ giúp của một số người khác như y tá. Cả nhóm này khi thì khâu vá một vết thương, khi thì phải cắt đi một phần cơ thể đã hỏng. Công việc có thể từ vài phút cho tới vài giờ, nửa ngày hay cả ngày. Có khi toán này kiệt lực, toàn khác vào tiếp sức. Những công việc này luôn luôn được kể là nhân đạo.
    Giới y sĩ và y tá, săn sóc từng phần nhỏ nhất trên cơ thể một người, nếu không làm cho khỏi được, thì ít nhất cũng làm giảm được nỗi đau đớn tại ngay nơi đó, và do đó khiến con người bị bệnh hoặc bị chấn thương không còn bị hành hạ nữa. Họ có thể tìm thấy lại được giấc ngủ. Cơ thể phục hồi dần dần.
    Còn một loại người khác, chủ trương làm đau hay hành hạ con người, hay sát hại được càng nhiều càng tốt, đó là những kẻ xâm lăng. Để đạt mục đích này, bất cứ ai vốn sống trên phần đất mà chúng định chiếm, đều có thể là mục tiêu sẽ bị làm cho đau đớn hay sát hại của bọn chúng.
    Hơn 5000 người bị Việt cộng giết rồi chôn trong những mồ tập thể tại Huế vào dịp tết Mậu Thân 1968 là một thí dụ. Họ chỉ là những thường dân cư trú tại cố đô và vùng lân cận. Chẳng có vũ khí gì trong tay.
    Khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa giải tỏa được Huế, những người có thân nhân đã bị Việt Cộng bắt rồi dẫn đi mất tích, nay đổ xô đi tìm, và khai quật được những mồ chôn tập thể.
    Nhiều người được tìm thấy nhưng đã trở thành tử thi. Họ gồm đủ mọi lứa tuổi. Từ trẻ sơ sinh cho tới người già, những thiếu phụ còn trẻ hay đang mang bầu. Và cả các thanh, thiếu niên nam, nữ nữa.
    Sau khi ra trường, mỗi y sĩ sẽ gặp những hoàn cảnh khác nhau. Số tử thi họ gặp, trong cùng một lúc có thể là một người, vài chục người hay vài trăm người. Tình trạng của những xác chết cũng khác nhau. Có thể là chết toàn thây. Có khi chỉ cỏn vài mảnh của thân thể. Cũng có thể là xác chết còn tươi. Và cũng nhiều trường hợp đã bị phân hóa, bốc mùi hôi thối.
    Các tình trạng khác nhau này, tùy thuộc vào bọn cộng sản Bắc Việt xâm lăng, vào vũ khí chúng xử dụng khi tấn công.Và vào thời gian chúng chiếm đóng tại một nơi (thí dụ như 26 ngày tại Huế), hay vây hãm một vùng (94 ngày ở Bình Long- An Lộc). Xin mời đọc những phần trích dưới đây mà một số quân y sĩ, trừ bị hay hiện dịch, đã trải qua và viết lại.
    1-Bác sĩ Nguyễn văn Quý, năm 1972 là Y sĩ giải phẫu bệnh viện tiểu khu Bình Long. Nơi đây bị quân cộng sản Bắc Việt tấn công và vây hãm 94 ngày.  Bác sĩ Quý đã kể:
    ...Khoảng 5 giờ chiều, Bác sĩ Nam Hùng ở phòng cấp cứu, xuống cho tôi hay, có 5 người bị thương bụng cần mổ gấp. Tôi nghe vậy mệt xỉu luôn.
    Dù ở trong thời bình với đầy đủ phương tiện, tôi có làm suốt đêm đến sáng, chưa chắc một mình tôi có thể giải quyết xong số thương binh đó. Huống chi, trong tình trạng hiện nay, với số nhân viên cố định, đã làm việc suốt ngày không nghỉ. Tôi nghĩ không tài nào làm hết nổi. Không biết trận chiến còn kéo dài đến bao giờ. Tôi phải giữ sức khỏe  cho nhân viên và cho tôi để có thể tiếp tục làm việc trong những ngày sắp tới. Nếu phung phí sức khỏe làm việc trong một ngày để rồi sau đó kiệt sức nằm bẹp một chỗ thì thật là người bất trí.
    Lại còn vấn đề cá nhân nữa, không ai lo cơm nước cho chúng tôi. Chúng tôi phải tự túc lấy. Sau vài ca mổ trong giờ xả hơi tôi tạt qua phòng nhắp vội một hai nắp bi đông nước cho đỡ khát, ăn vội mấy thìa cơm sấy với thịt hộp cho qua cơn đói. Các nhân viên phòng mổ chắc cũng được bạn bè giúp đỡ nên họ cũng chưa đến nỗi kiệt sức lắm.
    Tuy nhiên trong tình trạng hiện tại, không điện nước, không đèn đuốc thì dù có tinh thần cao cách mấy cũng không thể nào làm được. Lại thêm Việt Cộng vẫn tiếp tục pháo kích suốt ngày. Đạn pháo rơi bên trường trung học trước bệnh viện, bên bộ tư lệnh sư đoàn 5, bên ty Công Chánh sau bệnh viện rồi rơi vào ngay cả bệnh viện khiến chúng tôi đứng mổ không yên. Mọi người đều cố làm thật nhanh để còn đi tìm chỗ núp.
    Những vội vã trong lòng không biểu lộ ra nét mặt. Ai nấy đều có vẻ ngoài điềm tĩnh để làm việc. Có thể nói sợ quá hóa lỳ. Vì thực ra đâu còn cách nào khác. Tuy nhiên mỗi lần nghe tiếng rít của đạn bay qua đầu hay tiếng hú của hỏa tiễn thì những dấu hiệu kinh sợ mới thấy hiện ra trong ánh mắt mệt mỏi của mọi người. Riêng tôi, mỗi lần như vậy thì cảm giác sợ hãi làm co thắt các bắp thịt đến buốt nhói ở tim. Khi nghe thấy trái đạn nổ rồi, thấy mình không hề hấn gì mới yên lòng làm việc tiếp.
    Càng ngày Việt Cộng càng pháo nhiều, tinh thần mọi người ở đây thật căng thẳng. Sống tính từng giờ, chết không biết lúc nào. Chúng tôi như những con chim đã bị tên, thấy cây cong là sợ: Một tiếng xiết chân, một tiếng chép miệng, một tiếng thắng xe, tiếng xao động của mái tôn cũng làm cho chúng tôi giựt thót mình. Bao giờ tôi cũng có cảm tưởng là có một trái đạn treo trên đầu mình sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào.
    Tôi nhận thấy không tài nào làm hết những vết thương bụng đó được. Tôi chọn xem người nào nhẹ nhất tôi làm trước. Những người nặng và những người mất máu nhiều không có hy vọng sống sót sau khi mổ, tôi chỉ cho truyền nước pha với trụ sinh rồi giao cho số mệnh.
    Trong số những người bị thương bụng không mổ, chỉ có hai người sống sót, một cô gái và một người lính cao lớn tên Ba. Tiếc thay anh Ba sống được hai tuần thì một đêm kia, phòng hậu giải phẫu bị trúng một trái 61 ly. Người đàn bà nằm ngay chỗ trái đạn nổ cùng với đứa con không việc gì, trái lại anh Ba bị một mảnh nơi cẳng chân trái. Một tuần sau anh chết vì bị phong đòn gánh.
    Trong ánh sáng lờ mờ của buổi chiều, trong không khí ngột ngạt oi bức tanh mùi máu của phòng mổ, tôi, Thiện, Xòm cố sức làm việc. Tôi cố khâu những vết thủng ruột non.
    Tôi thấy khó thở quá, mồ hôi chảy ròng ròng trong thân làm tôi thấy ngứa ngáy khó chịu. Thỉnh thoảng tôi phải nghiêng đầu dơ vai lên quẹt mồ hôi ở mặt từ trán chảy xuống.

     ***

    TẠP CHÍ DÂN VĂN

    DANVAN MAGAZINE

    Email: danvanmagazin@gmail.com

    --------------------

    BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

    (XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

     

    LTS: Tạp Chí Dân Văn giới thiệu sơ qua “tiểu sử” của Y SĨ Thiếu Tá TQLC TRẦN XUÂN DŨNG vì bổn báo chủ nhiệm có chút “họ hàng” với họ TRẦN XUÂN.

    Họ Trần Xuân xuất phát tại Làng LÝ NHÂN, Huyện LÝ NHÂN, Tỉnh Hà Nam. Trên Internet, bổn báo đã tiếp xúc với 2 vị mang họ Trần Xuân nhưng vì không ghi gia phả nên không truy tìm được “nguồn cội”, anh TRẦN XUÂN THỜI, đương kim Tổng Hội Trưởng Tổng Hội SVSQTBTĐ, cho biết gia đình Anh đã vào Huế từ năm 1800, tính ra đã 4 đời, không ghi gia phả nên không biết “gốc gác” ở đâu? Theo các bậc trưởng thượng của họ Trần Xuân, thì họ này có từ đời nhà Trần, tại làng Lý Nhân, thuộc tỉnh Hà Nam, con cháu sau này dù lưu lạc nơi đâu, luôn luôn đặt tên cho con trai đều là Trần Xuân.

    Bổn báo chủ nhiệm chỉ là người lấy vợ họ Trần ở Saigon, trong lúc ngồi ăn cơm mới được nhạc phụ kể sơ qua về họ Trần Xuân ở làng Lý Nhân, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam.

    Riêng anh Y Sĩ Thiếu Tá Trần Xuân Dũng, đúng 70 năm sau từ năm 1947 mãi đến năm 2017, bổn báo mới may mắn liên lạc được, nguyên do, trước đó, Bác Sĩ Trần Xuân Dũng xuất bản cuốn hội ký SỐNG CHẲNG CÒN QUÊ, đã gởi tặng Tạp Chí Dân Văn một cuốn, mở trang 7 đọc phần tiểu sử, Y Sĩ Thiếu Tá TQLC Trần Xuân Dũng sinh tại làng Lý Nhân, Hà Nam năm 1939. Năm 1947, thân phụ của BS Trần Xuân Dũng đang làm “Xếp Ga” tại VINH thì bị bọn Việt Minh bắt và kết án là “việt gian” giam vào ngục thất chờ đem ra “bắn bỏ”, thân mẫu BS Trần Xuân Dũng nhanh trí đem tiền bạc hối lộ cho tên cai ngục để mở cửa ngục cho thân phụ BS Dũng trốn ra  ngoài, cả gia đình BS Dũng gồm 5 người, đã âm  thầm trong đêm tối đi bộ từ VINH về lại làng Lý Nhân.

    Mấy tháng sau bọn Việt Minh “tư giấy” về làng Lý Nhân và một lần nữa đêm hôm tăm tối, thân phụ Bác Sĩ Dũng đã đưa cả gia đình đi trốn khỏi làng Lý Nhân ra sống tại Hà Nội, rồi năm 1054 đã đưa gia đình di cư vào Saigon tìm tự do.

    Vì nạn cộng sản mà từ năm 1947, gia đình BS Trần Xuân Dũng đã không liên lạc được với họ hàng  dòng họ. Bổn báo được BS Trần Xuân Dũng xác định đúng là thuộc dòng họ Trần Xuân ở làng LÝ NHÂN, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam.

    Bổn báo sau đó đã thông báo về Việt Nam cho vị trưởng họ biết sự bắt liên lạc được với Bác Sĩ Trần Xuân Dũng hiện sống tại nước Úc.

    Trong chuyến vượt biên sau khi đi tù cải tạo về, BS Trần Xuân Dũng đã trở thành người “tài công” chính để đem chiếc ghe vượt biển đến bến bờ. Qúy độc giả muốn biết chuyện một Bác Sĩ biến thành tài công xin liên hệ với BS Dũng qua email: txdung39@gmail.com   

     Germany, 09.5.2023

    Chủ Nhiệm TCDV.

    LÝ TRUNG TÍN

    ---------------------- 

    Y sĩ  xác chết.

    Trần Xuân Dũng

    Đời của một người y sĩ luôn luôn bắt đầu bằng một xác chết. Các bác sĩ thuộc Trường Y Khoa  Đại Học Sài Gòn trong khoảng từ 1954 đến cuối thập niên 60’s, được học cơ thể học, bằng cách tập mổ xẻ trên những xác chết đã được ngâm formol, tại cơ thể học viện đường Trần Hoàng Quân. Phòng học có một số bàn đá. Trên mỗi bàn đã được đặt một xác chết. Trung bình năm hay sáu sinh viên y khoa sẽ ngồi quanh một chiếc bàn tập mổ, rồi đối chiếu với những hình đã được nhìn trong sách hay đã nghe qua lời giảng dậy của giáo sư.
    Chương trình sáu năm học tại trường y khoa, chỉ có một mục đích duy nhất, là làm sao giữ cho một người sống không trở thành một xác chết. Điều này khó có thể kéo dài trên một trăm năm. Tức là không thể nào trái với luật thiên nhiên được. Như vậy, nói cho thật đúng người y sĩ cố hết sức để trì hoãn càng lâu càng tốt hiện tượng một người đang sống trở thành một tử thi.
    Công việc này, rất nhiều trường hợp phải cần đến nhiều người cùng một lúc. Có thể là từ một đến vài y sĩ cùng với sự trợ giúp của một số người khác như y tá. Cả nhóm này khi thì khâu vá một vết thương, khi thì phải cắt đi một phần cơ thể đã hỏng. Công việc có thể từ vài phút cho tới vài giờ, nửa ngày hay cả ngày. Có khi toán này kiệt lực, toàn khác vào tiếp sức. Những công việc này luôn luôn được kể là nhân đạo.
    Giới y sĩ và y tá, săn sóc từng phần nhỏ nhất trên cơ thể một người, nếu không làm cho khỏi được, thì ít nhất cũng làm giảm được nỗi đau đớn tại ngay nơi đó, và do đó khiến con người bị
    bệnh hoặc bị chấn thương không còn bị hành hạ nữa. Họ có thể tìm thấy lại được giấc ngủ. Cơ thể phục hồi dần dần.
    Còn một loại người khác, chủ trương làm đau hay hành hạ con người, hay sát hại được càng nhiều càng tốt, đó là những kẻ xâm lăng. Để đạt mục đích này, bất cứ ai vốn sống trên phần đất mà chúng định chiếm, đều có thể là mục tiêu sẽ bị làm cho đau đớn hay sát hại của bọn chúng.
    Hơn 5000 người bị Việt cộng giết rồi chôn trong những mồ tập thể tại Huế vào dịp tết Mậu Thân 1968 là một thí dụ. Họ chỉ là những thường dân cư trú tại cố đô và vùng lân cận. Chẳng có vũ khí gì trong tay.
    Khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa giải tỏa được Huế, những người có thân nhân đã bị Việt Cộng bắt rồi dẫn đi mất tích, nay đổ xô đi tìm, và khai quật được những mồ chôn tập thể.
    Nhiều người được tìm thấy nhưng đã trở thành tử thi. Họ gồm đủ mọi lứa tuổi. Từ trẻ sơ sinh cho tới người già, những thiếu phụ còn trẻ hay đang mang bầu. Và cả các thanh, thiếu niên nam, nữ nữa.

    Sau khi ra trường, mỗi y sĩ sẽ gặp những hoàn cảnh khác nhau. Số tử thi họ gặp, trong cùng một lúc có thể là một người, vài chục người hay vài trăm người. Tình trạng của những xác chết cũng khác nhau. Có thể là chết toàn thây. Có khi chỉ cỏn vài mảnh của thân thể. Cũng có thể là xác chết còn tươi. Và cũng nhiều trường hợp đã bị phân hóa, bốc mùi hôi thối.
    Các tình trạng khác nhau này, tùy thuộc vào bọn cộng sản Bắc Việt xâm lăng, vào vũ khí chúng xử dụng khi tấn công.Và vào thời gian chúng chiếm đóng tại một nơi (thí dụ như 26 ngày tại Huế), hay vây hãm một vùng (94 ngày ở Bình Long- An Lộc). Xin mời đọc những phần trích dưới đây mà một số quân y sĩ, trừ bị hay hiện dịch, đã trải qua và viết lại.
    1-Bác sĩ Nguyễn văn Quý, năm 1972 là Y sĩ giải phẫu bệnh viện tiểu khu Bình Long. Nơi đây bị quân cộng sản Bắc Việt tấn công và vây hãm 94 ngày.  Bác sĩ Quý đã kể:
    ...Khoảng 5 giờ chiều, Bác sĩ Nam Hùng ở phòng cấp cứu, xuống cho tôi hay, có 5 người bị thương bụng cần mổ gấp. Tôi nghe vậy mệt xỉu luôn.
    Dù ở trong thời bình với đầy đủ phương tiện, tôi có làm suốt đêm đến sáng, chưa chắc một mình tôi có thể giải quyết xong số thương binh đó. Huống chi, trong tình trạng hiện nay, với số nhân viên cố định, đã làm việc suốt ngày không nghỉ. Tôi nghĩ không tài nào làm hết nổi. Không biết trận chiến còn kéo dài đến bao giờ. Tôi phải giữ sức khỏe  cho nhân viên và cho tôi để có thể tiếp tục làm việc trong những ngày sắp tới. Nếu phung phí sức khỏe làm việc trong một ngày để rồi sau đó kiệt sức nằm bẹp một chỗ thì thật là người bất trí.
    Lại còn vấn đề cá nhân nữa, không ai lo cơm nước cho chúng tôi. Chúng tôi phải tự túc lấy. Sau vài ca mổ trong giờ xả hơi tôi tạt qua phòng nhắp vội một hai nắp bi đông nước cho đỡ khát, ăn vội mấy thìa cơm sấy với thịt hộp cho qua cơn đói. Các nhân viên phòng mổ chắc cũng được bạn bè giúp đỡ nên họ cũng chưa đến nỗi kiệt sức lắm.
    Tuy nhiên trong tình trạng hiện tại, không điện nước, không đèn đuốc thì dù có tinh thần cao cách mấy cũng không thể nào làm được. Lại thêm Việt Cộng vẫn tiếp tục pháo kích suốt ngày. Đạn pháo rơi bên trường trung học trước bệnh viện, bên bộ tư lệnh sư đoàn 5, bên ty Công Chánh sau bệnh viện rồi rơi vào ngay cả bệnh viện khiến chúng tôi đứng mổ không yên. Mọi người đều cố làm thật nhanh để còn đi tìm chỗ núp.
    Những vội vã trong lòng không biểu lộ ra nét mặt. Ai nấy đều có vẻ ngoài điềm tĩnh để làm việc. Có thể nói sợ quá hóa lỳ. Vì thực ra đâu còn cách nào khác. Tuy nhiên mỗi lần nghe tiếng rít của đạn bay qua đầu hay tiếng hú của hỏa tiễn thì những dấu hiệu kinh sợ mới thấy hiện ra trong ánh mắt mệt mỏi của mọi người. Riêng tôi, mỗi lần như vậy thì cảm giác sợ hãi làm co thắt các bắp thịt đến buốt nhói ở tim. Khi nghe thấy trái đạn nổ rồi, thấy mình không hề hấn gì mới yên lòng làm việc tiếp.
    Càng ngày Việt Cộng càng pháo nhiều, tinh thần mọi người ở đây thật căng thẳng. Sống tính từng giờ, chết không biết lúc nào. Chúng tôi như những con chim đã bị tên, thấy cây cong là sợ: Một tiếng xiết chân, một tiếng chép miệng, một tiếng thắng xe, tiếng xao động của mái tôn cũng làm cho chúng tôi giựt thót mình. Bao giờ tôi cũng có cảm tưởng là có một trái đạn treo trên đầu mình sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào.
    Tôi nhận thấy không tài nào làm hết những vết thương bụng đó được. Tôi chọn xem người nào nhẹ nhất tôi làm trước. Những người nặng và những người mất máu nhiều không có hy vọng sống sót sau khi mổ, tôi chỉ cho truyền nước pha với trụ sinh rồi giao cho số mệnh.
    Trong số những người bị thương bụng không mổ, chỉ có hai người sống sót, một cô gái và một người lính cao lớn tên Ba. Tiếc thay anh Ba sống được hai tuần thì một đêm kia, phòng hậu giải phẫu bị trúng một trái 61 ly. Người đàn bà nằm ngay chỗ trái đạn nổ cùng với đứa con không việc gì, trái lại anh Ba bị một mảnh nơi cẳng chân trái. Một tuần sau anh chết vì bị phong đòn gánh.
    Trong ánh sáng lờ mờ của buổi chiều, trong không khí ngột ngạt oi bức tanh mùi máu của phòng mổ, tôi, Thiện, Xòm cố sức làm việc. Tôi cố khâu những vết thủng ruột non.
    Tôi thấy khó thở quá, mồ hôi chảy ròng ròng trong thân làm tôi thấy ngứa ngáy khó chịu. Thỉnh thoảng tôi phải nghiêng đầu dơ vai lên quẹt mồ hôi ở mặt từ trán chảy xuống.

    ***

    TẠP CHÍ DÂN VĂN

    DANVAN MAGAZINE

    Email: danvanmagazin@gmail.com

    BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

    (XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

     

     LTS

    Chuyện ngôn ngữ chữ nghĩa

    Sau 1975, ở miền Nam Việt Nam các Trung tâm Văn hóa ngoại quốc (Hoa Kỳ, Pháp, Ðức…) tại các thành phố lớn phải giải thể. Các trường Tây đóng cửa, học sinh vào học chương trình Việt của  nhà nước mới. Nếu tính từ 1975 thì học sinh trường Pháp thời của người viết học trung học (Lasan Taberd, Marie Curie, Pétrus Ký ở Sài Gòn, Pellerin và Providence ở Huế, Lyceé Yersin, Couvent des Oiseaux (*) ở Ðà Lạt, Lyceé Pascal Ðà Nẵng…) lúc đó đang học lớp Terminale chuẩn bị thi Bac II (Baccalaureat II) tương đương Tú tài ở trường Việt nay đã gần 50 tuổi. (Sau 1975, chỉ còn trường dạy tiếng Pháp IDECAF ở Sài Gòn, việc học sinh ngữ ở các trường trung và đại học có Tiếng Pháp, tiếng Anh và Nga). Việc sử dụng tiếng Pháp hạn chế dần, nhất là không có cơ hội. Tuy nhiên, có một thực tế là những người Việt từ 70 tuổi trở lên đều có thói quen dùng một số từ tiếng Pháp được Việt hóa. Thậm chí, nếu nói tên tiếng Việt của từ đó sẽ có người không biết.

     

    Bài viết này không có tham vọng nói đủ các từ được dùng từ lâu trong xã hội vì nhiều từ tiếng Việt đã được dùng theo thói quen, có nguồn gốc không chỉ tiếng Pháp mà có cả từ Hán Việt, từ tiếng Anh nhưng chỉ đề cập đến một số được nghe để bạn đọc “Mua vui cũng được một vài trống canh” (Nguyễn Du – Truyện Kiều).

     

    Trong lãnh vực rau quả, dân Ðà Lạt (trên cao nguyên Lang Biang, nơi được bác sĩ Yersin tìm ra, người Việt gọi là cao nguyên Lâm Viên) quen dùng từ la ghim (legumes) để chỉ chung các loại rau. Sú hoặc bắp sú (choux), rốt hoặc cà rốt (carottes), sú lơ (choux en fleur), ba rô (poireau). Sau 1975, bắp sú được gọi thành bắp cải.

     

    Trong lãnh vực giao thông, có từ nhà ga (xe lửa – gare), người lãnh đạo cao nhất của nhà ga là xếp ga (chef de gare). Từ chef này dùng rộng rãi để chỉ cấp trên (“xếp của tôi”). Nói về hàng hóa sản xuất trong ngoài nước, người ta không dùng các từ “nhập cảng” hay “nội địa” mà ưa dùng từ hàng rin (origine) hay hàng lô (local).

    Thời VNCH, nhất là thời TT. Ngô Ðình Diệm, các bộ phận của xe đạp dùng tiếng Pháp được Việt hóa khá nhiều. Tay lái gọi là ghi đông (guidon), bộ truyền động gồm sên (chaines), nhông, đĩa, líp (rollipe) bây giờ gọi là xích, líp, đĩa. Ghế nhỏ phía sau yên chở hàng gọi là bọt ba ga (porte de bagages). Căm xe hồi đó gọi là ray dông (rayon), chắn bùn, chắn sên đều gọi là gạc đờ bu (garde de boue), gạc đờ sên (garde de chaine), bàn đạp thì gọi là bê đanh (pédale), thắng/ phanh xe (frein). Những từ này bây giờ không còn được nghe ở các tiệm sửa xe đạp như ngày xưa hoặc chỉ còn lại rất ít như vỏ ruột xe còn gọi là xăm lốp (chambre – có lẽ là buồng hơi, chứa khí) là ruột xe và lốp là envelope. Xe máy nổ thì còn dùng từ cạc bu ra tơ (carburateur – tức là bình xăng con hoặc bộ chế hòa khí), xú báp (soupape). Pít tông (piston), xy lanh (cyclin) Từ xú báp này được nói vui khi chỉ một việc làm giảm stress là “xả xú báp”!

     

    Ðiều thú vị là những tay đua xe bây giờ truyền thông vẫn gọi là cua rơ (coureur).

     

    Trong lãnh vực giao thông, từ được Việt hóa từ tiếng Pháp cũng khá nhiều: nhà gaxe ba luaca nô (canoe), ô bo (hors bord), xe ca (car), xe buýt (bus). Thợ cơ khí gọi các cờ lê (clé) là chìa khóa (số 7, 8, 9, 10… ) nhưng tuộc vít thì vẫn dùng từ tiếng Pháp (tourne vis). Tài xế hồi xưa gọi là sốp phơ (chauffeur) nay biến mất hẳn nhưng phụ xe thì còn dùng nhiều, nơi gọi là lơ (controleur – controller (tiếng Anh), cũng có nơi gọi là ét xe, có lẽ bắt nguồn từ động từ tiếng Pháp (aider- giúp đỡ).

    Chuyện Việt hóa từ tiếng ngoại quốc khiến tôi nhớ lại hồi 1968 ở Sài Gòn, khi ghé tiệm bán đồ điện mua một “con chuột” cho bóng đèn néon, anh chủ không hiểu nói là ở đây chỉ bán đồ điện chứ không bán thú vật! Tôi trả lời lại là tôi mua chuột cho néon, anh ta biểu tôi tìm và chỉ cho anh thứ cần mua. Tôi tìm và chỉ, anh ngớ người: “Bạn ơi món này ở đây gọi là công đăng xa tơ (condensateur) hay là tắc te (starter)”. Hết biết!

     

    Trước 1975, ngôn ngữ đá banh dùng nhiều, nay chỉ còn lưu lại ít từ, a ri e (arrière – hậu vệ), cọt ne (corner – phạt góc), gôn (goal – tiếng Anh), ọt rơ (hors de jeu – việt vị).

     

    Cao bồi (cow boy), bà xơ (Soeur), phe (frère), xi nê (ciné), ô ten (ô teo – hotel), cà phê (café), ba (bar – snack bar), rượu sâm banh (champagne), rượu uýt ki (whiskey), bánh ba tê sô (paté chaud),  (beurre),  phô mai (fromage), xì tin (style), bi da (billard), xe ba lua (xe tải nặng – poids lourds). Culi (coolie), bít tết (beefsteak), xà bong (savon), bót – bàn chải (bross), bia – lade (biere), ga lăng (galant – nịnh đầm) là những từ dùng phổ biến đến ngày nay.

     Tưởng cũng nên nhắc lại vài hàng về lịch sử đã dẫn đến việc Việt hóa này. Năm 1884, với hòa ước Giáp thân (Patenôtre), người Pháp đặt nền đô hộ trên toàn cõi Việt Nam, trong đó Bắc kỳ và Trung kỳ là xứ bảo hộ, quyền lực của triều đình Huế vẫn còn nhưng dưới sự chỉ huy của Pháp, Nam Kỳ là xứ thuộc địa (protectorat), Pháp cai trị hoàn toàn, coi toàn bộ Nam kỳ như một tỉnh của mình. Ðó là lý do vì sao Sài Gòn và Nam kỳ có nhiều người lấy quốc tịch Pháp và lý do vì sao nhiều từ tiếng Pháp được Việt hóa như đã bàn trên đây.

    Sẽ là thiếu sót nếu nói chuyện chữ nghĩa, ngôn ngữ (nói và viết) mà không nhắc lại kỷ niệm một thời không mấy vui mà chắc chắn thế hệ 7x, 8x đến sau này, nếu nghe kể lại sẽ gọi là “chuyện hoang đường”. Chuyện là sau 1975, phong trào “Thực hiện trong sáng Việt ngữ” được phát động rầm rộ trên cả nước, từ Hán Việt được thay bằng từ thuần Việt. Rất nhiều từ, cụm từ được thay mới hoàn toàn lạ lẫm đối với dân miền Nam mà người viết không tiện viết ra, để độc giả tự tìm hiểu sẽ thú vị hơn. Bên cạnh đó, không hiểu sao có thêm một số từ mới được nghe ở các chợ trời ví dụ đồng hồ không người lái để chỉ đồng hồ automatic, cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc để chỉ cà phê phin (café filtre).

     Qua thời gian, những từ nói trên tự động biến mất vì không thể áp đặt những tư tưởng bất cận nhân tình, những từ ngữ đã ăn sâu vào cuộc sống lên nhân dân vốn quen hưởng không khí phóng khoáng tự do nhờ hấp thụ văn hóa Ðông – Tây một thời gian dài, không thể đem văn hóa Trường Sơn áp đặt lên người dân mà level văn hóa cao hơn rất nhiều.

     Thập niên 60 thế kỷ trước, chính quyền Ðệ nhị Cộng hòa ở MNVN – có lẽ vì tự ái dân tộc – cũng đã ra sắc lệnh Việt hóa tên các cơ quan, trường học (từ tên ngoại quốc thành tên tiếng Việt). Việc này được hưởng ứng sâu rộng. Do vậy, các “trường Tây” đổi thành tên Việt. Có thể kể, ở Ðà Lạt, Lycée Yersin đổi thành Trung tâm giáo dục Hùng Vương, Domaine de Marie thành Lãnh địa Ðức Bà, ở Ðà Nẵng trường Blaise Pascal thành Trung tâm giáo dục Nguyễn Hiền. Ở Huế, trường Pellerin thành Bình Linh, Providence thành Thiên Hựu...

     Nhạc sĩ Phạm Duy trong bản “Tình ca” (bắt đầu bằng câu “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”) có một câu để đời, như một tiên tri: “Khóc cười theo vận nước nổi trôi”. Ðúng là người Việt “khóc cười theo vận nước nổi trôi” trong suốt dọc dài lịch sử từ thời Hùng Vương cho đến . . . không biết bao giờ! Mà thôi, lịch sử có những lý lẽ riêng của nó kể cả ngôn ngữ, được dùng nhiều sẽ thành phổ thông và xã hội chấp nhận. Không khen, không chê.

    Nguyễn Hoàng Quý

     (*) Trường Jeanne d’Arc ở Huế, Regina Mundi, Regina Pacis Saigon & Domaine de Marie, Couvent des Oiseaux Dalat đều do các soeurs điều hành, có nhiều soeurs dạy ở trường, cũng như có nhiều thầy cô bên ngoài, người Việt lẫn Anh Mỹ Pháp dạy.

     ***

    TẠP CHÍ DÂN VĂN

    DANVAN MAGAZINE

    Email: danvanmagazin@gmail.com

    --------------------

    BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

    (XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

    ---------------------

    LTS: Câu chuyện lịch sử: có lẽ bạn chưa biết?

    Tại miền Nam cũng không được học về cuộc chiến tranh này, bài viết thật hữu ích cho ai còn quan tâm đến Lịch Sử nước nhà, xin được gởi đến bạn đọc bốn phương.

    Germany 01.11.2022 – 13.5.2023

    -       Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,

    -       Chủ Nhiệm TCDV.

    LÝ TRUNG TÍN

    -------------------------

     "Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Hoa vào Việt Nam là cuộc xâm lược nào?

     Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Hoa? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?

    Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sỹ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung.

    Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy Thái Hậu của Mãn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, còn người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Hoa là… thực dân Pháp.

    Tại sao hầu hết những người am tường sách vở ở Việt Nam mà tôi có dịp được hỏi lại hoàn toàn không nhớ gì về cuộc xâm lược trong thế kỷ 19 này của Trung Hoa?

    Vì nó hoàn toàn bị xoá khỏi lịch sử. Nó không được dạy trong chương trình sử ở cả bậc đại học lẫn trung học.

    Cuối thế kỷ 19, Việt Nam đối diện với hai siêu cường, Pháp và Mãn Thanh, một bên đến từ phương Tây, mang theo nền văn minh của chủ nghĩa tư bản, một bên là thiên triều ngàn năm vẫn đang chìm đắm trong ảo giác mình là trung tâm của thế giới.

    Ngay sau khi Pháp lấy Nam Kỳ, Mãn Thanh cũng lập kế hoạch đánh chiếm miền Bắc.

     Mãn Thanh quyết tâm đánh chiếm Bắc Kỳ vì Việt Nam đã suy yếu, và nhằm bảo vệ mô hình thiên triều - chư hầu ngàn năm. Pháp thì quyết lấy nốt phần còn lại. Hai bên tất yếu bước vào một cuộc đụng đầu lịch sử, dần dần đi đến chỗ đánh nhau ác liệt ngay trên lãnh thổ Việt Nam, qua một loạt trận đánh như Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Tuyên Quang năm 1883.

    Mãn Thanh đã quyết tâm đến mức dốc tổng lực đánh bại Pháp trên đất liền, chiếm toàn bộ vùng trung du phía Bắc, áp sát khu vực đồng bằng sông Hồng. Thủ tướng Pháp phải từ chức. Nhưng quân Pháp lật ngược thế cờ bằng cách mở ra chiến trường trên biển, đánh chiếm đảo Đài Loan và huỷ diệt Bắc Dương hạm đội của Mãn Thanh ở Phúc Châu.

    Mãn Thanh ban đầu thấy chỉ khả thi khi đặt mục tiêu giữ lại vùng Bắc Kỳ, nhưng khi phải ký vào Hiệp ước Thiên Tân 1885, Mãn Thanh buộc chấp nhận mất toàn bộ chư hầu Việt Nam.

    Hiệp ước Thiên Tân 1885 giữa Pháp và Mãn Thanh đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử cho cả Mãn Thanh và Việt Nam.

    Nếu như việc phải nhượng địa Hong Kong cho nước Anh chỉ khiến Mãn Thanh thức tỉnh về khả năng kỹ thuật của phương Tây nhưng vẫn giữ vững niềm tin vào hệ thống thiên triều - chư hầu, thì đến khi mất chư hầu Việt Nam vào tay Pháp, ý thức hệ và cấu trúc thiên triều - chư hầu của họ bị đánh tận gốc rễ.

    Việc Mãn Thanh không thể giữ Việt Nam trong cấu trúc thiên triều - chư hầu đã khiến Nhật Bản, lúc này đã trở thành một cường quốc, quyết định giành lấy một chư hầu khác của Mãn Thanh là Triều Tiên. Mãn Thanh tiếp tục mất Triều Tiên trong cuộc chiến Nhật Thanh 10 năm sau đó.

    Từ đó, việc cấu trúc và ý thức hệ thiên triều - chư hầu bị sụp đổ toàn diện trong thế kỷ 19 trở thành một trong những nội dung chủ yếu của ý niệm “thế kỷ ô nhục” trong chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa hiện đại.

    Còn ở Việt Nam, do cuộc chiến Pháp - Thanh ảnh hưởng quá lớn đến số phận Việt Nam, nên dù xoá cuộc chiến này khỏi sách giáo khoa sử cho học sinh phổ thông, ngày nay, các sử gia ở Hà Nội vẫn phải dạy học sinh về một số điều liên quan đến cuộc chiến ấy: đội quân Cờ Đen của tướng Mãn Thanh là Lưu Vĩnh Phúc và Hiệp ước Thiên Tân 1885.

    Đó là sự kiện không thể không dạy. Quân đội Lưu Vĩnh Phúc của Mãn Thanh đã lập hai chiến công là giết hai chỉ huy của Pháp trong hai trận ở Cầu Giấy, còn Hiệp ước Pháp - Thanh 1885 thì mở ra trang sử mới của Việt Nam.

    Nhưng, nói về Lưu Vĩnh Phúc và Hiệp ước Pháp - Thanh mà lại không nói gì về cuộc chiến tranh quyết định quyền kiểm soát Việt Nam của hai nước Pháp - Thanh này, các sử gia của chúng ta đã cho học sinh phổ thông học một bức tranh lịch sử cận đại theo kiểu… Pháp xâm lược Việt Nam, rồi đột nhiên Mãn Thanh xuất hiện ký một hiệp ước quyết định số phận chúng ta.

    Lưu Vĩnh Phúc vốn là quân Thái Bình Thiên Quốc, bị triều đình Mãn Thanh đánh bại, chạy sang Việt Nam làm thổ phỉ, gây ra vô số tội ác cho dân chúng. Triều đình Huế không thể đánh dẹp, phải nhờ Mãn Thanh đánh giúp. Nhưng khi triều đình Mãn Thanh cử quân đội vào Việt Nam để đụng đầu với Pháp, quân đội triều đình Mãn Thanh đã thâu nạp luôn đội quân thổ phỉ Lưu Vĩnh Phúc, ban cho phẩm hàm triều đình, thay vì tiêu diệt nó.

    Sách giáo khoa sử lớp 7 hiện nay ở Việt Nam dùng khái niệm “quân ta” để gọi Lưu Vĩnh Phúc. Lối giáo dục này bắt đầu từ hơn 70 năm trước, khi sử gia Trần Văn Giàu và Trần Huy Liệu ở Hà Nội bắt đầu xây dựng bức tranh “lịch sử cận đại”. Lưu Vĩnh Phúc có tờ Hịch kêu gọi binh lính của mình đánh Pháp, trong đó, đoạn đầu tiên, ông nói rõ mục đích của cuộc chiến: "Việt Nam là chư hầu của Mãn Thanh, nay Pháp sang chiếm mất chư hầu của ta, ta và Pháp là kẻ thù không đội trời chung".

    Sử gia Trần Văn Giàu làm gì khi trích dẫn bài Hịch này vào bộ sử “Bắc kỳ kháng Pháp”? Ông cắt bỏ đoạn mở đầu thể hiện rõ ý thức hệ và mục đích chiến tranh của họ Lưu đó đi. Nhờ thế, sử gia họ Trần dễ dàng gắn huân chương “tình hữu nghị chiến đấu của hai dân tộc Việt Trung” cho Lưu Vĩnh Phúc.

    Xoá bỏ cuộc xâm lược của Mãn Thanh và cuộc chiến Pháp-Thanh vào thế kỷ 19, các sử gia miền Bắc xây dựng thế kỷ 19 theo mô hình phân đôi: một bên là thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn hèn nhát hàng giặc, một bên là “dân tộc” anh hùng kháng chiến chống ngoại xâm.

    Trên cái nền bức tranh phân đôi con người làm hai tuyến, bên trái là “xâm lược phương Tây” và bên phải là “nhân dân anh hùng”, người ta lần lượt điêu khắc các nhân vật lịch sử sao cho "ăn khớp" với bức tranh ấy: Alexandre de Rhodes dĩ nhiên thuộc bên trái bức tranh, phong trào văn thân (vốn không có ý niệm về lòng ái quốc mà chỉ chống người theo đạo Thiên chúa để bảo vệ hệ thống phong kiến nơi họ có thể tìm thấy vị trí xã hội của mình) được xếp vào bên phải.

    Vẽ bức tranh thế kỷ 19 theo cách ấy, các sử gia của Viện Sử học ở Hà Nội từ thập niên 1950 dễ dàng tiếp tục vẽ bức tranh của giai đoạn tiếp theo như cách chúng ta thấy trong các giáo trình “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” ngày nay: nhân dân tuy anh hùng nhưng không có đường lối đấu tranh đúng đắn, liên tục thất bại cho đến khi Đảng Cộng sản ra đời, mang về Việt Nam vũ khí tối tân là con đường cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân vật trung tâm của bức tranh. Lịch sử quốc gia thế kỷ 20 được đồng nhất với lịch sử Đảng.

    Cách học ấy bắt đầu từ giữa thập niên 1950, đến nay đã kéo dài khoảng 4 thế hệ.

    Trần Trọng Kim, người cha của sử học hiện đại Việt Nam, 1883-1953

    Cuộc chiến Pháp -Thanh và sự thất bại của Việt Nam khi bị kẹt giữa hai siêu cường ấy đã được sử gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, Trần Trọng Kim, phân tích kỹ lưỡng trong “Việt Nam sử lược”, bộ sách giáo khoa lịch sử đầu tiên của nước Việt Nam, xuất bản vào 1919-1920. Cuốn sách này đã bị cấm ở miền Bắc sau 1954 và toàn quốc sau 1975. Nếu chấp nhận phục hồi ký ức về cuộc xâm lược của Mãn Thanh và cuộc chiến Pháp-Thanh thế kỷ 19, chúng ta sẽ phải chấp nhận bức tranh thế kỷ ấy như người cha của nền sử học Việt Nam đã khắc họa một cách khách quan: Đó là thế kỷ mà Việt Nam bị mắc kẹt vào hai gọng kìm Pháp-Thanh, bị giằng xé giữa hai mô hình “chư hầu của thiên triều phương Bắc” và “thuộc địa của thực dân phương Tây”, bị buộc phải lựa chọn giữa hai con đường “Tây phương hoá” hay “tiếp tục nằm trong vòng ảnh hưởng của vùng văn hoá chữ Hán”.

    Điều đó có nghĩa là bức tranh lịch sử từ đầu thế kỷ 20 cũng cần được vẽ lại toàn bộ. Trong bức tranh này, vị trí của các lực lựợng chính trị, các phong trào xã hội, các vấn đề thuộc phạm vi tinh thần như lịch sử tư tưởng, văn hoá, văn học nghệ thuật… cũng sẽ được tái định vị một cách căn bản.

    Năm 1987, sử gia Nhật Bản Tsuboi Yoshiharu xuất bản “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa”, phân tích thế kỷ 19, trọng tâm là thời Tự Đức, như là thời đại Việt Nam mắc kẹt giữa hai siêu cường. Cuốn sách được các học giả Nguyễn Đình Đầu, Bùi Trân Phượng, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính dịch ra tiếng Việt và Trần Văn Giàu là người viết lời giới thiệu. Trần Văn Giàu đã đánh giá cách tiếp cận của Tsuboi là “mới mẻ” mà “quên” mất rằng, cách hiểu ấy về thế kỷ 19 đã ra đời ngay từ đầu thế kỷ 20, trước sử gia Nhật Bản ấy đến bảy thập niên, trong “Việt Nam sử lược”, cuốn sách mà chính các sử gia kiêm chính trị gia ở Hà Nội đã cấm đoán từ thập niên 1950 để độc quyền một cách kể chuyện lịch sử duy nhất.

    Nhận thức về lịch sử (trả lời câu hỏi “chúng ta đến đây từ đâu và như thế nào?”) và lựa chọn chính trị (trả lời câu hỏi “chúng ta làm gì bây giờ?”) chỉ là hai mặt của một tờ giấy. Hiểu theo cách đó, như ta thấy qua câu chuyện phản đối đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes nói trên, những lựa chọn của người Việt Nam hôm nay vẫn chìm đắm trong một màn sương mù của tư duy được định hình từ giữa thế kỷ trước bởi Ban nghiên cứu Văn Sử Địa.

     

    Lãng quên bài học thất bại khi đối diện yêu cầu lịch sử phải lựa chọn giữa Pháp - Thanh với tư cách là hai mô hình, hai thế giới, Việt Nam ngày nay tiếp tục đối diện câu hỏi ấy một lần nữa.

    (Nguồn: Khôi Nguyễn, Đại học Oregon)

     

    Đoàn Văn Tiết.

    (Ghi chú của Tạp Chí Dân Văn: TCDV đã phổ biến, với tựa đề: Về cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược năm 1979)

    TÀI LIỆU LỊCH SỬ:

    Lịch Sử ải Nam Quan, Bí Mật Cầu Sông Chu

    Hoàng Hoa

    2022/10/25

    Lịch Sử ải Nam Quan, Bí Mật Cầu Sông Chu

     

    Lịch Sử ải Nam Quan, Bí Mật Cầu Sông Chu

    --------------------------------------------    

    Bereich mit Anhängen

    Vorschau für YouTube-Video "Lịch Sử ải Nam Quan, Bí Mật Cầu Sông Chu" ansehen

    Lịch Sử ải Nam Quan, Bí Mật Cầu Sông Chu

    Hà Giang 1984 : Những trận đánh đẫm máu mà người Việt ít được biết đến

    Bài viết mở đầu bằng hình ảnh nghĩa trang liệt sĩ ở Hà Giang với ngút ngàn bia mộ trắng giống nhau trên sườn núi. Trung Quốc chỉ cách đó có 35 kilomet. Trong ngôi đền, tượng Hồ Chí Minh ngự trên bàn thờ đầy hoa, những tờ giấy bạc và lon Coca. Một tấm bảng đen ghi tên 4.200 liệt sĩ đã được chôn cất. Về mặt chính thức, hài cốt của khoảng 2.000 người lính Việt vẫn còn nằm rải rác ở biên giới với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên với quy mô nghĩa trang mà hai phần ba vẫn còn bỏ trống, con số thực sự có thể cao hơn.

    Hà Giang là nơi diễn ra những trận đánh đẫm máu năm 1984, trong cuộc chiến mà Việt Nam gọi một cách nhẹ nhàng là « chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc ». Kẻ xâm lăng - chưa bao giờ được gọi đích danh - chính là Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo. Vừa được Hoa Kỳ công nhận, nước láng giềng hùng mạnh ngày 17/02/1979 đã bất ngờ tiến đánh Việt Nam. Bắc Kinh bực tức vì Hà Nội đã ký hiệp ước liên minh với Liên Xô (tháng 11/1978), kẻ thù của Trung Quốc, và lật đổ chế độ Khmer Đỏ tay sai (tháng 1/1979) đã tấn công vào sườn tây nam của Việt Nam. Trong suốt mười năm, quân Trung Quốc quấy nhiễu quân đội Việt Nam dọc theo biên giới và xâm nhập, khiến mỗi bên có khoảng vài chục ngàn người chết - con số vẫn gây tranh cãi.

    Liệu sẽ diễn ra một cuộc chiến tranh mới với Trung Quốc hay không ? Theo Duc Mon, một người dân khoảng 60 tuổi cho rằng sẽ có, nhưng không phải bây giờ. Người em của ông đã thiệt mạng cùng với ba người lính khác lúc mới 20 tuổi, vào tháng 9/1984 khi căn hầm bị oanh kích. Một nhà nghiên cứu muốn giấu tên cho biết : « Những trận đánh năm 1984 ở Hà Giang từ lâu vẫn là điều cấm kỵ, cho đến cách đây hơn chục năm nhiều người Việt vẫn không biết, vì chính quyền làm mọi cách để không "khiêu khích" Trung Quốc ». Dù có những tương đồng về văn hóa, tín ngưỡng, ý thức hệ, tại Việt Nam tâm lý chống Trung Quốc rất cao.

    ***

     TẠP CHÍ DÂN VĂN

    DANVAN MAGAZINE

    Email: danvanmagazin@gmail.com

    ----------------------------------------

    BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

    (XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

      LTS: Bổ báo chủ nhiệm cũng là một thuyền nhân, may mắy được con tàu CAP ANAMUR của Tây Đức vớt trên biển đông hồi 10 giờ 47 phút ngày 01.5.1980. Bổn báo Chủ Nhiệm khi quyết định mua ghe để tổ chức ra đi ngày 26.4.1980 ngay tại Saigon, không hề biết có con tàu CAP ANAMUR do Tiến Sĩ Neudeck lạc quyên tiền của người dân Tây Đức để  thuê mướn và tổ chức  đưa con tàu CAP  ANAMUR từ hải cảng Hamburg chạy ra biển Đông vớt người vượt biển, tổng cộng các chuyến ra khơi, Cap Anamur đã vớt được 226 ghe, 11300 người. Bổn báo có kể lại thật chi tiết trong đoản văn “Câu chuyện vượt biển từ Thủ Đô Saigon”, có bản dịch tiếng Anh kèm theo.

    Theo các điều luật của Quốc Hội Đức, tất cả các thuyền nhân dưới 18 tuổi đều được bảo lãnh gia đình từ Việt Nam sang đoàn tụ trên nước CHLB Đức, và chúng ta biết rằng lúc này nước Đức vẫn chia hai, phần Đông Đức thuộc chủ nghiã cộng sản do Liên Bang Sô Viết quản trị, gọi là Cộng Hoà Dân Chủ Đức (OST GERMANY), phần Tây Đức do các nước Mỹ, Anh và Pháp giám sát, gọi là Cộng Hoà Liên Bang Đức (WEST GERMANY). Thủ Đô Berlin của nước Đức cũng được chia làm hai, một nửa là đông Berlin, một nửa là Tây Berlin. Đó là kết quả thua trận đệ nhị thế chiến do Hitler phát động.

    Từ Tây Đức muốn đi đến Tây Berlin bằng đường bộ, phải chạy băng qua phần đất Đông Đức, trên đường đi thuộc phần đông Đức không được ngừng, không có chỗ nghỉ ngơi như bây giờ.

    Bổn báo chủ nhiệm lúc đến Tây Đức định cư, còn trẻ, không hề sợ hãi, đã nhiều lần đi từ TP Hamburg chạy trên Xa Lộ 24, đi thẳng một lèo đến phần Tây Berlin, không được phép ngừng nghỉ dọc đường. Khi đến địa phận Berlin, ngừng xe, trình Pass tị nạn, được phép chạy vào phần đất Tây Berlin, tha hồ muốn đi đâu trong phần đất Tây Berlin cũng được. Điều quan trọng nhất, qua phần Đông Berlin phải cẩn trọng tối đa, coi chừng mấy ông người Việt đi hợp tác lao động tại Đông Đức cướp Pass tị nạn để họ xài, tìm cách trốn qua Tây Đức.

    Nếu có thì giờ, bổn báo sẽ viết lại thời gian đến định cư tại Tây Đức (West  Germany) từ ngày 10.7.1980, chứng kiến vụ bức tường ô nhục Berlin sụp đổ, việc thống nhất nước Đức theo thể chế tự do dân chủ, không phải đổ một gịot máu nào...

    Bổn báo chủ nhiệm đã gặp một người Việt Hà Nội tại Tây Berlin, anh là người “nhảy tường” sang phần đất Tây Berlin xin tị nạn cộng sản đầu tiên và duy nhất, cuộc sống của anh tại Tây Berlin cũng nhiều truân chuyên, tên anh là PHAN PHÚC VINH, con trai của một Đại Tá QĐND, được cộng sản Hà Nội cho đi du học tại Đông Đức (CHDC Đức.)

    Germany, 20.5.2023.

    Chủ Nhiệm TCDV.

    LÝ TRUNG TÍN

    ------------------------ 

     130 Người Việt vượt biển bị VC thảm sát trên đảo Trường Sa

     Nguyễn Nhân Chứng

     Câu chuyện sau đây được viết ra để tưởng niệm hơn 130 đồng bào trên “ghe ông Cộ” trên đường vượt biển tìm tự do đã bị Việt cộng tàn sát dã man vào tháng Tư năm 1979 ở đảo Trường Sa, và cũng để gửi đến các con yêu quý của ba: Chí Dũng, Đông Nghi, Tì Tì.

    —————-

     Số phận của ghe vượt biên đi tìm đời sống tự do, dân chủ, hạnh phúc, ấm no. 130 đồng bào vượt biển tìm tự do trên một con thuyền xuất phát từ thành phố Nha Trang đã chết dưới họng súng của “Quân Đội Hải Quân Nhân Dân Việt Nam ANH HÙNG”.

     Tác giả câu chuyện này xin được viết ra đây câu chuyện của 28 năm về trước, như một nén hương lòng thắp muộn để tưởng nhớ đến hơn 130 đồng bào trên “ghe ông Cộ” những người bạn đồng hành của tác giả đã bất hạnh gục ngã trước những họng súng oan nghiệt của những tên Việt cộng cuồng sát. Những người còn may mắn sống sót sau cuộc thảm sát trên, nếu có dịp được đọc những dòng chữ này xin hãy cùng nhau dành một phút để cầu nguyện cho những bạn đồng hành xấu số của chúng ta. Những kẻ theo cộng sản là những kẻ cuồng tín, cuồng sát. Cho nên chúng mới xả súng bắn những người chạy đi, dù là đàn bà hay con trẻ, trong tay không tấc sắt. Dù chúng đổi tên, thay áo bộ đội, vất nón cối, bỏ dép râu....

    Nguyễn Nhân Chứng.

    ——————-

    Chúa ơi cứu con với!


    Tiếng thét đau thương, hãi hùng của người phụ nữ nằm sát cạnh tôi, cùng lúc với một dòng nước ấm văng vào mặt đã khiến cho tôi phải lấy tay vuốt mặt mình và bàng hoàng nhận ra toàn là máu, máu nóng đã ập vào mặt tôi từ người phụ nữ bên cạnh. Tôi ngẩng cao đầu lên một chút để nhìn sang bên cạnh, người phụ nữ đang oằn oại với vết thương một bên đùi vỡ toác do đạn xuyên phá, máu tuôn xối xả. Tôi xót xa nhìn người phụ nữ đang lăn lộn vì đau đớn, nhưng cũng đành bất lực không cứu giúp gì được, vì ngay bản thân tôi cũng đang nằm bẹp dí xuống sàn tàu để tránh đạn.

    Đạn vẫn tiếp tục nổ, tiếng rên xiết, la hét, kêu gào, của những người bị trúng đạn quyện vào nhau tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn đến rợn người, âm thanh giữa biên giới của sự sống và cái chết chỉ diễn ra trong một cái nháy mắt, mới còn nghe rên la đó.... một loạt đạn tiếp theo đã ghim chặt vào thân người, lập tức tiếng rên la im bặt, một con người đã vĩnh viễn ra đi, những người khác tiếp tục rên la, chờ đợi loạt đạn tiếp theo cướp lấy mạng sống của mình. Tôi tự nhủ thầm, muốn sống còn phải rời bỏ con tàu ngay lập tức. Tôi vùng dậy, và nhận ra con tàu đang chìm dần từ phía sau của thân tàu, phía trước của con tàu đã bị đạn pháo bắn gãy, đang chổng lên trời. Trước mặt tôi, chung quanh tôi, máu thịt văng tung tóe, thây người nằm la liệt, một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng chứng kiến. Thần kinh tôi tê cứng vì sợ hãi khiến tôi muốn khụy xuống, nhưng bản năng sống còn của con người trong tôi bừng sống dậy, tôi lao mình ra khỏi con tàu phóng xuống biển vừa lúc một cơn sóng biển chụp tới cuốn tôi rời xa con tàu.

    Thật là may mắn, tôi vừa rời xa con tàu thì dường như cùng một lúc, một trái đạn pháo kích rớt chính xác ngay giữa con tàu khiến con tàu gãy đôi và chìm xuống biển, mang theo toàn bộ số người có mặt trên tàu lên tới trên 130 người.

    Trên mặt biển bây giờ đã không còn thấy bóng dáng con tàu đâu nữa, thay vào đó là những vật dụng bể nát của con tàu, những tấm ván bể nổi trôi lềnh bềnh trên sóng nước. Xác người chết! xác người chết trôi nổi quanh tôi, phụ nữ, đàn ông, con nít, già có, trẻ có. Tất cả, không một ai còn được toàn vẹn thân thể, không một ai còn sống cả... Có lẽ tôi là người sống sót duy nhất còn lại của con tàu, ngoài tôi ra thì chỉ còn lại toàn rặt là xác của người chết. Máu, là máu, từng vệt loang dài chảy ra từ vết thương của những xác chết, theo dòng nước trôi quanh tôi. Thủy triều đang lên, tôi rùng mình nghĩ đến đàn cá mập đói đang lẩn quẩn quanh đây chờ thủy triều lên cao sẽ theo mùi máu mà kéo đến, thì cho dù tôi có còn sống thì vẫn phải làm mồi cho đàn cá mập như những xác chết kia mà thôi! Tôi vươn tay cố gắng chụp lấy một mảnh ván để bám vào, tôi bám chặt vào mảnh ván, nhắm mắt lại cầu nguyện, dọn mình chờ chết, và trong cái khoảnh khắc tuyệt vọng đó tôi đã nghĩ đến gia đình, nghĩ đến những người thân thương ruột thịt, đã không biết được rằng tôi đã bỏ thây giữa biển cả và làm mồi cho cá mập. Vĩnh biệt tất cả. 

    ……………………………o0o……………………….


    Câu chuyện bắt đầu: Chuẩn bị ra đi tìm tự do, dân chủ, hạnh phúc, ấm no
    3 giờ sáng thành phố Nha Trang vẫn còn chìm trong giấc ngủ, hàng trụ điện bên đường Nguyễn Thái Học tỏa ánh sáng mờ mờ, soi bóng tôi trên đường. Vai mang cái phao (loại ruột xe hơi được bơm căng lên) giả làm dân đi tắm biển sớm (đối với người dân Nha Trang thì việc có người đi tắm biển vào lúc 3- 4 giờ sáng là chuyện thường) tôi rảo bước thật nhanh hướng về phía biển cho kịp giờ hẹn. Xuống tới bãi cát, tôi đưa mắt nhìn quanh dò xét địa thế, bãi biển vắng lặng không một bóng người, tôi yên tâm cởi bỏ áo ra chỉ mặc chiếc quần cụt, giả vờ làm vài động tác thể dục trước khi bước xuống nước. Từ xa, về phía biển có ánh sáng mù mờ của một chiếc thuyền câu đang tiến vào bờ, tôi lại đảo mắt nhìn quanh kiểm soát lần cuối trước khi rời bãi cát. Bước xuống nước, tôi nhoài người bơi nhanh về hướng chiếc thuyền câu, trả lời đúng mật mã, một bàn tay vươn ra kéo tôi lên chiếc thuyền. Thuyền lướt nhẹ trên mặt biển hướng về “Hòn Tre” cá nhân tôi thì phải nằm sát xuống khoang thuyền không được ngồi dậy cho đến khi tới chỗ ẩn nấp ngoài đảo Hòn Tre.

     Hòn Tre là một hòn đảo lớn, nằm cách bờ biển và hải cảng Nha Trang khoảng chừng 6 cây số, cư dân trên đảo này rất ít chỉ chừng vài chục gia đình, hầu hết đều sinh sống bằng nghề chài lưới. Nơi đây cũng là nơi ẩn nấp của các tàu thuyền và ngư dân mỗi khi gặp gió bão. Con thuyền chạy được chừng hơn tiếng đồng hồ thì tới một cửa động nằm khuất sâu vào phía trong trên đảo Hòn Tre, rất khó mà tìm thấy nếu không quen thuộc được địa hình nơi đây. Từ phía ngoài nhìn vào, tôi chỉ nhìn thấy một màu tối đen, bằng ánh sáng của cái đèn (pin) do người ngồi trước mũi soi sáng, chiếc thuyền câu từ từ lướt nhẹ vào động. Tôi được bỏ xuống đây để ẩn trốn chờ đêm đến sẽ ra “tàu lớn”. Một tốp 5 người đàn ông chạy ra đón tôi, ai nấy đều trần như nhộng, không mặc một thứ gì trên người (sau này thì tôi cũng như họ vì không khí trong động rất oi bức khó chịu) họ là những người đã đến trước tôi từ đêm hôm trước, cũng chờ để ra tàu lớn. Trời đã sáng tỏ, nhưng từ phía bên trong động, chúng tôi nhìn ra bên ngoài cũng chỉ nhìn thấy được một vệt ánh sáng rất mờ, yếu ớt chiếu sáng vào trong động. Lúc này trong động chúng tôi cũng đã lờ mờ nhìn thấy được nhau, thật là một cảnh tượng sống động có một không hai mà trong cuộc đời của tôi đã được tận mắt nhìn thấy, 5 ông Adam của thời kỳ hồng hoang, ăn lông ở lỗ, trên người không một mảnh vải che thân, đang đứng giữa một thạch động thiên nhiên thì thào to nhỏ với nhau, vì cứ sợ bên ngoài nghe được. Nhưng thật ra thì có hét to lên cũng chẳng có ai người ta nghe thấy. Không khí trong động đã bắt đầu oi bức dần lên, tôi cũng phải lột bỏ cái quần cụt mang trên người để trở thành người tiền sử như những người khác. Qua câu chuyện, tôi được biết nơi đây là nơi cất giấu dầu chạy máy dùng cho chuyến vượt biển, mỗi ngày một ít số dầu tồn trữ được tăng dần lên theo với thời gian, và đây là giai đoạn chót cho nên 5 người họ đã ở lại luôn trong thạch động, chờ tối nay thì sẽ chuyển sang tàu lớn. Tôi được chia cho một ít cơm với muối mè đã được vắt cục lại với nhau để đỡ đói chờ đêm đến ra tàu lớn, nằm ngả lưng trên mặt đá lởm chởm, tôi liên tưởng đến chuyến vượt biển đêm nay và cầu nguyện ơn trên cho mọi việc được thông suốt, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến tương lai không biết rồi sẽ đi về đâu, tôi bồi hồi tấc dạ. Đêm đến, ánh đèn pin từ cửa động chiếu ánh sáng vào, cùng với tiếng người nói chuyện với nhau. Rõ ràng là không phải những người trong ban tổ chức, mọi người nín thở chờ đợi, mọi người đều nằm ép sát mình xuống mặt đá, không dám cử động mạnh, cũng may là từ phía ngoài nhìn vào thì chỉ thấy một màu tối đen, nên chúng tôi đã không bị phát giác. Thời gian chờ đợi tưởng chừng như vô tận, sau cùng thì nhóm người đó cũng bỏ đi, chúng tôi thở ra nhẹ nhõm. Một anh trong nhóm chúng tôi cho biết, đó là những người đi “soi mực” ban đêm và anh đoan chắc rằng họ chỉ vô tình đi lạc vào đây mà thôi. Vào khoảng giữa đêm thì chiếc thuyền câu liên lạc đã trở lại thông báo cho biết là: tối nay không thể khởi hành được vì có sự trục trặc do lý do an ninh. Mọi người lộ vẻ thất vọng, nhưng cũng đành phải nhận lấy phần lương thực cho ngày mai và tiếp tục chờ đợi. Thời gian chờ đợi trong thạch động dường như dài vô tận, chúng tôi chỉ có việc ăn xong rồi nằm hoặc đi lại cho giãn gân cốt, trò chuyện thì hạn chế tối đa vì lo sợ bị phát giác. Một ngày một đêm đã trôi qua, mọi người nôn nóng chờ tin từ con thuyền liên lạc, bóng đêm lại phủ đầy bên ngoài cửa động, con thuyền liên lạc đã trở lại và tiếp tục báo tin buồn vẫn chưa thể khởi hành được, chúng tôi nóng ruột thấy rõ, người đưa tin thì chỉ làm nhiệm vụ đưa tin và chuyển lương thực cho chúng tôi xong thì rút lui. Đêm thứ ba, bóng con thuyền đưa tin đã trở lại, lần này có vẻ hối hả hơn hai đêm trước, theo sau nó là ba chiếc thuyền câu khác nối đuôi nhau tiến vào thạch động, tôi đoán là giờ khởi hành đã tới. Quả đúng như tôi dự đoán, chúng tôi được lịnh “bốc” toàn bộ số dầu chạy máy lên bốn chiếc thuyền câu cùng với mọi người rời thạch động ra tàu lớn. Giây phút quan trọng đã đến, chúng tôi lần lượt chuyển hết số dầu lên thuyền, còn chúng tôi thì nằm sát xuống thuyền bên trên được phủ một tấm nylon để che kín. Bốn chiếc thuyền câu theo hàng dọc lặng lẽ rời thạch động hướng về tàu lớn. Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi đã cập được sát tàu lớn đang bỏ neo chờ chúng tôi.

    “Tàu lớn” là một chiếc ghe đi biển của ngư dân, dài khoảng 15 thước, rộng chừng 3 thước, mà dân trong nghề đi biển gọi là “3 lốc đầu bạc”, dầu được chuyển cấp tốc và nhanh chóng lên tàu lớn, chúng tôi cũng đã lần lượt leo lên tàu lớn. Tàu nhổ neo, chạy ở vận tốc bình thường như là một chiếc tàu đánh cá bình thường khác đang hoạt động quanh đó. Tôi leo lên mui tàu tìm chỗ ngồi, tôi đã giật mình kinh ngạc khi nhìn thấy toàn bộ số người có mặt trên tàu. Đông quá! Chỗ nào cũng có người ngồi chen chúc, nhưng rồi tôi cũng không lấy làm quan tâm cho lắm, miễn sao con tàu cứ tiếp tục hướng mũi ra khơi hướng về Philippines. “Tháng ba bà già đi biển” câu thành ngữ của những người hành nghề đánh cá, rất đúng trong trường hợp của chuyến vượt biển đêm nay. Mặt biển phẳng như gương, bầu trời trong vắt với muôn vì sao lấp lánh. Sau khi đã bỏ xa khu vực đánh cá trong vùng, con tàu mở hết tốc lực hướng mũi ra khơi. Mặt trời đã ló dạng từ phía chân trời, trời đã dần sáng tỏ, từ trên mui tàu tôi có dịp quan sát rõ hơn toàn bộ khung cảnh trên tàu, điều khủng khiếp đập vào mắt tôi đầu tiên là mặt nước biển chỉ cách bẹ tàu có chừng non 1 thước, chứng tỏ con tàu đang bị khẳm vì chở quá nặng, con tàu như đang oằn mình trườn tới phía trước với sức nặng vượt quá mức cho phép. Trên khoang tàu la liệt là người, trước mũi, sau khoang, chỗ nào cũng có người. Nắng đã lên cao, tuy mới sáng sớm nhưng nắng giữa đại dương đã mang lại cái nóng khó chịu trong người rồi, vài người đã cởi áo ra cũng như tận dụng hết tất cả những gì khả dĩ có thể che nắng được để tránh cái nắng đã bắt đầu gay gắt. Chỗ duy nhất có thể tránh nắng được là cabin tàu đã được dành riêng cho gia đình chủ tàu, các hầm tàu bình thường dùng để làm nơi chứa cá sau khi thu hoạch được, đã được gỡ bốc nắp hầm đi dùng làm nơi tránh nắng, nhưng có lẽ dưới hầm tàu không khí quá ngột ngạt oi bức nên cứ chốc chốc lại có người trồi lên để hứng lấy khoảng không khí trống trải trên tàu, có người leo lên khỏi miệng hầm thì cũng có người lại chui xuống dưới hầm tàu, cái quy trình “cắc cớ” này cứ thế mà tiếp diễn trong suốt cuộc di hành. Vài tiếng khóc của trẻ em đã nổi lên vì khát nước, chủ tàu ra lịnh cung cấp nước uống cho mọi người, người lớn thì được ba nắp “ bi đong “, con nít được gấp đôi trong ngày đầu tiên, cứ cách khoảng chừng 1 giờ đồng hồ thì lại cấp tiếp cho con nít, người lớn thì phải chịu nhịn lâu hơn. Vì ngồi trên mui cabin nên tôi đã nói chuyện được với gia đình chủ tàu, theo như họ cho biết thì chuyến đi đã bị gặp khó khăn do địa điểm bị tiết lộ ra bên ngoài bởi những người chung vàng cho chuyến đi, do đó thân nhân của những người này đã “canh me” rất sát chuyến đi. Đó cũng là lý do khiến chúng tôi phải chờ đợi trong thạch động hết hai ngày đêm, đêm thứ ba chủ tàu quyết định phải ra đi bằng mọi giá trước khi việc đổ bể. Tàu cập sát bờ biển nơi “kho gạo” để bốc người, số người dự trù chính thức là gần 60 người. Không ngờ, khi tàu cập vào bờ thì người ở mọi ngõ ngách túa ra leo lên tàu, và vì không muốn bị lộ nên chủ tàu đành phải chở hết số khách không có trong danh sách, sau khi kiểm soát lại thì được biết là con số người đã lên đến hơn 130 người.

    Trời đã vào chiều, gió thổi lạnh, một đàn cá heo “dolphin” bơi cập theo hông tàu trông rất đẹp mắt, mặt trời đỏ ối đang từ từ lặn xuống chân trời, bóng tối bắt đầu phủ xuống, con trăng thượng tuần treo lơ lửng trên đầu, bóng con tàu trông thật cô đơn giữa biển cả mênh mông, con người đã trở nên vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên, đâu đó văng vẳng tiếng cầu nguyện, lúc đầu nhỏ, sau to dần lên, và không hẹn hầu như mọi người trên tàu đều cầu nguyện theo tôn giáo mình. Biển hoàn toàn vắng lặng, không có bóng một con tàu nào qua lại, không gian là một màu đen che phủ đến lạnh người, con tàu vẫn lầm lũi lướt tới, tôi được anh tài công người của chủ tàu đưa cho một “ tấm bạt ” loang đầy dầu mỡ để che lạnh, tôi cùng vài người khác quây quần phía bên trong tấm bạt cho bớt lạnh. Một ngày một đêm đã trôi qua trong an bình, mọi người thầm cảm tạ ơn trên đã che chở cho con tàu. Ngày thứ hai, nắng dường như gay gắt hơn, nắng như đổ lửa xuống những tấm thân đã rộp lên vì bị phỏng nắng, tiếng con nít khóc vang trời. Nước! Nước đã trở thành một thứ quan yếu bậc nhất trên tàu, chủ tàu đã cử bốn thanh niên lực lưỡng đứng canh gác khu vực để nước. con nít được ưu tiên tăng lượng nước uống lên từ 6 nắp lên 8 nắp, nhưng người lớn thì bị giảm xuống chỉ còn có một nắp mà thôi.
    Ngày qua đi, đêm lại xuống, tiếng kinh cầu lại vang lên, thỉnh thoảng lại có tiếng nôn oẹ vang lên, đoàn lữ hành nằm dã dượi trân mình hứng chịu khí hậu lạnh lẽo của đại dương về đêm. Ngày hứng chịu cái nắng khủng khiếp, đêm về lại phải đón nhận cái lạnh, chỉ mới có hai ngày mà những con người khốn khổ đã teo hóp lại, sức đề kháng dường như đã không còn nữa. Ngày thứ hai cũng trôi qua bình an, nhưng đoàn người thì đã hoàn toàn đuối sức, ai nằm chỗ đó, phó mặc cho con tàu muốn đưa mình đi tới đâu thì đi. Trưa ngày thứ ba thì sóng gió đã nổi lên, mặt biển đã không còn phẳng lặng nữa, gió đã nổi lên kéo mạnh từng cơn, bầu trời vần vũ, mây đen kéo về đen kịt, từ xa từng ngọn sóng bạc đầu đang kéo tới. Sóng to, gió mạnh, khiến con tàu chao đảo liên tục, từng cơn sóng cao vời bốc con tàu lên cao, nhìn xuống dưới là một hố sâu thẳm đến rợn người. Tôi cùng những người khác trên mui phải leo xuống khoang tàu, vì quá nguy hiểm nếu cứ tiếp tục ở lại trên mui tàu. Đang ở giữa trưa mà tôi cứ ngỡ rằng là đang lúc chiều tối vì bầu trời tối đen, chủ tàu trấn an mọi người rằng: ”Đây là chuyện thường thôi, chỉ là “gió Nam”, gió Nam thì mấy người làm nghề biển coi như cơm bữa.” Hư thật ra sao không biết, nhưng mọi người đã quá hoảng sợ và trở nên nhốn nháo, khiến con tàu đã bị sóng nhồi chao đảo lại thêm tròng trành như muốn lật úp. Chủ tàu phải hét lớn ra lịnh, không được nhốn nháo, nếu không muốn tàu bị lật thì ai ở đâu ngồi đó. Con tàu chuyển mình kêu răng rắc như muốn vỡ ra từng mảnh nhỏ, khiến mọi người đang lúc hoảng sợ càng thêm hoảng sợ, tiếng than khóc, tiếng gọi nhau vang lên thảm thiết, người ta dồn cục vào với nhau như để tìm sự che chở cho nhau. Mưa đã bắt đầu trút xuống, ngày càng nặng hột hơn, mưa giăng trắng xóa cả một khoảng không gian rộng lớn giữa đại dương, con tàu vẫn trồi lên hụp xuống tưởng chừng như muốn hất văng những thuyền nhân xuống biển. Con tàu đã phải chuyển hướng, không thể nào đi theo hướng đã định mà phải cập theo sóng để tránh cho tàu khỏi bị lật úp, người tài công chính của tàu, người nắm giữ sinh mạng của hơn 130 thuyền nhân, giờ đây đang gồng mình ôm chặt bánh lái với sự giúp sức của hai người khác để giữ cho con tàu khỏi bị lật, giữ cho con tàu khỏi bị lật đã là một việc vô cùng khó khăn lắm rồi, việc nhận rõ phương hướng đã không còn được đặt ra nữa. Con tàu đã thật sự lạc mất phương hướng, mặc cho sóng gió đưa đẩy, mọi người chỉ còn biết cầu nguyện và phó mặc số mệnh vào sự may rủi mà thôi. Cơn bão vẫn tiếp tục quần thảo từ trưa đến tối, nhồi con thuyền xoay vòng giữa cơn bão dữ, những người trên tàu giờ đây đa số đã phải chui vào hầm tàu để tránh khỏi bị hất văng xuống biển. Đến tối thì cơn bão chấm dứt, mọi người ngoi ngóp bò dậy, may mắn thay suốt cơn bão dữ mọi người vẫn được bình an dù đã phải trải qua một ngày kinh hoàng khiến ai nấy không còn lòng dạ nào nghĩ đến việc tiếp tục di hành thêm nữa. Có ánh đèn! Có ánh đèn! Một người la to, rồi nhiều người khác cùng la, cứ tưởng như là mơ. Nhưng quả thật, từ hướng bên phải của con tàu có ánh đèn leo lét khi ẩn khi hiện do sự trồi lên hụp xuống của con tàu. Tài công hướng mũi con tàu chạy thẳng vào nơi có ánh đèn, trông thì gần, nhưng thật ra thì tàu phải chạy gần hai giờ đồng hồ mới đến được. Càng đến gần thì mọi người nhận ra đó là một hòn đảo, đảo nhưng có ánh đèn, nghĩa là có người sinh sống trên đảo. Mọi người mừng rỡ quỳ tạ ơn trên đã dẫn dắt con tàu đến nơi bình an. Con tàu đang ngon trớn, bỗng nghe đánh... ầm một tiếng lớn, tiếng máy tàu gầm rú liên hồi, anh tài công la lớn “Ghe mắc rạng”, anh tài công cố gắng bằng mọi cách để xoay chuyển con tàu nhưng đành bó tay đứng nhìn, nhìn mũi tàu ghếch cao ở phía trước, tôi đoán là con tàu đã “cưỡi” lên đá ngầm rồi. Từng đợt sóng mạnh mẽ đánh vào
    mạn tàu như muốn phá vỡ con tàu ra làm trăm mảnh. Nhìn vào phía trong đảo, thấy không còn xa lắm, từ chỗ con tàu gặp nạn vào đất liền khoảng chừng vài trăm thước. Phải rời tàu đi tìm phương tiện cấp cứu thôi, có người lên tiếng đề nghị. Thế là một số trai tráng khỏang chừng 20 người trong đó có tôi, tình nguyện rời tàu đi vào đảo tìm phương tiện cấp cứu, chúng tôi được quấn dây thừng thật chặt rồi lần theo đó mà vào chỗ nông hơn để đi vào bờ, thật may mắn là vào lúc đó thủy triều đang rút xuống cho nên chúng tôi có thể đi bộ vào đảo được, dưới chân tôi là muôn ngàn những con cầu gai cùng với các loại vỏ nghêu, vỏ ốc, mà tôi đã phải giẫm lên khiến cho lòng đôi bàn chân bị cắt đứt ngang dọc, khiến đau rát buốt óc. Chúng tôi lần mò, nối đuôi nhau tiến vào đảo, đặt chân được lên bãi cát trên đảo, chúng tôi nằm nhoài ra nghỉ lấy sức. Hồi tưởng lại cơn bão vừa qua, tôi vẫn còn hãi hùng và thầm cám ơn ơn trên đã che chở, bằng không có lẽ giờ này chúng tôi đã vùi thây giữa lòng biển cả rồi. Lấy lại được sức, đoàn người tiếp tục bước sâu vào trong đảo, riêng tôi thì còn quá mệt nên cũng chẳng vội vã bước theo họ. Vì lý do đó, cho nên tôi trở thành người cuối cùng ở sau chót của đoàn người. Bất ngờ, hàng loạt đèn pha từ phía trong đảo bật sáng chiếu thẳng vào chúng tôi. Có tiếng hô to... ai đó, đứng lại, vào đây làm gì? Lúc đầu chúng tôi nghe không rõ vì gió biển thổi cùng với tiếng sóng, hơn nữa họ lại nói tiếng Việt phát âm giọng Bắc khiến chúng tôi ngỡ là một thứ tiếng ngoại quốc, có thể là tiếng Phi. Chúng tôi đã vô cùng mừng rỡ vì biết được mình đã tới nơi chốn mà mình muốn. Chúng tôi vừa đưa cả hai tay lên trời, vừa làm dấu cho họ biết rằng chúng tôi đến đây là do thiện chí và cứ thế tiếp tục bước tới. Nhưng càng đến gần thì chúng tôi nhận ra rõ ràng là tiếng Việt chứ không phải là tiếng ngoại quốc. Có tiếng hô qua loa phóng thanh. Tất cả đứng lại... nếu không sẽ bị bắn bỏ. Trời ạ... chúng tôi đã lạc vào đảo của Việt Nam rồi! Chúng tôi lập tức đứng lại, hai tay vẫn đưa thẳng khỏi đầu, chúng tôi hội ý với nhau là: để qua mặt được họ, chúng tôi phải nói rằng tàu vượt biên do nhà nước tổ chức ra đi. Khi nói như vậy, chúng tôi ngầm hai ngụ ý: Thứ nhất, khi biết là chúng tôi ra đi do nhà nước tổ chức thì họ sẽ tìm phương tiện giúp chúng tôi. Thứ hai, nếu không giúp được gì thì họ cũng sẽ không làm khó dễ chúng tôi, trường hợp tệ lắm là họ sẽ bắt trở về đất liền để đi tù, trong trường hợp này thì mọi người sẽ an toàn hơn cả. Giọng nói kia tiếp tục vang lên: Tất cả đứng yên tại chỗ đợi lịnh......Thời gian lặng lẽ trôi qua trong ngột ngạt. Khoảng chừng hơn 10 phút, thì đột nhiên từ phía bờ cát một loạt lửa da cam tóe lên cùng lúc với những tràng súng liên thanh nổ rền trời, tôi giật mình ngó về phía đoàn người. Tôi như bị hoa mắt vì thấy máu từ các thây người phun ra khắp nơi, thây người đổ ập xuống, tiếng rên la thảm thiết vang lên như muốn xé tan màn đêm. Việt cộng giết người... nghĩ thế xong là tôi vội vàng bò hết tốc lực để tránh ra xa khỏi đoàn người và đứng lên vùng chạy về phía biển, vài người khác trong đoàn người cũng cố gắng mang thương tích vùng chạy ngược trở ra biển, một số chỉ chạy được nửa chừng rồi thì ngã xuống nằm lại luôn. Bằng tất cả sức lực còn lại trong người, tôi chạy thẳng và nhào người ra biển, giẫm lên cầu gai, vỏ nghêu, vỏ ốc mà chạy càng xa, càng tốt, trong tôi bây giờ không còn có cảm giác đau đớn do bị cầu gai đâm thủng chân nữa, tôi hoàn toàn ở trong trạng thái vô cảm. Sau cùng thì tôi cùng vài người khác cũng đã chạy ra được nơi con tàu mắc cạn. Mọi diễn biến trên đảo đã được chúng tôi tường thuật lại, thực ra thì mọi người đã nghe được tiếng súng nổ tuy không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng cũng phần nào đoán ra được là đã có chuyện không lành. Khi nghe chúng tôi báo cáo lại mọi chuyện, mọi người đã vô cùng hoảng sợ. Tất cả đàn ông, trai tráng trên tàu, đều được huy động xuống để đẩy con tàu ra khỏi vùng đá ngầm. Trời đã phụ lòng người! Sức của con người làm sao chống chọi lại với sức mạnh của thiên nhiên, chúng tôi cố đẩy được con tàu xê dịch đi một chút, thì lập tức các ngọn sóng lại đánh đẩy con tàu trở về vị trí cũ. Đang lúc tất cả đang cố gắng đẩy con tàu thì súng lại nổ vang rền, đạn bay như rải về phía con tàu. Có tiếng thét kinh hãi... có người trúng đạn... có người trúng đạn, tiếp theo là những tiếng khóc, tiếng kêu gào, khung cảnh rối loạn cả lên, mạnh ai người đó chạy tìm chỗ nấp, nhưng nấp vào đâu bây giờ, giữa trời nước bao la và con tàu khốn khổ đang phải hứng chịu những vết đạn từ những con người tàn bạo? Súng đã thôi nổ liên hồi, nhưng vẫn tiếp tục nổ cầm chừng, và thỉnh thoảng lại có người gào lên kêu cứu khi thân nhân mình trúng đạn. Phải ở vào hoàn cảnh trên thì mới có thể cảm nhận được hết cái không khí dã man, tàn bạo, đầy khủng bố mà không thể có ngòi bút nào lột tả được hết. Súng vẫn nổ lai rai, đoàn người vẫn cố gắng trong tuyệt vọng để đẩy con tàu. Nhưng bất lực! Hoàn toàn bất lực! Mọi người đã kiệt sức vì đói lạnh, da thịt mọi người đã thâm tím đi vì lạnh. Tất cả đều buông xuôi leo lại lên tàu phó mặc cho trời. Suốt đêm đạn vẫn nổ, người tiếp tục chết vì đạn, tiếng kêu khóc vẫn cứ vang lên mỗi khi có người trúng đạn chết. Từ nơi xa xa, có thấp thoáng ánh đèn chiếu sáng từ một hòn đảo khác bên cạnh.

    Trời sáng dần, tiếng kẻng buổi sáng phía trong đảo vang lên. Đoàn người tội nghiệp dõi mắt về hướng đảo trông chờ phép lạ. Trên đảo nhộn nhịp hẳn lên, bộ đội chạy tới chạy lui, gia đình thân nhân vợ con của bộ đội cũng chạy ra đứng nhìn con tàu nghiêng ngả. Đàn bà, con nít trên tàu được cho lên mui tàu hướng về trong đảo quỳ lạy xin được cứu giúp. Tiếng kêu khóc vang dội trời xanh, những con người Việt Nam khốn khổ đang quỳ lạy những con người Việt Nam khác ngừng tay bắn giết đồng bào mình. Lịch sử Việt Nam từ bao nhiêu ngàn năm nay chưa bao giờ có những trang sử ô nhục như thế này. Ô kìa... phép lạ xảy ra, có bóng của những bàn tay vẫy phất như báo cho thuyền nhân biết là họ có thể vào bờ được rồi, những cái vẫy tay mời gọi từ phía trong đảo đã làm mọi người như sống lại. Ưu tiên cho đàn bà và con nít vào trước, dây thừng được lấy ra quấn chặt vào mình, cùng với sự giúp sức của vài thanh niên, sợi dây thừng dài được nối từ con tàu vào thân của những người xuống tàu lôi vào bờ. Đoàn người rời con tàu xa dần dần tiến vào bờ, dây thừng vẫn được quấn chặt vào người, cách bờ chừng 100 mét nhưng vẫn chưa thấy người từ trên bờ ra cứu giúp. Bỗng nhiên súng lại nổ. Trời ơi! súng nổ nhắm vào những người đang quấn chặt dây thừng ngang mình để vào bờ, thế là chỉ còn có chờ chết mà thôi, làm sao mà có thể chạy thoát được khi sợi dây oan nghiệt đang trói mọi người lại với nhau. Không một ai còn sống sót qua trò chơi man rợ của lũ người không tim trên đảo. Tiếng kêu gào thảm thiết lại vang lên của những người chồng, người cha, khi nhìn thấy cảnh vợ con mình bị bắn giết vô cùng man rợ như trên. Đàn bà con nít lại được đưa lên mui tàu chấp tay hướng vào đảo mà van lạy xin được buông tha, đáp ứng lại những lời van xin thảm thiết này là những tràng đạn lại nổ tiếp, bóng người đàn bà với tư thế hai tay chấp vào nhau vì đang quỳ lạy ngã chúi xuống biển từ trên mui tàu, cùng lúc với các em trẻ bật ngửa ra sau giẫy chết vì trúng đạn. Tàn bạo, man rợ, không thể nào tả hết.

     Tàu vướng đá ngầm rồi, phải rời tàu thật nhanh.

    Nắng đã lên cao, từ trong đảo bóng dáng bộ đội Việt cộng chạy lại ụ súng được mọi người trên tàu nhìn thấy rõ mồn một. Tấm phông che súng được kéo xuống, nòng súng được hạ xuống. Trời ơi!... Một cây súng pháo với nòng súng dài có đến 10 thước đang hiện ra trước mắt mọi người trên tàu. Kinh hãi… hỗn loạn trên tàu đã diễn ra, chỉ cần một trái đạn pháo từ khẩu súng đó mà trúng vào con tàu thì tất cả chỉ còn là tro bụi. Cầu nguyện, và dọn mình chờ chết, vì sẽ không còn ai sống sót sau khi trái đạn được khai hỏa bắn trực xạ vào một mục tiêu cố định là con tàu. Nhưng không, tấm phông đã được kéo lại che đậy khẩu súng, nòng súng đã được nâng lên cao, không còn ở vị trí sẵn sàng nhả đạn nữa. Bóng dáng bộ đội lại chạy nhốn nháo, và họ đang lấp ráp chân “đế” của cây súng cối. Dã man, tàn bạo, bộ đội cộng sản Việt Nam vì tiếc một quả đạn súng pháo lớn, nên đang thay vào đó là đạn súng pháo nhỏ hơn, và đó là trò chơi giết người của họ.

    Ầm.... quả đạn đầu tiên được bắn ra rớt xuống biển cách con tàu chừng vài thước, mọi người chưa kịp hoàn hồn thì. Ầm... quả đạn thứ hai rớt chính xác ngay mũi tàu, thịt xương văng tung tóe, máu đổ chan hoà, cùng lúc với hàng loạt đạn lớn nhỏ vang rền khắp nơi, tay chân, máu thịt, vung vãi ở khắp mọi nơi trên tàu, con người lăn lộn, vật vã với vết thương, khung cảnh của địa ngục trần gian đang phơi bày trước mắt tôi. Sau tiếng thét đau thương, hãi hùng của người phụ nữ nằm bên cạnh tôi. Tôi vùng dậy, nhoài mình phóng ra khỏi con tàu, một ngọn sóng cuốn tôi ra xa cùng lúc với một trái đạn khác rớt ngay giữa thân tàu, con tàu gẫy đôi và chìm xuống biển. Tất cả sự kiện xảy ra chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, sau khi tiếng kẻng buổi sáng trên đảo vang lên.

    Chung quanh tôi xác người chết trôi vất vưởng khắp nơi, những người còn sống sót thì vẫn phải đang lặn hụp với từng cơn sóng biển, và từ trong bờ đảo những tên bộ đội Việt cộng khát máu vẫn giương súng nhắm bắn vào những người sống sót, rất may là nhờ sóng biển nhồi lên hụp xuống mà cái đầu tôi trở thành một mục tiêu khó bắn trúng của những kẻ sát nhân, có người đang cố gắng bơi ra xa khỏi tầm đạn, nhưng nửa chừng thì tôi bỗng thấy nằm bất động trôi vật vờ trên biển, tôi biết rằng họ đã trúng đạn hoặc chết vì vết thương quá nặng. Thủy triều đã lên cao, sóng biển không còn đánh mạnh nữa, và cũng chính vì vậy mà những người sống sót khó tránh khỏi tầm ngắm của lũ sát nhân. Tất cả đã vĩnh viễn ra đi, tôi cũng đã trôi ra xa khỏi tầm đạn và đang nằm chơi vơi giữa đại dương bao la, khung cảnh hoàn toàn im lặng đến rợn người. Tôi nhắm mắt lại cầu nguyện, nghĩ đến gia đình đang còn ở lại đất liền xa xôi, chỉ trong chốc lát nữa thôi những con cá mập sẽ kéo tới và tôi sẽ chết vì bị cá mập ăn. Nghĩ tới cá mập, tôi hoảng sợ mở mắt ra. Và kìa, từ hướng xa tôi nhìn thấy một chiếc thuyền câu đang trôi về hướng tôi. Thoạt đầu, tôi cứ tưởng bộ đội công sản Việt Nam hạ quyết tâm đuổi tận, giết tuyệt, nên không dám bơi lại gần. Nhưng nhìn kỹ lại thì tôi nhận ra trên chiếc thuyền đó hoàn toàn im lặng, không có một sự di động của bất cứ người nào trên thuyền, tôi hơi vững tâm và cố gắng bơi lại gần thuyền. Nắm được be thuyền và leo lên thì tôi trông thấy có người trên thuyền, nhưng mọi người đang nằm ở tư thế ẩn nấp. Thấy tôi leo lên thuyền họ bèn quay lại sụp lạy tôi và xin tha mạng, tôi không có thời giờ giải thích gì cả, bật ngửa ra nằm bất động trên sàn tàu. Sau khi đã hoàn hồn và hỏi chuyện nhau thì tôi mới vỡ lẽ ra họ cũng trôi dạt vào đây và cũng bị bắn như chúng tôi. Thuyền của họ xuất phát từ Phước Tỉnh, Bà Rịa, trên tàu 13 người gồm 11 người đàn ông và 2 đứa trẻ, bé chị vào khoảng 9 tuổi, bé em trai khoảng 6 tuổi. Ba của hai em bé này đã bị bắn vỡ đầu nằm chết ở phía mũi thuyền, một thanh niên khác bị bắn nát mất phần vai hai bên, hai cánh tay chỉ còn dính liền bởi phần da còn lại trên vai, đang nằm thoi thóp thở dưới hầm máy, tình trạng cho thấy là anh này sẽ khó thoát chết do vết thương quá nặng. Trong khi con thuyền đang trôi vật vờ như thế thì cũng có được 4 người khác từ chiếc tàu bị bắn chìm trước đó thoát chết, leo lên được con thuyền mà chúng tôi đang có mặt. Như vậy là tổng cộng số người thoát chết của hai chiếc thuyền là 16 người, con số trên 130 người đã bị bắn chết vùi thây dưới lòng biển lạnh.

     Sóng lớn quá, có người rơi xuống biển.

    Con thuyền cứ tiếp tục trôi vật vờ trên biển, nhưng càng lúc càng rời xa khu vực nguy hiểm, lúc này đã vào khoảng 10 giờ sáng, nhìn sang bên trái của con thuyền, chúng tôi nhìn thấy một hòn đảo khác cách chúng tôi không xa lắm. Nghĩa là con thuyền của chúng tôi đang nằm giữa vị trí của hai hòn đảo. Hòn đảo này tôi đoán có lẽ là hòn đảo mà chúng tôi đã thấy thấp thoáng ánh đèn từ đêm hôm trước, đêm hôm bị bộ đội Việt cộng tàn sát. Chúng tôi quyết định phải rời xa hai hòn đảo này càng sớm càng tốt nếu còn muốn sống. (Đây là một quyết định sai lầm mà chúng tôi đã phải trả giá rất đắt, sẽ được nói đến ở đoạn sau) chúng tôi dùng mái chèo cố gắng chèo con thuyền ra khơi, vì bình xăng của con thuyền đã bị bắn vỡ chảy hết dầu. Gió đã đổi chiều, thổi con tàu tội nghiệp của chúng tôi trôi vào cõi vô định. Con thuyền này dài chừng 6 thước, rộng gần 2 thước, loại thuyền dùng để đi câu ven bờ biển chứ không thể đi xa hơn. Vậy mà nó cũng đã chở 13 con người vượt được hàng trăm hải lý để đến nơi đây cùng chung số phận như chúng tôi.

    Chiều xuống dần, không gian yên tĩnh, không có một bóng dáng của bất cứ một con tàu nào khác ngoài con thuyền của chúng tôi lạc lõng giữa đại dương. Tối đến, chúng tôi phát giác ra một chuyện chết người khác, con thuyền đang bị vô nước từ phía dưới lườn tàu, thế là chúng tôi tìm cách chặn nước không cho tràn vào, và cử người canh chừng để tát nước liên tục. Cứ hai người cho mỗi phiên trực tát nước, số phận của 16 người sống sót trên con thuyền này sẽ tùy thuộc vào hai người có nhiệm vụ tát nước ra khỏi tàu, nếu chẳng may họ buồn ngủ, hoặc mệt quá mà chểnh mảng thì con thuyền sẽ chìm và mọi người cũng sẽ chìm theo con thuyền, nhưng biết làm sao hơn đây! khi mà tất cả mọi người ai cũng còn mang nét mặt kinh hoàng vì mới vừa phải trải qua một biến cố quá đau thương và... phó mặc mọi việc cho Thượng Đế. Một đêm kinh hoàng trôi qua, người sống phải sống cùng xác chết trên một diện tích vô cùng chật hẹp của con thuyền, vấn đề vệ sinh chung đã được đặt ra, là phải giải quyết cái xác chết vẫn còn ở trước mũi thuyền. Thật là tội nghiệp cho hai đứa trẻ, chúng kêu khóc thảm thiết không cho thủy táng người cha thân yêu của mình. Chúng tôi cũng đành phải chiều lòng của hai em, nhưng sang đến ngày thứ ba thì chúng tôi phải giấu lén hai em mà thủy táng người quá cố để bảo vệ sức khỏe cho những người còn lại. Sau này biết được hai em đã lăn lộn khóc lóc vô cùng bi thảm, chúng tôi chỉ còn biết rớt nước mắt dỗ dành hai em. Tình trạng của anh thanh niên bị thương dưới hầm tàu đã trở nên tồi tệ hơn vì không có thuốc men chạy chữa, vết thương đã thối rữa, biết là anh cũng sẽ không qua khỏi, tối ngày thứ ba, sau khi thủy táng người đàn ông ba của hai đứa trẻ, chúng tôi quyết định nấu cho anh chút cháo trộn với đường cát như là bữa ăn tối cuối cùng trước khi ra đi, tôi là người đã đút cháo cho anh ăn, suốt bữa ăn anh cứ liên tục kêu cứu cầu sống, tôi chỉ còn biết gạt lệ an ủi với anh là cố gắng chút cháo, rồi mọi người sẽ được cứu sống. Sáng hôm sau, chúng tôi thấy anh đã nhắm mắt lìa đời, thân thể anh tái xanh vì đã không còn máu. Chúng tôi cũng đã thủy táng anh và cầu nguyện cho linh hồn anh sớm được siêu thoát.

    Đã hơn một tuần lễ lênh đênh trên biển, có một điều thật lạ lùng là chúng tôi không hề nhìn thấy bất cứ một thương thuyền nào qua lại vùng biển này cả. Không lẽ chúng tôi đã lạc vào một vùng biển chết? Lương thực còn được mấy kí gạo sau ngày bị bắn dùng để nấu cháo cầm hơi cũng đã hết, nước uống thì đã hết từ trưa, cơn đói khát đang đốt cháy ruột gan mọi người. Một ngày đói khát đã bắt đầu và sẽ còn tiếp tục không biết kéo dài đến bao lâu. Cầu nguyện, chỉ còn có biết cầu nguyện thôi, tất cả mọi việc đều đã được sắp đặt và an bài do Thượng Đế, con người đã trở thành vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên, vũ trụ.

    Lại một ngày đói khát nữa, cái khát làm cho da thịt như muốn bốc khói, môi nứt nẻ, đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi thức ăn, nước uống. Tội nghiệp hai đứa trẻ, suốt ngày chúng cứ nói đến miếng ăn mà trước đây mẹ chúng làm cho chúng ăn, hoặc thứ nước uống mà chúng thích. Mọi người như mê loạn đi vì đói và khát. Dường như lời cầu nguyện của chúng tôi đã thấu tới trời xanh. Chiều hôm đó, trời đổ cơn mưa, những hạt mưa như những nước cam lồ trong chuyện thần tiên, tưới mát thân thể chúng tôi, chúng tôi say sưa ngửa mặt lên trời hứng lấy nước mưa mà uống, lấy thêm “can nhựa” trên tàu hứng lấy nước mưa dự trữ. Nhưng trời mưa lại dẫn đến một vấn đề khác. Thuyền ngập nước, thế là mọi người xúm vào tát nước cho thuyền khỏi chìm, rất may là cơn mưa không kéo dài, và còn may hơn nữa là từ đó cho đến ngày được cứu, cứ vài ngày lại có một cơn mưa ngắn giúp chúng tôi có đủ nước uống. Vấn đề nước uống đã được giải quyết, nhưng còn thức ăn? Chúng tôi đã không còn được bất cứ một thứ gì để có thể ăn được. Cơn đói cứ dày vò, ám ảnh chúng tôi liên tục, người chúng tôi đã teo lại chỉ còn lớp da bọc lấy xương, hay nói cho đúng hơn là những bộ xương biết bò, vì chúng tôi không thể nào đứng vững được nữa. Một hôm tôi bò xuống hầm máy để cố gắng kiếm thử xem còn gì có thể ăn được không, tôi trông thấy một chai “xá xị” mới nhìn tôi cứ tưởng đó là một chai đựng dầu nhớt gì đó của mấy người thợ máy bỏ quên, nhưng tôi cứ cầm lên và ngửi thử. Một mùi thơm ngào ngạt bốc thẳng vào óc tôi, khứu giác tôi dường như mở ra tối đa để hít lấy mùi thơm đó. Mùi thơm của mỡ heo, đúng vậy, chai xá xị kia là một chai dùng để đựng mỡ heo dành để chiên đồ ăn của các ngư phủ. Tôi thọc ngón tay vào miệng chai và đưa lên miệng mút. Trời ạ! Thật là một thứ cao lương mỹ vị mà tôi chưa hề được thưởng thức qua bao giờ, tôi cứ mút lấy mút để cái thứ nước sền sệt nhưng vô cùng tuyệt hảo đó. Chợt nhớ lại những người ở trên, đặc biệt là hai đứa trẻ, tôi bò trở lên với chai xá xị, không ai còn để ý đến tôi vì mọi người đều đã nằm liệt. Tôi bò đến hai đứa trẻ, thò ngón tay tôi móc một ít mỡ heo nhét vào miệng các em, như là một liều thuốc tiên các em bừng tỉnh lại, tôi ra dấu cho các em cứ bình tĩnh mà mút mỡ heo, nhắm chừng các em đã dần dần có chút sinh lực trở lại, tôi trút một ít mỡ heo vào cái chén nhựa cho các em, còn lại tôi dùng một chiếc đũa thọt vào chai xá xị có mỡ heo và kêu mọi người lại mút lấy chiếc đũa thần kỳ diệu. Nhờ có chai xá xị mỡ heo mà chúng tôi có được một bữa tiệc sang trọng nhất trong đời. Và cũng nhờ chút mỡ heo tuyệt vời đó mà em bé trai có chút sinh lực ngồi nghịch phá cái máy radio nhỏ xíu bất khiển dụng, cái radio bị vỡ lòi ra mấy sợi dây kẽm nhỏ, một bác lớn tuổi trên thuyền có sáng kiến uốn mấy sợi kẽm nhỏ đó thành những cái móc câu, dùng cước cột các móc câu đó lại, cạy các con ốc nhỏ bám theo be thuyền làm mồi. Kết quả thật bất ngờ khích lệ, buổi đầu tiên bác câu được hai con cá lớn độ bằng bàn tay người lớn. Cái cột buồm vô dụng được bác ấy chẻ ra từng miếng nhỏ dùng để nhóm bếp. Cũng may là trên thuyền còn có được cái hộp quẹt còn sử dụng được. Hai con cá được bác nướng lên chia đều cho mỗi người. Từ đó chúng tôi được chia ra làm công việc chẻ cột buồm để giữ lửa, bác ấy làm công việc câu cá. Ngày nào có được vài con cá thì bác chia đều cho mỗi người được một miếng bằng hai ngón tay, ngày nào không câu được thì mọi người nhịn đói uống nước mưa cho qua cơn đói.

    Chúng tôi đã trôi trên biển 20 ngày qua rồi, nhưng vẫn không nhìn thấy bóng dáng của một chiếc thương thuyền nào, mỗi khi chiều xuống tôi thường bò lên trước mũi thuyền nằm trông ngóng bóng dáng một con thuyền. Nằm nhìn những con chim hải âu săn mồi trên biển mà lòng tôi tan nát, không ngờ rằng cuộc đời của mình lại kết thúc trong bi thảm như thế này. Sợ nhất là mỗi khi chiều về, màn đêm chuẩn bị buông xuống, chung quanh là một màu tối đen, không khí chết chóc cứ như lẩn quẩn đâu đây. Hoặc những khi trời nổi cơn giông, từng lượn sóng cao như mái nhà bốc con thuyền lên cao, rồi nhận con thuyền xuống đáy, rồi lại bốc lên, cứ như thế kéo dài hàng mấy giờ đồng hồ liền khiến chúng tôi vô cùng sợ hãi. Tình trạng cô đơn giữa đại dương bao la kéo dài cho đến tuần lễ thứ ba thì chúng tôi nhìn thấy con tàu đầu tiên. Thật là không còn gì để diễn tả được nỗi vui mừng của chúng tôi, chúng tôi reo mừng, reo la cầu cứu, vì nghĩ rằng chắc chắn là mình sẽ được cứu. Nhưng, ô kìa! Chiếc thương thuyền vẫn lạnh lùng rẽ nước phăng phăng chẳng buồn ngó đến chúng tôi, mặc dù khoảng cách của đôi bên quá gần, gần đến nỗi chúng tôi có thể nhìn thấy thủy thủ trên chiếc tàu buôn đang tập trung trên boong tàu để nhìn chúng tôi. Con tàu khuất dạng ở chân trời, chúng tôi ngỡ ngàng, hụt hẫng, sao lại có chuyện lạ lùng như vậy? Sao lại có những người vô lương tâm đến như vậy? Thấy người sắp chết sao không cứu? Ngần ấy câu hỏi cứ quay trong đầu tôi cho đến khi tôi lịm người đi vì mệt mỏi và thất vọng.

    Lại có thêm bóng dáng một chiếc tàu buôn từ đàng xa, như được tăng thêm sức, tôi cùng vài người khác vùng dậy trèo lên mui ra dấu cầu cứu, và cũng như chiếc tàu thứ nhất, họ lạnh lùng bỏ đi mặc cho chúng tôi kêu gào đến kiệt sức. Từ đó trở đi, mỗi ngày chúng tôi nhìn thấy hàng chục chiếc tàu buôn qua lại trong vùng nhưng không một chiếc nào chịu cứu vớt chúng tôi. Thậm chí, có ngày chúng tôi còn nhìn thấy hạm đội của Mỹ đang thao dượt trên biển với máy bay phản lực lên xuống trên các chiến hạm. Từ dữ kiện này, tôi đoán là chúng tôi đang ở đâu đó trong vùng vịnh Philipines. Chiều ngày thứ 30 trên biển, chúng tôi tuyệt vọng trong mòn mỏi, không còn hơi sức để kêu cứu nữa, mặc cho các tàu buôn vẫn qua lại nhìn chúng tôi sắp chết. Tôi nằm xoải trên mui con thuyền đưa mắt hững hờ nhìn chiếc tàu buôn mang hàng chữ Nhật chở đầy những cây gỗ với đường kính hai người ôm, chiếc tàu buôn đó, cũng như những chiếc khác trước đây, cũng lạnh lùng băng qua trước mặt chúng tôi mà đi thẳng, tôi cũng chẳng buồn ngó theo làm chi vì quá chán ngán với thế thái nhân tình. Khoảng độ hai tiếng đồng hồ sau, tôi đang nằm nhìn mặt trời xuống dần thì bỗng giật mình vì tiếng còi hụ ngân dài, tiếng còi hụ giữa biển khơi nghe vang dội, tôi nhổm mình dậy nhìn thì trông thấy từ đàng xa chiếc tàu buôn chở gỗ mà tôi nhìn thấy từ chiều đang tiến về hướng chúng tôi. Và... Trời ạ! Thủy thủ trên tàu đang nhộn nhịp với dây thừng và phao cấp cứu, và quan trọng hơn nữa là nó đang giảm dần tốc độ để lựa thế lại gần thuyền chúng tôi mà tàu chúng tôi không bị lật do sóng vỗ. Dùng thân tàu to lớn như ngọn núi, chiếc tàu buôn chận lại các ngọn sóng đang vỗ về phía ghe chúng tôi như một bà mẹ đang bảo vệ đứa con bé bỏng của mình, các thủy thủ đang cố gắng quăng các sợi dây thừng sang phía chúng tôi. Họ đã cứu chúng tôi, sau khi đã cột được dây thừng vào thuyền chúng tôi, họ đã kéo được con thuyền cập sát hông chiếc tàu buôn, chiếc thang dây được buông xuống, chúng tôi từng người một dưới sự phụ giúp của các thủy thủ trên chiếc tàu buôn, chúng tôi đã lần lượt lên được chiếc tàu buôn an toàn. Leo lên được bong tàu chúng tôi ngã sóng soài xuống và nằm im không cử động gì được nữa, vì tất cả sinh lực còn lại đã được dồn lại cho việc leo lên chiếc tàu buôn to lớn kia sau gần hai tiếng đồng hồ cố gắng thực hiện.

    Con thuyền nhỏ bé tội nghiệp của chúng tôi được kéo theo sau chiếc tàu buôn, nhưng sau đó có lẽ vì lý do an toàn đã được cắt bỏ, nhìn chiếc thuyền bé nhỏ tội nghiệp đã cưu mang chúng tôi một tháng trời ròng rã trên biển đang từ từ chìm xuống biển, chúng tôi không hẹn mà ai cũng bật lên tiếng khóc chào vĩnh biệt con thuyền.

    Tối đến, chúng tôi được cho uống nước mát ướp lạnh, một loại nước uống thông dụng của người Đại Hàn có pha đường. Thật là một cảm giác khó tả, khi cầm ly nước trong tay nhưng chưa uống được vì quá vui mừng vì đã được cứu sống, tất cả xảy ra như một giấc mơ. Sáng hôm sau chúng tôi được cho ăn cháo loãng với nước tương (xì dầu) chúng tôi ăn như chưa bao giờ được ăn. Nhưng vì sợ chúng tôi bị bội thực, thủy thủ trên tàu đã không cho chúng tôi ăn nhiều, vậy mà cũng có người sau khi ăn xong bèn quay qua ói xối xả vì bội thực. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được biết đây là một chiếc tàu chở mướn của một công ty hàng hải Nhật Bản với thủy thủ đoàn và thuyền trưởng là người Đại Hàn, chiếc thuyền đang trên đường chở gỗ từ Pakistan về Okinawa, một hòn đảo nằm về phía cực Nam nước Nhật. Viên hoa tiêu cho chúng tôi biết diễn biến của sự việc như sau: Lúc chiều (là lúc mà tôi nhìn thấy chiếc thuyền) ông ta đã thấy con thuyền của chúng tôi và đã báo cáo lên thuyền trưởng xin phép được tiếp cứu, nhưng viên thuyền trưởng cho biết là ông ta không được phép làm vậy, nếu không tất cả nhân viên kể cả ông sẽ bị mất việc và gặp rắc rối, vì vậy mà chiếc tàu vẫn tiếp tục hải trình như tôi đã thấy. Tuy nhiên, viên hoa tiêu vẫn cứ tiếp tục van nài thuyền trưởng với lý do là sẵn sàng bị mất việc, chứ thấy người sắp chết mà không cứu là không được. Hơn nữa, theo tin tức khí tượng cho biết thì tối nay bão sẽ kéo tới và chắc chắn rằng con thuyền vượt biên sẽ bị nhận chìm xuống biển. Viên thuyền trưởng đã khóc và chấp nhận vớt chúng tôi. Vị trí mà chiếc tàu buôn đã cứu chúng tôi nằm cách đảo Lữ Tống (Luzon) của Philippines khoảng 60 cây số. Và nếu chúng tôi có sống sót qua cơn bão này thì chúng tôi sẽ trôi ra tới Ấn Độ Dương, vì gió đã đổi chiều và chúng tôi sẽ khó có cơ hội được cứu thoát vì đó không phải là hải trình của tàu buôn.
    Chúng tôi cũng đã tường thuật lại chuyến vượt biên kinh hoàng của chúng tôi cho thuyền trưởng và toàn thể thủy thủ trên tàu được biết. Sau khi nghe chúng tôi tường thuật, thuyền trưởng đã đánh điện vào đất liền thông báo cấp tốc, vì trước đó qua tin tức ông cũng đã biết được chuyến vượt biên kinh hoàng này do những người sống sót trước đó tường thuật lại. Số là trong cái đêm kinh hoàng đó, khi chúng tôi bị bộ đội Việt cộng tàn sát dã man, thì có 8 người đàn ông nhìn thấy có ánh đèn trên một hòn đảo ở từ phía xa, cách nơi chiếc thuyền bị nạn chừng vài hải lý, nên thay vì ở lại chờ chết, họ đã lặng lẽ dùng các can nhựa có trên tàu để bơi về phía hòn đảo có ánh đèn đó để tìm sinh lộ. Họ đã tìm đúng sinh lộ, vì đó là hòn đảo thuộc chủ quyền của Philippines. Họ được cứu và đưa về đất liền ngay đêm hôm đó. Đêm đó, quân trú phòng trên đảo được lệnh báo động và sẵn sàng để cứu vớt các thuyền nhân mắc nạn, họ cho biết là có nghe tiếng súng nổ suốt đêm, và súng pháo kích sáng hôm đó, nhưng không thể làm gì khác hơn được là đứng nhìn, vì hòn đảo đang diễn ra cuộc tàn sát thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tóm lại, trong khi chúng tôi vẫn còn đang lênh đênh trên biển đúng một tháng, thì đã có 8 người trên chiếc “ghe ông Cộ” đã được cứu thoát do bơi sang đảo Phi.

    Nhận được tin từ vị thuyền trưởng, Bộ Nội Vụ Nhật Bản đã đồng ý cho chúng tôi cập bến Okinawa, thuyền trưởng hoan hỷ loan báo tin này cho chúng tôi biết và chúc mừng chúng tôi thoát nạn. Ba ngày sau, chúng tôi cập bến hải cảng Okinawa. Người đầu tiên bước lên tàu để đón chúng tôi là một thông dịch viên tiếng Nhật, anh tên là Nguyễn Gia Hùng, một sinh viên du học tại Nhật Bản trước năm 1975, hiện đang phụ giúp với hội Caritas Nhật lo giúp đỡ những thuyền nhân Việt Nam đang tị nạn tại Nhật Bản. Chúng tôi đã vô cùng xúc động vì nghĩ mình đã được tái sinh lần thứ hai. Chúng tôi bịn rịn bắt tay từ giã các vị ân nhân cứu mạng mình để lên đất liền làm thủ tục tị nạn, những người này cũng đã khóc khi tiễn chúng tôi bước xuống cầu tàu. Bước xuống tàu, chúng tôi đã nhìn thấy một rừng phóng viên báo chí, các hãng thông tấn thế giới đang chờ sẵn để lấy tin tức, một cuộc họp báo đã được tổ chức liền tại chỗ dưới sự hướng dẫn và thông dịch của các anh thuộc tổ chức Người Việt Tự Do tại Nhật Bản. Sau đó chúng tôi lên xe bus về trại tị nạn tại quận Motobucho, một trại tị nạn dành cho người Việt tị nạn được coi là lớn nhất nước Nhật với vỏn vẹn chừng 300 người Việt hiện đang tạm trú để chờ các quốc gia đệ tam nhận đi định cư. Ngày hôm sau, tất cả các báo chí, đài truyền hình Nhật Bản đều cho chạy đi bản tin đầu với hình ảnh và tin tức về chuyến vượt biển kinh hoàng do tội ác Việt cộng gây nên, và 30 ngày đói khát lênh đênh trên mặt biển của chúng tôi. Cầm trên tay tờ báo, nhìn vào hình ảnh của chính mình, tôi đã rúng động không còn nhìn ra được mình nữa, thay vào đó là một bộ xương với hộp sọ nhô cao lên. Đôi dòng lệ đã âm thầm chảy xuống vì hạnh phúc. Tôi biết mình đã thực sự sống sót.

    Chủ nghĩa cộng sản đã là một thảm họa của nhân loại. Kể từ khi thứ chủ nghĩa này xuất hiện trên thế giới, nó đã giết chết không biết là bao nhiêu nạn nhân vô tội. Cuộc vượt biển tìm tự do đầy bi thảm và kinh hoàng của tôi cũng chỉ là một sự đóng góp vào kho tàng tội ác của chủ nghĩa cộng sản. Điều đáng quan tâm là hiện nay đất nước và dân tộc Việt Nam vẫn còn bị chìm đắm dưới sự độc tài, toàn trị của đảng Việt cộng. 

    Chỉ có một con đường duy nhất là phải chấm dứt cái chế độ man rợ này.

    ----------------------------- 

    TAP CHI DAN VAN

    DANVAN MAGAZINE

    Email: danvanmagazin@gmail.com

    ------------------------------

    Thưa Anh Chị Em,

    sau khi phổ biến rộng rãi đoản văn "CÂU CHUYỆN VƯỢT BIỂN TỪ THỦ ĐÔ SAIGON", Tạp Chí Dân Văn đã nhận được rất nhiều yêu cầu của độc giả khắp 5 CHÂU 4 BIỂN: TCDV dịch đoản văn này ra tiếng Anh để lớp con cháu chúng ta sau này sinh ra và lớn lên tại Hải Ngoại, đọc và hiểu được câu chuyện thật của một giai đoạn lịch sử thời Việt Cộng cầm quyền tại VN. Và TCDV đã nhờ một thân hữu, Chị KHỔNG THỊ THANH HƯƠNG, sống tại Hawaii, USA, chuyển dịch qua ANH NGỮ, độc giả nào muốn có BẢN DỊCH này xin liên lạc với TCDV qua Email: danvanmagazin@gmail.com

    Toà soạn sẽ gởi BẢN DICH tới Qúy Độc Giả ngay.

    ----------------------------

     CÂU CHUYỆN VƯỢT BIỂN TỪ THỦ ĐÔ SAIGON

    PHẦN 1-

    Đoản Văn này đã được đăng trên:

    -      Tập San Biệt Động Quân số 50, tháng 5.2017, tại Cali, USA. Mỗi lần phát hành, Tập San BĐQ in 3000 (ba ngàn) số, gởi đến các độc giả khắp Năm Châu, Bốn Biển.

    -      Web HỒN-VIỆT UK ONLINE tại Anh Quốc (vào Google đánh hàng chữ này, bài vở rất nhiều và giá trị).

    Vài lời phi lộ.- Những lời chia buồn này đã „hé lộ“ câu chuyện vượt biển tìm tự do ngay tại Thủ Đô Saigon, đã được giữ kín hơn 37 năm, theo người trong cuộc, nếu nói ra sớm sẽ ảnh hưởng đến những người đi sau, bọn công an cú vọ biết được sẽ dễ dàng „tóm“ trọn ổ. Nay „phong trào“ vượt biển tìm tự do không còn nữa, nên „câu chuyện“  này được kể lại tỉ mỉ, rõ ràng tứng giai đoạn, trước là để ghi lại công ơn cứu tử của vị đại ân nhân, Dr. Rupert Neudeck, sau là để qúy độc giả Tạp Chí Dân Văn, cùng bạn bè, thân hữu cùng chiêm nghiệm và thưởng lãm.

    Kondolenz von Le Thanh Tung aus Bochum

    In tiefer Trauer:
    Dr. Rupert Neudeck, Gründer der Hilfsorganisation Cap Anamur zur Rettung der vietnamesischen Bootsflüchtlinge, ist am 31.5.2016 von uns gegangen.
    Durch seine selbstlose und unermüdliche Arbeit ist Herr Dr. Neudeck:
    - für die vietnamesischen Katholiken ein Heiliger
    - für die vietnamesischen Buddhisten ein Bodhisattva. 

    Die Hilfsorganisation Cap Anamur hat auf dem südchinesischen Meer über 11.300 Menschenleben gerettet. Heute, nach über 37 Jahren, verdanken ihm mehr als 70.000 vietnamesischstämmige Mitbürger ein Leben in Freiheit und Demokratie in Deutschland. 

    Möge die Seele Dr. Neudecks schnell ins Nirwana gelangen. 

    In ewiger Dankbarkeit..

    Le Thanh Tung und Familie 

    ....geflohen von Saigon über Vung Tau am 26.4.1980, von der Cap Anamur am 1.5.1980 um 10.47 h gerettet

     

    Tạm dịch: Phân Ưu của Lê Thanh Tùng, tỉnh Bochum.

    Vô cùng xúc động được tin:

    Tiến Sĩ Rupert Neudeck, sáng lập tổ chức Cap Anamur vớt người Việt vượt biển tìm tự do, đã trở về với cát bụi, ngày 31.05.2016.

    Việc làm nhân đạo của Tiến Sĩ Neudeck,

    -      đối với đạo Công Giáo, ông là một vị Thánh.

    -      đối với đạo Phật, ông là một vị Bồ Tát.

    Cap Anamur đã cứu vớt hơn 11.300 người trên biển Đông, nay sau 37 năm, thân nhân đoàn tụ và trưởng thành nâng tổng số  lên hơn 70.000 người đang sinh sống trong Tự Do và Dân Chủ tại nước Đức.

    Nguyện cầu linh hồn TS Neudeck sớm về nước Thiên Đàng.

    Đồng kính bái.

    Lê Thanh Tùng và gia đình

    Đã vượt biển bằng thuyền, từ Thủ Đô Saigon, đi đường sông ra cửa biển Vũng Tàu ngày 26,04.1980, được con tàu Cap Anamur  cứu vớt lúc 10 giờ 47 phút, ngày 01.05.1980…

    ---------------- 

    Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, việc vượt biển tìm Tự Do ngay tại Saigon, rất khó thực hiện, vì lúc đó bọn phỉ quyền còn kiểm soát  chặt chẽ, công an khu vực luôn luôn „dòm ngó“ nhà dân. Việc „đi bán chính thức“ do công an tổ chức cũng không còn rầm rộ như các năm 1978-1979. Kể từ ngày hé lộ chuyện vượt biển bằng ghe ngay tại Thủ Đô Saigon, cho đến bây giờ, cũng không thấy có ghe thứ hai, như vậy, trong lịch sử thuyền nhân, chỉ có duy nhất một chiếc thuyền chở 45 người ra đi, xuất phát ngay trên sông rạch của Thủ Đô Saigon, và bây giờ, người tổ chức chiếc thuyền này kể lại để cống hiến cùng bạn đọc, thân hữu xa gần.

    Lý do tôi ghi rõ trong bản Phân Ưu, là mong muốn được „kết bạn“ với những người cũng tổ chức vượt biển bằng thuyền ngay tại Saigon như tôi.

    Không có ai đi bằng ghe từ Saigon liên lạc với tôi, nhưng có rất nhiều email muốn tôi viết lại việc tổ chức này do hiếu kỳ và tò mò, như vậy trong lịch sử thuyền nhân Boat People chỉ độc nhất một chiếc thuyền do tôi làm, đi từ sông Saigon ra cửa biển Vũng Tàu. Đường bộ Saigon-Vũng Tàu dài 120 Km, đường sông tương đương hoặc dài hơn nhưng quanh co vắng lặng, tàu tuần công an lúc nào cũng chạy tới chạy lui để kiểm soát và làm tiền các ghe thuyền chuyên chở hàng hoá, do đó phải cẩn trọng suốt cuộc hải hành. Công an chận xét mà trên ghe đầy người, coi như xong, tất cả vào „nhà đá“, người tổ chức không có ngày về. Tôi dùng chiến thuật như khi đi hành quân diệt Việt Cộng, một xuồng tam bản, chạy máy đuôi tôm, lọai ghe này chạy rất nhanh, không có mui, dùng làm tiền sát chở 2 người, chạy trước khoảng 1 hải lý, gặp tàu tuần, quay lại, bấm đèn pin để làm hiệu báo động, đó là lần thứ 3, đi ban đêm. Khi thấy có đèn hiệu, chiếc thuyền chính chở người phải rẽ ngay vào con rạch gần nhất, trốn trong đó, chờ ghe tiền sát thám thính, thấy an toàn mới cho tiếp tục lên đường.

    Tôi cũng chân thành tạ lỗi cùng các bạn bè thân thiết từ ngày gặp nhau trên nước Đức, 37 năm qua, trong lúc „trà dư tửu hậu“ chỉ toàn các chiến hữu thiết thân, nhưng tôi cũng không hề nói về câu chuyện vượt biển ngay tại Thủ Đô Saigon,  như người „hàng xóm“ tại khu Hoà Hưng, là anh Nguyễn Hữu Huấn, người  được Cap Anamur vớt trước tôi, đã gặp nhau trên boong tàu vào tháng 5.1980 tại cảng Singapore, cũng không hề nghe tôi nói về con thuyền đi đường sông từ Saigon ra cửa biển Vũng Tàu…Sở dĩ tôi giữ kín „như bưng“ là vì „nói ra“, bọn công an cộng sản biết được, sẽ tóm trọn ổ những người đi sau, nếu họ cũng làm như tôi.

    Cap Anamur đã cứu vớt thuyền nhân như sau:

    -      Cap Anamur 1 gồm nhiều chuyến, từ tháng 9.1979 đến tháng 05.1982, vớt được 194 ghe, 9507 người.

    -      Cap Anamur 2, từ tháng 03.1986 đến tháng 06.1986, vớt được 18 ghe, 888 người.

    -      Cap Anamur 3, từ tháng 04.1987 đến tháng 06.1987, vớt được 14 ghe, 905 người.

    Tổng cộng 3 lần ra khơi, Cap Anamur đã vớt được 226 thuyền, 11.300 người. Ở đây cũng xin nói rõ, tất cả các thuyền nhân dưới 18 tuổi đều được bảo lãnh đoàn tụ gia đình, chính phủ Đức chi trả mọi chi phí cho việc đoàn tụ này. Tôi đem đi 2 đứa cháu, một đứa gọi là chú ruột, một đứa gọi là cô ruột, cả 2 đứa đã bảo lãnh cha mẹ, anh chị em, mỗi gia đình 7 người, chúng tôi không phải trả một chi phí nào cho tiền vé máy bay đoàn tụ, đặt chân đến nước Đức, mọi người được lãnh trợ cấp để sinh sống ngay. Nhiều người thấy nước Đức „cưu mang“ và mở rộng lòng nhân, đều nói là những thuyền nhân này đẻ bọc điều mới được hưởng những may mắn như thế, công ơn cứu tử của vị ân nhân, ông Thánh Neudeck sẽ sống mãi trong lòng chúng tôi, những người phải từ bỏ chế độ cộng sản độc tài, khát máu ra đi, chín phần chết, chỉ có một phần sống mong manh. Sau 37 năm (1979-2016), số người đoàn tụ, số người trưởng thành lập gia đình, sinh con đẻ cái, nâng con số lên khoảng 70.000 người, trong đó có rất nhiều gia đình, các con em họ đều thành đạt trên bước đường học vấn, như gia đình anh chị Nguyễn Đức Trụ, cả 5 cháu, 3 trai 2 gái đều đỗ đạt, đứa thì Bác Sĩ, đứa thì Kỹ Sư, đứa thì Dược Sĩ. Gia đình anh chị Lê Thanh Tùng ở Bochum, 4 cháu gái đều xong bậc Đại Học, đi làm, có địa vị ngoài xã hội, mỗi cháu học một ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, ghe của tôi có anh Trương Ngọc Thanh, đã tốt nghiệp Kỹ Sư Phú Thọ, khi đến Đức, đi học lại, tốt nghiệp Bác Sĩ, hiện mở phòng mạch tại Tỉnh Minden, Tiểu Bang NRW, Germany. Anh Nguyễn Hữu Hoàng, Kỹ Sư Địa Chất tại VN, qua Đức, học lại, thành Bác Sĩ Y Khoa, đang hành nghề tại một nhà thương ở tỉnh Menden, còn gia đình anh Phạm Văn Hoá, đã bị 3 ghe hải tặc bao vây, sửa soạn tấn công, thì Cap Anamur đến cứu kịp, 2 cháu gái của anh Hoá lúc đó mới 4,5 tuổi, nay đã tốt nghiệp Đại Học, cháu Thanh Trúc, một nữ Luật Sư trẻ, đã làm MC cho buổi khánh thành tượng đài thuyền nhân năm 2009, tại hải cảng Hamburg. Đặc biệt hơn nữa, một thuyền nhân đã trở thành Dược Sĩ Trung Tá trong quân đội Đức, đó là Anh Lê Vĩnh Hiệp, còn nhiều điều kỳ thú mà chúng ta chưa biết được như ĐĐ Thích Hạnh Giới, Trụ Trì chuà Viên Giác, là một Boat People, tốt nghiệp Đại Học Đức, xuống tóc đi tu được Sư Phụ Thích Như Điển cho qua Ấn Độ du học, đậu bằng Tiến Sĩ Phật Học. Tôi chỉ kể ra những trường hợp điển hình, chắc chắn còn rất nhiều các con cháu đã đạt được thành quả rất tốt đẹp trong lãnh vực học vấn, riêng đạo Công Giáo đã có thêm nhiều Linh Mục, những vị này được Cap Anamur vớt ngoài biển Đông, đi tu trở thành các vị lãnh đạo tinh thần trong Giáo Hội Công Giáo, tôi quen biết thân thiết với vài vị Linh Mục, dù tôi không phải là tín hữu.

    PHẦN 2-

    1.- TÌM ĐƯỜNG RA ĐI.

    Thấm thoát sống với loài qủy đỏ đã gần 5 năm, nhất là sau ngày mẹ tôi mất, 08.02.1979, càng thúc đẩy tôi quyết tâm tìm kiếm một lối thoát, 3 đứa con gái của tôi không thể nào học lên được, vì với lý lịch, cha là dân di cư 54, Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, con cái chắc chắn bị „trù dập“ trong cái guồng máy „xét lý lịch 3 đời, hồng hơn chuyên“. Cá nhân tôi, được lưu dụng làm việc tại Saigon Thủy Cục, nay đổi tên là Công Ty Cấp Nước, đến tháng 06.1976, bị cưỡng bách cho nghỉ việc để đi kinh tế mới, các hậu quả do chế độ mới giành cho tôi đã từ từ phủ chụp lên cuộc sống gia đình tôi, đây là một sự trả thù hèn hạ mà chế độ phỉ quyền luôn luôn tuyên truyền, là khoan hồng, nhân đạo với người chế độ cũ, tôi bị thương, giải ngũ, trở thành Thương Phế Binh với cấp độ tàn phế 70%, vừa kịp lúc Saigon Thủy Cục, một cơ quan tự trị, lương bổng cao hơn lương Trung Úy Quân Lực VNCH, thi tuyển nhân viên, ngạch kiểm soát viên kiêm thâu ngân viên, tôi nộp hồ sơ, kèm các huy chương để được ưu tiên, thêm điểm. Kết quả tôi đậu đầu trong 5 người và làm việc tại khu Chợ Lớn, sau 3 tháng tôi xin đổi về khu Saigon, gần nhà hơn. Saigon Thủy Cục có 3 khu chính là Saigon, Chợ Lớn, Gia Định và nhà máy nước Thủ Đức. Sau ngày 30.04.1975, bọn „răng đen mã tấu“ tiếp thu Saigon Thủy Cục, chúng đổi tên là Công Ty Cấp Nước, vẫn làm việc như cũ, chúng giao cho tôi 2 người mới từ ngoài Bắc vào, để chỉ dẫn cho họ, tôi có chút nghi ngại, nhưng không chỉ bảo cho chúng, thì có thể bị kỷ luật, tôi và các nhân viên được lưu dụng phải „học tập cải tạo“ 1 tháng tại cơ quan, mãn khoá được cấp giấy chứng nhận, tôi dùng giấy chứng nhận này, sau khi bị cho nghỉ việc, đi khắp các tỉnh miền Tây, tìm đường vượt biển. Thời buổi nhiễu nhương, sống trong một xã hội lấy „lừa dối“ làm kim chỉ nam, rất nhiều người mất vàng mà không đi được, còn bị vào tù, đi đâu cũng nghe, người này người kia vừa bị gạt, dù thế, tôi cũng không nản. Trong gia tộc có một vị thông gia với nhạc phụ của tôi, làm nghề đánh cá tại Vũng Tàu, tôi và người anh đồng hao, đã ra Vũng Tàu, ngủ đêm tại nhà vị thông gia này, để tính chuyện ra đi, nhưng không thành, vị thông gia không dám chứa chấp số người từ Saigon ra đây, chỉ ngủ lại một thời gian rất ngắn, lý do công an khu vực tại xóm chài này như con cú vọ, lúc nào cũng „lùng xục“ khắp trong xóm, người lạ xuất hiện là bị xét hỏi ngay. Đường đi từ bãi sau Vũng Tàu không thể nào thực hiện được với người từ nơi khác đến. Trên đường trở về Saigon, chúng tôi ghé chợ Rạch Dừa, Bà Rịa, thăm một người bạn, anh này cho biết những khó khăn mà bọn công an kiểm soát các khu xóm dễ dàng đem ghe thuyền ra biển, nói chung, những thôn xóm gần bờ biển đều được vào sổ „bià đen“, bọn công an khu vực luôn luôn „để mắt“ đến. Việc mua „bãi“ nếu êm xuôi thì an toàn cho người ra đi, nhưng nhiều khi vì „tranh ăn“, chúng nó „đấm đá“ lẫn nhau mà chủ ghe lãnh đủ, người đi mất vàng bạc cũng không dám „tố cáo“ hay thưa gởi gì cả. Thằng cháu rể tôi kể về chuyến ra đi của nó năm 1979, đi xe đò ra Vũng Tàu, có người dẫn đường tới khu đánh cá Phước Tỉnh, di chuyển ban ngày, không lén lút, nói chuyện ồn ào như cái chợ, thanh niên mỗi người vác một bao bố lớn kinh sách Phật Giáo, trong số người đi chung có Ni Cô Thích Nữ Diệu Hạnh, nay đang trụ trì một ngôi chuà tại Barntrup, Đức Quốc, số kinh sách và Tượng Phật do số thanh niên của ni cô vác đem theo. Đây là chuyến vượt biển đã được mua „bãi“ không sợ bị công an bắt giữ, rất an toàn xuống ghe để ra khơi.

    Tôi có anh bạn tên Dương Phục, vợ là Vũ Thanh Thủy, 14 lần mới đi được, bây giờ hai vợ chồng đang làm Đài Phát Thanh tại Houston, Texas, nhờ gia đình bên vợ đi trước, gởi đô la về nên mới có tiền để trả cho 13 lần ra đi không thành, lần thứ 14 mới ra khơi được, thì lại bị tàu hải tặc cướp bóc thật dã man, khủng khiếp. Dương Phục và Vũ Thanh Thủy đã viết hồi ký „TÌNH YÊU NGỤC TÙ & VƯỢT BIỂN ghi lại tất cả các diễn biến cuộc vượt biển tìm tự do của đời mình.

    Tôi bôn ba khắp các tỉnh sát bờ biển thuộc vùng bốn, nhưng vì không có người quen nên việc tổ chức ra đi không thực hiện được, sau bốn tháng, trở lại Saigon để tìm đường khác.

    Tôi ghé thăm thúc phụ tại trại Khuông Việt, Ngã Ba Ông Tạ, thím tôi hỏi thăm việc ra đi như thế nào, tôi cho biết tình hình chung rất khó khăn vì việc lừa gạt trong chuyện vượt biển xảy ra quá nhiều, không biết ai thật ai giả, tiền mất tật mang. Thím tôi cho biết, người hàng xóm sát cạnh nhà có người chú, ông ấy có chiếc thuyền chạy từ Saigon ra Vũng Tàu, chặt củi ở rừng đem về bán sinh sống cả nhà, mấy đứa con lái ghe từ sau 30.04.1975 đến bây giờ nên rất rành đường đi trên sông, biết chỗ nào có trạm kiểm soát đế tránh né, giống như đi trên đường bộ vậy. Đúng là „buồn ngủ gặp chiếu manh“, nhờ thím tôi giới thiệu với ông Sơn hàng xóm, và xin trực tiếp gặp ông Hoàng Văn Vân, người có chiếc ghe chặt củi, ngày giờ hẹn gặp sẽ cho biết sau, tôi ra về, đúng ngày hẹn, tôi đến, cuộc gặp gỡ thân mật tại nhà ông Sơn, ông Vân và tôi đã thoả thuận, phiá tôi bỏ tiền mua ghe, mua máy và mọi chi phí khác, phiá ông Vân được đi cả gia đình, không phải đóng góp gì cả vì nhà quá nghèo, vợ ông Vân đã chết, ông ở vậy nuôi đàn con hơn mười đứa,

    2.- GIAI ĐOẠN MUA THUYỀN, MUA MÁY.

    Người con trai trưởng của ông Vân là Hoàng Văn Sự đã đưa tôi lên Thủ Đức để mua thuyền, chiếc thuyền dài 11 mét, ngang 3 mét, không có máy móc gì cả, còn tốt, chắc chắn, thuyền này chỉ đi trên sông, mũi bầu, nghe nói thuyền đi biển phải đóng mũi Tháilan mới chẻ sóng được, nếu là mũi đi biển, công an sẽ „hỏi thăm“ ngay, tôi quyết định mua chiếc ghe này với giá 5 lượng vàng, chủ thuyền viết giấy tay bán cho tôi, không có thị thực gì cả, tôi phải nhờ chiếc ghe của ông Vân lên kéo về cột đằng sau nhà ông Vân,  nằm sát con kinh Nhiêu Lộc, khúc ấp Hoà Bình, gần Ngã Ba Ông Tạ.

    Muốn vượt biển phải gắn máy Yamaha một „blok“ hoặc lớn hơn, tôi đi thăm dò nhiều người có ghe thuyền chuyên chở từ vùng bốn về Saigon và ngược lại, may mắn có vị giới thiệu tôi với „chú Bảy Chợ quán“, nhà trước Bệnh Viện Chợ Quán, sau nhà là con rạch chạy dài đến cầu chữ Y và cầu Rạch Ông. Tôi trình bày thẳng với chú Bảy,  tôi có ý định ra đi và nhờ chú ấy lo chuyện lắp ráp máy, chú Bảy bảo đem chiếc ghe neo ngay sau nhà để chú xem xét, ngày hôm sau tôi trở lại với chiếc thuyền và cột ngay dưới chân cột nhà chú Bảy, sống với Cộng Sản 5 năm, tôi biết lòng người dân Saigon, ai ai cũng chán ghét bọn „răng đen mã tấu“ nên không ngần ngại nói thẳng ý định „vượt biển tìm tự do“ với người đối diện, cứ lấy cái „tâm thật“ để cư xử, chính vì bản tính của tôi lúc nào cũng thủy chung với mọi người, nên kể từ ngày làm tờ Tạp Chí Dân Văn, đã lấy bút hiệu là Lý Trung Tín. Chú Bảy xem xét chiếc ghe, cho biết còn khá tốt, với kích thước này thì chỉ gắn máy Yamaha đầu bạc 1 block thôi, tôi đồng ý với lời cố vấn của chú, hôm sau nữa, tôi giao 5 lượng vàng lá cho chú Bảy, không cần viết giấy biên nhận gì cả, đối xử bằng tấm lòng chân thật giữa 2 bên, những chuyện làm có tính cách „bất hợp pháp“ mà đòi hỏi „giấy tờ“ thì là đã không tin nhau rồi, bọn phỉ quyền biết được thì cả 2 phiá đều „mắc tội“, chi bằng ta cứ đối đãi thực tâm của những người bị áp chế bởi cường quyền. Thời gian khoảng 1 tuần lễ sẽ ráp máy xong, hàng ngày tôi đều ghé chú Bảy, lần nào ông cũng đãi tôi bữa cơm thật chân tình, càng nói chuyện càng thấy hợp tính nhau, nhất là các nhận xét về cái chế độ này, tôi mở lời mời chú Bảy cùng ra đi với tôi, nhưng chú từ chối chờ chuyến đi của giòng họ chú, và chú chúc tôi gặp được nhiều may mắn khi ra khơi. Đúng 7 ngày sau, việc ráp máy hoàn tất, chú Bảy hẹn ngày giờ cho ghe chạy thử, xong xuôi tôi giao ghe cho cậu em vợ là Trần Văn Vinh giữ và lái, để thực hiện các giai đoạn kế tiếp.

    PHẦN 3-

    3.- CHỌN NGƯỜI THÂN TÍN - HỌC CĂN BẢN HẢI QUÂN.

    Mua ghe, ráp máy xong, phải có người tin cậy, thân tín giữ ghe, mới có thể tiến hành từng bước, tôi phải ở trên „bờ“ để „tính toán“ mọi chuyện. Tôi có 5 cậu em vợ đều đã trưởng thành, chỉ riêng cậu út Trần Hoàng Minh đang phải đi „nghiã vụ quân sự“ đóng bên Cao Miên, 4 cậu kia đang sống tại Saigon và Biên Hòa. Tôi là con trai út, chỉ có một người em thúc bá nhưng chú này còn ham chơi, không thể giao cho những việc hệ trọng, cuối cùng tôi chọn cậu em Trần Văn Vinh, hai anh em đi uống cà phê, tôi rủ Vinh tham gia chuyện vượt biển tìm tự do bằng thuyền ngay tại Saigon, Vinh không do dự cũng không thắc mắc, đồng ý đi với tôi, như vậy, yên tâm một việc, đã có người thân tín „cật ruột“ để giữ chiếc ghe trong suốt thời gian chờ đợi ngày giờ khởi hành, tôi dặn Vinh đem ghe chạy „đi lại“ trên sông Saigon ra đến cửa biển Vũng Tàu, quan sát và nắm vững những địa điểm mà tàu tuần công an chận xét trên sông, một thời gian sau Vinh cho biết đã „thuộc“ đường đi trên sông, giống như đi trên bộ, chỗ nào có tàu tuần, chỗ nào hay bị chận xét, cách tránh né chúng như thế nào Vinh đều đã nắm rõ. Cứ khoảng một tuần về lại Saigon, lên bờ mua thực phẩm cho việc ăn uống, rôi xuống thuyền đi ra Vũng Tàu chặt vài bó củi chở về Saigon cho gia đình ông Hoàng Văn Vân. Trên thuyền lúc nào cũng có ít nhất 2 thủy thủ lái ghe, là Hoàng Văn Quỳnh và Trần Văn Vinh, hoặc Hoàng Văn Mục, Trần Văn Vinh, thỉnh thoảng có thêm Lê Quang Đĩnh, em thúc bá, đi theo cho quen „sóng gió“, các người con trai ông Vân đã thay nhau đi cặp và chỉ bảo Trần Văn Vinh điều khiển chiếc thuyền thật nhuần nhuyễn, dù trước đó Vinh chưa hề chèo ghe trên sông rạch. Ê kíp lái thuyền đã đầy đủ, nhưng người chỉ huy phải có  sự hiểu biết tối thiểu về biển cả, tôi nghĩ ngay đến chú em Nguyễn Gia Bảo, em ruột người bạn thân cùng khoá Sĩ Quan Thủ Đức với tôi, chú Bảo tốt nghiệp khoá 24 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, chỉ bị đi tù cải tạo hơn một năm thì được thả về, đang sống chung với gia đình có người chị dâu là em kết nghiã của tôi, khi cô em này lên thăm tôi trên trường Sĩ Quan Thủ Đức, tôi đã giới thiệu cho Nguyễn Thiện Tường, người bạn thân, anh ruột Nguyễn Gia Bảo, sau đó nên duyên vợ chồng, lúc mãn khoá Tường chọn Thiết Giáp, tôi lựa Biệt Động Quân. Từ ngày ra trường tháng 1/1968, cách Tết Mậu Thân 18 ngày, Tường và tôi đi hành quân liên miên, đứa ở Quân Đoàn 2, đứa thuộc Quân Đoàn 3, tôi dự trận Mậu Thân ngay tại Chợ Lớn, Tường thì còn đang học khoá căn bản Thiết Giáp, hai đứa không gặp được nhau lần nào cả, rồi ngày 30.04.1975 ập đến, Tường trong trại cải tạo, tôi bị thương trở thành Thương Phế Binh trước Hiệp Định Paris nên không phải đi tù cải tạo, chỉ học tập 1 tháng tại cơ quan đang làm việc là Saigon Thủy Cục. Năm 2010 nhân dịp sang Cali dự Đại Hội kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Biệt Động Quân/Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, tôi đã làm một vòng các Tiểu Bang thăm bạn bè, thân nhân, ở Thành phố Camden, NJ gặp Trần Văn Nam, người anh em đồng hao, bị Việt Cộng đày ra Bắc hơn 8 năm, bây giờ „tối ngày“ đi biểu tình chống Cộng Sản tại New York, Washington với chiếc xe lăn và lá cờ vàng ba sọc đỏ, bay qua Orlando, Florida, thăm gia đình Nguyễn Thiện Tường mà từ ngày mãn khoá 25 Sĩ Quan Thủ Đức, tháng 01.1968, đến bây giờ tháng 07.2010 mới gặp lại, hơn 42 năm, vật đổi sao dời, bị đầy đọa bởi bọn người cầm thú, nay có dịp trùng phùng, những kỷ niệm được nhắc đến như một phần ký ức trong cuộc sống, chuyến bay kế tiếp đưa vợ chồng tôi đến Thành Phố Denver, Tiểu Bang Colorado, hội ngộ với Huỳnh Lập Quốc, tôi và Quốc cùng khoá Thủ Đức, chỉ có 2 thằng về Tiểu Đoàn 51 Biệt Động Quân, nên rất thân nhau, tôi bị thương, giải ngũ, Quốc tiếp tục trong quân ngũ đến ngày tan hàng, tôi không hề biết tin Quốc ra sao sau tháng 4 đen, Quốc người Sóc Trăng, tôi ở Saigon, bặt tin nhau từ ngày lũ „răng đen mã tấu“ chiếm trọn miền Nam, mới mấy năm nay thôi, nhờ có Tổng Hội Biệt Động Quân, tôi mới liên lạc được với Quốc và rủ nhau cùng về dự Đại Hội tại Cali.  Lúc này Tường còn đang bị giam trong trại cải tạo thuộc vùng 2, tôi đến thăm vợ con Tường, gặp Bảo, tôi nhờ Bảo xuống nhà chỉ dẫn các điều căn bản khi đi biển, Bảo sốt sắng mỗi ngày chạy xuống nhà tôi, đóng kin căn phòng và hướng dẫn thật tỉ mỉ về coi sao trên trời, đo tốc độ chiếc ghe, tính độ giạt của sóng, cách xem Hải Đồ, Hải Bàn…sau một tuần, những điều căn bản trên tôi đã nắm vững, dù sao tôi cũng đã tốt nghiệp Sĩ Quan Bộ Binh, việc coi bản đồ, địa bàn không thành vấn đề, khi được Bảo, một Hải Quân Thiếu Úy chỉ dẫn, là hấp thụ được ngay những điều căn bản khi đi biển, kể từ đây tôi vững tin hơn để đem con thuyền bé nhỏ vượt biển tìm tự do, tìm sự sống trong cái chết, khi ra đi mọi người đều biết, thập phần hiểm nguy, 9 phần chết chỉ có 1 phần sống rất mong manh. Tôi biết ơn sự hướng dẫn rất tận tình của Nguyễn Gia Bảo khi Bảo đích thân xuống chiếc ghe tại bến Bạch Đằng để đo tốc độ con thuyền, rồi chạy thử một khoảng rất dài, giải nghiã cặn kẽ các điều tôi hỏi về đi biển với con thuyền nhỏ bé này, dĩ nhiên với Bảo thì tàu sắt mới đúng tiêu chuẩn để ra khơi. Tôi mời Bảo cùng đi với tôi, nhưng mẹ Bảo không muốn vì trong gia đình vừa có chuyện đau buồn, 2 đứa em của vợ Tường vượt biển, chiếc ghe bị sóng đánh vào bãi san hô, cả thuyền chỉ có 2 người còn sống  nên mới có tin về nhà,  những trường hợp chết hết cả ghe thì rất nhiều, mà chúng ta thấy đăng tin trên báo tìm thân nhân vượt biển, không có tin tức gì về chuyến đi, bởi cả thuyền đã chìm vào lòng biển cả, không còn ai sống sót, chưa có cơ quan, báo chí truyền thông nào của thế giới thống kê tương đối chính xác được số người chết trên biển Đông mà chỉ ước tính, 1 người đến bờ thì 4 người vào „bụng cá“, trong lịch sử mấy ngàn năm của đất nước Việt Nam, chưa có thời kỳ nào mà số người ra đi tìm sự sống trong cái chết ào ạt như thời kỳ này, thà là chết hết chứ không thể sống trong một xã hội do lũ người tàn độc cai trị từ sau 30 tháng 04 năm 1975. Đây là một sự thật của lịch sử mà các nhà viết sử sau này phải ghi vào trang sử của tổ tiên để lưu lại ngàn đời sau. Cá nhân người viết đã bị „trả thù“ của lũ „vượn người“, thì đến đời con cháu sau này còn bị trù dập đến tận cùng khổ ải. Nơi nào có tự do thì nơi đó là quê hương của mình, ta hãy „nhủ thầm“ và cầu xin như thế.

    4.- TRANG BỊ CHO CHUYẾN RA KHƠI.

    Thuyền bè, máy móc đã lắp ráp xong, bây giờ phải tìm mua các vật dụng cần thiết cho việc ra đi, các “món” không thể thiếu:

    Hải Bàn, Hải Đồ, Thức Ăn, Nước Uống 300 lít, 3 trái Xi-Nhan, Dầu Chạy Máy khoảng 300 lít, dự trù 100 bịch gạo sấy, 100 ký củ đậu, thêm khẩu K54, 2 băng đạn để thủ thân.

    Vì phải giữ kín, các thứ trên do một mình tôi lo liệu, riêng khẩu K54 và 2 băng đạn cùng 3 trái xi-nhan, do người anh họ Hà, gọi mẹ tôi là cô mua dùm, anh này và tôi không biết nhau, vì năm 1954, tôi theo gia đình di cư vào Nam tìm tự do, ngày 02.05.1975, anh Hà Văn Cường, cán bộ Thương Nghiệp được cử vào Saigon công tác, anh Cường đã tìm đến nhà mẹ tôi, tôi được nhắn về chào người anh em, vừa thấy tôi, anh nói ngay, chú mày là Sĩ Quan mà sao không đi, ở lại, “đòn thù” sẽ giáng xuống không lâu đâu, đúng như người anh họ đã nói, chúng “lưu dụng” tôi đến tháng 6.1976, buộc nghỉ việc để đi kinh tế mới.

    Tôi đóng một cái hộp để cất khẩu súng trên ghe, và chỉ một mình tôi biết chỗ cất súng. Anh Hà Văn Cường còn giúp tôi nhiều việc khi tôi nhờ đến, anh chẳng sợ hậu quả nếu việc bị đổ bể. Tôi cũng cho anh ấy biết, là tôi đang tổ chức để ra đi, anh hoàn toàn đồng ý với quyết định của tôi, chỉ khuyên tôi thật cẩn thận và tỉnh táo để “qua mặt” bọn công an Phường, Khóm.

    Hải đồ mua chỗ quen tại khu quận 5, Hải bàn phải đến xem tại chỗ, loại của Hải Quân VNCH giá 1 lượng vàng lá.

    Tôi cho cắt đôi 3 thùng phi 200 lít, hàn bằng mặt và có vòi vặn nước, 3 thùng phi này để vừa khít dưới sàn ghe  làm chỗ ngồi, trong chứa nước ngọt và dầu chạy máy.

    100 bịch gạo sấy mua tại chợ Kim Biên, 100 ký củ đậu mua ở chợ Cầu Muối.

    Tất cả các thứ này được chuyển lên ghe trước chuyến đi 1 ngày, tôi bảo Vinh đem ghe đậu không nhất định một chỗ, thường xuyên neo ở chợ Thị Nghè, chỗ ghe chở hàng lên xuống, bọn công an không kiểm soát được. Nhà ở cạnh bờ sông, rạch, không thể cột thuyền được, bọn công an khu vực sẽ “rờ gáy” ngay, chúng sẽ làm khó dễ để kiếm tiền, dễ dàng bị lộ. Nói chung làm chuyện này, hoàn toàn bất hợp pháp, “chui” từ đầu đến cuối, phải giữ bí mật càng ít người biết càng tốt, chỉ một mình tôi quyết định mọi chuyện, từ ngày mua xong chiếc ghe, tóc tôi bỗng nhiên bạc trắng, vì lúc nào cũng suy nghĩ, tính toán, để qua mặt bọn cú vọ và cậu em Trần Văn Vinh theo lệnh tôi chấp hành, ngay việc bốc người để ra đi, chỉ một mình Vinh biết địa điểm rồi giao cho từng người đem xuồng nhỏ, chạy máy đuôi tôm đến mỗi điểm hẹn, các xuồng này là taxi chở vài ba người đến ghe chính, tôi luôn luôn áp dụng yếu tố bất ngờ mới qua mặt được tụi công an.

    PHẦN 4-

    5.- RA ĐI RỒI TRỞ VỀ.

    Một hôm Vinh lên bờ cho tôi biết, vừa bị tàu tuần bắt giữ, chúng đánh đập tra khảo rất dã man 2 người lái ghe là Vinh và Hoàng Văn Hàn, em Hàn mới 12 tuổi, rất thuộc đường sông vì theo ghe chặt củi từ sau tháng 4 đen, hơn 4 năm đi lại từ Saigon đến Vũng Tàu, “ngõ ngách” nào cũng biết, bọn tàu tuần nghi ngờ chiếc ghe là ghe taxi đưa người đến tàu chính để vượt biên, nhưng Vinh, Hàn một mực khai là nhà nghèo chỉ đi chặt củi về bán để sinh sống, cuối cùng phải cho chúng 2 can dầu, bọn chúng mới thả ra. Được cấp báo các sự việc, như vậy chúng đã nghi ngờ, tôi quyết định “nhổ neo” khẩn cấp, thuyền ra khỏi Vũng Tàu đúng ngày 23 Tết năm 1980, gặp “gió chướng”, tất cả say sóng nằm la liệt, toán lái thuyền “ngất ngư” hết vì các chú em này chưa hề  đi lính, chỉ có một mình tôi còn tỉnh táo, tôi đành phải cho ghe quay về, lương thực còn nguyên chưa ăn uống gì cả, đến khúc sông Saigon thì trời đã sáng trưng, lúc đó là khoảng 7 giờ sáng, tôi cho ghe đậu tại bến đò Long Kiểng, quận Tư, Khánh Hội, số người trên ghe lên bờ an toàn, không một ai bị “làm khó dễ”, Vinh đem thuyền đi dấu chỗ khác. Bến đò Long Kiểng là nơi lên xuống hàng hoá, trái cây từ vùng 4 đem về giao cho các bạn hàng ở Saigon, rất đông đúc, nhộn nhịp.

    Có 3 địa điểm “lý tưởng” cho việc tổ chức vượt biển bằng ghe thuyền là:

    -      Chợ Thị Nghè, đối diện là chuồng Voi, Sở Thú. Nơi đây lúc nào cũng tấp nập, kẻ lên người xuống, ghe thuyền chở hàng hoá neo chật cả một khúc rạch Nhiêu Lộc, công an khu vực không kiểm soái gắt gao như xóm nhà dân.

    -      Bến đò Long Kiểng, quận 4 Khánh Hội, cũng nhộn nhịp không kém chợ Thị Nghè, công an khu vực đi lại nhưng là để kiếm ăn cò con, bạn hàng “thí” cho vài trái cây, xấp bánh tráng.

    -      Chợ Cầu Muối, nơi này xô bồ, bạn hàng chửi thề inh ỏi, đặc biệt công an khu vực không “léo hánh” vì dân hàng chợ là thứ dữ nhất Saigon. Tôi mua một tạ củ đậu ở đây, đem lên ghe thoải mái.

    3 địa điểm này để neo ghe, “lên xuống” các thứ cần thiết cho chuyến đi, bọn công an khó theo dõi, bạn hàng không để ý đến người chung quanh.

    Trong thời gian tính toán, sắp xếp cho chuyến “bốc người”, tôi đã “la cà” khắp hang cùng ngõ hẹp để xem chỗ nào, nơi nào thuận tiện, nhất là tránh sự để ý của bọn công an, nghiên cứu, điều nghiên, cuối cùng quyết định các địa điểm mà không có ai để bàn bạc, tham khảo, ngay như vợ tôi cũng không hề được biết những tính toán, những quyết định của tôi. Lúc di chuyển, chạy Honda Dame màu đỏ của vợ tôi, mặc bộ đồ đen, đội nón cối, dắt khẩu K54, khẩu súng này không dám để ở nhà, vì chúng kiểm soát hộ khẩu mà thấy được  thì “ông bà già” bị liên đới trách nhiệm, giọng nói và các từ xử dụng, hoàn toàn là giọng Bắc Kỳ 75 khi phải nói chuyện với bọn công an Phường Khóm, nhìn bộ dạng ai cũng nghĩ là tôi mới từ ngoài Bắc vào Saigon.

    Con cháu thành đạt đúng theo ý mình khi tôi đã „liều chết“ mua ghe đem cả gia đình „ra đi“ ngay trên sông Saigon, tôi thật sự mãn nguyện, cộng thêm 40 người đi chung, trong khi tôi không có một chút kinh nghiệm gì về „biển cả“, tôi chỉ là một Sĩ Quan Bộ Binh thuần túy, nếu bị bọn vẹm “vồ” thì cũng không có ngày ra khỏi tù, tóc tôi bạc trắng từ lúc quyết định mua ghe để tìm đường sống, lúc nào “đầu óc” cũng phải “tính toán” làm sao qua mặt được tụi công an Phường, Khóm, khoảng thời gian này, đầu năm 1980, bọn chúng còn kiểm soát rất gắt gao, công an khu vực luôn luôn dòm ngó theo dõi nhà dân. Nhiều người đã yêu cầu tôi viết lại câu chuyện vượt biển tìm tự do ngay tại Thủ Đô Saigon, lúc đầu mới đến Đức tôi không nói với bất cứ ai, dù là bạn bè thân thiết, vì viết và kể lại sợ ảnh hưởng đến những người cũng định làm như tôi, phỉ quyền biết được sẽ dễ dàng “tóm” trọn ổ, nay “phong trào” vượt biển không còn nữa, nên hôm nay tôi sẽ kể chi tiết, nhất là cách qua mặt bọn công an cú vọ từ lúc mua chiếc ghe, ráp máy, cho đến lúc rời Saigon, Đặc biệt, như đã nói ở trên, tôi chẳng có một chút “kinh nghiệm” gì về “biển cả” nên đã ra khỏi Vũng Tàu lại phải quay về 2 lần vì “sóng to gió lớn”, lần đầu lược thuật ở trên, vào ngày 23 Tết, lợi dụng dịp đón Tết, bọn Công An bận bịu với gia đình đón Năm mới, lơ là việc tuần tra trên sông, biển, nhưng hỡi ơi mùa Tết âm lịch hay có “gió chướng” mà dân thành phố như tôi không hề biết. Lần thứ 2, cũng ban ngày như lần thứ 1, bốc người công khai trên các điểm đã ấn định, trạm cầu Tân Thuận, công an gác trên cầu, ghe taxi bốc 6 người ngay phiá dưới, chạy đến chỗ ghe chính đang neo trong một con rạch rậm rạp.  Đến bây giờ đã 37 năm, tôi nằm chiêm nghiệm, việc tôi đưa được 45 người đến bến bờ tự do là do hồng phúc mà tôi được thừa hưởng từ người mẹ hiền hậu, đạo đức, nhất là có phép lạ trong 2 lần quay về, trời đã sáng trưng khi từ Vũng Tàu chạy về Saigon, 7 giờ sáng, trên ghe còn đầy đủ lương thực vì chưa ăn uống gì cả,  khẩu K54 và 2 băng đạn cùng 3 trái Xi-nhan cũng để kín đáo trên ghe, cả 2 lần không một ai bị làm “khó dễ” khi đổ người xuống để chờ đi lần thứ 3, phải có người “che mắt” bọn công an mới không thấy chiếc ghe chở đầy người tắp vào chân cầu Calmet cho người xuống, có lẽ tôi làm chuyện “bất ngờ” nên không ai nghĩ rằng đó là ghe vượt biên quay về. Tôi tin tưởng một sự huyền bí đã xảy ra mà khoa học không thể nào giải thích được, quay về lần thứ 2, ngày 08.02.1980, đúng ngày giỗ đầu Mẹ tôi, trở về lần thứ nhất, tôi đã quyết định “bỏ” căn nhà trong khu cư xá Công Ty Cấp Nước (tên cũ là Saigon Thủy Cục) sợ công an khu vực “để ý”, cả gia đình qua bên mẹ vợ tôi “ở nhờ” vì nhà này nằm ngay mặt đường Xa Lộ Biên Hoà, ít ai “để ý”, lúc quay về lần thứ 2, vì quá mệt mỏi, tôi đã ngủ thiếp đi, rồi như có tiếng gọi bên tai, dậy đi, hôm nay là giỗ đầu Từ Mẫu, tôi choàng tỉnh dậy và lấy Honda chở hết vợ con về bên Hoà Hưng, nhà của Bố tôi, đường Tô Hiến Thành, Quận 10, chỉ cách Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung Ương Quân Lực Việt Nam Công Hòa không tới 100 mét. Tôi cũng nói rõ, trong tâm thức tôi, hoàn toàn không nhớ ngày giỗ của mẹ tôi, mới đây mà đã đúng một năm, người mẹ mà tôi yêu qúy nhất trở về với cát bụi, tôi đã quỳ trước di ảnh của từ mẫu, khấn nguyện mẹ hiền phù hộ cho gia đình nhỏ của tôi đến được bến bờ tự do.  Con gái lớn của tôi có một bút ký ghi lại tổng thể cuộc vượt biển tìm tự do của gia đình tôi, vì cháu không biết gì về việc tổ chức ra đi do tôi thực hiện. Quý bạn nào muốn có bút ký này, tôi sẽ gởi đến các bạn tường. Email: lytrungtin.de@gmail.com

    6.- QÚA TAM BA BẬN.

    Hai lần trước đi ban ngày, dĩ nhiên bốc người cũng “thanh thiên bạch nhật”, lần thứ 3, quá tam ba bận, đi ban đêm.

    Dân thành phố từ nhỏ đến khi trưởng thành, không biết “sông nước” là gì, cho đến khi nhập ngũ, lội suối, lội sông thì cũng có để tảo thanh Việt Cộng, nhưng kinh nghiệm đi biển thì không có tí nào, nên 2 lần đã khuất núi Vũng Tàu mà đành phải quay về, sóng to gió lớn, dựng đứng chiếc ghe giữa biển khơi, toán lái ghe toàn thanh niên, chưa hề dính đến “lính tráng”, say sóng nằm gục hết trơn, chỉ còn mình tôi “tỉnh táo” không bị say sóng, thế thì đi làm sao được nữa, tôi quyết định cho ghe quay về. Vì sóng đánh bung mũi ghe nên phải sửa chữa, cho thuyền lên “ụ” tại cầu Rạch Ông, bọc tôn và bắt bù lon, chi phí hết 2 lạng vàng lá, tôi thấy dân tình ở đây thật “dễ thương”, họ nhìn chiếc ghe là biết vừa “ra biển” trở về nhưng không hề “báo cáo” cho bọn công an khu vực. Một tuần nằm “ụ”, ghe được “hạ thủy”, Vinh lái thẳng về chợ Thị Nghè, sau đó đem ghe về khu cư xá Thanh Đa neo tại đó, nghỉ ngơi một tuần, tôi suy nghĩ và vạch ra kế hoạch đi lần thứ 3.

    Trước chuyến đi lần thứ nhất, tôi chia số vàng lá còn lại làm 3 phần, gởi “tứ thân phụ mẫu” giữ dùm, trường hợp chúng tôi đi thoát, thì số vàng này để các vị sống dưỡng già, nếu bị bắt thì dùng số vàng này “chạy” cho tôi ra tù. “Tứ thân phụ mẫu” nay chỉ còn 3 vì mẹ tôi đã an nghỉ ngàn thu.

    Giỗ đầu mẹ tôi xong, tôi cho vợ tôi ra Vũng Tàu, gặp vị thông gia làm nghề đánh cá, hỏi xem đi biển vào thời gian nào tốt nhất, vị thông gia cho biết, với cái ghe đi trên sông như vậy, thì chỉ đi vào tháng 3 âm lịch tức tháng 4 dương lịch, các tháng khác sóng gió hãi hùng lắm, quả đúng như vậy. Thời gian biển êm, chắc chắn bọn tàu tuần sẽ kiểm soát gắt gao hơn, nên lại phải “tính toán” làm sao ra được biển an toàn mới hy vọng sống sót được, đường sông Saigon-Vũng Tàu xa vời vợi, hai bên bờ chỉ toàn cây rừng âm u, chúng có 2 chiếc tàu mã lực rất mạnh, thường xuyên chạy trên tuyến sông này để kiểm soát và làm tiền người dân lành sống bằng nghề chuyên chở hàng hoá từ vùng 4 về Thủ Đô, rất nhiều các rạch nhỏ dễ dàng cho ghe vào trốn bọn tàu tuần. 
    Vợ con tôi và vợ Vinh lên ghe chính tại chợ Thị Nghè, chạy ra neo dưới chân nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, cạnh bến phà Thủ Thiêm, để chờ các xuồng taxi đem người đến. Trong nửa giờ là đủ số người, thuyền nhổ neo khởi hành, trên nhà hàng và cạnh bờ sông, người ta vẫn ăn nhậu, nói cười ồn ào, chắc chắn không ai ngờ có một chiếc ghe chở 45 người xuất phát ngay nơi này để ra biển tìm tự do. Đó là lúc 20 giờ ngày 26.04.1980.

    Lần này, tôi áp dụng chiến thuật như khi đi hành quân diệt Việt Cộng, Vinh và Hàn làm “khinh binh tiền sát” chạy trước cách ghe chính khoảng 1 hải lý, bằng xuồng tam bản chạy máy đuôi tôm, loại này chạy rất nhanh, khi thấy tàu tuần lập tức quay về và báo hiệu bằng đèn Pin, 2 dài 1 ngắn là có địch, ghe chính phải  rẽ ngay vào con rạch nhỏ gần nhất để trốn chúng, nhiều lần như vậy, ghe chúng tôi mới đến được cửa biển Vũng Tàu, lúc này trời đã hừng đông, không thể ra biển giờ này, phải chạy vào bãi cát vàng ẩn nấp trong đó, “bãi cát vàng” là một địa danh nằm sát chân núi Vũng Tàu, cây cối khá rậm rạp, đợi 2 giờ sáng cùng khởi hành ra biển với các ghe đánh cá, giờ giấc người dân ra khơi, chúng tôi đã “nắm rõ”, cả trăm chiếc thuyền đổ ra biển, ghe chúng tôi lẫn lộn trong đó.

    Vừa chạy được hơn nửa tiếng, thì gặp „dàn đáy“, ngang với phao „số không“,  Vinh cho biết phải tránh dàn đáy, coi chừng vướng vào, lưới cá quấn chặt „chân vịt“  thì vô phương đi được, đúng lúc này một tầu tuần của Việt Cộng chiếu đèn pha quét ngang ghe chúng tôi, trước đó  tôi đã bắt mọi người chui hết vào khoang, không được nói chuyện lớn tiếng, theo sự tính toán và với tốc độ của chiếc ghe, thì khoảng 10 giờ sáng là ra đến “hải phận quốc tế“, tức đường tàu buôn, lúc đó lấy hướng Nam, chạy khoảng một ngày một đêm, bẻ hướng Đông để vào bờ biển Mã Lai Á. Trên tấm Hải Đồ,  tôi đã vẽ và viết rõ ràng để các người lái ghe theo đó thi hành, cũng nói thêm ở đây, sau 2 lần trở về, tôi nghĩ là phải có một Sĩ Quan Hải Quân mới có thể đi được nên tôi đã đi tìm người Sĩ Quan này, tôi được một người quen giới thiệu một Sĩ Quan Hải Quân mới đi tù cải tạo về, tôi chỉ cần người lái ghe, việc đi đứng do  tôi vẽ „phóng đồ“, sắp xếp và chỉ huy. Không ngờ vị này là Thiếu Úy Hải Quân. tên Trần Duy Bút mà tính một hải lý bằng một cây số nên đã bẻ lái quá sớm, đúng vào cái vùng mà bọn hải tặc đang hoành hành, tôi chỉ nói nhỏ cho vợ tôi biết điều này, sợ cả ghe xôn xao, mất bình tĩnh. Sau này tôi mới biết, anh Trần Duy Bút là Hạ Sĩ Quan được cho đi học khoá Sĩ Quan Đặc biệt nên trình độ hiểu biết có giới hạn, tôi cho Bút đi theo không phải đóng góp tiền bạc gì cả. Hơn 10 giờ sáng, ngày 28.04.1980, gặp ngay một tàu dầu của Panama rất lớn, chạy cách ghe chúng tôi không tới 100 mét, trông rõ „mồn một“ những người trên „boong“ tàu Panama, giữa „ban ngày ban mặt“ như vậy, Trần Duy Bút  lấy một trái sáng „thụt“ lên trời, tôi giận quá, chỉ nói mấy trái „xi-nhan“ dùng cho buổi tối khi cần cấp cứu mới xài, ban ngày thấy rõ ràng như bây giờ đâu cần phải „bắn trái sáng cấp cứu“, Bút có lẽ đã biết cái sai của mình nên im lặng, tôi cũng nguôi ngoai cơn giận, chạy về hướng Nam, giữ và theo đường tàu buôn, cả ngày, chúng tôi gặp thêm 3 chiếc tàu sắt rất lớn, nhưng chúng bỏ chạy luôn, chẳng giúp hay vớt chúng tôi, đến giữa trưa, trời nắng „chang chang“,  tôi cho „neo ghe“ để tắm biển, tất cả các chú biết lội đều nhảy xuống biển tắm thoải mái, nước và lương thực vẫn còn đủ để đi trong một tuần nữa. Đúng là “tháng ba bà già” đi biển, mặt biển êm như nuớc hồ thu, đi vào tháng 3 âm lịch rất dễ bị “tóm” ngay cửa biển, tàu công an lúc nào cũng có mặt.

    Chạy thêm hai ngày, gặp vài chiếc tàu sắt, và một số ghe đánh cá, tất cả đều làm ngơ dù chúng tôi đã làm đủ mọi động tác xin cấp cứu, chỉ duy nhất một ghe đánh cá của Singapore đã cho chúng tôi 2 thùng bánh bích quy và một can nước ngọt. Bỗng lúc 10 giờ 47 phút sáng ngày 01.05.1980, một chiếc trực thăng bay lượn quanh ghe chúng tôi và ra dấu cho ghe chạy về hướng Tây. tôi xem Hải bàn, ra lệnh tắt máy ghe và thả trôi, vì hướng Tây là hướng chạy về lại Việt Nam…chỉ khoảng nửa tiếng sau, một chiếc tầu sắt rất lớn „lù lù“ xuất hiện, bên hông sơn hàng chữ tiếng Pháp PORT DE LUMIERE - đảo Ánh Sáng, trên boong tầu, có người Việt bắc loa chiã xuống ghe, bảo tất cả phải bình tĩnh, đây là con tàu CAP ANAMUR sẽ vớt đồng bào, tôi ra lệnh, chia ra hai bên ghe để ngồi tránh nghiêng một  bên có thể lật ghe, rồi đàn ông, thanh niên được đưa lên tầu Cap Anamur bằng những thang giây, đàn bà, con nít thì được cần cẩu võng lên, đây là ngày giờ mà cả 45 người sẽ nhớ ơn suốt đời: 10 giờ 47 phút  ngày Quốc Tế Lao Động 01.05.1980, chiếc tàu CAP ANAMUR đã cứu sống chúng tôi.

    Tàu Cap Anamur chạy dọc theo bờ biển Việt Nam để tìm ghe vượt biển, mỗi ngày vớt được một ghe, 12 ngày vớt được 12 ghe, tổng cộng 474 người. Tôi được đưa đến gặp vị thuyền trưởng Cap Anamur và tặng ông khẩu K54 và 2 băng đạn. Ông cám ơn và chúc tôi gặp may mắn trong cuộc sống mới.

    Ngày 12.05.1980, Cap Anamur đem số người được vớt gởi tại Singapore, chúng tôi ở trại tạm cư trên đường Hawkins một tháng 28 ngày, ngày 09.07.1980, được đưa qua sống tại West-Germany bằng máy bay. Cũng xin nói thêm, Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, phát cho mỗi người 2,50 Đô la Singapore, một tuần phát một lần, tất cả tự túc nấu ăn, vị Trại Trưởng là một Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đã cho mời  tôi lên Văn Phòng trại làm việc giúp đồng bào, mặc dù „chưa hoàn hồn“ nhưng  tôi cũng sốt sắng và vui vẻ nhận lời, ông Trại Trưởng giao cho tôi làm Trưởng Ban Nội Vụ, còn  Nguyễn Hữu Huấn, một phi công trực thăng Việt Nam Cộng Hoà đang giữ chức Trưởng ban Ngoại vụ vì Huấn rất giỏi tiếng Anh, đã qua Mỹ học lái máy bay, nhà  Huấn ở trước rạp hát Thanh Vân, đường Lê Văn Duyệt, rất gần nhà bố tôi, đường Tô Hiến Thành, hồi nhỏ tôi và Huấn đều học trường Tiểu học Chí Hoà. Người Singapore rất giàu và có lòng thương người, hàng tuần họ đã đem đến trại cho rất nhiều quần áo và đồ ăn, mỗi lần cả „bao bố“ lạp xưởng,  tôi phải điều động một số thanh niên khuân vác các tặng phẩm đem chất vào kho, mỗi ghe nhập trại được  tôi phân phát quần áo và thức ăn tồn trữ trong kho, cho đến lúc gia đình tôi đi định cư, hai kho quần áo và thức ăn vẫn còn rất nhiều, có lẽ vì được phát tiền, tự do mua bán nên số người trong trại không „tha thiết“ với các vật dụng cho không chăng?  Sau này, đọc báo chí mới biết, trại Singapore là trại tị nạn thần tiên số 1, không đâu sánh bằng.

    Năm 1981, trên truyền hình số 2 (ZDF) Đức đã chiếu một cuốn phim dài gần 1 giờ, cảnh tàu Cap Anamur vớt người tại Biển Đông, trong đó đã quay thật rõ cái ghe của chúng tôi. Cái cánh quạt của máy phụ đã bị gãy, nên người phóng viên nói là khó có thể đi đến bờ được. Tên cuốn phim phóng sự là: (tiếng Đức, Einen Milimeter über dem Rand der Welt…Tiếng Việt, Một milimét qua bờ kia của thế giới), ý nói là chìm vào lòng biển không đến bến bờ, đặc biệt, 2 lần phóng viên đài Truyền hình đã đến quay cảnh sinh hoạt gia đình chúng tôi, tiêu biểu cho các người Việt Nam tị nạn Cộng Sản được tàu Cap Anamur cứu vớt, đã hội nhập và thành đạt tại nước Đức, đoạn phim này được chiếu trên đài truyền hình Quốc Gia Đức năm 2006 và 2008.

    Gia đình nhỏ của tôi, lúc rời Saigon có 5 nhân khẩu, bây giờ, năm 2017, đã thành 15 người, tất cả sống hạnh phúc quây quần bên nhau trong một xã hội tự do, nhân bản tại thành phố Bochum, Germany.

    LÊ THANH TÙNG

    (ghi lại để tưởng nhớ ơn cứu tử của vị đại ân nhân, Tiến Sĩ Rupert Neudeck)

    ---------------------------------------- 

    Bản ANH NGỮ do Chị THANH HƯƠNG, ở Hawaii, USA, một thân hữu của Tạp Chí Dân Văn chuyển dịch.

    An Escape from Saigon

    CHAPTER 1

    INTRODUCTION

    This narration was posted on:

    - Tập San Biệt Động Quân, volume 50, May 2017, California, USA.  3000 copies printed and sent to readers worldwide.

    - Hon Viet UK Online in England (Please Google article to find great reads).

    Prologue: The following condolences revealed a never-told-before an escape by sea for freedom directly from Saigon, 37 years ago.  Divulging it earlier would threaten those who would attempt to escape later by the Public Security Forces' unsleeping eyes, and they consequently would snatch everyone involved.  Since the escape by sea movement has ceased, this adventure is recounted in detail to attest first and foremost, to our great Samaritan, Dr. Rupert Neudeck, for saving our lives, and second, to share with Tạp Chí Dân Văn's readers, my friends and relatives.

    Kondolenz von Le Thanh Tung aus Bochum

    In tiefer Trauer:

    Dr. Rupert Neudeck, Gründer der Hilfsorganisation Cap Anamur zur Rettung der vietnamesischen Bootsflüchtlinge, ist am 31.5.2016 von uns gegangen.

    Durch seine selbstlose und unermüdliche Arbeit ist Herr Dr. Neudeck:

    - für die vietnamesischen Katholiken ein Heiliger

    - für die vietnamesischen Buddhisten ein Bodhisattva.

    Die Hilfsorganisation Cap Anamur hat auf dem südchinesischen Meer über 11.300 Menschenleben gerettet. Heute, nach über 37 Jahren, verdanken ihm mehr als 70.000 vietnamesischstämmige Mitbürger ein Leben in Freiheit und Demokratie in Deutschland.

    Möge die Seele Dr. Neudecks schnell ins Nirwana gelangen.

    In ewiger Dankbarkeit..

    Le Thanh Tung und Familie

    A brief translation of Lê Thanh Tùng's letter of condolence on the passing of Dr. Rupert Neudeck in Bochum, Germany:

    We were deeply saddened to learn:

    Dr. Rupert Neudeck, the founder of Cap Anamur Foundation, a foundation to rescue the Vietnamese who fled by sea to freedom has returned to the dust on May 31, 2016.

    - For Catholics, he was a Saint. For Buddhists, he was a Bodhisattva for his humanitarian work.

    Cap Anamur has rescued more than 11,300 people on the East Sea. Now after 37 years, their relatives have reunited and grown up, bringing the total to more than 70,000 people living in the free and democratic Germany.

    We pray that Dr. Neudeck's soul will soon return to Heaven.

    Respectfully,

    Lê Thanh Tùng and family

    Crossed the sea by boat, from Saigon Capital. Traveled by river to Vung Tau estuary on April 26, 1980. Were rescued by the ship Cap Anamur at 10:47, on May 1, 1980.

    -------------------------------------------------

    In the 80s of the last century, it was very difficult to undertake a perilous escape by boat to find freedom directly from Saigon, because of the hooligans' tightly governance. The regional police always watched people's homes. The non-official plan to leave the country organized by the police was no longer as rampant as in 1978-1979. Until now, in the Boat People history, there was no other boat that left Saigon Capital straight from its rivers and canals as we did with 45 passengers onboard. This voyage's coordinator dedicates their journey to readers, friends near and far.

    The reason I clearly stated in the condolence letter was my desire to make friends with people who organized sea crossings by boat directly from Saigon as I did. Thus, no one who left by boat from Saigon had contacted me. But out of curiosity, many people emailed asking me to reveal my escape.

    The distance from Saigon to Vũng Tàu is 120 km (approximately 80 miles), and it is longer by boat due to meandering and placid rivulets. The police patrol boats often went to and fro to control and swindle the commercial boats owners. Hence, we must be careful throughout the voyage. It would be our demise if the police stopped a boat full of people attempting to flee to freedom! Everyone would go to glasshouse, and the organizer would never have a date to return.

    I wish to sincerely apologize to my dear friends who were also my fellow military members, including Nguyễn Hữu Huấn1, a neighbor in Hòa Hưng, for not mentioning about my escape from the Capital Saigon through Saigon River and Vũng Tàu estuary during the 37-year living in Germany (they had many opportunities to divulge this information because we had many intimate get-togethers). I saw him again on the deck of the Cap Anamur on May 1980 shortly after his rescue. The reason I kept this information a secret was because if the communist police knew about our plans, they would invariably seize all those future boat people who would follow suit.

    The Cap Anamur has rescued the following:

    - Cap Anamur I consisted of many tours, from September 1979 to May 1982: 192 boats, 9507 people.

    - Cap Anamur II, from March 1986 to June 1986: 18 boats, 888 people.

    - Cap Anamur III, from April 1987 to June 1987: 14 boats, 905 people.

    In total, the three ships of Cap Anamur Committee had rescued 11,300 people from 226 boats. Please note that for those who were under 18 years old they would be sponsored and reunited with their families and the German government would cover all reunification expenses.

    I brought with me two nieces and they later sponsored their parents and siblings. There were seven total in each family. We did not pay for airfare.  When they arrived in Germany, everyone received social services as a boost to help them to be economically self-sufficient.  Many people noticed how generous Germany was. They all said that these Boat People were born with a silver spoon in their mouth for receiving such great fortune.  St. Neudeck's altruism will be forever in the hearts of all boat people who must leave the blood thirsty dictatorship communist government --- this was a one in a million chance of survival!

    After 37 years, (1978-2016), reunifying family members had increased to approximately 70,000 people, including many who had succeeded in education, such as anh chị Nguyễn Đức Tru. All of their five children (three sons and two daughters) became physicians and pharmacists. Lê Thanh Tùng in Bochum has four daughters. They all graduated from college, had social status and great jobs in different occupations.

    Trương Ngọc Than, a passenger on my boat had recently owned a pharmacy in Minden, NRW, Germany. Nguyễn Hữu Hoàng, used to be a geological engineer in VN, immigrated to Germany, had changed his occupation to become a physician.  He now works at a hospital at Menden.  The Phạm văn Hóa's family, surrounded and almost attacked by three pirate boats, were rescued just in time by one of the Cap Anamur ships. Their daughters were four and five then. Now, they finished college. One of them, Thanh Trúc, a young attorney was the official host at the Memorial of Boat People inauguration on September 12, 2009, near Hamburg Port. More noteworthy, Lê Vinh Hiệp, a boat person had become a Pharmacy Corps/Colonel of the German Army. There are many more interesting facts, such as ĐĐ Thích Hạnh Giỏi, a boat person, a residence at Viên Giác Temple and a college graduate, had shaved his head and became a monk. He was encouraged by Master Trích Như Điển to strive to obtain higher education about Buddhism in India. He graduated with a Ph.D. in Buddhism.

    I have only cited a few examples.  Surely, there are many more boat people's descendants who received great results in education.  The Catholic Church benefited greatly from the rescues of many boat people by the Cap Anamur on the East Sea --- many men became new Catholic priests. I have a chance to get to know and befriended some of these pious new Catholic priests, although I am not Catholic myself.

     

    CHAPTER 2

    SEEKING A WAY TO LEAVE

    Five years living with the red devils has gone quickly. My mother's passing on February 8, 1979 prompted me to find a way to escape.  My three daughters would not have obtained higher education because their father was a refugee in 1954 and an officer of the Republic of Viet Nam. They surely would be oppressed in the communist system where there was no equal education and employment opportunities. The communists verify three generations curriculum vitae for any job or education application, in addition to the discriminatory "hồng hơn chuyên" slogan (being a communist party member is more crucial than having a career or education).

    I myself was employed at Saigon Thủy Cục (Saigon Water District) now changed to Công Ty Cấp Nước. In June 1976, I was forced to give up working and forced to relocate in the New Economic Zones.  The new regime's aftermath set off a cascade events on my family's life. It was a despicable retribution from the government that always propagandized clemency and altruism to previous government citizens.

    I got discharged from military from an injury and was rated 70 percent disabled while Saigon Water Department (SWD) an autonomous company had an opening for a controller / cashier. Comparing the salaries between this position and that of a Lieutenant, it was higher. I applied using Veterans Preference Points and was placed highest on the list of five and appointed to work at Chợ Lớn.  After three months I requested transfer to employment closer to my home. 

    Saigon Water Department had divisions in Saigon, Chợ Lớn and Gia Định in addition to Thu Duc Water Plan.  After April 30, 1975, the barbarous band took over SWD and changed its name to Water Distribution Company. Besides doing the same duties, they had me train two new employees from the North.  I felt reluctant, but I might get reprimanded otherwise. All employees must attend the "re-education" program for a month.  At the end of the training, we received a certificate. It helped me obtain a pass to go across many Western provinces searching for a way to escape. 

    In a tumultuous time where cheating and lying was a way of life, many people lost their gold and got apprehended because their escape plan was ruined. Knowing this fact did not discourage me. One time, my brother-in-law and I went to Vũng Tàu to spend a night at a fisherman house who was the in-law of my father-in-law to plan an escape. Unfortunately, he would not dare to harbor us, because the regional communist police ransacked every house all the time and would interrogate any stranger, they noticed was new to the area. As outsiders, it was impossible for us to materialize an escape plan there. 

    On the way back to Saigon, we stopped at Rạch Dừa, Bà Rịa to visit a friend. He let us know how problematic it was for a fishing boat to leave the shore because of regular communist police surveillance. In general, fishing villages were added in the black book and the communist police always kept an eagle eye on them.

    If a prearrangement had no complications, the escapees would make it. But sometimes, different groups fought each other to carve up the lucrative market of "selling a beach" to prospective escapees and the boat owner ended up being affected by this infighting. Besides losing the gold (used to "buy a beach") they dared not to report or sue.  My nephew-in-law shared with us his successful voyage. In 1979 he took a bus to Vũng Tàu and someone led him to the fishing village Phước Tỉnh. They talked loudly while travelling publicly by day. Young men carried big bags of Buddhist prayer books and Buddha statue which were brought safely to the free world. This was a safe journey because the coordinator had bought "the beach". One of the passengers, a nun named Thích Nữ Diệu Hạnh, now presides at a temple in Barntrup, Germany.

    Not everyone had that luck. My friend Dương Phục and his wife Vũ Thanh Thủy only succeeded after 14 trials. They now work at Radio Houston, Texas.  Thanks to his wife's family who made it to the US and sent home money so they could afford to pay for 13 unsuccessful trips and their boat sailed on their 14th time.  Unfortunately, they had been brutally attacked by pirates. Their ordeals were revealed in a 700-page Tình Yêu Ngục Tù & Vượt Biên, written in 35 years after the Fall of Saigon to reveal to the world what beyond-imagined atrocities they had experienced.

    I struggled finding a way to escape in many provinces along the Mekong Delta but to no avail, because I did not know any local. So, after four months I had to return to Saigon to look for a different route.

    Later I visited my uncle at Khuông Việt, Ngã Ba Ông Tạ.  His wife asked me about my plans.  I told her that generally, it was not easy because there was so many scams involving escaping by boat. The damage that resulted from not being able to differentiate between a swindler and an honest person would end up money and human life losses. My aunt told me that her next-door neighbor's uncle had a boat and earned a living by cutting lumber into logs and transported them from Vũng Tàu to Saigon. His daughters had been driven boats since April 30, 1975. They were very familiar with the canals as the patrol post's location were like the back of their hands.  Thank God, help came just in the nick of time. I asked my aunt to introduce me to Sơn, her neighbor and asked to meet Hoàng Văn Vân, a widower and owner of the logging boat.  I told him I will let him know the time and date.  On the date mentioned, I met cordially at Sơn's place. We agreed that I would buy a boat, an engine, and other expenses. In return, Vân and his 10 children will come with us for free.

    BOAT and ENGINE PURCHASES

    Vân's eldest son, Hoàng Văn Sự took me to Thủ Đức to purchase a good quality round nose river boat with no engine, 11-meter long by 3-meter wide. I learned that seaworthy vessels should have Thailand boat sharp bow to plough through waves.  But if the communist police caught your round-bow boat, they would grill you in a flash.  I decided to buy Vân's boat with 37.50-gram gold bar (1 lượng).  Vân handled me an unnotarized receipt. I asked him to secure my boat behind his house, adjacent to Nhiêu Lộc canal, Hòa Bình ấp, near Ngã Ba Ông Tạ.

    The next item on my agenda was to find a boat mechanic to install the engine for my boat. I made some inquiries of some boatowners whose way of earning a living was to ship goods up and down the IV Corps (the 16 southern provinces in the Mekong River Delta area) and Saigon. I got introduced to Chú Bẩy Chợ Quán who lived in front of Chợ Quán Hospital.  A canal behind his house runs along Bridge Y and Bridge Rạch Ông. I candidly told him about my escape plans and asked him if he could mount the engine.  He wanted to inspect the boat before he offered his assistance. The following day, I returned with the boat tethering underneath his floating house.

    Chú Bảy observed the boat and said it was in good condition. With its dimensions it only needed a one-block silver head Yamaha. I agreed.  In the following days I gave him 187.50-gram gold bar (5 lượng) without any receipt. Living with the communists for five years, I knew that the Saigonese abhorred the barbaric bumpkins. They did not hesitate to openly reveal their escape intention.  Everyone was honest with one another. I myself always aim to be loyal with others. Therefore, when founding Tạp Chí Dân Văn I chose the pen name Lý Trung Tín.

    One of the main reasons why there were no receipts exchanged involving illegal businesses was because if the kleptocratic followers found out, both parties would be punished. For everyone's benefits, the oppressed dealt with one another with true hearts.

    In one week, the engine was installed.  I visited Bảy every day.  He treated me with a meal and the more we talked the more we got along, especially about the new regime.  I asked him to leave the country with me, but he refused because he was waiting to leave with his own big family. Though he wished me a lot of luck.  Exactly seven days later, the installation was completed. We agreed on a delivery date. I was satisfied with the engine performance and handed my boat to my brother-in-law named Trân Văn Vinh to keep and drive, so I could plan the next phase of my escape plans.

    SELECTING TRUSTING CO-JOURNEYERS & NAVY BASIC TRAINING

    Now, I finally have a boat that is ready to sail. I needed to find a person to whom I can trust to safeguard it. I had to remain ashore to plan everything else.  I had five adult brothers-in-law who lived in Saigon and Biên Hòa. The youngest, Trần Hoàng Minh, was fulfilling his military obligation in Cambodia. I am the youngest and only had one carefree cousin. Therefore, I could not entrust him in an important matter.  Finally, I chose Trần Văn Vinh.  We went for a coffee, and I asked him to join me to escape by sea directly from Saigon. He agreed with neither hesitation nor inquiry. Now with one concern settled, I had finally found a trusting person to secure the boat until we departed. I instructed Vinh to drive the boat back and forth on the Saigon River to Vũng Tàu estuary. He also needed to observe and pinpoint the communist patrol checkpoints. Later, Vinh disclosed that he knew these checkpoints by heart.

    About a week, he would drive to Saigon to purchase foods and water, then to Vũng Tàu, cut some firewood and transported them to Hoàng Văn Vân. To drive the boat required at least two people. It was decided that either Hoàng Văn Quỳnh, Trần Văn Vinh, or Hoàng Văn Mục would be the designated captain. Sometimes they would include my cousin Lê Quang Đĩnh to join them so he would acclimate to the torrential heavy weather.  Vân's sons took turn to join in pair to train Vinh, although he had never piloted a boat sailing through a canal.

    Although the crew had completed, the organizer must have a minimum of seafaring knowledge. I thought about Nguyễn Gia Bảo, my younger brother's dear friend who was trained at Thu Duc Infantry Officer Academy with me. Bảo graduated Class 24 at Dong De Academy Nha Trang. He was imprisoned only one year in the re-educated camp and then stayed with his sister-in-law who was my foster sister. When she visited me at the Academy, I introduced her to my best friend Nguyễn Thiện Tường and they got married. Upon graduation, Tường chose Armored Corps; I selected ARVN Ranger. We both graduated 18 days before 1968 Tet offensive. After graduation, Tường and I continuously were put on patrol or training (he was with Corps II and I at Corps III). During the offensive, I fought in a battle right in Chợ Lớn. We never saw each other. Then April 30, 1975, abruptly arrived. Tường got imprisoned. Since I became handicapped from an injury before Paris Peace Accord in 1972, I was dismissed from re-education camp and was "re-educated" one month at Saigon Water District, where I later was put to work. 

    In 2010, after participating in the 50th Anniversary of VNCH Armored Corps Founding Day in California, I visited friends and relatives in many states. At Camden, NY I saw Trần Văn Nam, my brother-in-law who was imprisoned eight years in labor camps in the North. Now, in his wheelchair he "day and night" partakes in protest against the communists in New York, Washington, waving three horizontal red stripes on a yellow background flag.

    I flew to Orlando, Florida to visit Nguyễn Thiện Tường and his family. Until July 2010, we have not seen each other since Thu Duc Academy Class 25 graduation in January 1968.  More than 42 years have passed, after many changes and abuses by the communist beasts, we now had a chance to meet and revisited many memories of past. The next flight brought my wife and me to Denver, Colorado to see Huỳnh Lập Quốc. Quốc and I were in the same Class at Thu Duc Academy. Because only two of us joined the 51st Battalion ARVN Ranger, we were close friends. I got out of the military because of an injury. Quốc continued to be in the military until the end of our Democracy. I have never known what happened to Quốc, a Soc Trang native after the Black April. Only for the last few years, thanks to the ARVN Ranger Alumni, I reconnected with Quốc and asked him to join me in at a Gala in California.

    When Tường was still in re-education camp in Corps II, I visited Tường's family and saw Bảo. I asked Bảo, a Navy Second Lieutenant to come to my house to teach me about sea travelling fundamental lessons. He fervently came and closed the door and showed me in detail how to look at the stars, to measure the speed of the boat, to calculate the waves height, to read a map, compass ... After a week, I grasped the lessons. Being an Infantry officer graduate, reading a map or a compass was no problem to me. I was more confident learning the seafaring fundamental lessons from Bảo, to lead a small boat to escape at sea for freedom, accepting all dangers with a sheer chance of survival.

    I appreciated Nguyễn Gia Bảo's enthusiastic tutoring when he personally boarded the boat at Bạch Đằng Wharf to measure its speed, test drove it in a very long distance and explained thoroughly every question I posed about going by sea with this small boat. Naturally, to him fishing boats was not devised to be used in the open sea.

    I asked Bảo to come along, but his mother advised against it, because his family just had a very sad news. His wife's two younger siblings had perished at sea. Their boat was destroyed when it rammed into a coral reef. Only two survived who later announced the dreadful news. We all have seen classified ads in newspapers and other forms of social platforms finding lost loved ones. According to the United Nations High Commission for Refugees, between 200,000 and 400,000 boat people have died at sea, an estimate that only 1/4 had escaped successfully. In the history of Vietnam for thousands of years, there has never been a time when the number of people who tried to escape to find freedom died in the process as greatly as this time. Since April 30, 1975 they rather died than lived under a hideous regime. This is the reality of our history. Historians must write it into our ancestry's history so it will be reserved forever.

    DEPARTURE PREPAREDNESS

    I needed to buy supplies for the journey such as maps (purchased from an acquaintance in District V), compass (at a cost of 37.50-gram gold bar, popular in the Republic of VN Navy, had to be inspected at the vendor's site before purchase), alimentation, 300 liters of water, roughly 300 liters of motor oil, 100 bags of dehydrated rice (from Kim Biên Market), 100 kgs jicama (from Cầu Muối market), 3 flares, a K54 pistol (hidden inside a box made by me, inside the boat) and 2 clips of ammos for self-protection.

    From this clandestine scheme, I had to purchase the supplies myself, except for the last three items which I asked my cousin Hà Văn Cường to get. He and I have never met, because I followed my family to relocate to the South VN on May 2nd, 1954. He was a commercial agent and had been assigned to Saigon for a business assignment. When he arrived at my mother's house, I was summoned to come home. Upon seeing me, he asked, "Being an officer of previous government, why didn't you leave? Pretty soon, retributions will be poured down upon you!"  Precisely. The new government exploited me until June 1976, forced me to resign and subsequently, the new economic zone became a reality for those left behind.

    I shared with him the plans I have devised to organize an escape. He completely agreed and assisted me in any way he could without any concern if the plots were exposed. He also advised me to be cautious and alert to outwit the ward and commune police.

    To help passengers drink water easily from the barrels, I torch cut them in half, closed them before installing a faucet on the top. They fit snuggly under the boat cabin for seating.

    Before the trek, all of the supplies were transferred onto the boat. I instructed Vinh to moor the boat in various places because it was not practical to tie it up by his house near the canals. This plan was wise since Thị Nghè market was busy with the hustle and bustle of boats moving products all day, thus, the communist police could not inspect thoroughly. Otherwise, if the boat were too apparent the district police would promptly detect it and cause us trouble.

    Overall, this scheme was totally illicit. It was covert from beginning to the end. The fewer people knew, the better. I was the only one who made decisions on everything. My hair turned white the day I became a boatowner! No wonder as I had to continually think and plot the escape in order to outsmart the watchful eye of the communist police. I always applied surprised element to circumvent the police and my brother-in-law Trần Văn Vinh followed exactly my orders. Only my brother-in-law knew about the pickup site. He would embark a few individuals at a time on a single engine outboard boat, used as a taxi, then transport them to the rendezvous, our main boat.

    A COUPLE of FAILED ATTEMPTS

    One day Vinh came see me saying that he and the twelve-year-old Hoàng Văn Hàn were arrested. The patrol troops had suspected their logging boat was also used to transport escapees and cruelly beat them. Vinh and Hàn insisted on telling them that they were poor and cutting lumber from logs was their livelihood. For the last four years, since the Black April, Hàn had been working on a logging boat and knew every nook and cranny from Saigon to the Vũng Tàu passage. They had to bribe the communist police two cans of oil to get released.

    Realizing the communist police suspicion, I decided to depart promptly. We left Vũng Tàu on the 23rd of 1980 Tết.  Everybody got seasick from the northeast winds accompanied by strong gusts. Except me, the crew was debilitated because these men have never been trained in the military. Unassisted, I had no choice but turned around, a rational decision. By 7 am, we arrived at Saigon River. I dropped anchor at Long Kiểng pier at Quận 4 (District 4) in Khánh Hội, brimming with merchant boats transporting goods and produce to buyers in Saigon. Everyone disembarked safely. Not one person got hassled. Vinh hid the boat.

    The following were three ideal places to anchor boats, load goods and essentials for the journey, hence the communist police had a hard time to control the area; in addition, merchants paid little heed to folks around:

    -Thị Nghè market, by Nhiêu Lộc canal, adjacent from Chuồng Voi (Elephant enclosure) in Sở Thú (the Zoo), always packed with retailers and busy commercial boat traffic by Nhiêu Lộc canal. Therefore, the communist police did not patrol the area as heavily as they did in the neighborhoods.

    -Long Kiểng wharf was as busy as Thị Nghè market. Regional police was there to seek for small briberies and reluctant sellers gave them some fruits or packages of rice paper.

    -Cầu Muối market. A hustle and bustle place. The regional police would not dare to mess with foul-mouthed sellers and buyers here, because they were the most callous crowd in Saigon. I bought a ton of jicama there with no trouble. 

    In order to organize the escape, I hung out in many towns to find out where was the best place to leave without getting the communist police's attention. Finally, I decided on a site. This decision was made by me alone, and no one, even my wife knew about the escape plan.

    Riding around town on my wife's red Honda I wore a pair of black pants, a black shirt, and a pith helmet with the K54 tucked in my waistband. I would not dare to leave it at my parents'. If the police checked their household registration and detected it, they would be in big trouble.

    Impersonating a Northern man, I used Northern 75 dialect when I must speak to the communist police. Observing my behavior people thought I recently arrived from Saigon from the North.

    Exactly on February 8, 1980 (a week before Tet) taking advantage of the Lunar New Year, when the communist police was busy greeting the New Year with their families, we left Vũng Tàu the first time. But due to vigorous waves we had to turn back. Afterwards, concerning for the area police detection, I decided to abandon our house in the housing project Công Ty Cấp Nước (Saigon Thủy Cục). Everyone temporarily stayed at my mother-in-law's. It was located on the Biên Hòa Freeway, where no one was aware of our presence.

    Exhausted from the failed departure, I fell asleep. Then in my dream, someone reminded me that it was my mother's first death anniversary. Awaken quickly I took my wife and children on her Honda to my dad's on Tô Hiến Thành street, District 10, less than 100 meters from the ARVN Ranger Headquarters in Hòa Hưng. I wished to assert that I did not remember my mother's anniversary that day. I genuflected in front of her photo, prayed to her for my family safe journey. Unaware her father was the organizer; my eldest daughter recounted our escape in every detail. If you would like to have her journal, please email me at lytrungtin.de@gmail.com

    On the second attempt, we also left Saigon at sunrise. The communist police unknowingly guarded on top of Tân Thuận bridge while our taxi boat picked up six people at a time, at the bottom, and transferred them to the main boat anchoring in a dense canal. Again, strong winds and choppy seas forced us to sail back.

    Now, thinking back after 37 years, the fact that I brought 45 people to freedom was a blessing I received from my dear and religious mother. Especially during the two failed operations, when we had to return at 7 a.m. to Saigon from Vũng Tàu. The foods and water were untouched. The K54, two clips of bullets and three flares were safe and sound in the boat hiding place. Someone must have covered the communist police's eyes for they did not see a boat full of people coasting to a stop at the foot of Calmet bridge disembarking passengers. Probably I used the surprised element, and no one would have guessed that it was a failed-escape boat.

    THREE TIMES IS A CHARM

    On the previous two occasions, we picked up escapees in daylight, but on the third time, we picked them up at nightfall.

    Being a city dweller all my life, I had zero experience in seafaring, except the times I crossed rivers and streams searching for the VC after joining the Military.

    Because the strong waves knocked over the bow completely. It needed repair. Our boat remained in Rạch Giá for replacement. Strong metal and sockets were screwed into the boat gunwales with clamps. The cost was 75-gram gold bar.  I noticed the locals were kindhearted. The boat damage obviously disclose that we had returned from the sea, but they did not notify the police. After a week staying on dry land, the boat was launched. Vinh drove it directly to Thị Nghè market, and then moored it by Thanh Đa Housing Project. During a week of recuperation, I planned a third trip.

    Before the first trip, I divided the remaining pure gold into three parts. One part went to my wife's and my parents. In case we made it to the free world, they would use it to live the rest of their lives. If we were arrested from failing the escape, they could use the gold to get out of prison. The four parents now are only three because my mother has passed away.

    After my mother's first death anniversary, I asked my wife to ask her in-law (who was a fisherman) what was the best time to leave to sea. He said for a river boat, the best time was around March or April during lunar year. The other months the waves were too ferocious. But during calm season, surely the patrols would patrol more strictly. Therefore, we had to plan carefully so we could safely leave. The Saigon-Vũng Tàu route seem so far away. Both sides of the river was full of dense vegetations. The patrollers had two ships with strong horsepower, often patrolled this section to inspect the boats and making money from bribing the innocent people transporting goods from District 4 to the capital. Fortunately, there were many small canals the boat could hide in.

    My wife and our children and Vinh's wife embarked the main boat at Thị Nghè market. Then the boat anchored under Mỹ Cảnh's restaurant, next to Thủ Thiêm's dock, to wait for the taxi boats bringing more people. In half an hour, our boat anchored. In the restaurant and by the harbor, people were still eating, drinking, and chatting noisily. No one ever had guessed that there was a boat with 45 people departing to freedom at exactly 8 pm on April 26, 1980.

    This time, I applied tactics as combattants during the war, searching for VC. In their outboard motored canoe, scouting ahead of the main boat about one nautical mile would be Vinh and Hà. When identifying threats, they instantly retrieved and sent Morse code. Upon receiving the signal, the main boat must hide at the nearest channel. After many delays, we finally made it to Vũng Tàu river mouth. Knowing exactly the fishermen schedule, we waited until 2 a.m. to join them. Our boat mixed in with this fleet.

    About half an hour after departure, our boat approached underwater fishing nets, paralleled to buoy number zero. Vinh recommended to avoid it, otherwise, the net would tangle up with the propeller and it would be impossible to move. Exactly at this crucial moment, a VC patrol boat shone a flashlight across our boat. Previously, I asked everyone to hide in the boat compartment and to not say a word. Based on the boat speed, about one day and one night we would reach the national waters around 10 a.m., then turned East to approach Malaysia's shores.

    On the map, I had drawn and clearly written the trip course so the drivers could follow. I needed to add here: After two failed attempts, I needed to find an ex-Navy officer. Someone introduced me to Trần Duy Bút who was recently dismissed from re-education camps. I told him I only needed a boat pilot, and the rest was taking care by me. Bút came along free of charge.

    Unknowingly, this ex-Navy officer miscalculating between a mile and a nautical mile, turned the boat too early, exactly into the area ravaged by piracy. I only quietly told my wife because all passengers would be agitated if they knew. Later I discovered that Bút was in Corporal rank and signed up for a brief Officer training course. Thus, his seafaring knowledge was limited.

    After 10 a.m. on April 28, 1980, we encountered a big Panama oil tanker, about 100 meters from our boat and we could clearly see the Panamanians on the deck. Bút shot one flare into the sky. I got so upset, I told him that we only used them at night if an emergency arose. Admitting his mistake, he kept quiet. My anger dwindled and we sailed Southward and kept following the commercial ships route. All day, we had seen three more metal-hulled gigantic vessels, but none stopped to assist or pick us up. At that time, the water and foods were still sufficient for the following week. Around noon, the sun was fierce, I anchored and let people swim. Those know how to swim enjoyed it immensely.

    Undeniably, March is the calmest time to cross ocean. Its surface was calm like an autumnal pond. Regrettable, this gentle ocean month brought more frequent patrols.

    We continued on two more days and encountered several cargos and fishing vessels. They all ignored us, although we made every effort to call for help. Only one Singapore fishing boat donated two boxes of biscuits and one can of water. Then on May 1, 1980, a miracle happened at 10:47 a.m. A helicopter circled around our boat and signaled us to sail Westward. Reading the compass, Westward was the way back to Vietnam! I ordered the pilot to turn off the engine and let it float. Around half an hour later, a very big ship unexpectedly appeared, PORT DE LUMIÈRE read on its hull. On the deck, a Vietnamese man, from a loudspeaker, advised us to be calm, "This is the Cap Anamur. We will pick you up."

    I ordered everyone to divide the passengers into two groups to avoid capsizing. The men climbed up the ship on the rope ladders while women and children went through the cargo lifting nets. All 45 of us remember this moment for the rest of our lives: at 10:47 a.m. on 1980 May Day (International Workers' Day), the Cap Anamur had saved our lives.

    Cap Anamur ran along Viet Nam shores waters to look for more escaped boats. Every day it rescued one boat. Twelve days it picked up 12 boats and the total was 474 Boat people. I got to meet the Cap Anamur captain, and I offered him the K54 and two clips of ammos. He thanked me and wished me luck in the new life.

    On May 12, 1980, Cap Anamur transported the Boat people they had rescued to Singapore. We temporarily stayed in the first and only the Hawkins Road Refugee Camp in Sembawang, for one month and 28 days. The International Refugee issued S $2.50 for daily allowance for each person. Refugees took care of cooking. The camp leader was an ex-colonel in QLVNCH. He invited me to come to the Office to help out. He founded two committees, Interior and Exterior, worked directly with the United Nations High Commissioner for Refugee, without Singaporean government. He appointed me to be the leader of the Interior Committee (Trưởng Ban Nội Vụ), to take care of matters involving the refugees. Although still in shock I eagerly accepted and was happy to help. The Exterior Committee, led by Nguyễn Hữu Huấn, an ex-helicopter pilot. He was fluent in English for undergoing military training in the US. His main responsibilities were to take refugees to hospital appointments and act as the United Nations High Commissioner for Refugee's interpreter when the Agency prepared a resettlement application for refugees or when the third country groups came to interview them.  Huấn used to live across of Thanh Vân Cinema, on Lê Văn Duyệt road, very close to my father's house. Huấn and I used to go to Chí Hòa Elementary school.

    The Singaporeans were well off and benefactory. Each week they would bring clothes and foods. Big bags of Chinese sausages were very popular. I had to arrange young men to carry them into storage. When a refugee boat arrived, we would distribute clothing and foods to them and there were still plenty of clothes and foods the day my family exited the camp. I believe one of the reasons for this is because probably the refugees received stipends weekly and were able to buy their own things. Another factor is probably because they did not feel a need for handouts. Later, from the news, I learned that the Singapore refugees camp was regarded as "The gate to Heaven on Earth", comparing with other camps around the world.

    On July 9, 1980, we were resettled in West Germany.

    In 1981, on Chanel 2 (ZDF) Germany has shown an "Einen Milimetr uber dem Rand der Welt"(Một Milimét Qua Bờ Kia của Thế Giới), a one-hour long documentary about Cap Anamur rescuing refugees at sea. Our boat was shown clearly. The reporter said it is very difficult to arrive safely to shores when the secondary engine propeller has broken.

    The reporters from Chanel 2, on National Television German in 2006 and 2008 had filmed our family's activities, a typical Vietnamese refugee family rescued by Cap Anamur, who now integrated and are successful living in Germany.

    I am truly satisfied.  My descendants were successful according to my plan when I took serious risks in purchasing a boat to take my whole family to flee the country directly from Saigon River. As an ex-officer from the VNCH Ranger, I did not have any seafaring experience. I was able to make it to the free world with 40 others. If the VC caught me I would not see a free day.

    Our family consisted of five members when we left Saigon. In 2017, the total was 17. We live happily in Bochum, Germany, a free and humanitarian society.

    Lê Thanh Tùng

    (In remembering Dr. Rupert Neudeck, our great benefactor)

    -------------------------

     

     

     

    • Blogger Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: KÍNH GIƠI THIỆU LOẠT TRUYỆN HAY CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN MAGAZINE Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ
    Scroll to Top