728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

    BQP MỸ: Lễ gắn lon thăng chức Đại Tá Bác Sỹ Hải Quân, Josephine Nguyễn (Cẩm Vân)

     BQP MỸ: Lễ gắn lon thăng chức Đại Tá Bác Sỹ Hải Quân, Josephine Nguyễn (Cẩm Vân).


    https://youtu.be/hE7zLNnnaAI
    Câu chuyện của nữ Hải Quân Đại Tá Quân Y Hoa Kỳ gốc ViệtHq Trung TÁ Ng CẨm VÂn

    Hải quân y sĩ Trung tá (Commander) Josephine Nguyễn Cẩm Vân đã được vinh thăng Đại tá (Navy Captain) vào ngày 29/9/2021. Bộ trưởng bộ Hải Quân Hoa Kỳ nhận lời tuyên thệ của đại tá Josephine Nguyễn.
    Tháng 4, 1975, trong dòng người di tản, có một sĩ quan hải quân trẻ, tên là Nguyễn Văn Huấn. Anh rời Việt Nam trên một con tàu, mang theo cô con gái nhỏ tên là Minh Tú vừa mới tròn thôi nôi và bỏ lại đàng sau giấc mộng hải hồ của người sĩ quan hải quân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH)…
    Sang định cư tại Hoa Kỳ, tại vùng phía bắc tiểu bang Virginia, sát cạnh thủ đô Hoa Thịnh Đốn, gia đình ông Huấn sinh hạ thêm một cháu gái vào năm 1977 với tên Việt là Cẩm Vân và tên Mỹ là Josephine Nguyễn. Nay thành Hải quân Đại Tá Quân Y Phi Hành Nguyễn Cẩm Vân (U.S Navy Commander Flight Surgeon).
    Sẽ chẳng có chuyện gì đáng nói, nếu người sĩ quan hải quân QLVNCH ấy hàng ngày “đi cày” kiếm tiền nuôi con, cho con học hành, đỗ đạt thành tài…
    Chuyện đáng nói ở đây là người sĩ quan trẻ phải giã từ màu áo chiến binh ngày nào đã nối dài ước mơ đời lính của mình tới hai cô con gái yêu quý của anh…
    – Từ huyền thoại người lính QLVNCH …
    Hai cô gái nhỏ Minh Tú và Cẩm Vân lớn lên nơi vùng đất lạ, tiểu bang Virginia và không ít lần thắc mắc về cuộc đời của bậc sinh thành, nguồn gốc của mình. Ông Huấn nhiều khi kể cho con nghe về quá khứ của mình, về hình ảnh anh dũng của người lính QLVNCH, về cuộc chiến Việt Nam, về quê hương bỏ lại nghìn trùng xa cách bên kia bờ Thái Bình Dương…
    Hai cô con gái nhỏ ngồi nghe chuyện kể của cha như nghe những chuyện cổ tích từ nhà trường như “Cuộc Chiến Thành Troy”, như “chuyện cổ Hy Lạp Odyssey”, như nhiều chuyện cổ tích thần thoại khác,…
    Và có ai ngờ rằng những câu chuyện kể về một cuộc chiến đã qua, về những trận đánh oai hùng trong quân sử hải quân QLVNCH lại trở thành những hạt giống nhỏ, những chồi non và qua thời gian trở nên lớn dần, nẩy mầm, sinh chồi nảy lộc trở thành những ước mơ đời lính trong tâm hồn của các cô gái Mỹ gốc Việt, dù rằng các cô lớn lên trong xứ sở an bình, ở một nơi chốn bình an,… Các cô lớn dần và giấc mộng hải hồ đời lính cũng lớn dần theo năm tháng…
    Chính Cẩm Vân cũng tiết lộ trong bài “Female cadets finally take command with top Naval Academy graduating honors” của hãng thông tấn Associated Press vào ngày 27 tháng 5, 1999 là quyết định theo đuổi ngành hải quân của cô là do ảnh hưởng của cả từ người cha và người chị. Cô nói: “Chúng tôi lớn lên trong những câu chuyện kể về sự nghiệp hải quân của cha tôi.”Ngoài ra, một động cơ khác sâu lắng hơn, tiềm ẩn hơn để cô quyết định vào hải quân là ý tưởng đền ơn đáp nghĩa theo truyền thống báo đáp của người Việt. Cẩm Vân nói trong bài viết nói trên của AP: “Bạn muốn đền đáp lại cho đất nước đã giúp đỡ rất nhiều cho gia đình bạn.”
    – Con đường vào binh nghiệp lận đận của người chị Minh Tú.
    Thoạt tiên, ngay khi vừa tốt nghiệp trung học, Minh Tú muốn vào Học Viện Hải Quân Annapolis ngay để nối tiếp sự nghiệp còn dang dở của người cha, thế nhưng con đường vào binh nghiệp của Minh Tú – chị của Cẩm Vân – thật là gian nan. Cô ta bị Học Viện Hải Quân từ chối đến 3 lần, và cuối cùng cô phải đi một con đường vòng để thực hiện được ước mơ: gia nhập lực lượng trừ bị (ROTC: Reserve Officers’ Training Corps). Minh Tú bộc lộ trên báo Mỹ: “Tôi nộp đơn vào Học Viện Hải Quân ngay khi xong trung học, thế nhưng, đơn của tôi bị bác đến 3 lần. Tôi đành phải đi học tạm tại trường đại học George Mason và năm sau lại nộp đơn gia nhập quân ngũ, nhưng vẫn bị từ chối.” Dẫu vậy, Minh Tú không phải là người dễ dàng chấp nhận bỏ cuộc, cho nên cô nghĩ ra cách đi đường vòng. Cô ta kể lại: “Tôi gia nhập Lực lượng Trừ Bị (ROTC), nhờ xuất sắc nên được sự đề cử của tổng trưởng Hải Quân vào Học Viện Hải Quân. Và sau gần một năm dưới màu áo Trừ Bị, tôi được chọn lựa vào trường Dự Bị của Học Viện Hải Quân tại Rhode Island”. Cô ta kể lại rằng đạt mục đích này là giấc mơ sắp thành tựu.
    Vào năm 1995, Minh Tú chính thức được nhận vào Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ và cũng vào năm này, một niềm vui lớn cũng đến với cô là người em gái Cẩm Vân được nhận ngay vào Học Viện Hải Quân. Cả hai chị em, một sinh năm 1974 và một sinh năm 1977, đều vào quân ngũ cùng một khóa.
    Những câu chuyện kể về người lính hải quân QLVNCH ngày nào từ người sĩ quan trẻ Nguyễn Văn Huấn đã được chính hai cô con gái của anh viết tiếp trong trang sử quân nhân trên đất nước Hoa Kỳ. Vào năm 1999, sau khi ra trường, Minh Tú trở thành sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
    -Cẩm Vân và những cánh cửa cơ hội rộng mở
    Nếu Minh Tú sẵn sàng cuộc đời quân nhân sau khi tốt nghiệp Trung Học (sau khi giải ngũ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, cô Minh Tú trở thành luật sư và nay là công chức liên bang tại Hoa Thịnh Đốn), thì cô em Cẩm Vân có ý định vào chuyên khoa, vì cánh cửa đại học chuyên môn đã rộng mở ngay sau khi cô tốt nghiệp trung học.
    Vừa tốt nghiệp trung học, Cẩm Vân được nhiều trường đại học uy tín như Stanford, Brown, Princeton và Yale nhận vào học. Cô muốn vào một trường nổi tiếng, ra trường với mảnh bằng bác sĩ. Thế nhưng, lời thuyết phục của người cha và người chị khiến cho Cẩm Vân thay đổi quyết định, và đã chọn lựa con đường chông gai và thử thách hơn mà đi: Gia nhập học viện hải quân vào năm 1995, cùng khoá với người chị – Minh Tú.
    Con đường nhập ngũ của Cẩm Vân suông sẻ hơn con đường gồ ghề gian nan hơn của người chị Minh Tú. Cẩm Vân thú nhận rằng cô rất vui khi làm theo lời khuyên của gia đình… Và từ ấy, quân lực Hoa Kỳ có thêm hai nữ quân nhân… người Mỹ gốc Việt!
    Khi những giọt nước mắt đã biến ý chí người nữ quân nhân gốc Việt thành thép.
    Hai chị em Minh Tú và Cẩm Vân tốt nghiệp Học Viện Hải Quân khóa 1999. Riêng Cẩm Vân tốt nghiệp á khoa (hạng nhì) trong một khóa ra trường trên 900 tân sĩ quan và cô cũng lãnh đạo 2,000 sinh viên sĩ quan. Vị thủ khoa chỉ huy toàn thể 4,000 sinh viên sĩ quan trong Học Viện Hải Quân.
    Cần nói thêm là Quân Lực Hoa Kỳ có 3 đại học quân sự huấn luyện các sĩ quan, cùng với đại học quân y tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
    – Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến (Annapolis) U.S Naval Academy, tọa lạc tại Maryland.
    – Lục Quân (West Point) U.S Military Academy, ở tiểu bang New York.
    – Không Quân (Colorado Springs) U.S Air Force Academy, trong tiểu bang Colorado.
    Thông thường các sĩ quan tốt nghiệp đầu bảng các đại học quân sự là các nam sinh viên sĩ quan, năm 1999 có một hiện tượng đặc biệt là tại US Naval Academy, nơi đào tạo các danh nhân như tổng thống Carter, Nghị Sĩ John S. McCain.. đầu bảng có một nữ sinh viên sĩ quan và hạng nhì là một nữ sinh viên gốc Việt, hải quân thiếu úy Nguyễn Cẩm Vân.
    Theo hệ thống tự chỉ huy, sinh viên thủ khoa chỉ huy toàn thể 4,000 sinh viên sĩ quan, sinh viên á khoa là phụ tá và chỉ huy 1 trung đoàn 2,000 sinh viên, sinh viên có hạng thứ ba chỉ huy trung đoàn khác.
    – Vì sao một cô gái Việt nhỏ nhắn lại có thể vượt qua những nam sinh viên sĩ quan người Mỹ to lớn về thể chất như thế?
    – Điều gì đã làm cho cô gái Việt trở thành một sĩ quan á khoa và là một trung đoàn trưởng được 2,000 sinh viên sĩ quan người Mỹ nể phục và tuân lệnh?
    Chắc quý vị cũng tò mò trước những câu hỏi như thế!
    Trong bài viết “Godfrey, Nguyen, Lentz reach pinnacle for ’99 của USNA Public Affairs”, thì cô Cẩm Vân tốt nghiệp á khoa với 3.98 điểm trong số điểm tối đa 4.0, và ba yếu tố cấu thành là: kiến thức văn hóa, khả năng quân sự, yếu tố vượt qua khó khăn. Ông phó khoa trưởng giáo dục Frederic I. Davis của Học Viện Hải Quân nói rằng “bạn không thể nào có thứ hạng cao mà không tỏ ra xuất chúng trong ba lãnh vực nói trên”.
    Nói về học tập thì cô gái Việt Nam có thể so tài với người Mỹ, thế nhưng, làm sao một cô gái Việt Nam nhỏ bé lại có thể xuất chúng hơn những chàng trai Mỹ to lớn, khoẻ mạnh để trở thành một trung đoàn trưởng lãnh đạo 2,000 sinh viên sĩ quan và tốt nghiệp á khoa?
    Chúng tôi bị thu hút vào câu hỏi này và càng tò mò về nữ bác sĩ Hải Quân người Mỹ gốc Việt này, sau thời gian 6 năm trong hạm đội ở lực lượng ứng chiến tiền phương tại Nhật Bản (forward-deployment naval forces), vị bác sĩ này tu nghiệp chuyên môn 2 năm tại University of Pennsylvania Medical Center, một trong các trường thuộc Ivy League, bác sĩ Nguyễn Cẩm Vân có cấp bậc trung tá, phục vụ tổng y viện quốc gia của Quân Lực Hoa Kỳ (Walter Reed National Military Medical Center) tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
    – Cẩm Vân kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cô như sau:
    Cô ta vẫn nhớ như in trong đầu những ngày đầu của một sinh viên sĩ quan trong Học Viện Hải Quân. Đó là mùa hè nắng cháy tới 105 độ Fahrenheit. Trong 6 tuần hè đó, mà những tân sinh viên sĩ quan thường gọi là 6 tuần hỏa ngục (thời gian huấn nhục). Dưới cái nắng cháy da trong quân trường đổ lửa, các tân sinh viên sĩ quan, dù nam hay nữ, dù Mỹ trắng hay Mỹ gốc Phi, gốc Á đi nữa vẫn phải học giống nhau từ môn chạy vượt chướng ngại vài dặm mỗi ngày, cho đến bắn súng, hít đất, lăn lộn, bò càng…Không chỉ tập luyện rất gay go như thế mà nhiều khi còn bị đàn anh, đàn chị la hét, khi cô tỏ ra mệt mỏi.
    Cô ta kể lại, có lần mệt nhoài, cô núp vào một góc và suýt bật lên tiếng khóc. Cô muốn khóc cho lớn để vơi đi những nỗi buồn bị la rầy từ cấp trên. Một hôm một nữ sĩ quan huấn luyện bắt gặp và mời cô lên văn phòng an ủi là mọi chuyên sẽ trở nên tốt đẹp, và cô không nên tự ái khi bị la vì nhờ vậy cô mới trở nên khá hơn, thoát bỏ đời sống và lối suy nghĩ dân sự để trở thành một quân nhân, một sinh viên sĩ quan…
    Cô Cẩm Vân kể lại là khi bước ra khỏi văn phòng sĩ quan cán bộ này, cô bớt buồn và quyết tâm thành công hơn trong thời gian huấn luyện, quyết tâm ở lại quân trường và quyết tâm ra trường với kết quả thứ hạng hàng đầu. Nhiều khi, cô tự an ủi mình là người con gái Việt không nên để người ta cười, người ta chế giễu, người ta lấy làm đề tài cho những chuyện vui đùa khôi hài tại quân trường…
    Quyết tâm đó đã giúp cô làm quen với cường độ tập luyện ngày càng gia tăng nặng nề hơn. Những giọt nước mắt, những tự ái và tự hào người Việt hun đúc trong cô, biến ý chí của cô trở nên cứng rắn như sắt thép, và từ đó, những ngày tháng nơi quân trường chỉ thấy mồ hôi của cô chảy và không bao giờ thấy nước mắt chảy nữa.
    Ngày xưa, chúng ta nghe đến câu chuyện người thiếu phụ hóa đá và bây giờ, chúng ta nghe câu chuyện về nước mắt tự ái đã biến trái tim và ý chí của cô gái Việt trở nên cứng rắn như đá, như thép.
    Cô ta kể lại, như để trả lời câu hỏi là làm sao cô có thể vượt lên trên cả ngàn tân binh to lớn người Mỹ như thế, như sau:
    – Trong quân trường, dưới cái nắng thiêu người như thế, trên một lộ trình chạy vượt chướng ngại dài và những bài tập thể lực căng thẳng, sau những đêm, ngày thiếu ngủ, dù ai đi nữa, Mỹ trắng, dù Mỹ gốc Phi hay gốc Á, dù là nam hay nữ tân binh,… cũng sẽ mệt nhoài, kiệt sức, và trong hoàn cảnh ấy, ai cũng giống ai cả, cũng gần ngã gục cả, và chỉ có một thứ làm mình đứng dậy, hiên ngang lao tới là ý chí, là tự ái, là tự tin và tự hào, là tâm lý không muốn cho người ta coi thường, cười nhạo báng người con gái Việt… Người con gái Việt phải vượt lên, lao tới, trở thành ưu tú…
    Và cô đã lấy nước mắt pha lẫn mồ hôi, cộng với ý chí kiên cường, cộng với niềm tự hào về đời quân ngũ của người cha mà viết tiếp trang quân sử tuyệt vời mà thân phụ đã dang dở năm nào,…
    Cô nói: All I can say is “sure they’re stronger than I am, but when we’re all in the same boat, when it’s 105 degrees outside, when we’re all exhausted from lack of sleep, doing hundreds of pushups and from running numerous miles, it’s your determination that will keep you going”. I never gave up. I never fell out of the runs…
    Và cô đã làm được điều đó: Tốt nghiệp á khoa và được là trung đoàn trưởng, lãnh đạo chỉ huy 2000 sinh viên sĩ quan. Đọc câu chuyện về cô, nghe kể về cô, trái tim tôi xúc động trước sự rực rỡ ý chí của một người con gái Việt trẻ tuổi.
    Không những ý chí của cô là một tượng đài tuyệt đẹp mà nhân cách của một cô gái Việt cũng được chứng minh, được khẳng định trong quân trường…
    Cô kể lại rằng khi sĩ quan cán bộ yêu cầu một phiên làm vệ sinh quân trường, thì cô là người tình nguyện đầu tiên để nhận lãnh trách nhiệm ấy. Chính việc làm này càng làm tăng thêm uy tín cho cô và càng ngày cô càng được các khóa sinh kính trọng và yêu mến…
    Và từ đó, ngay trên quân trường, một khả năng lãnh đạo phát sinh trong người con gái Việt.
    Cô kể lại rằng nhiều người quan niệm là khả năng lãnh đạo là thiên phú, là trời cho, thế nhưng cô nghĩ là trong mỗi chúng ta đều có năng lực trở thành một người lãnh đạo thành công và giỏi. Năng lực lãnh đạo phát sinh từ thực tế công việc, từ sự cần cù và những học hỏi từ sai lầm mà mình đã vấp. Và đó là những đặc điểm độc đáo từ Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ, một nơi mà theo cô là một phòng thí nghiệm tuyệt vời về khả năng lãnh đạo và chỉ huy.
    Hành trình 4 năm tại học viên Hải quân, Cẩm Vân đi từ một cô gái rụt rè, sợ hãi, đến một vị trí Trung Đoàn trưởng, chỉ huy 2000 sinh viên sĩ quan, thì bài học nào cần thiết được rút ra cho khả năng lãnh đạo chỉ huy? Cô đắn đo suy nghĩ và rút ra năm kinh nghiệm sau đây:
    1./- Đặt lợi ích của người khác trước lợi ích của mình.
    Cô nói rằng thuộc cấp của bạn sẽ biết rõ ràng rằng liệu bạn có thật sự lo cho họ hay không bằng cách bạn đối xử với họ thế nào. Nên nhớ bao giờ cũng thực hiện tối đa nguyên tắc này và bạn sẽ được thuộc cấp nể phục.
    2/-. Đừng chẻ sợi tóc làm tư. Đừng micro-manage (đừng quản trị chi tiết):
    Nếu bạn giao cho ai việc gì, bạn đề nghị cho họ cách thực hiện và cho họ biết là bạn tin tưởng vào khả năng làm việc của họ. Hãy để cho họ tìm cách riêng để hoàn thành công việc. Hãy để họ bàn với bạn phương cách làm việc và chính họ là người hoàn thành công việc. Làm như thế họ sẽ tự hào về khả năng của họ và cần mẫn làm việc hơn bao giờ hết. Người ta sẽ làm việc hết mình nếu lãnh đạo tin vào họ.
    3./- Lấy mình làm gương:
    Nếu bạn muốn mọi người có mặt vào lúc 8 giờ, thì bạn phải có mặt vào lúc 7:50, chứ đừng đến 8:05 hay 8:10. Châm ngôn trong quân đội là đúng giờ tức là đến trước giờ.
    4/-. Luôn làm điều đúng dù không có ai quan sát hay theo dõi bạn. Có lúc, làm khác đi, bạn sẽ ân hận và bị ám ảnh điều đó.
    5/-. Khen công khai, phê bình kín đáo:
    Nhiều thượng cấp và cả cha mẹ phạm sai lầm là la con cái hay thuộc cấp trước mặt mọi người. Làm như thế sẽ hạ thấp, làm mất thể diện người khác và bạn sẽ mất đi sự kính trọng và lòng trung thành của người đó. Trong xã hội ngày nay, nhiều người quên một điều quan trọng nhất trong đời sống. Đó không phải là tiền tài hay địa vị mà đó là cuộc sống của bạn sống thế nào, ảnh hưởng đến xã hội và người khác ra sao, dù chỉ một người mà thôi,… Chính điều này, sự ảnh hưởng xã hội và người khác một cách tốt đẹp mới là giá trị quan trọng của đời sống…
    Tính cách lãnh đạo chỉ huy và quan niệm thay đổi đời sống đang hun đúc giá trị người lãnh đạo của một cô gái Việt này và giúp cô vượt lên từ một cô gái Việt bình thường thành một sĩ quan tốt nghiệp á khoa và là một trung đoàn trưởng của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ.
    – Nguồn cảm phục: Những gương tiền nhân trong dòng sử Việt!
    Sinh ra trên đất Mỹ và lớn lên ở xứ người, cũng như những người cùng hoàn cảnh, nhiều lúc Cẩm Vân tự hỏi mình: Tôi là người Mỹ hay người Việt?
    Cô phải trải qua một quá trình dài để nhận ra sự khác biệt này, chấp nhận căn cước bản thể của mình, và yêu mến cộng đồng của mình, di sản dân tộc mình… Cô tâm sự: “Sự thừa nhận nguồn gốc đã làm cho tôi cảm thấy tự tin hơn, cởi mở hơn với sự đa dạng trong đời sống và có thêm nhiều ý kiến khác biệt. Tôi phát hiện ra những sự dị biệt trong con người và và điều đó làm cho tôi thấy mỗi người trở nên đẹp đẻ hơn đối với tôi…
    Trong hành trình tìm thấy bản thể của mình, cô trân quý cha mẹ của cô. Cô nói: Cha mẹ tôi đã liều thân đưa chúng tôi ra đi để có một tương lai tươi sáng hơn, và do đó tôi mới có mặt cùng quý bạn trên đất nước này. Khi nghĩ về điều đó, tôi cảm thấy nợ cha mẹ tôi rất nhiều, và cũng như nhiều cha mẹ khác đã cũng hy sinh như thế vì tương lai của các con cái…
    Và tôi luôn muốn nói với mọi người và với bạn là tôi muốn vinh danh cha mẹ tôi, vinh danh cha mẹ bạn, vinh danh tất cả những bậc cha mẹ đã hy sinh liều chết đưa con cái ra đi để có tương lai tươi sáng, vinh danh họ vì những nỗi nhọc nhằn, hy sinh, tủi cực mà họ đã trải qua để có cuộc sống tươi đẹp cho con cái, và vinh danh cả tình yêu mà thế hệ cha anh đã dành cho chúng ta…
    Cô tâm sự: “Tôi đã từng khóc trên quân trường, trong cuộc đời vì tự ái. Bạn và tôi có bao giờ nhìn thấy nước mắt của cha mẹ mình chảy ròng trên má để mang lại cuộc sống đầy đủ cho gia đình trên xứ lạ quê người?”…
    Cô ta kể lại rằng từ nơi xa xôi ấy, cô vẫn đọc sách sử về văn hóa Việt và cô tự hào về gia sản văn hóa của mình và trong những đêm ngồi đọc sử Việt, cô ngưỡng mộ rất nhiều những nữ anh hùng đất Việt như Bà Trưng, Bà Triệu… Cô tâm sự rằng hình ảnh Bà Triệu làm cô ngưỡng mộ và xúc động nhất. Mới tuổi 20, Bà Triệu đã lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Trung Hoa xâm lược, để bảo vệ giang sơn bờ cõi của tiền nhân, và khi mộng không thành thì chấp nhận quyên sinh chứ không nộp mình cho giặc…
    Lênh đênh trong hạm đội ứng chiến trên Thái Bình Dương, khi một mình trong văn phòng y khoa trên hàng không mẫu hạm luôn trong tình trạng ứng chiến tại phía bắc Thái Bình Dương, nhiệm vụ chính của bác sĩ phi hành Nguyễn Cẩm Vân là phụ trách lo liệu y tế cho các phi công trong phi hành đoàn của đủ loại phi cơ, Cẩm Vân tự nhủ: Chúng ta còn quá nhỏ bé so với tiền nhân! Và mỗi lần nghĩ về đất nước, mỗi lần mệt mỏi gần gục ngã, hình ảnh Bà Triệu, tấm gương Bà Triệu như là nguồn sinh khí cho cô đứng dậy và vươn lên…
    Nguyễn Viết Kim
    ***
    ANH CHÀNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC!
    Nguoi My Goc Viiet Chung MinhSt K30-PHC
    Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ.
    Người sưu tầm 100 bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa
    20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc được triển lãm tại Hội thảo quốc tế "Sự xung đột trong Biển Đông", tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối tuần qua. Ðây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này đã được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.
    Prevost Bellin, Đức, 1747, cho thấy lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Thắng.
    20 bản đồ Hoàng Sa do các nước phương Tây và Việt Nam vẽ, từ năm 1618 đến 1859, chứng minh vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi đó, 20 bản đồ các nước phương Tây vẽ về Trung Quốc từ năm 1626 đến 1980, cho thấy miền Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Hai sách bản đồ Atlas, một cuốn do Nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933, cuốn còn lại do Phái bộ truyền giáo Trung Quốc phát hình tại Anh năm 1908 cũng chỉ rõ lãnh thổ nước này dừng lại ở Hải Nam.
    Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những mâu thuẫn trong tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Ông Trần Thắng (bìa phải) và Giáo sư Carl Thayer tại Hội thảo.
    Trao đổi với VnExpress, ông Trần Thắng, chủ tịch Viện văn hóa - giáo dục Việt Nam (IVCE), cho biết các học giả tham dự hội thảo đều cho rằng, hiện chưa có sách hoặc công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa được viết bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Điều này khiến các học giả quốc tế than phiền rằng họ không có tài liệu để nghiên cứu.
    "Việt Nam được một số học giả quốc tế tranh đấu bảo vệ lợi ích Biển Ðông. Chính phủ Việt Nam cũng cần lập ra quỹ về Biển Ðông để tạo mọi điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ nguồn ngân sách này, có thể dùng dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc", ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.
    The Atlas of The World, Johnsons Atlas, New York, 1869. cũng cho thấy chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng.
    Hiện Trung Quốc và các nước trong khối Ðông Nam Á tăng cường phát triển quân sự, có nghĩa là phát triển "sức mạnh cứng". Cái giá phát triển sức mạnh cứng là hàng tỷ tỷ USD, trong khi giá thành phát triển sức mạnh mềm như đầu tư nghiên cứu Biển Đông chỉ vài triệu USD. "Ðiều quan trọng của sức mạnh mềm là gìn giữ được hoà bình trong khu vực trong các cuộc xung đột về Biển Ðông", ông Thắng nói.
    "Tôi nghĩ Chính phủ cần phải công khai giải pháp cụ thể về Biển Đông. Ví dụ như trường hợp Philippines họ chọn giải pháp về môi trường biển và giá trị pháp lý về đường lưỡi bò để chống lại Trung Quốc tại tòa án quốc tế, và giải pháp này được công khai trong nước và cả thế giới", ông cho biết thêm.
    Ông Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut và làm việc cho công ty động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000. Ông đồng thời là Chủ tịch Viện văn hóa - giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York, nhằm phát huy giáo dục Mỹ tại Việt Nam và giới thiệu văn hóa Việt Nam tại các ÐH Mỹ.
    Năm 2012, ông Trần Thắng sưu tầm 150 bản đồ cổ Trung Hoa, bản đồ Hoàng Sa và 3 sách atlas Trung Hoa chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam. Với đóng góp này, ông nhận được bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy Ban biên giới - Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Ðà Nẵng.
    Phong Tran
    ***
    Thi Sĩ LÊ TUẤN BỎ PHỐ LÊN RỪNGLt Bo Pho Len RungMột ngày bỏ phố lên rừng
    Mà sao như thể lạc vùng thời gian
    Văn minh thời đại hoang tàn
    Lạc vào thế kỷ trên ngàn năm xưa.

    Lắng nghe sóng nước đẩy đưa
    Âm vang tiếng suối như đùa như chơi
    Vào rừng quên hết chuyện đời
    Ta nghe trống vắng nói lời hư vô.

    Nào hay trời đất không bờ
    Xanh như ảo mộng sợi tơ đứt lìa
    Không có em để cùng chia
    Vần thơ rơi rụng đầm đìa hạt mưa.

    Vào hang tu luyện như rùa
    Sống vài trăm tuổi còn chưa muốn về
    Thi nhân thiền định bồ đề
    Trần gian chìm lắng hạt mê luân hồi.

    Tuổi xuân đã bỏ đi rồi
    Ta về buồn ngắm mây trôi chiều vàng
    Sao khuya lấp lánh đôi hàng
    Gió lay động nhẹ mây ngàn bay xa.

    Đất vừa nứt kẽ cỏ hoa
    Sương vừa lãng đãng trên tà lụa bay
    Viết câu thơ buồn trên tay
    Gửi em dòng chữ thơ này suy tư.

    Tế Luân
    Lạc lối vào thế kỷ ngàn năm xưa.

    Phép Lạ Của Tình YêuLt Phep La Cua Tinh Yeu

    Tình yêu thần dược chữa lành
    Hận lòng thay đổi hóa thành tình thương
    Cho sức sống tỏa ngát hương
    Tâm linh rực sáng ánh dương từ trời.

    Với yêu thương thật tuyệt vời
    Hận thù cay đắng, mỉm cười trên môi
    Quân vương một bước lên ngôi
    Trải hoa lót thảm bước hồi thanh xuân.

    Trầm hương lan tỏa dưới chân
    Xóa tan bóng xế phù vân cõi người
    Tình yêu ân sủng từ trời
    Bó hoa dâng tặng cho đời thanh cao.

    Trong vườn thượng uyển hoa đào
    Thiên thai mở cổng bước vào hoan ca
    Tình yêu soi sáng chiều tà
    Xóa buồn đuổi hết bóng ma vọng cuồng.

    Tình yêu nguyên thủy cội nguồn
    Hóa đồng thành thỏi vàng nguyên chất ròng
    Cạn lắng nước đục thành trong
    Khổ đau chìm xuống cõi lòng nguyên trinh.

    Tình yêu sự chết hồi sinh
    Với yêu thương nối đường tình nở hoa
    Giận hờn trở lại thiết tha
    Sầu vương biến mất mở ra ân cần.

    Tình yêu lẽ sống thi nhân
    Để cho ngôn ngữ xoay vần trong thơ
    Long lanh sợi nắng giăng tơ
    Để cho giấc mộng trong mơ hiện về.

    Tế Luân
    Viết cho tình yêu
    ***
    Những bài mới trên trang Blogspot Cuộc sống và thi ca

    Tôi bỏ phố lên rừng
    https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/06/toi-bo-pho-len-rung-trong-luc-ngoi-toa.html

    Người đàn bà vét cạn nỗi buồn
    https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/06/nguoi-ba-vet-can-noi-buon-louis-tuan-le.html

    Người đàn bà chết trong khu chung cư
    https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/06/nguoi-ba-chet-trong-can-chung-cu-nguoi.html

    Lỗi tại định mệnh
    https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/06/tap-truyen-ngan-thang-ba-hoa-tao.html

    Vần thơ Tháng Sáu 2023
    https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/06/te-luan-nhung-van-tho-thang-sau-mua.html

    Tảng đá cùng rêu xanh
    https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/06/tang-cung-reu-xanh-hoai-niem-vo-thuong.html
    ***
    thơ song ngữ HUỆ THU & THANH THANHTho Hue Thu Thanh ThanhCông Cha Như Núi Thái Sơn

    Công cha như núi Thái Sơn
    Câu thơ ấy thuộc từ thời tấm bé
    Nay nhắc lại mà lòng như ứa lệ.
    Ðất nước tôi dâu bể nửa đời người
    Tôi lên mười đất nước đã chia đôi
    Những bà Mẹ bắc Kỳ ào ạt tới
    Kể từ đó cuộc đời như đổi mới
    Nhưng khắp nơi vẫn khói lửa lầm than
    Những chàng trai không một tiếng phàn nàn
    Vào trận địa như đi vào cuộc sống !

    Con sinh ra chưa kịp xây đắp mộng
    Chưa gặp cha con đã chẳng còn cha
    Mẹ dạy con mà nước mắt chan hòa
    Cha yêu mẹ, yêu con, yêu đất nước
    Vì phận sự cha quyết không lùi bước
    Lấy thân mình để đền nợ non sông.

    Con bây giờ coi như tạm thành công
    Có dân chủ có tự do phát biểu
    Nhưng nhiều lúc lòng con như chợt hiểu
    Mẹ tại sao bỏ nước chạy sang đây !
    Cha làm sao mất giữa tuổi thơ ngây
    Nghe con hỏi lòng Mẹ đau như cắt
    Con yêu ạ, giá tự do tuy đắt
    Không tự do ta chẳng thể là người
    Ngày Của Cha, cháu nhỏ đẹp môi cười
    Mẹ sung sướng vì chúng ta được sống
    Chữ dân chủ với cha là giấc mộng
    Con viết vào bài vị để thờ cha.

    HUỆ THU

    Dad’s Merit Is Like Mt. Everest

    “Dad’s merit is as immense as Mount Everest!”
    That verse since a child I had known with zest,
    But now heard again makes tears start to my eyes.
    My country has been half of my life in hard times,
    Partitioned in two when I was just ten years of age.
    The mothers poured from the North in a critical stage
    And thenceforth began in the South to revive;
    But everywhere anguish continued from war to derive:
    The young men with neither complaint nor regret
    Rushed into the battlefields, their hopes on life set.

    You were born, not in time yet to build dreams rather,
    Not seeing your father yet, you already had no father.
    I your Mom brought you up, in tears educated you kid:
    Dad loved me, loved you – and loved Vietnam sacred,
    Fulfilling his duty, not yielding an inch of ground,
    Using his body to pay his debt to the country bound.

    Now that you might be said to have got some success
    Enjoying democracy, liberty, being free to express,
    Yet sometime in your innermost you suddenly understand
    Why I your mother had to leave home for this land!
    I surely felt heart-broken ̶ my deep grief increased
    When as a child you naïvely asked why Dad deceased.
    Oh my child, Freedom has its though high price,
    But without it we cannot be human beings so nice.
    On Father’s Day, watching the smile of each of your chit
    I am happy because we are able to live a life fit.
    The word Democracy with Dad was such a dream:
    Write it on his votive tablet to honor him as we mean.
    Translation by THANH-THAN
    ***
    (VBXH) Đầu Xuân & Cảm KháiCay Dan Chu

    Sơ lược vài nét về tác giả của bài thơ Đường Thi: “Đầu Xuân” dưới bút hiệu Nguyễn Vạn An.
    Được biết, Cụ Nguyễn Vạn An là Nhà Thơ lão thành, đồng thời là chủ nhiệm Báo Ý Dân Denver, codorado và San Jose, với bút hiệu: Nguyễn Vạn An, và Cụ cũng là thân phụ của nhà báo Nguyễn Vạn Bình (Bán Nguyệt San Ý Dân, San jose, Denver).
    Cụ thất lộc đã nhiều năm qua tại Denver và lúc sinh tiền cụ có sáng tác rất nhiều thi phẩm giá trị, nhất là về thơ Đường Luật hoặc Hàn Luật, điển hình là bài thơ hôm nay, nội dung thi từ ý tứ tao nhã, lúc nào cũng dạt dào tình cảm quê hương, dân tộc và nhất là các câu vế đối ngẫu, niêm luật rất chuẩn mực, tuyệt vời, tiêu biểu như bài thơ dưới đây:
    Bài xướng: ĐẦU XUÂN
    Xuân về bút thảo mấy vần thơ,
    Ghi chút tâm tư kẻ đợi chờ.
    Đăng đẳng thu đông mây phủ lối,
    Chắt chiu năm tháng phím trùng tơ.
    Quê nghèo thao thức mùa mai nở,
    Đất lạ âm thầm cảnh tuyết mơ.
    Ta gửi theo mình muôn ý nhớ …
    Và tình thương cảm thật vô bờ !…
    Nguyễn Vạn An
    ——————————————————
    Bài họa 1: CẢM KHÁI
    Cảm khái tình lang quẩy túi thơ,
    Tâm tư gửi cánh nhạn đang chờ.
    Bồn chồn tháng lụn gầy thân trúc,
    Thấp thỏm năm chầy rối cuộn tơ.
    Kẻ ở trông ai thường dệt mộng?
    Người đi nhớ bậu những ươm mơ!
    Đợi cây Dân Chủ vươn mình trổ,
    Anh sẽ dìu em thăm giáp bờ.
    ĐôngThiênTriết San Jose Feb/16/2005
    ——————————————————
    (Họa bài 2) “ĐẦU XUÂN”
    (của Nguyễn Vạn Thắng là con thứ trong
    gia dình của Cố Thi sĩ Nguyễn Vạn An)
    Mỗi độ Xuân về thảo chút thơ,
    Sưởi lòng ấm lại nỗi trông chờ.
    Quê nhà đón Tết mùa hoa nở,
    Đất khách Xuân về lạc phím tơ.
    Thuở trước Xuân về vui hớn hở.
    Giờ đây đón Tết chẳng hoài mơ.
    Vần thơ xin gởi ngàn lưu luyến,
    Của kẻ tha hương lạc bến bờ !…
    Nguyễn Vạn Thắng

    https://dongthientriet.com/2021/09/vbxh-dau-xuan-2/
    ***
    Hãy Kể Tôi Nghe - VNTVND - Nguyễn Văn Thành - An Minh

    https://youtu.be/_hMGAGeI5Uc
    ***

    • Blogger Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: BQP MỸ: Lễ gắn lon thăng chức Đại Tá Bác Sỹ Hải Quân, Josephine Nguyễn (Cẩm Vân) Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ
    Scroll to Top