Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Hoa
Sau ngày Giáng sinh, chúng tôi đến thăm
vợ chồng Thống ở Lakewood là thành phố kế cận.
Thống là bạn dạy học gần gũi với tôi nhất trong mấy năm cuối cùng ở Sài
gòn. Không những hai thằng đều là giảng
viên của cả hai trường Đại học Kỹ thuật Thủ Đức và Đại học Khoa học Kỹ thuật
Minh Đức, mà còn là bạn đồng môn ở Đại học Khoa học Sài gòn: Nó học cao học hóa học, tôi học ban Điện tử. Thời tôi độc thân, chúng tôi đi đâu cũng có
nhau, ban đêm la cà đi uống cà-phê hay đến nhà bạn chơi, và về đến nhà vừa đúng
lúc còi hụ giới nghiêm vì,
“Mình về nhà sớm quá,
em út nó khi dể – bảo rằng anh hết chỗ đi chơi hay sao mà phải về sớm?”
“Anh Khôi thiếu tá Hải
quân bạn anh tao mới báo Hải quân đã chấp thuận cho di tản, tối nay hay trễ lắm
là ngày mai hạm đội sẽ rời bến. Gia đình
anh tao đã vào nhà anh Khôi tá túc, chờ giờ lên tàu.”
“Mày
cho tao địa chỉ anh Khôi, tao sẽ gặp mày ở đó rồi tới đâu liệu tới đó,” tôi vẫn
chưa biết làm sao mình sẽ lên tàu Hải quân.
“Giờ
tao đi đón Diễm Sương. Hẹn gặp mày trễ
nhất là sáu giờ rưỡi ở nhà anh Khôi trong cư xá Sĩ quan Hải quân Cửu long bên
Thị Nghè. Nếu không thấy mày, không biết
bao giờ mình mới gặp lại nhau.”
Đó là giây phút chia tay sau cùng của chúng tôi. Khi tắc-xi chở tôi và Quỳnh Châu và các em đến
gần trại Cửu long thì phi trường Tân Sơn Nhứt bị giội bom, tiếng bom nổ rền, và
súng phòng không từ bốn phương tám hướng bắn loạn xạ. Vừa tới cổng trại thì lính gác kéo rào
kẽm gai và ngựa sắt (tường cản kết bằng kẽm gai có bánh xe di chuyển) đóng
cổng, súng ống chĩa ra ngoài chực nhả đạn, chúng tôi lom khom kéo nhau chạy
băng qua cổng. Chậm chân một phút là không
được vào. Thống và Diễm Sương đến cổng
trại sau chúng tôi vài phút, lính gác bắn chỉ thiên xua đi, và hai người đành
quay về.
Chúng tôi đến nhà Thiếu tá Khôi, nhưng là người lạ nên
anh từ chối không nhận. Nhờ những duyên
may hết sức tình cờ, tối hôm sau chúng tôi lên được tàu Hải quân di tản sang đảo
Guam. Thống kẹt lại Sài gòn, thành hôn với
Diễm Sương, và sống với Việt Cộng hơn năm năm trước khi vượt biên sang Denver. Diễm Sương làm việc cho phòng thí nghiệm của một
hãng dược khoa, và Thống trở lại đại học lấy bằng Cao học về khoa học môi trường
rồi làm việc cho sở Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (EPA).
Gặp lại nhau, sau vài câu thăm hỏi, Quỳnh
Châu và Diễm Sương quấn quít bên nhau chuyện trò ríu rít như thể tiếp tục câu
chuyện bỏ dở lần trước. Bé Diễm Trang
con gái của hai người lên mười, kém Mạc một tuổi, dắt tay đưa Mạc vào family
room bày trò chơi chung. Riêng tôi
và Thống, hai thằng nhìn nhau với một thoáng ngại ngần. Thống là người tự phụ và xem chuyến di tản hụt
là một thất bại lớn trong đời, trong khi tôi nhờ nó mà đi trót lọt. Tôi mở lời để xoa dịu tự ái bạn,
“Bà
già tao luôn luôn nhớ ơn mày và hay nói, ‘Nhờ anh Thống mà gia đình mình đi
được sang đây.’”
“Thật
sao?” ánh mắt Thống dịu xuống.
“Hôm
đó, ông bà già không dám dấn thân phiêu lưu nên tao dẫn tụi em ra đi trước. Đến sáng 30 tháng Tư, nghe tin Tổng thống Man
tuyên bố đầu hàng, ông bà mới ngả ngửa ra, dắt nhau chạy ra bến tàu, leo lên chiếc
tàu buôn Viễn Đông, và chạy qua Hương Cảng.”
“Tổng
thống tổng thiếc gì thằng cha đó? Tao đã
biết nó nằng nặc đòi cầm quyền là để nộp miền Nam cho Cộng sản, chứ có ‘hòa giải,
hòa hợp dân tộc’ gì đâu. Mày nhớ không?”
thái độ dè dặt ban đầu của Thống biến mất.
Tôi nhớ lời Thống nói sáng Chủ Nhật cuối cùng của
tháng Tư, khi hai thằng là khách hàng duy nhất trong quán cà-phê Nhân trên đường
Lý Thái Tổ. Hôm trước, ngày 26, Quốc hội
lưỡng viện nhóm họp khoáng đại và thảo luận đề nghị Tướng Man lên thay thế Tổng
thống Hoan để thương thuyết với “phe bên kia” và mang lại một “nền hòa bình
trong danh dự.” Hạ viện có 159 dân biểu,
Thượng viện có 60 nghị sĩ, và trong tổng số 219 dân biểu và nghị sĩ, chỉ có 136
đại biểu hiện diện. Ngày họp đầu tiên cãi
nhau như mổ bò không đi đến đâu, sang ngày thứ hai Quốc hội tiếp tục thảo luận với
vị tướng cầm đầu bộ Quốc phòng và vị tướng cầm đầu quân đội thuyết trình tình
hình chiến sự. Tới 8 giờ 54 phút tối, Quốc
hội biểu quyết thông qua quyết nghị, “Yêu cầu ông Hoan trao quyền cho Tướng Man
để mưu cầu hòa bình cho dân tộc,” với 134 phiếu thuận và hai phiếu chống.
* * *
Trong thời gian đầu của Đệ nhất Cộng hòa, ông Man, một
sĩ quan do Pháp đào tạo, được đặc biệt trọng dụng. Năm 1955, ông được thăng chức đại tá, giữ chức
quân trấn trưởng bảo vệ đô thành Sài gòn, chỉ huy cuộc hành quân truy kích tàn
quân Bình Xuyên tại rừng Sát, và được vinh thăng thiếu tướng. Tiếp theo, ông được cử làm tư lệnh chiến dịch
bình định miền Tây, đánh dẹp lực lượng quân sự của giáo phái Hòa Hảo, và được vinh
thăng trung tướng. Ông mang cấp bậc cao
nhất quân đội, chỉ dưới vị tướng tổng tham mưu trưởng, và được ban tặng dinh thự
của Từ Cung Hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại tại số 3 đường Trần Quý Cáp mà về sau
ông Man gọi tâng lên là “dinh Hoa Lan.”
Ông Man bắt đầu bị thất sủng khi một thùng phuy vàng đến
tay ông thì biệt tăm biệt tích. Trong cuộc
hành quân rừng Sát, quân chính phủ tịch thu hai thùng phuy lớn, thứ đựng dầu
xăng loại 200 lít, mà quân Bình Xuyên đậy chặt và thả giấu dưới lòng sông trước
khi trốn thoát; một thùng chứa vàng, và thùng kia đựng giấy bạc 500 đồng gói
trong bao ni-lông nhỏ, nhiều bao bị nước thấm vào. Tiền giấy được phơi khô và nộp vào ngân khố,
còn vàng thì chở đến nộp cho quân trấn trưởng Sài gòn là ông Man. Nhưng sau đó không nghe ông nói gì về số vàng
này.
Đầu năm 1960, cơ quan tình báo Việt nam Cộng hòa (“VNCH”)
khám phá ra ông Man đã liên lạc với Hà nội qua người em trai tên Nhựt bí danh
Mười Tỵ, thiếu tá bộ đội miền Bắc. Nhựt để
vợ con ở Sài gòn, ra Bắc tập kết năm 1954, và bí mật trở lại Sài gòn sống với vợ
con, liên lạc với các tổ chức chống chính phủ, đến nhà ông Man thường xuyên, và
được ông tận tình che chở. Sau đó, anh
ta bị kín đáo bắt giữ, đưa sang Cam Bốt, và trục xuất về Bắc. Cả hai vụ biển thủ và phản quốc của ông Man đều
được báo cáo lên cho Tổng thống Diệm, nhưng vì thể diện của quốc gia và của
chính ông (đã xét đoán và dùng người sai lầm), ông ra lệnh đốt hồ sơ và không truy
cứu, nhưng từ đó chỉ cho ông Man giữ các chức vụ ngồi chơi xơi nước.
Ông Diệm trả lỗi lầm nuôi ong tay áo mù quáng bằng
tính mạng của mình. Tháng Mười Một năm
1963, ông Man cầm đầu một số tướng lãnh đảo chánh và giết ông Diệm. Chính phủ mới do ông Man cầm đầu không đứng vững
được đến ba tháng. Tiếp theo là các cuộc
chỉnh lý, đảo chánh, lập chính phủ mới, v.v. do những tướng lãnh mà tài kinh
bang tế thế chỉ gồm nghề bắn súng, lái máy bay, và ăn nói khoác lác một tấc đến
trời. Ông được thăng chức đại tướng
và bị đẩy đi làm đại sứ VNCH tại Thái Lan.
Năm 1968, ông về nước, nằm nhà trồng lan chờ thời; do đó đẻ ra cái tên
“dinh Hoa Lan.”
* * *
Thống huơ tay nhắc lại chuyện 12 năm trước,
“Cái
trò hề thảo luận và biểu quyết chuyện nhường chức – hay trao quyền – vừa bất hợp
pháp vừa bất hợp hiến. Quốc hội Đệ nhị Cộng
hòa có hai viện – Thượng viện và Hạ viện – độc lập với nhau. Hai viện phải họp riêng và bàn thảo riêng và
khi cả hai đồng ý về một ‘đạo luật’ thì mới đưa qua cho tổng thống ‘ký thành luật.’ Chứ không thể họp loạn xà ngầu rồi bỏ
phiếu cái ào như đi ăn cướp.”
“Tao
nhớ mày còn nói vấn đề thiếu túc số (quorum), phải không?”
“Bất
cứ phiên họp nào, muốn hợp lệ phải có đủ túc số, tức là số hội viên tối thiểu
phải có mặt mà theo nội quy của cả hai viện là 2/3 tổng số hội viên. Ít nhất Thượng viện phải có 40 nghị sĩ và Hạ
viện phải có 106 dân biểu hiện diện thì mới hợp lệ. Nếu không, chỉ có thể thảo luận khơi khơi mà
chơi, chứ không thể biểu quyết (quyết định) bất cứ vấn đề gì. Tổng cộng chỉ có 136 đại biểu hiện diện,
không thể nào cả hai viện đều đủ túc số, và cái gọi là ‘nghị quyết trao quyền’
chỉ là một phát biểu vô giá trị.”
“Tại
sao trao quyền cho ông Man là bất hợp hiến?”
“Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa quy định rằng nếu tổng thống không phục vụ được thì phó tổng thống lên thay; sau phó tổng thống thì đến lượt chủ tịch Thượng viện, v.v. Chứ ai đời lại mời một anh cha căng chú kiết lên làm tổng thống.”
Sau khi Quốc hội “biểu quyết” trao quyền, ông Hoan đồng
ý từ chức và đề nghị bàn giao vào 9 giờ sáng hôm sau, ngày 28. Nhưng ông Man quyết định theo lời dạy của thầy
bói, “Chín giờ sáng không phải là giờ tốt, bàn giao lúc năm giờ rưỡi chiều đi.”
Lễ bàn giao diễn ra tại phòng Khánh tiết
dinh Độc lập lúc 4 giờ 45 chiều với sự hiện diện của khoảng 200 người gồm đại
diện Thượng và Hạ viện, Tối cao Pháp viện, và Giám sát viện và một số tổng bộ
trưởng trong chính phủ đương nhiệm. Ông
Hoan đọc diễn văn trao quyền và trở về chỗ ngồi, nhưng ông Man ngồi yên một chỗ. Đợi đến sau khi lính vào phòng gỡ huy hiệu tổng
thống VNCH có hình hai con rồng trên bục diễn đàn và gắn lên huy hiệu mới có hình
hoa mai năm cánh màu trắng trên nền xanh với dấu âm dương ở giữa, chiếc huy hiệu
chưa ai thấy bao giờ. Ông đọc diễn văn nhậm
chức mà không tuyên thệ "trung thành với hiến pháp," nghĩa là tân
"tổng thống” không công nhận Đệ nhị Cộng hòa vừa “trao quyền” cho ông.
Tôi nhớ ra lý do khiến Thống bị lỡ cơ hội
di tản,
“Sau
buổi lễ, ông Man vừa về tới ‘dinh Hoa Lan’ thì một phi đội gồm ba chiếc khu trục
cơ A-37 do Việt Cộng lái, bay từ Phan Rang vào giội bom phi trường Tân Sơn Nhứt. Vì vậy trại Cửu long trở thành nội bất xuất
ngoại bất nhập, mày và Diễm Sương không vào được.”
“Đúng
vậy,” Thống gật đầu rồi mím môi, “Vở hài kịch vô duyên từ Quốc hội đến dinh Độc
lập trong ba ngày 26, 27, và 28 tháng Tư chính là cú đảo chánh của thằng cha
Man, không ‘nhường chức’ hay ‘trao quyền’ gì cả. Nó làm được là nhờ áp lực quân sự của Việt Cộng
và lòng hèn nhát của lũ chính trị gia miền Nam.”
Tháng Tư năm 1975, ông Man đảo chánh lần thứ hai. Làm tổng thống . . . dỏm cầm quyền 41
tiếng đồng hồ, chưa tới hai ngày!
Nguyễn Ngọc Hoa
Ngày 15 tháng Hai, 2023
***
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Hoa
Đang tẩn mẩn lựa thức ăn khô trên kệ
hàng, tôi nghe tiếng gọi, “Ba Hoa, Ba Hoa,” sau lưng. Tôi quay lại.
Thật không ngờ. Đó là Thiên học
cùng lớp đệ nhất (lớp 12) với tôi ở Ban Mê Thuột và là dân Phú Yên chính gốc. Tôi bắt tay người đàn ông cao mà gầy ốm, mặt
hốc hác, nhưng đôi mắt tinh anh. Thiên giới
thiệu vợ nó, tôi đã từng nghe tiếng nàng là một nữ sinh đẹp nhất của trường
trung học Nguyễn Huệ Tuy Hòa. Thiên cũng
ngạc nhiên như tôi,
“Mày ở
đâu lại đây? Tao ở Denver hơn một năm nay, hỏi nhiều người mà nẫu không ai
biết gia đình mày ở đâu.”
Thiên lớn hơn tôi đến bảy, tám tuổi, từ
Tuy Hòa vào Nha Trang học trường trung học Võ Tánh, thi rớt Tú tài II mấy năm
liên tiếp, và cuối cùng lên Ban Mê Thuột học cùng lớp với tôi. Một thằng già nhất lớp và một thằng học giỏi
nhất lớp miệt mài giúp nhau học hành, và cuối năm cả hai đậu Tú tài II ở hội đồng
Nha Trang ngay kỳ đầu. Mãi đến ba năm
sau, một tối thứ Bảy giữa mùa hè 1968, tôi mới gặp lại Thiên – ở Tuy Hòa. Hôm ấy, tôi được chú Phu đưa đi nhậu ở quán
Hương Quê trên đường Nguyễn Công Trứ, chú tôi là đại úy pháo binh. Bốn sĩ quan bộ binh ngồi bàn bên cạnh ăn nói
lớn tiếng và thách nhau uống bia, trong đó Thiên là người lớn tuổi nhất. Tôi mừng rỡ nhận bạn,
“Thiên
đi lính hồi nào, đổi về đây bao lâu rồi?”
“Tao
đi khóa 25 trường Bộ binh Thủ Đức, về Tuy Hòa vài tháng nay thôi. Mày về đây làm chi, đang ở lại đâu?”
Thiên chưa biết cha giữ chức vụ cầm đầu tỉnh nhà.
“Nghỉ
hè tôi về đây chơi, đang ở nhà bà con gần dưới bãi biển.”
“Nẫu
tàn đời rồi! Trong trận Tết Mậu Thân, Việt
Cộng núp trong nhà nẫu, cảnh sát lấy cớ bắt nẫu về đồn để cho cha
Thông tỉnh trưởng lôi về chơi nát nước . . .”
Không đợi Thái nói dứt câu, tôi vung tay
đấm mạnh vào mặt Thái và la lên, “Thằng khốn nạn ăn nói mất dạy!” Thái đau đớn ôm mặt ra hiệu cho hai người bạn
kia đứng dậy, định làm hung. Chú Phu mở
chiếc áo khoác phiêu ra-két (field jacket) để lộ ba bông mai vàng trên cổ
áo ca-ki và rút khẩu súng lục ra,
“Ngồi
yên nói chuyện đàng hoàng, không tau bắn què giò. Ba Hoa, mi nói tại răng mi
đập hắn.”
“Ông
Thông là cha tao, và chuyện đồn ba láp đó không thể có,” tôi giận run lắp bắp.
“Xin
lỗi chú . . . xin lỗi mày. Nẫu thất
tình con Mai rồi quẩn trí ăn nói ẩu tả động chạm tới ông bác,” Thiên xuýt xoa đến
thấy tội nghiệp.
“Bộ
tụi mi không biết Việt Cộng chuyên phao tin đồn láo khoét để bôi nhọ uy
tín giới chức bên mình hay răng? Cảnh
sát chỉ mời con Mai xuống Ty để thu thập tin tức, sau đó cho về nhà mà không
làm khó dễ chi hết,” chú Phu dịu giọng.
Vợ chồng Thiên mời chúng tôi về nhà ăn cơm tối, nhà Thiên là căn apartment
ba phòng ngủ trong khu dân cư gần Little Saigon. Trong lúc Quỳnh Châu và vợ Thiên loay hoay nấu
nướng trong nhà bếp, tôi và Thiên ngồi nói chuyện trong phòng khách, và Mạc ngồi
gần để hóng chuyện, “nghe ba và bác Thiên nói chuyện Việt nam.” Thiên kể,
“Tao mang lon đại
úy khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết và được đưa vào ban Liên hiệp Quân sự
Hai Bên để điều đình với phái đoàn Việt Cộng (‘VC’) ở trong phi trường Tân Sơn
Nhứt. Năm 1975, tao đi tù ‘cải tạo’ như nẫu,
nhưng có lẽ nhờ vai trò đó mà Vi Xi coi là ‘ít nợ máu với nhân dân’ và
cho về ‘sớm’: tù sơ sơ có hơn sáu
năm. Về Tuy Hòa sống ngắc ngoải vài năm,
tao cuốn gói đem vợ con vượt biên qua đây.”
“Tôi nhớ hồi học
đệ nhất, Thiên giỏi kể chuyện khôi hài đen, chứ không có tài tranh luận. Sao được cử vào ban Liên hiệp cãi nhau với thằng
Cộng?”
“Tao sống với Vi
Xi từ hồi mày chưa đẻ, Phú Yên hồi đó thuộc Liên khu 5 của Việt Minh, và
trong quân đội mình, ít ai có kinh nghiệm về Cộng sản hơn tao. Năm tao 14 tuổi, ông già tao làm trưởng thôn
ngoài làng Phú Thứ, xã Hòa Bình cách Tuy Hòa khoảng 15 cây số, và có lần gia
đình tiếp đãi luật sư Thụ tại nhà,” Thiên khoe.
“Ông Thụ nào? Có
phải là Thụ làm chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam và bây giờ là chủ tịch Quốc
hội của Cộng sản Hà nội?”
“Chính nẫu đó! Đến giờ, nẫu là nhân vật Giải phóng Miền
Nam duy nhất được Hà nội giữ lại cho nắm chức vụ lãnh đạo cao cấp, mặc dù chẳng
có thực quyền chi.”
Năm
1955, ông Thụ, một đảng viên Cộng sản, bị chính quyền Đệ nhất Cộng hòa bắt và đưa
ra an trí tại xã Hòa Thịnh trên miền núi Phú Yên cùng với sáu người khác. Trước khi lên Hòa Thịnh, đoàn người áp tống dừng
lại nghỉ ở nhà Thiên. Thiên bị sai đi nấu
nước pha trà, và mẹ Thiên nấu cơm cho khách ăn.
Họ ngủ ở nhà trên, đàn bà và trẻ em không được lai vãng, nhưng Thiên và
một thiếu nữ hàng xóm tên Bích la cà làm quen với mấy “ông lớn” từ Sài gòn
ra. Bích lớn hơn Thiên bốn tuổi và đẹp
người. Năm 1954 nàng lấy chồng với đám
cưới tập thể do Việt Minh vội vã áp đặt và tổ chức chỉ một ngày trước khi chú rể
lên đường ra Bắc tập kết.
Trong
thời gian ông Thụ ở xã Hòa Thịnh, thỉnh thoảng Thiên gặp vợ ông từ Sài gòn ra
thăm nuôi, mang thức ăn và nhu yếu phẩm tiếp tế cho chồng. Lần đầu tiên trong đời, Thiên trông thấy đàn
bà tóc phi-dê, tiếng Pháp “frisé” là (tóc) uốn quăn! Người thiếu phụ sang trọng chân yếu tay mềm
phải đi qua ba chặng đường: Xe đò từ Sài
gòn chạy theo Quốc lộ 1 và dừng lại Ngã Ba Phú Lâm gần Tuy Hòa cho bà xuống. Đó là nơi rẽ đi lên hướng tây, và từ đó trở
đi không có xe đò, bà thuê xe ngựa đi bảy cây số đến làng Phú Thứ của Thiên. Từ đây đến Hòa Thịnh không có cả xe ngựa nên
bà nghỉ đêm ở nhà Thiên, hôm sau thuê người gánh đồ, và ra sức đi bộ mười cây số
nữa mới tới nơi.
Vài
năm sau, ông Thụ được đưa về Tuy Hòa và ở trong “phòng ngủ” (khách sạn) Vĩnh
Đông Á trên đường Lê Thánh Tôn. Lúc này,
Thiên và Bích đã về Tuy Hòa; Thiên học trung học, và Bích làm nhân viên ty
Thông tin. Hàng ngày người ta thấy ông Thụ
mặc pi-gia-ma (pyjama) đạp xe đạp đi khắp phố đánh cờ tướng. Ông bị tố cáo hiếp dâm Bích, nhưng có lẽ vì
lý do chính trị, chính phủ không muốn làm lớn chuyện nên bỏ qua, không truy cứu. Bích xấu hổ bỏ Tuy Hòa lên Đà Lạt làm ăn.
Năm
1961, khi VC tấn công quận Sơn Hòa cách Tuy Hòa khoảng 50 cây số, theo mật hiệu
liên lạc từ trước, ông Thụ đạp xe đạp ra “mả” (nghĩa địa) Vũ Ký của một gia tộc
người Hoa trên Quốc lộ 1 chờ VC đón đưa vào bưng. Tháng Hai năm 1962, Hà nội lập ra con múa rối
Mặt trận Giải phóng Miền Nam và phong ông làm chủ tịch cho đủ lệ bộ.
* * *
Ông
bà Thụ có hai cô con gái: Jeanne sinh
năm 1942, và Geneviève sinh năm 1944.
Trong khi ông Thụ bị an trí ở Phú Yên, bà Thụ sống ở Sài gòn, và hai cô
học nội trú trường dòng Le Couvent des Oiseaux (tên Pháp nghĩa là “ngôi
tu viện của loài chim”), hay Les Oiseaux, trên Đà Lạt. Trường do các nữ tu dòng Thánh Augustin, phần
lớn là người Pháp, quản trị và giảng dạy.
Yên ổn học hành dưới sự che chở của các nữ tu, nhưng đêm nào Jeanne cũng
nằm khóc một mình, bạn bè hết lòng khuyên lơn mà vô hiệu vì nàng không hề thố lộ
hoàn cảnh của mình. Sau khi đậu Tú tài
II Pháp và sắp sửa rời trường trở lại Sài gòn, nàng mới tâm sự về thân thế và cảnh
ngộ gia đình mình với cô bạn thân nhất là Jaqueline.
Ông
Thụ đã vào trong bưng và sống với bà vợ và đàn con khác. Từ nay trách nhiệm nuôi mẹ và em đặt trên vai Jeanne,
cô thiếu nữ 20 tuổi chưa vào đời. Mẹ
Jeanne là bà vợ đã lặn lội ra Phú Yên thăm chồng; bà đau đớn sửng sờ khi biết
tin ông Thụ đã cho người về đón “vợ con” vào bưng. Hơn 20 năm qua, ông Thụ đã phản bội bà và bí
mật có gia đình thứ hai ở Phú Nhuận Sài gòn.
Bà vợ kia vốn là cựu nữ sinh trường Áo Tím, tức là trường nữ trung học
Gia Long bây giờ, và có con trai lớn sinh cùng năm với Jeanne. Khổ đau cùng cực, mẹ Jeanne đột nhiên mất hết
trí nhớ, tối ngày ca hát và nói lảm nhảm một mình.
Nhờ
thân nhân của Jaqueline giới thiệu, Jeanne được nhận làm giáo viên dạy trường
tiểu học Aurore (tên Pháp nghĩa là “rạng đông”) dạy chương trình Pháp, đủ
lợi tức nuôi mẹ và đài thọ cho Geneviève tiếp tục học ở Les Oiseaux. Jaqueline giúp Jeanne tìm thuê một căn gác ở xóm
Bàn Cờ và mua sắm sơ sài một số đồ đạc trong nhà, nồi niêu soong chảo, và những
thứ lặt vặt khác để làm lại cuộc đời, bắt đầu từ con số không. Từ một nữ sinh chỉ biết ăn học, Jeanne trở
thành chủ gia đình cáng đáng mọi chuyện từ nhỏ đến lớn. Nàng phải chăm sóc, nhắc nhở, dỗ dành, và có
khi ép buộc mẹ làm những việc cần thiết hàng ngày như ăn uống, ngủ nghê, tắm rửa,
và vệ sinh cá nhân. Bà đã trở thành trẻ
thơ, “đứa con” khó tính của Jeanne.
Vì
vai trò của ông Thụ ở phe bên kia, nhân viên an ninh Việt nam Cộng hòa kín đáo theo
dõi Jeanne thường xuyên. Một năm sau, họ
bắt được một giao liên Việt Cộng lảng vảng quanh căn gác của Jeanne, tên này
khai có nhiệm vụ giúp đỡ và bảo vệ nàng và bà mẹ. Nàng bị bắt giữ gần ba tháng, hàng ngày bị thẩm
vấn, và sống trong trại giam rất khổ sở.
Rốt cuộc, họ không điều tra được gì và thả nàng ra. Bà mẹ qua đời trong thời gian nàng bị câu lưu.
Lúc
này, Jaqueline đã sang Pháp du học, những người quen và bạn bè khi biết về thân
thế Jeanne liền vội vàng tránh xa nàng vì sợ liên lụy. Không bạn bè hay người yêu, nàng sống cô đơn,
thất vọng chán nản, và vài lần uống thuốc ngủ tự tử, nhưng được cứu sống. Đành chấp nhận cuộc sống khổ đau hiện tại là hậu
quả của hành vi của mình từ những kiếp trước.
Geneviève
lớn lên thành một thiếu nữ đẹp tuyệt vời.
Nàng và các bạn thường được Đại sứ Pháp tại Việt nam là Jaques de Folin
mời dự tiếp tân vào những dịp lễ lạt. Jaques
ở Sài gòn một mình vì vợ ông ở lại Paris trông nom con cái học hành, và thỉnh
thoảng ông mời Geneviève làm đồng bạn đi dự các cuộc giao tế. Năm 1975, hai chị em Jeanne theo tàu Hải quân
di tản sang đảo Guam và được vợ chồng Jaques bảo trợ sang Pháp. Geneviève ở chung với ông bà vài năm trước
khi lập gia đình với một nha sĩ người Pháp.
Năm
1978, Jeanne thành hôn với một người Pháp bạn đồng sự của Jaques ở bộ Ngoại
giao Pháp. Lộng lẫy trong chiếc áo cưới
màu trắng, nàng khoác tay chú rể chậm bước dọc lối đi giữa thánh đường, nhìn Geneviève
là người thân duy nhất, cười rạng rỡ với nước mắt chan hòa. Nụ cười sung sướng đầu tiên trong gần một phần
tư thế kỷ của người đàn bà trót sinh làm con ông Thụ.
Kiếp
này Jeanne đã trả xong món nợ nhân quả.
Nàng được quyền hưởng hạnh phúc trong phần đời còn lại.
Nguyễn Ngọc Hoa
Ngày 1 tháng Ba, 2023
***
Mời đọc truyện ngắn thứ hai mươi bốn và cũng là truyện
cuối cùng
trong loạt truyện "Nhận Làm Quê Hương."
Xin đọc bản text dưới đây hay bản .pdf đính kèm.
Kỳ tới, chúng tôi sẽ mời quý thân hữu thưởng lãm loạt truyện mới, Tập Truyện
Nguyễn Ngọc Hoa X.
https://dconnect.co.jp/friend/tacbut/nv-hoa.html
https://dconnect.co.jp/friend/
Xin chúc quý thân hữu và quý quyến một cuối tuần vui vẻ và
thân tâm thường an lạc
Truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Hoa
***
Truyện ngắn mới:
"Đảo Chánh Tháng Tư" (Tháng Hai 2023) -- Nguyễn Ngọc Hoa
Mời đọc truyện
ngắn thứ hai mươi ba
trong
loạt truyện "Nhận
Làm Quê Hương."
Xin đọc bản text
dưới đây hay bản .pdf đính kèm.
https://dconnect.co.jp/friend/tacbut/nv-hoa.html
https://dconnect.co.jp/friend/
NGUYỄN NGỌC HOA
***