728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

    MINH DI ÚC CHÂU VIẾT VỀ ĐƯỜNG THI

     MINH DI ÚC CHÂU VIẾT VỀ ĐƯỜNG THI

    Đường Thi.

    01 – 36 (40).

    Minh Di. (Úc châu Trời Nam).

     KỲ 1)                                                                         

    &

    Năm ba năm trở lại đây thỉnh thoảng lại có một số bài chuyển vào hộp thư của tôi của một số người làm thơ Đường, trong đó có luôn những e-mail người này, nhóm này chê nhóm kia làm thơ thất niêm...thậm chí đả kích nhau với những lời lẽ nặng nề. Ai cũng cho mình là làm thơ Đường hay nhất, hiểu Luật thi hơn ai hết!

    Tháng 4 năm nay [2013] có người đẩy vào hộp thư của tôi 1 bài nói về thơ - chủ yếu là thơ Đường, và là một bài viết cũ cách đây 5 năm (2008), có tựa:

    ~ “NHỮNG PHÁ CÁCH TÀI TÌNH TRONG THƠ”, dưới tựa bài có mấy chữ ghi:

    Tác giả: huệ thu.

    Thể loại: biên khảo.

    Bài viết nói chung về thơ nhưng chủ yếu là thơ Đường.

    Bài viết này của tôi xét coi bà Huệ Thu “biên khảo” những gì và ra sao về thơ Đường.

    Về chuyện thất niêm trong Đường thi có một đoạn bà Huệ Thu trích dẫn một số câu và một vài bài thơ Đường.

    Bà Huệ Thu viết:

    - “Lý Bạch, tổ sư của thơ, người đời thường gọi ông là Trích Tiên, ông cũng có những bài thơ không chú trọng tới niêm luật:

    Anh Vũ Châu

    Anh Vũ lai quá Ngô giang thủy
    Giang thượng châu truyền Anh Vũ danh
    Anh Vũ tây phi lũng sơn khứ
    Phương châu chi thụ hà thanh thanh
    Yên khai lan điệp hương phong noãn
    Ngạn giáp đào hoa cẩm lãng sinh
    Thiên khách thử thời đồ cực mục
    Trường châu cô nguyệt hướng thùy minh
    ...............................

    Hay :
    Nhãn tiền hữu
    ảnh đạo bất đắc
    Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
    Hay là :
    Ðộng Ðình Hồ tây thu nguyệt huy
    Tiêu tương giang bắc tải hồng phi
    Túy khách mãn tiền ca Bạch Tử
    Bất tri sương lệ nhạn thu y
    Và :

    Cố nhân tây hồ Hoàng Hạc lâu
    Yên
    ba tam nguyệt há Dương Châu

    ..............................

    Những câu trích ra trên đây, thất niêm, thất luật lung tung! Lý Bạch lại không biết luật ư? Biết mà vẫn không sửa, không cần sửa, bởi nếu ông ta sửa, câu thơ sẽ mất hay!
    Những câu thơ hay của Hàn Mặc Tử, của Quang Dũng của Thâm Tâm cũng cần có luật đâu? Vậy thì niêm luật không cần thiết ư? Không cần thiết thì đặt ra làm gì, nghiên cứu làm gì?
    Xin thưa: niêm luật cần lắm chứ! Nó giúp người ta rất nhiều để làm những bài thơ “khả thủ”, những tay đại bút thì không cần. Họ chính là luật, họ tạo ra luật. Muốn sáng tạo đương nhiên phải thông thạo nó. Chưa biết mà tấp tểnh phá luật là một điều buồn cười. Người phá luật phải rất thông thạo luật, cũng như người giỏi võ phải thông thạo mọi thế võ, khi đã thạo võ, xuất chiêu là thành võ đâu cần phải câu nệ? Không một võ sĩ nào khi lên đấu mới nghĩ đến những miếng võ mình cần xử dụng. Lầu thông rồi, nó biến thành những cử chỉ tự nhiên như hơi thở, đi đứng.
    Bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, là một trong
    những bài thơ hay trong hàng trăm hàng vạn bài thơ Ðường. Hoàng Hạc lâu, hay đến nỗi nhà thơ như Lý Bạch, bước đến Lầu Hoàng Hạc thấy thơ của Thôi Hiệu đề trên vách, liền quăng bút, không dám đề thơ nữa. Giai thoại là thế, Lý Bạch là thi tiên của đời Ðường, là người uống mt đấu rượu làm một nghìn bài thơ (Lý Bạch, đấu tửu thi bách thiên). Theo giáo sư Nguyễn Xuân Vinh thì ông làm gần hai vạn bài thơ.

     Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu như sau:

    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
    Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
    Bạch vân thiên tải không du du
    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu


    Tản Ðà đã dịch và cho đến nay vẫn được coi là bài dịch hay nhất :
    Lầu Hoàng Hạc
    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
    Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
    Hạc vàng đi mất từ xưa,
    Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
    Hán Dương sông tạnh cây bày,
    Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non.
    Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
    Tản Ðà

    Huệ Thu cũng có bài dịch:
    (trong tập SCTÐ)
    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
    Biết chăng Hoàng Hạc đây lầu trống trơn
    Hạc bay rồi, đã bay luôn
    Tầng cao mây trắng cứ vờn thiên thu
    Hán Dương cây đứng gục đầu
    Châu Anh bờ cỏ xanh màu nhớ thương
    Sớm chiều nhắc mãi quê hương
    Trên sông khói sóng giăng buồn trời ơi!
    huệ thu

     

    Và bài Khúc Giang của Ðỗ Phủ:
    Triều hồi nhật nhật điển xuân y
    Mỗi nhật giang đầu tận túy quy
    Tửu trái tầm thường hành xứ hữu
    Nhân sinh thất thập cổ lai hy
    Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện
    Ðiểm thủy thanh đình khoản khoản phi
    Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển
    Tạm thời tương tống mạc tương vi

    Tản Ðà Dịch :
    Sông Khúc
    Khỏi bệ vua ra cố áo hoài
    Bến sông say khướt, tối lần mai
    Nợ tiền mua rượu đâu không thế?
    Sống bảy mươi năm đã mấy người?
    Bươm bướm luồn hoa phơ phất lượn
    Chuồn chuồn rỡn nước lửng lơ chơi
    Nhắn cho quang cảnh thường thay đổi
    Tạm chút chơi xuân kẻo nữa hoài.

    Bản dịch của Tản Ðà:
    Câu thứ bảy thất niêm, chữ lưu phải là chữ trắc. Dĩ nhiên Ðỗ Phủ thừa biết như vậy. Ông thất niêm cố ý!
    Hỏi ti sao ông li cố ý thì li là vấn đề khác”.

    Trước khi đi sâu hơn, xa hơn về vấn đề Đường thi, cạn nhất và gần nhất tôi hãy nói về những cái sai của bà Huệ Thu về trích dẫn.

    (1). Trước hết, tôi nói về các câu trích dẫn trong đoạn trên của bà Huệ Thu.

    Các câu bà Huệ Thu trích dẫn.

    Câu thứ nhất:

                          Nhãn tiền hữu ảnh đạo bất đắc,

                          Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu.

     

    Sai chữ “ảnh”, chữ đúng là chữ “cảnh”.

    Cảnh đây là cảnh trước lầu Hoàng Hạc.

    Chữ “ảnh” bà Huệ Thu ghi sai nghĩa là “cái bóng” của vật; “bóng” gì ở đây?

    Chẳng có “bóng” nào hết!

    Bởi bà Huệ Thu không biết Hán văn cho nên không thấy sự vô lý của chữ “ảnh” ở đây.

    Và như vậy, câu đúng là:

                                           Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc,

                                           Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu!

     Không rõ bà Huệ Thu trích dẫn câu này ở đâu? Người ta sai, bà không biết, cứ thế mà trích dẫn lại.

    Bài viết của bà Huệ Thu được bà xếp vào thể loại “biên khảo”.

    Nếu viết biên khảo mà b đâu chép đó, như bà Huệ Thu đây, thấy là chép lại thì bất cứ người nào cũng có thể viết biên khảo được!

    Biên khảo về một vấn đề Cổ học, như Đường thi ở đây, không phải là chuyện dễ!

    Những tuyển tập dịch và chú giải Đường thi của người Việt Nam viết cho đến bây giờ vẫn chưa đủ, vẫn còn nhiều thiếu sót về nhiều mặt, chưa kể là có những sai, lầm chưa được điều chỉnh. Do đó, nếu chỉ căn cứ những tuyển tâp này để viết một bài biên khảo về Đường thi thì chưa đủ. Không biết Hán văn thì khó mà tránh khỏi những sai lầm của những tuyển tập đó.

    Không phải tôi khó khăn hay tự cao cho mình biết Hán văn mà nói như vậy.

    Nguyễn Du nói “nghề chơi cũng lắm công phu”.

    ~ “Nghề chơi” còn vậy nữa là “nghề học”.

    Muốn biên khảo về một vấn đề nào đó của một nước nào đó thì phải rành rẽ ngôn ngữ nước đó, đây là “qui luật của trò chơi” - như dịch thơ Đường thì phải rành Hán văn!  

    Đã tham gia “trò chơi” biên khảo thì phải biết “qui luật trò chơi” biên khảo - Không có ngoại lệ!

    2 câu trên đây là 2 câu sau của bài kệ 4 câu được dẫn trong tập Thăng Am Thi Thoại.

    Dương Thận (1488 - 1559) viết:

    ~ Lý Thái Bạch quá Vũ Xương kiến Thôi Hiệu “Hoàng Hạc Lâu” thi, thán phục chi, toại bất đắc tác, khứ nhi phú “Kim Lăng Phng Hoàng Đài” dã. Kỳ sự bản như thử.

    Kỳ hậu thiền tăng dụng thử sự tác nhất kệ vân:

                                          Nhất quyền trùy toái Hoàng Hạc Lâu,

                                          Nhất cước thích phiên Anh Vũ châu,

                                          Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc,

                                          Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu.

    Bàng nhất du tăng dịch cử tiền nhị cú nhi chuyết chi viết:

                                 Hữu ý khí thời tiêu ý khí,

                                 Bất phong lưu xứ dã phong lưu!

    Hựu nhất tăng vân: Tửu phùng tri kỷ, Nghệ áp đương hành.

                                             /  Thăng Am Thi Thoại. Qu. X. Trùy toái Hoàng Hạc Lâu  /.

    Dch văn:

    ~ Lý Thái Bạch ghé qua Vũ Xương, thấy bài thơ Hoàng Hạc Lâu, thán phục, do đó mà không làm thơ tại đây đến Kim Lăng làm bài “Kim Lăng Phng Hoàng Đài”. Sự việc vốn có vậy.

    Về sau có thiền tăng từ chuyện này mà đặt một bài kệ:

                                    Một quyền thoi nát Hoàng Hạc Lâu,

                                    Một cước đá tung Anh Vũ Châu,

                                    Mắt nhìn thấy cảnh nói chẳng được,

                                    Thôi Hiệu đề thơ lơ lửng đầu.

    Một nhà sư lang thang đứng cạnh đó từ 2 câu đầu mà nối 2 câu:

                                       Có khí khái rồi tiêu khí khái,

                                       Chẳng khí khái nữa cũng phong lưu.

    Lại một nhà sư khác nói: Rượu gặp tri kỷ, Tài trội trong nghề.

    [Minh Di:

    Nói nhà sư lang thang nối 2 câu đầu tức bỏ 2 câu “nhãn tiền hữu cảnh……”, để thành:

                                                 Một quyền thoi nát Hoàng Hạc Lâu,

                                                 Một cước đá tung Anh Vũ Châu,

                                                 Có khí khái rồi tiêu khí khái,

                                                 Chẳng phong lưu nữa cũng phong lưu.].

    Câu thứ 2:

                     Cố nhân tây hồ Hoàng Hạc Lâu,

                     Yên ba tam nguyệt há Dương châu.    

     (a). Câu 1 bà trích dẫn sai chữ hồ, chữ đúng là chữ từ.

    Chữ “từ” đây nghĩa là “từ g”, “từ bit”.

    Đọc lên mà bà không thấy sự vô lý vì bà chẳng hiểu câu thơ chữ Hán nói cái gì bởi vậy trích dẫn lại của từ đâu đó không biết, người viết sai, bà không biết, cứ thế mà ghi lại!

     (b). Câu 2 sai chữ ba, chữ đúng là chữ hoa.

    Chữ hoa đây là “bông hoa”.

     Và như vậy, câu đúng là:

                                           Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu.

                                           Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

    [Minh Di:

    Chữ “”, đọc “như tự” - tức như vẫn đọc, âm “hạ”, cũng không sai; có điều, thói quen  vẫn đọc là “há” thì cứ viết, cứ đọc như vậy cho tiện].

     (Trong tuyển tập “Đường Thi Tam Bách Thủ” trứ danh của ông, Hành Đường Thoái Sĩ phê câu “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” là “thiên cổ l” (câu hay thiên cổ).

    Hành Đường Thoái Sĩ là tên Hiệu của Tôn Chu (1711 - 1778), Văn học gia Thanh triều.

    Việc chú thích tuyển tập Đường Thi kể trên thực ra còn có sự đóng góp của kế thất của ông là Từ Lan Anh).

     Tất cả tuyển bản Đường thi Hán văn đều ghi như vậy, tôi không rõ bà Huệ Thu dẫn từ Sách nào, hay chỉ nghe ai nói?

    2 câu trên là 2 câu đầu bài “Hoàng Hc Lâu tống Mnh Ho Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch.

    Coi Lý Thái Bạch Toàn Tập (Qu. XV) cũng là như vậy!

     Nói về đất Dương Châu thì không thể không nói tới Trịnh Tiệp (1693 - 1765).

    Người ta kể rằng có lần Trịnh Bản Kiều thơ thẩn tới viếng cảnh Chùa Kim Sơn tại Phủ Trấn Giang tỉnh Giang Tô. Chẳng biết ông là ai, lại thấy ông ăn bn giản dị, xuề xòa, có phần lôi thôi, phương trượng có vẻ coi thường, ông ta nói cộc lốc với khách:

    ~ Tọa!     

    Và day qua chú tiểu:

    ~ Trà!

    Sau một lúc nói chuyện, thấy vị khách này nói năng bất phàm, phương trượng vội đưa khách qua phòng bên và nói:

    ~ Thỉnh tọa.

    Và gọi chú tiểu:

    ~ Kính trà.

    Nói chuyện lúc nữa, phương trượng mới té ngửa, biết ra người khách trước mặt không ai khác hơn Trịnh Tiệp, một Thư pháp gia, một Họa gia, một Thi nhân rất tiếng tăm thời đó, là một trong tám người Quái lạ đất Dương Châu (Dương Châu Bát Quái), và là người đứng đầu 8 người quái lạ” này, nói khác đi Trịnh Tiệp là người quái l nhất trong 8 người này!

    Một lần nữa, phương trượng vội vàng mời Bản Kiều qua phòng phương trượng, rối rít nói:

    ~ Thỉnh thượng tọa! (Xin mời ngồi lên trên!).

    Và hối chú tiểu:

    ~ Kính hương trà! (Pha trà ngon mời!).

    Và, sau đó, chuyện đã dứt, phương trượng khẩn khoản yêu cầu Trịnh Bản Kiều đề cho một vài giòng lưu niệm, Bản Kiều viết luôn:

    ~ Tọa, thượng tọa, thỉnh thượng tọa / Trà, kính trà, kính hương trà.

    Cũng hơi quê, nhưng có được 1 trong 3 cái Tuyệt (Tam Tuyệt) của Bản Kiều cũng là hân hạnh lắm!

    Thi, Thư, Họa của Trịnh Bản Kiều đương thời được xưng là “Tam Tuyệt”.

    Ngoài ra nữa, đôi lúc Trịnh Tiệp cũng khắc con dấu (Ấn), nét khắc mộc mạc, cổ nhã.

    Ông tên Tự là Khắc Nhu, tên Hiệu là Bản Kiều, người huyện Hưng Hóa, tỉnh Giang Tô.

    Trịnh Tiệp sưu tập rất nhiều Bia các đời Hán, Bắc Ngụy và chuyên tâm học Thư pháp trên những tấm Bia cổ này. Chữ khắc trên Bia đời Hán chủ yếu là Lệ thư, trong khi đó Bia triều Bắc Ngụy, chủ yếu là Khải thư, Trịnh Tiệp đã dung hp 2 Thư thể kể trên để hoặc Khải thư là chủ thể dung hợp Lệ thư, hoặc Lệ thư là chủ thể, nhập Khải thư mà thành một Thể mới. Thư thể này đương thời được mệnh danh là “Bản Kiều thể”, hoặc còn gọi là “Lục Phân Bán Thư”, hay “Chân Lệ Tương Tham”.

    Tác phẩm đầu tiên, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu cho Thư thể nói trên, viết vào năm 1752, là bài “Tân Tu Thành Hoàng Miếu Bi Ký- Thư thể chủ ở đây là Khải thư tham nhập Bút pháp Lệ thư, và luôn cả Triện thư.

    Kết quả là Khải thư của Trịnh Tiệp trong Bài “” kể trên rồi không phải là Khải thư của triều Bắc Ngụy, không phải là Khải thư thời Đường - gần nữa, cũng không phải là Khải thư đương thời.

    15 năm sau nữa, năm 1757, đến tác phẩm “Tửu Khánh Quân Mô Cô Thi Trục” thì thể Lục Phân Bán Thư của Trịnh Tiệp đạt tới độ viên mãn.

    Như đã biết, trước hết Trịnh Bản Kiều là một họa gia, để từ căn bản này ông đã đưa Hội họa nhập Thư pháp, tạo cho Thư pháp một nét nghệ thuật độc đáo.

    Tóm lại, Trịnh Tiệp tổng hp 4 thể Chân, Thảo, Triện, Lệ, lấy Chân thư, Lệ thư là chủ để từ đó sáng tạo một Thư thể mới, kế đến ông vận dụng Bút pháp Hi ha để viết ra. 

    Có thể nói đây là một sự kiện độc nhất vô nhị trong suốt giòng Lịch sử Thư pháp Trung Quốc.

    (Tham khảo:

    Trung Quốc Cổ Đại Thư Pháp Sử.

    Đệ tứ Chương. Thự tình dương lý. / Đệ tam tiết. Bi học phái. Trịnh Tiệp).

     Bài Hoàng Hc Lâu tống Mnh Ho Nhiên chi Quảng Lăng”:

           Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc Lâu,

           Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

           Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

           Duy kiến Trường giang thiên tế lưu.

           (Lý Bạch).

                              Nẻo tây bạn rời Hoàng Lạc Lâu,

                  Sương hoa xuân tận xuống Dương Châu.

                    Chiếc buồm bóng thẳm giữa trời biếc,

                    Chỉ thấy Trường giang trôi thẳm mù.  

                                                                   [Minh Di].  

     (2). Tiếp đến là các bài thơ bà Huệ Thu nêu trong đoạn trên.

    Bà Huệ Thu viết:

    ~ Những câu trích ra trên đây, thất niêm, thất luật lung tung! Lý Bạch lại không biết luật ư? Biết mà vẫn không sửa, không cần sửa, bởi nếu ông ta sửa, câu thơ sẽ mất hay!”.

     

    Tiếp đó, ở đoạn đưới, về bài Khúc Giang của Đỗ Phủ, bà Huệ Thu viết:

    ~ Câu thứ bảy thất niêm, chữ lưu phải là chữ trắc. Dĩ nhiên Ðỗ Phủ thừa biết như vậy. Ông thất niêm cố ý! Hỏi ti sao ông li cố ý thì li là vấn đề khác”.

     Ở đây có 2 vấn đề tôi xin hỏi Bà Huệ Thu:

    1). Bà Huệ Thu nói là Lý Bạch thất niêm, và nói nếu ông “sửa thì câu thơ sẽ mất hay”.

    (a). Vậy thì cái “mất hay” này ở chỗ nào? tức cái hay của câu “thất niêm” rồi ở đâu?

    (b). Còn nếu không sửa, làm hp niêm lut, thì cái dở rồi ở chỗ nào?

    Vấn đề ở đây là tại sao câu thơ sẽ hay nếu thất niêm, và “câu thơ sẽ mất hay” nếu giữ đúng niêm luật, đây là những điều mà bà Huệ Thu cần giải thích, thế nhưng bà đã không giải thích, không giải thích đưc thì đúng hơn!

     Hơn nữa, khi nói rằng Lý Bạch biết mình gieo 1 chữ thất niêm “mà vẫn không sửa”, và không cần sửa, là bà Huệ Thu nói vớ vẩn! Vì sao? lẽ, trước khi gieo chữ thất niêm Lý Bạch đã chn chữ thất niêm này, tức ông biết rất rõ đây là chữ thất niêm, nói rõ hơn Lý Bạch đã quyết định chọn chữ (thất niêm) này trước khi đt nó vào câu thơ. Chỉ cần một thoáng suy nghĩ thôi ai cũng có thể nhìn ra được điều này!

    Còn khi, nói như bà Huệ Thu có nghĩa sau khi viết xuống rồi Lý Bch mới thấy ra đưc chữ này thất niêm, điều này sai hoàn toàn!

     Đây là tôi chưa nói tới một chuyện quan trọng:

    ++ Bà Huệ Thu có chắc là Lý Bạch làm Thơ theo Luật thi hay không? Chuyện này tôi sẽ nói ở một đoạn sau.

    2). Bà Huệ Thu nói Đỗ Phủ thất niêm, trong bài “Khúc Giang”, và là “thất niêm cố ý !”.

    Với câu này bà Huệ Thu đã hiểu điều tôi vừa nói ở trên:

    Cũng như Lý Bạch, Đỗ Phủ đã chnmt chữ thất niêmtrước khi đặt nó vào câu thơ.

    Nhưng, chuyện quan trọng ở đây là tại sao Đỗ Phủ lại “cố ý thất niêm!”?

    Không giải thích được nên bà nói lảng “ti sao ông li cố ý thì li là vấn đề khác”.

     Trong Luật thi, các tiếng bằng / trắc đặt không đúng chỗ Thi hc Trung Hoa gọi chung là “thất niêm”.

    Thấy được những chữ “thất niêm” trong một bài Luật thi thì đã là người làm thơ Đường người nào cũng có thể thấy được dễ dàng, không riêng bà Huệ Thu.

    Viết ra một điều mà ai cũng có thể biết được dễ dàng thì viết ra làm chi?

     Tại sao những thi nhân như Lý Bạch, Đỗ Phủ lại có thể viết ra những chữ “thất niêm”? đây mới là vấn đề, đây mới là điều người đọc cần biết!

    Hỏi chỉ để hỏi thôi chứ tôi chắc không thể nào bà Huệ Thu trả lời được 2 câu hỏi trên!

    Vì nếu bà biết vấn đề thì bà đã nói ra rồi, có phải thế không?

     (KỲ 2)

    Sau đây tôi sẽ dẫn một số thí dụ về “thất niêm” trong một vài tập “Thi thoi” của học giả cũng như thi nhân các thời.

     Vấn đề thi nhân Trung Hoa các thời nói chung, và thời Đường nói riêng, đã không theo đúng luật bằng trắc trong thơ có rất nhiều nguyên nhân.

     Ngụy Khánh Chi (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279) viết trong “Thi  Nhân Ngọc Tiết”:

    ~ Chiết Yêu thể.

    Vị trung thất niêm nhi ý bất đoạn:

                                Vị Thành triêu vũ ấp khinh trần,

                                Khách xá thanh thanh liễu sắc tân.

                                Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu,

                                Tây xuất Dương Quan vô cố nhân”.

                                                                   /  Thi Nhân Ngọc Tiết. Qu. II. Thi thể. Hạ  /.

    Dch văn:

    ~ Thể Chiết Yêu.

    Ý nói trong thơ tuy có chỗ thất niêm nhưng ý không gián đoạn:

                                             Vị Thành mưa sớm, lắng trần ai

                                             Quán trọ xanh xanh thắm liễu đài.

                                             Dục ông hãy cạn một ly rượu,

                                             Tây quá Dương Quan không bạn đây.

    [Trường hợp bài thơ dẫn trên, trong cuốn “Đường Đại Thi Học” của nhóm nghiên cứu ban Biên tập nhà Xuất bản Chính Trung (Đài Loan) liệt vào trường hợp “Áo thể”].

     Còn có phép gọi là “Áo cú”:

    ~ ..... Kỳ pháp đương hạ bình tự xứ dĩ trắc tự dịch chi, dục kỳ khí đĩnh nhiên bất quần”.

                                                                                /  Sđd. Quyển thứ, Mục thứ như trên  /.

    Dch văn:

    ~ ..... Lối này, chỗ phải hạ chữ có thanh bằng thì thay vào đó chữ có thanh trắc, để cho hơi thơ vút lên trên tất cả”.

    [“Pháp” này các tiếng bình / trắc của chữ thứ 3 và thứ 5 trong câu chuyển đổi qua lại].

     Lại còn có “Thất ngôn biến thểkhông theo đúng cách lut của Lut thi.

    Về loại “Thất ngôn biến thể” này, Hồ Tử (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279) viết:

    ~ Điều Khê Ngư Ẩn viết:

    Luật thi chi tác, dụng tự bình, trắc, thế cố hữu định thể, chúng cộng thủ chi. Nhiên bất nhược thời dụng “Biến thể, như Binh chi xuất kỳ, biến hóa vô cùng, dĩ kinh thế hãi mục. Như Lão Đỗ thi vân:                      Trúc lý hành trù tẩy ngọc bàn,

                               Hoa biên lập mã tốc kim an.

                                                   Phi quan sứ giả trưng cầu cấp,

                                                   Tự thức tướng quân lễ số khoan.

                                                   Bách niên địa tịch sài môn huỷnh,

                                                   Ngũ nguyệt giang thâm thảo các hàn.

                                                   Khán lộng ngư chu di bạch nhật,

                                                   Lão nông hà hữu khánh giao hoan.

    Thử Thất ngôn Luật thi chi biến thể dã!      

                                       /  Điều Khê Ngư Ẩn Tùng Thoại. Qu. VII. Đỗ Thiếu Lăng 2  /.

    ~ Điều Khê Ngư Ẩn nói:

    Sáng tác Luật thi thì việc dùng chữ bằng, chữ trắc người ta vốn có thể lệ nhất định, mọi người đều tuân theo. Thế nhưng, chẳng bằng đôi lúc dùng “Biến thể”, cũng như trong Binh pháp dùng kỳ binh (chế ngự đối phương), biến hóa không cùng, làm cho người phải kinh ngạc, lạ lùng. Như thơ của Lão Đỗ viết:

                                          Trúc lý hành trù tẩy ngọc bàn,

                                          Hoa biên lập mã tốc kim an.

                                          Phi quan sứ giả trưng cầu cấp,

                                          Tự thức tướng quân lễ số khoan.

                                          Bách niên địa tịch sài môn huỷnh,

                                          Ngũ nguyệt giang thâm thảo các hàn.

                                          Khán lộng ngư chu di bạch nhật,

                                          Lão nông hà hữu khánh giao hoan.

    Đây là biến thể của Thất ngôn Lut thi”.

     [Minh Di: Bài thơ dẫn trong đoạn trên của Đỗ Phủ là Bài:     

    ~ Nghiêm Công Trọng uổng giá thảo đường, kiêm huề tửu soạn, đắc Hàn tự].

     Đỗ Phủ, “Đăng Nhc Dương Lâu”, 2 câu đầu:

                   Tích văn Động Đình thủy,

                   Kim thướng Nhạc Dương Lâu.

     Học giả Vương Phu Chi (1619 - 1692) bình trong cuốn “Khương Trai Thi Thoại”:

    ~ “Nhạc Ký” vân: Phàm âm chi khởi, tòng nhân tâm sinh dã, cố đương dĩ mục nhĩ hiệp tâm vi âm luật chi chuẩn.

    “Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” chi thuyết bất khả thị vi điển yếu.

    “Tích văn Động Đình thủy”, “văn”, “đình” nhị tự câu bình, chính nhĩ chấn khởi.

    NhượcKim thướng Nhc Dương Lâu” dịch đệ tam tự vi bình thanh, vân “Kim thướng Ba Lăng Lâu”, tắc ngữ kiển nhi lệ ư thính hĩ!

                /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận Nội Biên  /.

    Dch văn:

    ~ “Thiên “Nhc Ký” nói: “Âm thanh khởi lên, khởi từ tâm con người”, cho nên âm thanh phải thuận với tai, hòa với tâm, đây mới là tiêu chuẩn của âm luật.

    (Cho nên) thuyết “nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh” không thể được coi chuẩn tắc mẫu mực.

    Tích văn Đng Đình thủy”, 2 chữ “văn”, “đình” đều thanh bằng, chính điều này làm câu thơ có khí lực.

    Nếu như câuKim thướng Nhc Dương Lâu” thay chữ thứ 3 với một tiếng bình thanh mà nói “kim thướng Ba Lăng Lâu” thì đọc lên thì trúc trắc, nghe không thuận tai!

    [Minh Di: Nhạc Dương Lâu ở đất Ba Lăng, nói Ba Lăng Lâu cũng vậy]

     Mạnh Hạo Nhiên (689 - 740) có bài “Lâm Đng Đình”, 2 câu đầu:

                               Bát nguyt Hồ thủy bình,

                               Hàm hư cổn thái thanh.

     Học giả Vương Phu Chi bình:

    ~ “Nguyt”, “thủy” nhị tự giai trắc, tự khả; nhược “hàm hư cổn thái thanh” dịch tác “cổn hư hàm thái thanh”, vi nệ thanh thổ cổ nhi dĩ!

                /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận Nội Biên  /.

    Dch văn:

    ~ 2 chữ “nguyt”, “thủy” đều trắc, cũng còn được; nếu câuhàm hư cổn thái thanh” mà đổi lại là “cổn hư hàm thái thanh” thì (chỉ là) câu nệ ở chỗ hợp thanh luật mà thôi!

     

    Mã Chu (? - ?) có bài “Lăng triêu phù giang lữ tư”, 2 câu đầu:

                          Thái thanh thượng sơ nhật,

                          Xuân thủy tống cô chu.

    2 câu này:

                     Trắc, bình, trắc, bình, trắc.

                     Bình, trắc, trắc, bình, bình.

    Chữ thứ 3 và thứ 4 của 2 câu đều là “trắc / bình”, thất niêm.

     

    Vương Phu Chi (1619 - 1692) bình:

    ~ “Thái thanh thưng sơ nht”, âm luật tự khả; nhược vân “thái thanh sơ thưng nht” dĩ cầu hợp ư niêm, tắc tình văn tác nhiên, bất phục năng thành giai cú!

    Túc kiến phàm ngôn Pháp giai phi Pháp dã! Thích thị hữu ngôn: “Pháp thượng ưng xả hà huống phi Pháp”.

               /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận Nội Biên  /.

    Dch văn:

    ~ Câu “Thái thanh thưng sơ nht”, luận âm luật thì còn chấp nhận được; còn nếu như (đổi lại mà) nói “thái thanh sơ thưng nht” cho hợp niêm thì câu văn trở nên rã rời, và không thành (một) câu hay được!

    (Như vậy thì) có thể thấy nói chung là các Pháp rồi đều không phải Pháp. Thích Ca có câu: “Pháp còn phải bỏ huống là không phải là Pháp”.

    [Minh Di:

    Pháp còn phải bỏ huống là không phải Pháp”, câu này trong “Kinh Kim Cương”].

     

    Dương Thận (1488 - 1559) đời Minh có bài “Tái Viên Giá Cô Từ”, 2 câu cuối:

                        Thùy khởi Đông Sơn Tạ An Thạch,

                        Vị quân đàm tiếu tĩnh phong yên.

     Vương Phu Chi bình:

    ~ “Thùy khởi Đông Sơn T An Thch, v quân đàm tiếu tĩnh phong yên” nhược vị “an” tự thất niêm, canh vân “thùy khởi Đông Sơn T Thái phó”, thá đạp tiện bất thành hưởng.

                /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận Nội Biên  /.

    ~ “Thùy khởi Đông Sơn T An Thch, vị quân đàm tiếu tĩnh phong yên” nếu nói chữ “An” thất niêm, đổi lại nói “thùy khởi Đông Sơn T Thái phó” nghe không xuôi mà âm hưởng không vang dội.

    [Minh Di: Chức vụ của Tạ An Thạch là Thái phó, do đó nói Tạ Thái phó cũng vậy].

    Qua những thí dụ trưng dẫn trên đây trong tập “Khương Trai Thi Thoại” chúng ta thấy khi bình một chữ “thất niêm” trong thơ Vương Phu Chi đều phân tích rõ tại sao thi nhân lại thất niêm? Thất niêm thì hay ở chỗ nào; ngược lại, nếu giữ đúngniêm lut” câu thơ rồi dở ở chỗ nào!

    Để làm việc này, như đã thấy, ông giả thiết thay thế những chữ thất niêm bằng những chữ đồng nghĩa mà “đúng niêm lut” rồi luận giải hoặc âm luật, hoặc ý nghĩa, để từ đó bình chỗ hay, chỗ dở!

    Thơ Đường lấy ý làm chủ, do đó, không chủ trương “dĩ từ hi nghĩa”, không lấy văn từ làm tổn giảm cái ý, chẳng hạn làm cho ý tưởng muốn diễn tả hoặc không rõ ràng, hoặc rã rời, hoặc đứt đoạn... , nói rõ hơn, văn từhay đẹp, có hợp thanh luật, nhưng làm suy giảm cái ý thì giữ ý, không giữ lời.

     Mỗi sự “thất niêm” của những tác gia lớn đều có lý do của nó mà người bình giảng thơ phải tìm ra lý do đó, tức cái tại sao của sự việc. Còn như chỉ giản dị chỉ ra những chữ thất niêm trong một bài thơ thì đây là việc mà ai cũng có thể chỉ ra được!

    Không phải chỉ Vương Phu Chi mà tất cả tác giả những tập Thi thoại đều làm như vậy!

    Những tác giả này đều là những học giả nổi tiếng, và hơn nữa, lại là những thi nhân đã từng học hỏi, nghiền ngẫm phong cách của thi nhân đời Đường - mỗi tập “Thi thoại” là một thành quả học hỏi của bản thân, bởi vậy phần lớn những lời bình phẩm họ viết ra chẳng phải “hư ngôn”.

    Muốn bình giảng thơ không phải chỉ làm thơ - lại làm thơ nhanh như một số kẻ thường tự hào, thậm chí vênh váo, chưa đủ, phải có chẳng những kiến thức về thơ mà luôn cả kiến thức nói chung, tóm lại là phải đọc nhiều! Tóm lại:

                                   Ở nhà nhất chị nhì tôi,

                                   Ra đường lắm kẻ chẳng tồi như ta!

     Kim Thánh Thán (1608 - 1661) cuối bài phê bình bài “Hoàng Hc Lâu có đoạn viết:

    ~ Phả kiến úc súc tế nho chung thân úng tỵ u u khổ ngâm, đáo đắc cái quan chi nhật, nhân dữ thu thập bộ thự dịch đắc sổ bách, thiên, vạn dư ngôn, nhiên nhi tằng bất đắc nhất hương lý tiểu nhi! ~.

           /  Kim Thánh Thán Tuyển Phê Đường Tài Tử Thi. Thôi Hiệu. Hoàng Hạc Lâu  /.

    ~ Ngó lại những bọn nho sĩ tầm thường thô lỗ một đời bịt mũi ư ử ngâm nga, tới ngày đóng nắp quan tài lại, tom góp những gì bọn này viết ra, người ta thu được cũng tới cả trăm ngàn vạn lời, mà rồi cũng không bằng một đứa con nít trong làng! ~.

     Triệu Dực (1727 - 1814), Sử học gia trứ danh đời Thanh viết:

    ~ Chí Đường sơ Thẩm, Tống chư nhân ích giảng cầu Thanh bệnh, ư th ngũ, thất Lut toi thành nhất đnh cách thức, như viên chi hữu qui, phương chi hữu củ, tuy Thánh hiền phục khởi, bất năng cải dịch hĩ! Cái sự xuất ư nhân vi giả, đại khái nhật xu ư tân, tinh ích cầu tinh, mật ích gia mật, bản phong hội sử nhiên. Cố tuy xuất ư nhân vi, kỳ thực tức thiên vận dã!

    Tựu hữu Đường nhi luận:

    Kỳ thủy dã, thượng đa tập dụng Cổ thi, bất lạc thúc phược ư qui hành củ bộ trung. Tức dụng Luật dịch đa ngũ ngôn, nhi thất ngôn do thiểu - thất ngôn dịch đa tuyệt cú, nhi Luật thi do thiểu. Cố “Lý Thái Bạch Tập” thất Luật cn tam thủ, “Mạnh Hạo Nhiên Tập” thất Luật cn nh thủ, thượng bất chuyên dĩ thử kiến trường.

                                                                /  Âu Bắc Thi Thoại. Qu. XII. Thất ngôn Luật  /.

    ~ Tới buổi đầu triều Đường, Thẩm (Thuyên Kỳ), Tống (Chi Vấn) mấy người càng giảng luận, tìm cầu những khuyết điểm (bệnh) về Thanh điệu, Ngũ ngôn Lut thi, Thất ngôn  Lut thi do đó rồi thành cách thức nhất đnh, như hình tròn mà có cái qui, hình vuông có cái củ để mà vẽ, tuy Thánh hiền sống lại cũng không thể sửa đổi được! Sự việc tuy xuất phát từ hành vi của con người, nhưng, đại khái với cái xu hướng ngày càng mới, tinh thì càng muốn tinh hơn, chặt chẽ thì càng làm cho chặt chẽ hơn, sự việc vốn do thói tục mà khiến thành như thế. Do đó, tuy xuất từ hành vi của con người mà có nhưng thực ra chính là xu thế tự nhiên vậy!

    Lấy Đường triều mà luận:

    Buổi đầu thì đa số còn thói quen làm Cổ thi, không muốn bị bó buộc trong qui củ. Nếu như làm Luật thi thì đa sốngũ ngôn, mà thất ngôn Luật thi thì còn ít - và thất ngôn thì đa sốtuyệt cú, Luật thi vẫn còn ít. Bởi vậy trong “Lý Thái Bạch Tập” Luật thi chỉ có 3 bài, trong “Mạnh Hạo Nhiên Tập” Luật thi chỉ có 2 bài, (và 2 tác gia này) cũng không lấy đây (Luật thi) để thi thố cái sở trường (thi tài) của mình.

     Cứ như đoạn dẫn trên thì thấy ngay nếu bà Huệ Thu lấy Luật thi để phê bình Lý Bạch làm thơ sai Luậtđã lạc đường, vì rằng Lý Bạch đâu có làm Luật thi, đâu có muốn để cho Luật thi nó “trói buc” (thúc phược), Lý Bạch làm Cổ thi đó thôi!

    [Cần nhắc ở đây: Cổ thi chỉ chú trọng “cú điu”, “vn hip”, ít quan tâm bằng / trắc].

    Tóm lại, bà Huệ Thu cứ tưởng thơ nào của Lý Bạch cũng là Luật thi do đó mà cứ lấy cái thước Luật thi ra mà đo, do đó mà cứ nói Lý Bạch thất niêm, thất lut lung tung”.

    Tập “Đường Đại Thi Học” viết:

    ~ Lý Bạch thất ngôn tối thắng, nhi tứ ngôn phản thiển - thử khả dĩ kỳ tồn thi hình thể khán chi. Cổ thi thập phân chi cửu dĩ thượng, Luật thi bất cập thập phân chi nhất -

    Ngũ Luật thượng hữu thất thập dư thủ, Thất Luật cận thập thủ, nhi nội trung thả hữu nhất thủ chỉ lục cú.

                                /  Đường Đại Thi Học. Lý. Đỗ tỉ giảo. Lý Bạch  /.

    ~ Thơ thất ngôn của Lý Bạch hay hơn hết, trái lại, thơ 4 chữ thì thiển cận - điều này có thể thấy qua những thơ còn lại của ông. (Về Thơ thì) Cổ thi của Lý Bạch chiếm hơn 9 phần 10, Luật thi chưa đến 1 phần 10 (tổng số Thơ của ông) - Ngũ ngôn Luật thi còn hơn 70 bài, Thất ngôn   Luật thi chỉ có 10 bài, trong đó lại có một bài chỉ có 6 câu.

                                          /  Đường Đại Thi Học. So sánh Lý Bạch / Đỗ Phủ. Lý Bạch  /. 

    Minh Di:  

    Ở đoạn trên tôi dẫn Triệu Dực nói “Lý Thái Bạch Tập thất Luật cn tam thủ- nghĩa là “Trong Lý Thái Bạch Tập Luật thi chỉ có 3 bài”.

    Ở đây cuốn “Đường Đại Thi Học” lại nói Lý Bạch có hơn 70 bài ngũ ngôn Luật thi, còn  thất ngôn Luật thi chỉ có 10 bài - đây là vì ở thời Triệu Dực người ta chỉ gom góp được chừng ấy bài (3 bài) Luật thi, và sau đó sưu tập thêm được một số bài nữa.

    Như vậy, về Luật thi, vừa ngũ ngôn vừa thất ngôn Lý Bạch chỉ có lối hơn 80 Bài.

    Đối chiếu với tổng số 1063 Bài thơ của Lý Bạch (sẽ nói ở đoạn sau) thì có thể nói rằng Thi tập của Lý Bạch là một Thi tập về Cổ thi.

    Trong tập “Âu Bắc Thi Thoại” đã dẫn Triệu Dực có đoạn viết:

    ~ Thanh Liên thi văn tối đa, tự Lý Dương Băng tác “Tự” thời dĩ vị đương thời trứ thuật “thp táng kỳ cửu”; kim sở tồn giả giai đắc chi tha nhân vân! cố “Tp” trung chuyển hữu án tác, vi hậu nhân sàm nhập dã!

                                                       /  Âu Bắc Thi Thoại. Qu. I. Lý Thanh Liên thi. 9  /.

    ~ Thi, văn của Thanh Liên rất nhiều, từ lúc Lý Dương Băng đề “Tựa” (cho Thi Tập của Lý Bạch) đã nói những sáng tác vào thời ấy của ông “10 phần đã mất 9 phần”; thi văn còn lại hiện nay đều do người khác gom góp lại được! Do đó trong Thi tp rồi có những ngụy tác do người đời sau đưa loạn vào.

     Căn cứ Thư pháp gia trứ danh Lý Dương Băng (? - ?), chú họ của Lý Bạch, Số thi, văn của Lý Bạch khoảng trên dưới 10,000 bài. Vào quá giữa đời Lý Bạch trở về nương tựa  Lý Dương Băng, cho tới chết. Lý Bạch qua đời, Lý Dương Băng gom góp thơ, văn của ông thành Tập, và viết lời đề Tựa.

    Trong tập Thi thoại “Bản Sự Thi”, Mạnh Khải đời Đường (618 - 907) viết:

    ~ Kỳ luận thi vân:

    ~ Lương, Trần dĩ lai, diệm bạc tư cực, Thẩm Hưu Văn hựu thượng dĩ thanh luật, tương phc cổ đo, phi ngã nhi thùy dư?.

                                                         /  Bản Sự Thi. Cao dật đệ tam  /.

    ~ Ông (Lý Bạch) luận về thơ, nói rằng:

    ~ Từ các thời Lương, Trần cho đến nay, cái phong cách diễm lệ hời hợt (trong Thơ) đã cực độ, Thẩm Hưu Văn lại chuộng thanh luật, khôi phc cái phong cách cổ (trong Thơ) không là tôi rồi là ai đây?.

    [Minh Di:

    Mnh Khải, cuốn “Đường Đại Thi Học” ghi là Mnh Triu là lầm lẫn.

    Thẩm Hưu Văn tức Thẩm Ước (441 - 513), Sử, Văn học gia thời Lương (502 - 557), và Hưu Văn là tên Tự của ông.

    + Cứ câu “khôi phục cái phong cách cổ (trong Thơ) không là tôi rồi là ai đây?” này của Lý Bạch thì rõ khuynh hướng của ông là Cổ thi - dễ hiểu, điều này hợp với tính phóng khoáng của Lý Bạch. Không thích bị trói buộc trong khuôn khổ thanh lut do đó có lần Lý Bạch làm một bài thơ giỡn Đỗ Phủ, tập Bản Sự Thi nói trên ghi lại như sau:

                           Phản khỏa sơn đầu phùng Đỗ Phủ,

                           Đầu đới lập tử nhật trạc ngọ.

                           Tá vấn hà lai thái sấu sinh?

                           Tổng vị tòng tiền tác thi khổ!

                                                                        Nấu gạo đầu non gặp Đỗ Phủ,

                                                                        Đầu đội nón trúc, nắng giữa ngọ.

                                                                        Mới hỏi sao mà quá ốm o?

                                                                        Cũng bởi nào giờ làm thơ khổ!

     

    Lưu Hiệp (? - 520) viết trong Văn Tâm Điêu Long:

    ~ Thi vi nhạc tâm, thanh vi nhạc thể.

                                                              /  Văn Tâm Điêu Long. Nhạc Phủ đệ thất  /.

    ~ Thơtâm của nhạc, âm thanhthể của nhạc.

     

    Đã là tâm của nhạc thì nhạc phải theo tâm, tâm không theo nhạc - và nói rõ hơn, là thanh phải theo tâm của thi nhân, thi nhân không thể bị trói buộc, hay bị gò ép trong khuôn của một thanh luật nhất định nào đó, quan điểm của Lý Bạch là ở điểm này!

     Có thể nói bà Huệ Thu viết bài “gọi là biên khảo” này vì tức khí vì một lời phê bình!

    Trong bài có đoạn bà viết:

    ~ Tôi nhớ trước đây tôi có trả lời chị NTND về một câu thơ của tôi chị cho là sai luật, trong bài :

    Nhớ Quê Hương

    Quê Hương. Trời! Thao thức không tên
    Một tiếng rao quà mới cất lên
    Ðà Lạt mây xưa mờ trước cửa
    Trại Hầm mận ngọt lịm nhà bên
    Chép thơ trong lớp lòng ngơ ngẩn
    Cởi áo qua cầu nổi nhớ quên!
    Một chút nắng vàng trên lộ vắng
    Rưng rưng ngày ấy thác Prenn.
    Câu đầu chị NTND muốn tôi sửa lại vì bị “trật niêm luật” - Nhưng tôi trả lời câu thơ đó tôi viết như thế vì muốn chuyển nhịp...
    - Nếu hiểu theo cách học của nhà trường lúc mới vỡ lòng về thơ thì
    câu ấy sai lut chứ không sai niêm. Muốn sai niêm phải sánh với câu dưới. Còn nếu muốn nói đã sai luật là kéo thêm niêm thì cũng không sao.
    Tôi
    xin kể ra đây một số thơ của những thi sĩ lớn của Việt Nam cũng như của Trung Hoa viết sai lut, cả niêm nữa (Nói đúng hơn là phá niêm luật).

    Luật thi là 1 Tp hp những qui đnh của 1 thể loại thi, trong đó Niêm là 1 thành phần.

    Như thế, nói sai niêm tức nói sai Luật, nói rõ hơn, khi nói “sai niêm” là muốn xác định sự sai Luật này phạm qui định nào trong những qui định của Tập hợp đó?

    Cũng thế, khi nói “đối không chỉnh”, “gieo vần không chỉnh”.... là xác định sự sai Luật là ở chỗ nào, chỗ nào!

    Và như vậy, nói như bà Huệ Thu ở đoạn trên, “câu ấy sai lut chứ không sai niêm”, và “những thi sĩ lớn của Việt Nam cũng như của Trung Hoa viết sai lut, cả niêm nữa”, nói như vậy tức tách niêm ra khỏi Luật, không nằm trong Luật - điều này sai!   

     Về kiến thức liên quan thi nhân Lý Bạch, bà Huệ Thu viết:

    ~ Theo giáo sư Nguyễn Xuân Vinh thì ông làm gần hai vạn bài thơ”.

    Trên đầu Bài viết của bà Huệ Thu ghi “biên khảo”, cái “khảo” của bà ở đây không là từ những tài liệu Hán văn, là tài liệu của chính người Trung Hoa, hay không cũng là từ những người nghiên cứu, mà từ một ông không rành Văn học Cổ điển Trung Hoa - là ông Nguyễn Xuân Vinh.

    Lý Bạchlàm gần hai vn bài thơ, 2 vạn tức 20,000 (hai chục ngàn).

     Thơ đâu mà lắm thế! Bà Hu Thu đi hỏi li ông Nguyễn Xuân Vinh coi sao nhé!

    Tôi coi “Lý Thái Bạch Toàn Tập” thì thấy Lý Bạch chỉ tất cả 1,063 bài thơ, phân ra như sau:

    ~ Cổ phong có 59 bài.

    ~ Nhạc phủ có 149 bài.

    ~ Cổ cận thể thi có 755 bài.

    (Về số thơ của Lý Bạch, coi “Âu Bắc Thi Thoại” của Sử học gia Triệu Dực ở trước).

    Lý Bạch sinh năm 701, chết năm 762.

    Bây giờ cho là Lý Bạch làm thơ năm 15 tuổi đi, tức ông làm thơ 47 năm.

    Giả sử 1 năm làm 300 bài thơ, liên tục, thì Lý Bạch làm được: 47 x 300 = 14,100 bài.

    Thế nhưng, bà Huệ Thu dẫn ông Nguyễn Xuân Vinh cho biết “gần hai vn bài thơ- và như vậy, con số phải hơn 14,100 bài; bây giờ đại khái Lý Bạch 1 ngày làm 1 bài, thì ta có được 17,155 bài, tức tạm coi là “gần hai vn bài thơ” như Nguyễn Xuân Vinh nói.

    Cứ thử nghĩ, một người hồ như ngày nào cũng say bí tỉ như Lý Bạch thì có thể làm thơ tới con số đó chăng?

    Cáo lỗi.

     

    Bài “Đường Thi” kỳ 1:

    Phần trích dẫn “Thăng Am Thi Thoại” ở đoạn:

    Một nhà sư lang thang đứng cạnh đó từ 2 câu đầu mà nối 2 câu:

                                       Có khí khái rồi tiêu khí khái,

                                       Chẳng phong lưu nữa cũng phong lưu.

    2 chữ phong lưu tôi đã ghi lầm là khí khái:

                                       Có khí khái rồi tiêu khí khái,

                                       Chẳng khí khái nữa cũng phong lưu.

    Lầm lẫn này tôi đã đính chính trước khi đưa lên diễn đàn nhưng “Tạp Chí Dân Văn” đã chỉ điều chỉnh 2 chữ phong lưu ở đoạn phụ chú chữ xanh lục ở dưới, nhưng lại quên sửa lại cho đúng 2 chữ này ở phần chính văn.

     Về tổng số thơ của Lý Bch:

    Tôi coi “Lý Thái Bạch Toàn Tập” thì thấy Lý Bạch chỉ tất cả 963 bài thơ, phân ra như sau:

    ~ Cổ phong có 59 bài.

    ~ Nhạc phủ có 149 bài.

    ~ Cổ cận thể thi có 755 bài.

     Số đúng là 963, nhưng tôi đã cộng sai và viết là 1063.

     Xin cáo lỗi cùng quí vị độc giả.

    Minh Di.

    10 / 9 / 2013.

    22.09.

    Ngoài ra, nói Lý Bạch “là người uống mt đấu rượu làm một nghìn bài thơ” bà Huệ Thu tới chỉ nói khơi khơi, không cho người đọc có một khái niệm nào hết về việc uống rượu của Lý Bạch, nói rõ ra là tửu lượng của thi nhân như thế nào, cao tới đâu? Vì thế điều bà nêu ra chỉ là một tiếng vang, không có nghĩa gì cả - tức nói dư thừa!

    Mt đấu là bao nhiêu?

    Nói theo, và chỉ nói khơi khơi, thì độc giả làm sao hình dung được tửu lượng cao / thấp của Lý Bạch. Lỡ “mt đấu” chỉ là 0.5 lít ngày nay thì sao? Nửa lít thì có gì đáng nói!

    1 Đấu thời Đường tính ra Hệ thống SI tương đương 5.944 Lít.

    Có nói rõ như trên mới thấy được tửu lượng của Lý Bạch. Nói khơi khơi kiểu nói theo người khác, như bà Huệ Thu, thì làm sao rõ tửu lượng của Lý Bạch.

    Trở lại bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.

    Bà Huệ Thu viết:

    - “Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu như sau:
    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
    Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
    Bạch vân thiên tải không du du
    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
    Tản Ðà đã dịch và cho đến nay vẫn được coi là bài dịch hay nhất :
    Lầu Hoàng Hạc
    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
    Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
    Hạc vàng đi mất từ xưa,
    Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
    Hán Dương sông tạnh cây bày,
    Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non.
    Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
    Tản Ðà
    Huệ Thu cũng có bài dịch :
    (trong tập SCTÐ)”.

    Theo tôi thấy, bà Huệ Thu chỉ nhai lại những gì của người khác.

    Bài dịch của Tản Đà quá tầm thường, nếu không muốn nói là dở!

    Dịch văn nói chung, thơ nói riêng, là việc khó, nhất là Thơ, thêm vào đó là chuyển qua một thể khác với nguyên thể.

    Bây giờ, thử phân tích:

    Câu 1: Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ.

    Câu này nghe như một lời nói thường, giọng thơ êm nhẹ như cánh chim bay.

    Trong khi câu dịch của Tản Đà hạc vàng ai cỡi đi đâu?giọng rất gằn, nặng nề, nếu nói cách bình dân thì giống như một cái xe thắng gấp, chúi nhũi!

    Nguyên tác tận với thanh trắc [khứ], câu dch cùng với thanh bình [đâu], thế nhưng nếu đọc lên chúng ta nhận ra ngay trắc vậy mà êm tai hơn bình! Cứ lần lượt đọc lên 2 câu chúng ta thấy câu nguyên tác êm hơn câu dịch rất nhiều! Lý do cũng dễ thấy:

    Câu dịch là một câu nghi vấn, giọng đọc đi lên, thêm vào đó câu chỉ có 6 chữ làm cho hơi thơ trở nên hụt hẫng!

    Lại nữa, Thôi Hiệu chỉ giản dị nói người xưa đã cỡi hạc đi mất, nhưng không thắc mắc ngườihạc đi đâu, tới chốn nào, trong khi cớ chi Tản Đà li thắc mắc?

    Câu 3. 4: Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản / Bạch vân thiên tái không du du.

    Câu dịch: Hạc vàng bay mất từ xưa / Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.

    Có thể thấy ngay câu dịch chẳng diễn được cái nhạc điệu của nguyên tác!

    Câu 3: 7 chữ thì tới 6 chữthanh trắc - ở đây Thôi Hiệu đã kềm, giữ hơi thơ lại, để buông xả ra với 5 thanh bằng, với một điệp âm tận cùng, ở câu 4 tiếp theo đó, làm cho hơi thơ đột biến, trở nên trôi chảy bất xả: du du, lch lch, thê thê…… 

    Câu 7: Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

    Tản Đà dịch: Quê hương khuất bóng hoàng hôn

    Dĩ nhiên, Thôi Hiệu phải rõ “quê nhà” của mình ở nơi nào! Nhưng với một câu nghi vấn và là một “nghi vấn khẳng đnh” Thôi Hiệu đã làm cảm tính của thơ vượt lên rất nhiều!

    Câu 7 chữ, lại tận cùng với thanh trắc, lại thêm giọng nghi vấn, khiến câu thơ trở nên u uất, làm cho nỗi buồn chợt dâng dậy lên.

    Trong khi đó câu dịch của Tản Đà lại là 1 “câu khẳng đnh”, một câu rất thường, vô hồn chẳng dậy lên một tình cảm nào hết! Chưa nói là câu này dịch cũng không sát.

    Tôi đã nghe nhiều kẻ quá ca tụng câu dịch này.

    Thế nhưng, như đã phân tích, câu này lại chính là một câu dở hơn hết!

    Có thể thấy rất rõ ở câu 7 Thôi Hiệu cho thấy hoài niệm “hương quan” vút lên thực cao để rồi ở câu kết trầm xuống: “Yên ba giang thưng sử nhân sầu”.

    Không thể nói gì ngoài một chữ “TUYỆT”.

    Tóm lại, lúc cần êm trôi thì Tản Đà gằn, lúc cần gằn thì Tản Đà cứ êm êm....... Như vậy mà gọi là hay sao?              

    Nhìn chung:

    (1). Không có một bài thơ dịch nào gọi là hay nếu không gắn liền với nguyên tác, tức bài thơ gốc, nói khác đi, bài thơ dịch không đứng độc lập với bài thơ gốc, do đó cái hay của bài thơ dịch cũng gắn liền với bài thơ gốc. Tóm lại, không thể nào quan niệm được một bài thơ dịch hay mà độc lập với bài thơ gốc; nếu độc lập, nếu “hay mt mình” thì ở giới hạn nào đó nó không còn là bài thơ dịch, mà là sản phẩm của riêng người dịch.

    (2). Thơ tức nhạc, và mỗi thể thơ có một nhịp điệu, tiết tấu riêng, cho nên, khi dịch thơ ai cũng cố gắng giữ nguyên thể, và có khi giữ nguyên vận nữa!

    Nhịp điệu tiết tấu của thất ngôn khác với ngũ ngôn, khác với tứ ngôn, lục ngôn....

    Cũng vậy, thơ Thất ngôn lại càng khác với thơ Lục bát.

    Chỉ xét mỗi góc độ “nhạc tính”, không nói đến chuyện gì khác, đã từng làm thơ, hay là thích thơ, tóm lại có tâm hồn có thể rung lên với thơ, thì người nào cũng thấy ngay việc dịch thơ Thất ngôn qua thơ Lục bát không thể nào hay được, nói khác đi, cái hay của một thể thơ không thể đưa qua một thể thơ khác!

    Về âm điệu câu thơ 6 chữ không biến hóa phong phú như câu thơ 7 chữ. Dùng 6 chữ diễn âm điệu của 7 chữ thì không thể nào diễn cho trọn vẹn được. Thế nhưng, tối thiểu cũng phải giữ được phần nào.

    Câu 1: Tản Đà dịch “người xưa cỡi hạc đi đâu?”.

    Nếu đổi li: “Người xưa cỡi hạc đi rồi thì ít nhất cũng giữ được giọng bình thường của câu Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ.

    Câu 7: Tản Đà dịch “Quê hương khuất bóng hoàng hôn.

    Nếu đổi li: “Quê hương khuất bóng nơi đâu?” thì dịch đã sát hơn, mà cũng giữ được phần nào âm hưởng uất nghẹn của nguyên tác: Nhật mộ hương quan hà xứ thị?.

    Vậy mà từ xưa đến giờ người ta cứ theo nhau “ca” bài dịch Lục bát bài Hoàng Hc Lâu của Tản Đà tới trời!

    Cái bệnh “theo nhau” thực khó “chy”, ở mặt nào cũng vậy!

    Như ở mặt phê bình người ta cứ theo nhau mà “vuốt” bài phê bình Hoàng Hc Lâu của Kim Thánh Thán là tuyệt, mà không biết rằng Bài phê bình này có những lời và những nhận định tào lao, vớ vẩn! - 10 năm trước tôi đã chỉ ra cái vớ vẩn của Kim Thánh Thán trong bài “Hương Quan Hà Xứ”.

    (Bài này viết năm 1987, bổ túc lần 1 năm 1996, tựa là “Hoàng Hc Lâu”, đến năm 2003 bổ túc lần sau hết, đổi tựa “Hương Quan Hà Xứ”).

     Bà Huệ Thu dịch:

    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
    Biết chăng Hoàng Hạc đây lầu trống trơn
    Hạc bay rồi, đã bay luôn
    Tầng cao mây trắng cứ vờn thiên thu
    Hán Dương cây đứng gc đầu
    Châu Anh bờ cỏ xanh màu nhớ thương
    Sớm chiều nhắc mãi quê hương
    Trên sông khói sóng giăng buồn trời ơi!
    huệ thu

     Bà Huệ Thu không biết Hán văn mà nói rằng “Hu Thu cũng có bài dch” ~ nói như vậy có là “lng ngôn” chăng? Nói cho đúng, bà chỉ căn cứ Bài dịch của người khác, thay vào đó bằng văn từ của mình, thế thôi. Nói rõ ra, bà Huệ Thu chỉ “xào li”, “nêm nếm”... với mớ chữ của bà thì đúng hơn!

    Tôi lấy một thí dụ trong bài dịch của bà Huệ Thu:

    Câu Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.

    Bà Huệ Thu xào lại: “Biết chăng Hoàng Hạc đây lầu trống trơn”.

    Câu xào lại này của bà Huệ Thu đã sai về chữ nghĩa lại sai về thc tế!

    (a). Chữ nghĩa.

    Nói “mt căn nhà trống trơn”, “mt ngôi lầu trống trơn”, là nói trong nhà đó, trong lầu đó không có bày biện một đồ vật nào, hoặc không có một người nào ở trong đó!

    Thôi Hiệu có chữ nào trong câu 2 nói rằng Lầu Hoàng Hạc trống trơn đâu! Thôi Hiệu chỉ nói sau khi tiên / hạc đi mất thì nơi này chỉ còn lại chơ vơ một ngôi Lầu; bà Huệ Thu thử chỉ ra chữ nào trong câu thơ có nghĩa là “trống trơn- tôi nói trước cho mà biết là cái chữ “không” trong câu không có nghĩa là trống trơn đâu, đừng có đoán ẩu!

    Và ngoài ra, các tiếng “cứ vờn”, “gc đầu”, “nhớ thương”, “nhắc mãi”, “trời ơi” trong các câu 4, 5, 6, 7, 8 không có tiếng nào đúng với chữ nghĩa của nguyên tác hết!

    Cái hại của chuyện lấy đồ của người “xào lại” là thế!

    (b). Thực tế.

    Bà Huệ Thu làm sao biết được rằng trước khi Thôi Hiệu tới lầu này thì không lúc nào Lầu không tấp nập người tới lui; và sau khi Thôi Hiệu tới đây đề thơ “Hoàng Hạc Lâu” Lầu càng tấp nập hơn!

     

    Tiếp xuống một đoạn dưới bà Huệ Thu viết:

    - “Trong bài Hoàng Hạc Lâu Thôi Hiệu viết:    
        Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
    Chữ thừa thất lut”.

    Bà Hu Thu không biết rằng 4 câu đầu của Bài Hoàng Hạc Lâu được làm theo thểThi học Trung Hoa gọi là Tản điu biến cách”, cú pháp hoàn toàn là Cú pháp của thể Cổ thi ¾ đã là “CỔ THI” thì làm gì có “LUẬT” để mà thất luật như bà Huệ Thu nói?

     Rồi ở một đoạn dưới, bà Huệ Thu viết:

    - “Trong bài Xướng họa với Chiêu Hổ:

    Anh đồ tỉnh, anh đồ say
    Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
    Này này chị bảo cho mà biết
    Chốn ấy hang hùm chớ mó tay!
    Hay trong bài Khóc Tổng Cóc:

    Chàng cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
    Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
    Nòng nọc đứt đuôi từ đấy nhé
    Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!
    Câu đầu của hai bài thơ Tứ Tuyệt mỗi câu chỉ có 6 chữ, theo luật vừa phá cách vừa thất niêm, không nhất tứ (theo niêm thơ tứ tuyệt: nhất tứ, nhị tam). Những phá cách của nữ sĩ họ Hồ khó ai bắt bẻ được, bởi thơ bà chữ nghĩa dùng quá hay và quá tài tình.
    Những người còn quá câu nệ vào luật thơ thì nên nhớ câu này:
    Tận tín thư bất như vô thư = tin hết vào sách thà đừng có sách còn hơn.
    Học nhưng phải có sáng tạo nhưng muốn sáng tạo phải biết cho tường tận trước đã.
    Bất kể cái gì cũng cần phải học, phải có nguyên tắc. Và cũng phải hiểu, chưa có một nguyên tắc nào là vẹn toàn! Học như thế mới là học”.

     Thi học bà Huệ Thu biết chưa tới nơi tới chốn mà muốn dạy thiên hạ về thơ.

    2 bài dẫn trên của Hồ Xuân Hương không phải là 2 bài tứ tuyt Lut thiphá cáchnhư bà Hu Thu tưởng, mà là 2 bài Từ ~ mà Từ thì thuộc loại nhạc phủ, thuộc Cổ thi.

    Và như vậy, làm gì có sự gọi là “vừa phá cách vừa thất niêm, không nhất tứ (theo niêm thơ tứ tuyệt: nhất tứ, nhị tam.)” như bà Huệ Thu nói bậy!

    Tôi lấy vài thí dụ về bài Từ với thể thức như Hồ Xuân Hương đã làm theo trên đây:

     Bài Từ Đảo Luyện Tử của Phùng Diên Tỵ (903 - 960) thời Ngũ Đại (907 - 960):

                                       Thâm viện tĩnh, tiểu đình không, (6 chữ).

                                       Đoạn tục hàn trâm đoạn tục phong.

                                       Tao thị dạ trường nhân bất tẩm,

                                       Sổ thanh hòa nguyệt đáo liêm lung.

    Tạm dịch:

                   Nhà thẳm lặng, khoảnh sân không,

                   Từng trận hơi thu từng trận phong.

                   Này lúc đêm dài thao thức mãi,

                   Với trăng, vài tiếng tới rèm trong.

     (Tham khảo:

    Toàn Đường. Ngũ Đại Từ. Chính Biên. Qu. III. Ngũ Đại Từ.

    Biên son: Tăng Chiêu Mân. Tào Tế Bình. Vương Triệu Bằng. Lưu Tôn Minh).

     Dưới bài Đảo Luyn Tử, phần chú thích cho biết bài này còn có các Tựa đề:

    Đảo Luyn Tử Lnh / Thâm Vin Nguyt.

    Thời Ngũ Đại, về Từ thì Trương Diên Tỵ là người tài hoa, chỉ dưới Lý Dục.

    Lý Hậu Chủ Lý Dục (937 - 978; tại vị: 961 - 975) về Điền Từ được xưng là “Thánh thủ”.

    Câu 3: 2 tiếng Tao thị” (Tao = Gặp), tập Nam Đường Nhị Chủ Từ chép là Vô ni, có nghĩa là không biết phải làm sao.

    Cuốn Thi Ca Văn Học Toản Yếu của Tưởng Tổ Di y cứ tập trên.

    (Đệ thất Chương. Từ Khúc Hệ Thống.), trang 131.

    Chữ “trường” (dài), Nam Uyển Tùng Đàm (Qu. X) ghi là “hàn” (lạnh).

    Chữ tẩm (ngủ), Nam Đường Nhị Chủ Từ ghi là mị” (cũng có nghĩa là ngủ).

     2 Bài Từ Xích Tảo Tử của Âu Dương Huỷnh (896 - 971):

                                    Dạ thiểu thiểu, chúc oanh oanh, (6 chữ).

                                    Kim lô hương tận tửu sơ tinh.

                                    Xuân miên khởi lai hồi tuyết diện,

                                    Hàm tu bất ngữ ỷ vân bình. 

                                                               Đêm lặng lẽ, đuốc mông lung,

                                                               Lò vàng hương tận, tỉnh men xong.

                                                               Giấc xuân đã tàn, day lại tuyết,

                                                               Thẹn thùng chẳng nói, dựa bình phong.

     

                          Liên kiểm bạc, liễu mi trường, (6 chữ).

                          Đẳng nhàn vô sự mạc tư lương.

                          Mỗi nhất thời kiến minh nguyệt dạ,

                          Tổn nhân tình tứ đoạn nhân trường.

                                                               Gương mặt nhạt, nét mày dài,

                                                               Lúc nhàn, vô sự, chớ lo này.

                                                               Mỗi lúc trăng sáng đêm tỏ rạng,

                                                               Tổn người tình tứ, não người hoài.

    (2 bài trên, tham khảo: Toàn Đường. Ngũ Đại Từ. Chính Biên. Qu. III. Ngũ Đại Từ).

     

    Một bài Từ nữa, bài Ngư Phủ của Trương Chí Hòa (? - ?) đời Đường (618 - 907):

                                                    Tây tái sơn biên bạch lộ phi,

                                                    Đào hoa lưu thủy quế ngư phì.

                                                    Thanh nhược lập, lục suy y, (6 chữ).

                                                    Tà phong tế vũ bất tu qui.

    Trương Chí Hòa có tất cả 5 Bài Từ có tên Tựa chung là “Ngư Phủ”. 4 Bài kia cũng như Bài dẫn ở đây, cũng câu 6 chữ là câu thứ 3. Bài dẫn trên là Bài thứ nhất

    Tựa bài Ngư Phủ còn có các tên: Ngư Ca. Ngư Ca Tử. Ngư Phủ Ca. Ngư Phủ Từ.

    (Tham khảo: Toàn Đường. Ngũ Đại Từ. Chính Biên. Qu. I. Đường Từ).

     Bà Huệ Thu không biết rằng Từnhạc phủ, nghĩa là có thể ca theo tiếng đàn, do đó một bài Từ có thể gồm những câu 3 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ.... xen lẫn lộn, và số câu không nhất định, thậm chí có thể là một bài 4 câu 7 chữ [tức thất tuyệt] - mà có thể là Luật thi, có thể không, miễn là có thể ca được.

     ột bài Từ 4 câu 7 chữ của Hòa Thượng Thuyền Tử (? - ?) cuối thời Đường:

                                          Thiên xích ty luân trực hạ thùy,

                                          Nhất ba tài động vạn ba tùy.

                                          Dạ tĩnh thủy hàn, ngư bất thực,

                                          Mãn thuyền không tái nguyệt minh qui.

                 Ngàn thước dây tơ thẳng xuống gieo,

                 Một làn vừa gợn vạn làn theo.

                 Đêm lặng nước se, cá chẳng đớp,

                 Đầy thuyền trăng sáng chở về theo.

                 (Minh Di dịch).

     (Bài Kệ này được Bành Thừa (? - ?) thời Bắc Tống (960 - 1127) ghi lại trong tập Bút ký Mặc Khách Huy Tê. Qu. VII. 05.

    Tập Toàn Đường. Ngũ Đại Từ thu lục, liệt trong phần Chính Biên. Qu. I. Đường Từ.

    Hòa Thượng Thuyền Tử đến nay vẫn không rõ sanh năm nào, mất năm nào, sống vào khoảng cuối đời Đường (618 - 907), Pháp danh Đức Thành.

    Ông người huyện Toại Ninh ở miền Đông đất Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên), cư ngụ ở vùng Dược Sơn 30 năm, là người truyền đăng của Thiền sư Duy Nghiêm. Sau về Tú châu đất Hoa Đình (tỉnh Giang Tô), 1 người 1 chiếc thuyền nhỏ, tùy duyên độ nhật, giao tiếp với người qua lại bốn phương; do đó lấy tên Hiệu là Thuyền Tử.

    Trong khoảng 2 Niên hiệu Thái Hòa (827 - 835), và Khai Thành (836 - 840) thời Đường Văn tông (809 - 840; tại vị: 827 - 840) chiếc thuyền nhỏ đó bị lật úp, ông qua đời.

    người tu, đương nhiên Hòa thượng Thuyền Tử không câu cá sát sanh để ăn, hoặc đem bán, ông chỉ ngồi câu chơi, câu không có lưỡi câu, không có mồi.

    Hòa thượng Thuyền Tử là một Thiền sư - ngồi câu ở đây, do đó, rồi cũng có thể được coi như là một phương cách tập định [ngồi Thiền] - và khi nói “cá chẳng đớp” ở đây cũng chỉ là một cách nói văn chương).

     Lưu Vũ Tích (772 - 842) có 39 bài Từ, trong đó có tới  31 bàithất tuyt; còn lại là:

    + 2 bài 4 câu 5 chữ (ngũ tuyệt): 5 / 5 / 5 / 5.

    + 2 bài 5 câu, số chữ của các câu như sau: 3 / 5  / 7 / 7 / 5.

    + 2 bài 4 câu, số chữ của các câu: 6 / 7 / 7 / 7, tức như bài Đảo Luyện Tử đã dẫn.

    + 2 bài gồm 6 câu, mỗi câu 5 chữ: 5 / 5 / 5 / 5 / 5 / 5.

    Và như vậy thì tôi có thể biết đưc rằng bà Huệ Thu, vốn phụ trách diễn đàn Thơ, nếu có người hỏi bà 2 bài thơ của Hồ Xuân Hương bà dẫn trên thuộc thể thơ gì, hẳn bà sẽ trả lời đây là 2 bài tứ tuyệtvừa phá cách vừa thất niêm, không nhất tứ (theo niêm thơ tứ tuyệt : nhất tứ, nhị tam.)- Hỡi ơi!

    Bà Huệ Thu nói người ta “phải biết cho tường tận trước đã”.

    Thế nhưng, 2 Bài Từ mà bà không biết, để rồi nói bậy là 2 Bài Lut thi phá cách - và như thế thì bà đã biết tường tận chưa đây?

    Đã thế bà lại giảng dạy thiên hạ “những phá cách của nữ sĩ h Hồ khó ai bắt bẻ đưc”.

    Cách đâu mà phá? Là bài Từ thì làm sao có thể lấy Luật thi để mà bắt bẻ đây?

    Bà Huệ Thu có vẻ tự hào về cái hiểu biết về thơ Đường của bà lắm, thế thì xin bà cho biết Bài Lãng Đào Sa sau đây của Lưu Vũ Tích (772 - 842) thuộc thể gì:  

                  Anh Vũ châu đầu lãng chiếm sa,

                  Thanh lâu Xuân vọng nhật tương tà.

                  Hàm nê yến tử tranh qui xá,

                  Độc tự cuồng phu bất ức gia!

                                                               Anh Vũ đầu cồn sóng cát xa,

                                                               Lầu xanh Xuân ngóng bóng hồ tà.

                                                               Ngậm bùn bầy én tranh về tổ,

                                                               Chỉ mỗi người điên chẳng nhớ nhà!

                                                               [Minh Di dịch].

     Và bài Cửu nguyt Cửu nht ức Sơn Đông huynh đệ” của Vương Duy (701 - 761):

                 Độc tại dị hương vi dị khách,

                 Mỗi phùng giai tiết bội tư thân.

                 Dao tri huynh đệ đăng cao xứ,                                                           

                 Biến sáp thù du thiểu nhất nhân.     

                                                                   Xứ lạ một mình làm khách lạ,

                                                                   Người thân ngày lễ nhớ nào nguôi.

                                                                   Anh em xa biết nơi cao ấy,

                                                                   Khắp dắt thù du thiếu một người.

                                                                   [Minh Di dịch].

    Thơ Đường rất ít gieo vận trắc, ở đây chữ cuối câu 1 là thanh trắc, lại không phải vn. Bà Huệ Thu nghĩ sao? Chữ “khách” ở cuối câu 1 trong Thi học đời Đường gọi là gì? - Có “phá cách, thất niêm, thất lut lung tunggì không đây?

    Kiến thức của bà Huệ Thu về thơ Đường cũng chỉ là đọc trong những Sách Giáo khoa trước đây. Bà Huệ Thu chỉ biết mỗi Luật thi.

    Chỉ biết tới mỗi Luật thi, chẳng sao, chẳng ai nói, nhưng vấn đề của bà Huệ Thu ở đâycứ mỗi cái là bà lại mang “Cái thước Lut thi” ra mà đo lung tung......, để rồi nói, kể cả giảng dạy, tán loạn, nào là phá cách”, nào là “thất Lut”, “thất niêm,... bất kể thơ đó là cái chi, là Cổ thi, là Ca, là Từ..., những thể loại vốn ngoài vòng Luật thi - tóm lại là bất cứ cái nào chẳng may mà đưc gọi là thơ, tiếng bằng, tiếng trắc bò lổm ngổm - là bà Huệ Thu lấy “thước Lut thiđo ráo!

    THƠ ĐƯỜNG phân 3 loại: Cổ thể / Luật thể / Tạp thể.

    (1). CỔ THỂ.

    (a). Cổ thi. Có 3 hình thức: Tứ ngôn / Ngũ ngôn / Thất ngôn.

    + Thất ngôn là trung tâm của Cổ thi thời Đường.

    (b). Nhạc phủ. Tề ngôn / Tạp ngôn.

    Nhạc phủ đời Đường được gọi là Tân nhạc phủ để phân biệt với Cổ nhạc phủ từ các triều Hán (206 tr. Cn - 220 Cn), Ngụy (220 - 265) đi xuống, từ các triều Tùy (581 - 618) và Trần (557 - 589) đi lên - tức trong khoảng hơn 800 năm trước thời Đường.

    Nhạc phủ triều Đường có các thể Ca, Hành, hoặc kiêm gọi là Ca Hành, lại có Dẫn, và lại có Khúc, có Dao (tức Ca dao), có Từ, có Thiên......

    + Cổ nhạc phủ thì có thể nhập Luật thi, Luật thi thì không thể nhập Cổ nhạc phủ.

    (c). Tao thể. Tạp ngôn.

    Tao thể là thể thơ làm theo thể Ly tao, tức Sở từ, của Khuất Nguyên (343 - 299 tr. Cn) thời Chiến Quốc (403 - 221 tr. Cn).

     (2). LUẬT THỂ phân ra:

    (a). Luật thi. Có 2 hình thức: Ngũ ngôn / Thất ngôn.

    (b). Tuyệt cú. Có 2 hình thức: Ngũ ngôn / Thất ngôn.

    (c). Bài Luật (Trường Luật). Có 2 hình thức: Ngũ ngôn / Thất ngôn.

    + Ngũ ngôn Bài luật là tiêu chuẩn để lấy tiến sĩ trong khoa trường thời Đường.

     (3). TẠP THỂ.

    (a). Liên cú. Có 3 hình thức: Ngũ ngôn / Thất ngôn / Tạp ngôn.

    (b). Hài hước. Tề ngôn / Tạp ngôn.

    (c). Kỳ dị. Tề ngôn / Tạp ngôn.

    Cái sai lầm của bà Huệ Thu ở chỗ chỉ mới biết được một chút - một chútai cũng có thể biết như bà nếu đọc các Sách Giáo khoa Việt Nam nói về thơ Đường, mà tưởng rằng mình đã biết hết, hay không thì cũng biết nhiều rồi, đủ để nói năng trên MẠNG!

    Bên cạnh đó lại có những kẻ như kẻ chuyển bài viết cũ của bà đi phục bà lắm khi ghi đầu cái “điển meo” của mình mấy chữ: “Xin khuyên những vị nghiện thơ Đường”.

    Ở đầu cái “điển meo” này - nội dung là chê bai, móc yết hầu, bôi lọ hóa hai ông nào đó làm thơ Đường tồi tệ, ca tụng bà Huệ Thu - là 1 câu thực chẳng phải biết nói làm sao:

    <Người viết bài Những Phá Cách Tài Tình Trong Thơ phải là người yêu Thi Ca và hiểu Thi Ca lắm vậy>.

    Thiệt là hết chỗ để ca!

    Có những kẻ như vậy ca, bà Huệ Thu không tưởng là mình giỏi sao được?

    Cuối bài bà Huệ Thu viết:

    ~ Ðây là những hiểu biết thô thiển của tôi về phá cách trong luật thi, xin các quý vị cao minh cho thêm ý kiến để học hỏi thêm.

    Bà Huệ Thu xin ý kiến để hc hỏi thêm, không biết có thiệt không đây?

    + Bà NTND nào đó chỉ mới nói bà “trt niêm lut” bà đã đùng đùng nổi giận, nói xối xả một hơi, nói tán lon một hồi về kiến thức thơ Đường của bà.... làm tôi khiếp hãi quá!

     Bà Huệ Thu làm tôi nhớ tới Phạm Văn Bân, dịch giả cuốn “Chân Lạp Phong Thổ Ký”.  

    Trong lời mở đầu bản dịch ông Phạm Văn Bân viết:

    ~ Như mọi công việc sách vở khác, và trong giới hạn thì giờ cùng sự hiểu biết hạn hẹp của một cá nhân, lẽ tất nhiên có những sai sót mà tôi chưa nhận thức được khi hoàn thành bản dịch này. Kính mong quý độc giả chỉ giáo và tha thứ cho.

    (Lời mở đầu, trang 04).

    Nói vậy mà khi tôi chỉ giáo thì ông Phạm Văn Bân lên tiếng chửi rủa tôi! - Hành vi này mang tới hậu quả nào cho ông Bân thì mọi người đã rõ, tôi không nhắc lại ở đây.

     ~ Ở đây cũng thế, những ai đọc bài NHỮNG PHÁ CÁCH TÀI TÌNH TRONG THƠ” của bà Huệ Thu cũng thấy liền thái độ tự mãn của bà ~ như ông Phạm Văn Bân, cứ tưởng cái biết của mình đã tới tuyệt đỉnh, không ai hơn nữa.

    Vì thế không phải tự dưng không tôi đặt vấn đề “Không biết có thiệt không đây?”.  

                                                                    &

    Thêm vài giòng.

    Có chuyện này lẽ ra tôi không nói, nhưng vì bà Huệ Thu có vẻ tự mãn khi viết:

    ~ Những người còn quá câu nệ vào luật thơ thì nên nhớ câu này:
    Tận tín thư bất như vô thư = tin hết vào sách thà đừng có sách còn hơn.
    Học nhưng phải có sáng tạo nhưng muốn sáng tạo phải biết cho tường tận trước đã.
    Bất kể cái gì cũng cần phải học, phải có nguyên tắc. Và cũng phải hiểu, chưa có một nguyên tắc nào là vẹn toàn! Học như thế mới là học
    .

     Cách đây cũng một năm mấy gì đó bà Huệ Thu qua Úc thăm ông Trần Thiện Hiếu, và tá túc tại nhà ông Trần Thiện Hiếu, cũng là bạn của ông Hà Thượng Nhân.

    Bà qua được vài ngày thì chủ nhân tổ chức một buổi họp mặt ngâm thơ, đàn ca.

    Tôi và nhà tôi cũng là khách trong buổi đó.

    Trong buổi họp mặt này khi đề cập thơ Đường bà Huệ Thu lúc đầu thì nói thơ Đường làm khó lắm, và sau đó bà lại nói là dễ lắm. Tôi không nói gì, không có ý kiến gì.

    Chuyện tới đó thì cũng thôi, qua đi. Khoảng 2, 3 ngày sau buổi họp mặt, 2 vợ chồng tôi đi chợ ở Bankstown thì ngẫu nhiên lại gặp ông Trần Thiện Hiếu và bà Huệ Thu ngồi ở quán cà phê, quán cà phê tên “Nhớ”, ở một cái bàn ngoài vỉa hè. Ông Trần Thiện Hiếu gọi chúng tôi nhập bàn.

    Trong câu chuyện tôi nói với bà Huệ Thu thế này:

    ~ Bữa trước nghe chị nói làm thơ Đường dễ lắm, tôi ngứa miệng muốn nói, nhưng có đông người không tiện, bây giờ tôi xin hỏi chị, chị làm thơ Đường chị có biết điều gọi là hưởng tự” trong thơ Đường?

    Và bà Hu Thu trả lời tôi thế này: ~ Anh cứ nói!

    Bà ngạo mạn chăng? - Có thể? Bối rối chăng, quê mặt chăng? - Cũng có thể?

    Tôi biết ngay bà Huệ Thu không biết “hưởng tự” trong thơ Đường là , là điều thường được luận trong những tập Thi thoi của các thi gia bình thơ Đường các thời!

    Tôi nghĩ bà tự ái, vì bà nghĩ rằng bà trông coi mục thơ cho một số diễn đàn bên Mỹ, và có lẽ nghĩ rằng mình hiểu rõ thơ Đường hơn ai hết, nếu không thì cũng hơn nhiều, và rất nhiều người. Bây giờ gặp mt người chẳng biết là ai này hỏi 1 câu làm bà ngẩn ra!

    Câu hỏi của tôi rất giản dị, biết thì bà Huệ Thu nói biết, không biết thì nói không biết!

    Bây giờ bà Huệ Thu nói kiểu đó thì rõ ràng bà chẳng muốn HỌC người biết hơn mình!

    Có trả lời không biết thì cũng chẳng có ai bắt bà phải học, phải hỏi điều bà không biết!

    Bà Huệ Thu không muốn biết điều bà chưa biết thì tôi không nói, ở buổi hôm đó!

    Và ở đây tôi vẫn tiếp tục không nói cho bà Huệ Thu rõ “hưởng tự” là cái gì? - coi như chưa bao giờ tôi hỏi bà “hưởng tự” trong thơ Đường là gì. Tôi chỉ nói cho bà Huệ Thu biết 1 tập Thi thoại và 1 tập nghiên cứu về Đường thi nổi tiếng nói về “hưởng tự”, đó là:

    ~ “Thương Lương Thi Thoại” của Nghiêm Vũ thời Nam Tống (1127 - 1279).

    ~ “Đường Âm Quí Thiêm” của Hồ Chấn Hanh (1569 - 1645) đời Minh (1368 - 1644).

    Hồ Chấn Hanh biên Bộ “Đường Âm Thống Thiêm”, gồm 10 Tập, lấy Thập Thiên Can đặt tên Tập: Giáp. Ất. Bính. Đinh. Mậu. Kỷ. Canh. Tân. Nhâm. Quí.

    9 Tập đầu, từ tập Giáp Thiêm tới Nhâm Thiêm, sưu tập Đường thi.

    Tổng tập “Toàn Đường Thi”, Thánh tổ Khang Hi (1654 - 1722; tại vị: 1661 - 1722) triều Thanh (1644 - 1911) sắc soạn, đã căn cứ bộ “Thống Thiêm” trên đây mà biên soạn.

    Tập cuối, “Đường Âm Quí Thiêm” chuyên nghiên cứu về Thể thơ, Bình thơ, cũng như tất cả những vấn đề liên quan Đường thi, như âm luật, thanh điệu, cú pháp, tác giả...

    2 tập trên đây đã được nhiều nhà xuất bản ở Lục địa, ở Đài Loan, và Hương Cảng in. Sách đã ấn hành thì nhiều người cũng mua đưc, không riêng tôi - tức có nhiều người biết “hưởng tự” trong Đường thi là gì?

    Nếu như bà Hu Thu thc s có tâm HC HỎI, như bà dy người ta trong Bài viết này của bà, thì bà cứ đi tìm những người biết Hán văn có 2 tác phẩm trên mà hỏi!

     Và thế thì cái câu bà viết cuối bài: Ðây là những hiểu biết thô thiển của tôi về phá cách trong lut thi, xin các quý v cao minh cho thêm ý kiến để hc hỏi thêm.” cũng đến chỉ là 1 câu nói xanh, đỏ, tím vàng, như gió lùa nhà trống, giả dối!

    Và như vậy, không phải tự dưng không mà ở đoạn trước tôi nói có thiệt không đây? khi dẫn lại cái câu cuối bài viết của bà trên đây.  

    Thái độ của bà Huệ Thu, không biết hưởng tự” là gì bà cũng đã không thèm hỏi, ở đây tôi nói Hỏi chứ chưa nói Học, thì người nào cũng đến nghi ngờ câu nói của bà, như thế thì làm sao bà chịu nhn “ý kiến” của người để “hc hỏi thêm đây! 

    Kể ra chuyện thực tế này để thấy người ta cứ nói là phải Học, Học,... và khuyên và dạy người phải học, bất kể cái gì cũng cần phải hc, và phải HỌC như THẾ NÀO, như bà Huệ Thu đây trong Bài NHỮNG PHÁ CÁCH TÀI TÌNH TRONG THƠ - thế nhưng trong thực tế rất ít người làm được những gì mình khuyên, mình dạy, người khác.

    Mt điểm sau hết: ~ Bài của bà Huệ Thu ghi là “Thể loi: biên khảo”, thế nhưng độc giả không thấy bà ghi tài liệu tham khảo! Đã gọi biên khảo thì luôn luôn phải có tài liệu tham khảo. Vậy thì bà Huệ Thu tra cứu ở đâu? Hay là bà chỉ đi khảo mấy ông vớ vẩn không chuyên môn về Cổ học Trung Quốc như ông Nguyễn Xuân Vinh? 

    Những gì tôi nói trên đây về thơ Đường chỉ là một phần kiến thức rất nhỏ trong những tập Thi Thoại tôi có trong tay (hơn 60 tập Thi thoại), chưa kể những kiến thức ghi chép trong các bộ Văn học sử Trung Quốc, cũng như những phẩm bình Đường thi viết trong những tập Bút ký của danh nhân học giả Trung Quốc các thời trước.

    Thi thoi là những tác phẩm chuyên môn của các học giả, thi nhân luận bình về thơ, và bình đủ mọi góc độ, và cả những giai thoại về các thi nhân có tiếng, chẳng hạn chuyện Lý Bạch làm bài thơ giỡn, chê Đỗ Phủ khổ sở gò ép trong khuôn khổ Lut thi đến ốm o gầy mòn dẫn trong tập Thi thoại “Bản Sự Thi” tôi đã dẫn ở một đoạn trước.

     Thời chúng ta đây không còn những tài hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, như Nguyễn Du, và Cao Bá Quát, và Nguyễn Khuyến......

    Cái tài hoa của những thi nhân này một phần do “vốn sẵn tính trời”, nhưng tính trời vẫn chưa đủ, lại phải thêm vào đó một phần kiến thức, học hỏi nữa. Cứ đọc Thi, Từ của những thi nhân nêu trên chúng ta thấy rất rõ cái kiến thức của họ là như thế nào!  

     Thơ của người đời nay phần lớn là thứ thơ mà tôi gọi là thơ “vần vật”.

    Người đời nay làm thơ Đường, dịch thơ Đường, kiếm được một vần thấy đắc ý, nhưng lần xuống dưới thì đến loay hoay tìm những chữ hợp vận, cuối cùng b vần nó vt, để viết ra những chữ nhiều lúc thực ngây ngô.

    Tôi nói “thơ vần vật” vậy!

     Bà Huệ Thu làm thơ Đường thì cứ làm, cứ tự nhiên, nhưng nếu bà muốn rớ tới chuyện luận bình Đường thi thì, đây là tôi nói thc, bà chưa đủ khả năng đâu, còn lâu lắm!

    Và với thái độ tự mãn của bà, không thèm học hỏi người khác - như trong câu chuyện thực tế tôi nhắc lại ở trên, thì thời gian còn lâu hơn nữa!

    Ở kẻ tự mãn thì cái chi cũng đầy cả: - đầu đầy, tai đầy, bụng đầy, không nhận thêm được chút gì cho thân tâm mình!

     Có một câu tôi rất thích trong số nhiều câu:

    ~ “Phải phát tâm như cây lúa chín vì có thể hạ thấp”.

                                                                /  Hoa Nghiêm Kinh. Nhập Pháp Giới. XXXIX  /.

    Bà Huệ Thu cứ như cây lúa xanh vươn cao thì làm sao đây?   

                                                                               &

    Trịnh Bản Kiều khi ghi lại cảm nghĩ của ông về tranh vẽ Trúc, khen “Mai Đo Nhân” có 2 câu “thi ý thanh tuyt” (“ý thơ tuyệt thanh cao”).

    Trịnh Bản Kiều lấy 2 câu này của Mai Đạo Nhân đề trên một bức Trúc họa của ông:  

                                 Ngã dịch hữu đình thâm trúc lý,

                                 Dã tư qui khứ thính thu thanh.

                                                          Ta cũng có đình sâu khóm trúc,

                                                          Cũng mong về đó lắng hơi thu.

    (Tham khảo: Trịnh Bản Kiều Tập. V. Đề họa. Trúc).

    [Minh Di:

    Mai Đạo Nhân (hoặc cũng gọi Mai Hoa Đạo Nhân) Trịnh Bản Kiều đề cập trên đây tức Ngô Trấn (1280 - 1354), một trong 4 Họa gia lớn thời Nguyên (1279 - 1368):

    1). Hoàng Công Vọng (1269 - 1355).

    2). Ngô Trấn.

    3). Vương Mông (1301 - 1385).

    4). Nghê Tán (1301 - 1374).

    Ngô Trấn là Họa gia có thanh vọng lớn nhất trong “Tứ Đi gia” triều Nguyên, sở trường nhiều đề tài Hội họa, Lan, Tùng, Trúc, Mai..., trong đó về mc trúc, tiếng tăm ngang với Văn Đồng (1018 - 1079), Họa gia vẽ mặc trúc trứ danh thời Bắc Tống (960 - 1127)].

    [Mặc trúc là tranh vẽ Trúc với mực (Mặc = Mực)].

                                                                               *

    ~ “Quá khứ đã qua, Vị lai chưa tới, Hiện tại thì không tịch”, tôi những muốn tìm cầu một chốn “sâu, xa” nào để “lắng nghe hơi” của cảnh “a lan nhã”... thế nhưng có lúc đến không sao “li thế gian” được!.

    Minh Di.

    31 / 8 / 2013.

    21.00.

    Ngày cuối cùng Mùa Đông Úc châu.

    03 / 9 / 2013.

    Sửa / thêm vài chi tiết.

    Thư mục.

    [1]. Lý Thái Bạch Toàn Tập.

    Đường. Lý Bạch.

    Thanh. Vương Kỳ chú.

    Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1999 / 7.

    [2]. Đỗ Thi Kính Thuyên.

    Đường. Đỗ Phủ.

    Thanh. Dương Luân tiên chú.

    Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ)      1998 / 2.

    [3]. Lưu Tân Khách Văn Tập. (+ Bổ di).

    Đường. Lưu Vũ Tích.

    Thương Vụ Ấn Thư Quán (ĐL)      1968 / Sơ.

    [4]. Toàn Đường Ngũ Đại Từ.

    Biên son: Tăng Chiêu Mân. Tào Tế Bình. Vương Triệu Bằng. Lưu Tôn Minh.

    Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1999 / Sơ.

    [5]. Trịnh Bản Kiều Tập.

    Thanh. Trịnh Tiệp.

    Trung Hoa Thư Cục (HC)      1985 / trùng ấn.     

    [6]. Thánh Thán Tuyển Phê Đường Tài Tử Thi.

    Thanh. Kim Thánh Thán.

    Chính Trung Thư Cục (ĐL)      Dân Quốc 61 niên (1972) / 4.

    [7]. Đường Thi Tam Bách Thủ.

    Thanh. Hành Đường Thoái Sĩ (Tôn Chu). Từ Lan Anh tuyển chú.

    Thanh. Trần Uyển Tuấn (Nữ sử Trần Bá Anh) bổ chú.

    Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2004 / 6.

    [8]. Đường Thi Đại Quan. Danh gia Giám thưởng.

    Khoảng gần 200 tác giả bình hơn 1,000 bài thơ của thi nhân đời Đường.

    Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC) &Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã (TQ)      1984 / Sơ.

    [9]. Văn Tâm Điêu Long.

    (Tác phẩm phê bình Văn học đầu tiên trong Văn học sử Trung Quốc).

    Nam Bắc triều ~ Lương. Lưu Hiệp (? - 520).

    Phạm Văn Lan chú.

    Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1986 / 9.

    [10]. Bản Sự Thi.

    Đường. Mạnh Khải.

    Lịch Đại Thi Thoại Tục Biên Bản.

    (Tập này thu lục tất cả 29 cuốn Thi thoại, 29 tác giả từ Đường triều tới Minh triều).

    Dân Quốc. Đinh Phúc Bảo (1874 - 1952) tp lc.

    Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / Sơ bản.

    [11]. Thương Lương Thi Thoại Hiệu Thích.

    Nam Tống. Nghiêm Vũ.

    Quách Thiệu Ngu hiu thích.

    Nhân Dân Văn Học Xuất Bản Xã (TQ)      1998 / Sơ bản.

    [12]. Điều Khê Ngư Ẩn Tùng Thoại.

    Nam Tống. Hồ Tử toản tp.

    Nhân Dân Văn Học Xuất Bản Xã (TQ)      1981 / 2.

    [13]. Thi Nhân Ngọc Tiết.

    Nam Tống. Ngụy Khánh Chi.

    Thế Giới Thư Cục (ĐL)      Dân Quốc 64 niên (1975) / 4.

    [14]. Thăng Am Thi Thoại.

    Minh. Dương Thận.

    Lịch Đại Thi Thoại Tục Biên Bản. (Coi hạng mục [10] ở trên).

    Dân Quốc. Đinh Phúc Bảo tp lc.

    Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / Sơ bản.

    [15]. Khương Trai Thi Thoại Tiên Chú.

    Thanh. Vương Phu Chi.

    Đới Hồng Sâm tiên chú.

    Nhân Dân Văn Học Xuất Bản Xã (TQ)      1981 / Sơ.

    [16]. Âu Bắc Thi Thoại.

    Thanh. Triệu Dực.

    Hiu điểm: Hoắc Tùng Lâm. Hồ Chủ Hựu.

    Nhân Dân Văn Học Xuất Bản Xã (TQ)      1998 / Sơ bản.

    [17]. Đường Âm Quí Thiêm.

    Minh. Hồ Chấn Hanh.

    + Đường Tài Tử Truyện.

    Nguyên. Tân Văn Phòng.

    Thế Giới Thư Cục (ĐL)      Dân Quốc 66 niên (1977) / 4.

     

    [18]. Đường Đại Thi Học.

    Chính Trung Thư Cục Biên Thẩm Ủy Viên Hội.

    Chính Trung Thư Cục (ĐL)      Dân Quốc 56 niên (1967) / Sơ bản.

    [19]. Thi Ca Văn Học Toản Yếu.

    Tưởng Tổ Di.

    Chính Trung Thư Cục (ĐL)      Dân Quốc 64 niên (1975) / 2.

    [20]. Mặc Khách Huy Tê.

    Bắc Tống. Bành Thừa.

    Bút Ký Tiểu Thuyết Đại Quan Bản.

    Giang Tô Quảng Lăng Cổ Tịch Khắc Ấn Xã      1984 / Sơ.

    [21]. Trung Quốc Độ Lượng Hành Sử.

    Dân Quốc. Ngô Thừa Lạc.

    Thượng Hải Thư Điếm      1984 / Sơ. [Thương Vụ Ấn Thư Quán 1937 Sơ bản]. 

    [22]. Trung Quốc Cổ Đại Thư Pháp Sử.

     Chu Nhân Phu.

    Bắc Kinh Đại Học Xuất Bản Xã      1997 / 2.

    [23]. Trung Quốc Mỹ Thuật Gia Nhân Danh Từ Điển.

    Du Kiếm Hoa.

    Thượng Hải Nhân Dân Mỹ Thuật Xuất Bản Xã      2006 / 14.

     [24]. Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ. Luận. Toản Yếu.

    Đường. Thanh Lương Quốc Sư Trừng Quán Sớ sao.

                  Phương Sơn Trưởng giả Lý Thông Huyền Lun.

    Thanh. Tư Thục Tỳ khâu Đo Bái Toản yếu.

    Cao Hùng Văn Thù Giảng Đường [ĐL] cung ấn      Dân Quốc 86 niên [1997] / Sơ bản.

     

    Ghi chú:

    Số ghi sau năm xuất bản /.... của một tác phẩm là lần xuất bản:

    Như tác phẩm ghi số hạng [21] ở trên: 2006 / 14, số 14 là xuất bản lần thứ 14.

    ĐL = Đài Loan. HC = Hương Cảng. TQ = Trung Quốc.

    + Chỉ tác phẩm in chung Tập với tác phẩm tham khảo:

    [17]. Đường Âm Quí Thiêm.

    Minh. Hồ Chấn Hanh.

    + Đường Tài Tử Truyện.

    Nguyên. Tân Văn Phòng.

    Thế Giới Thư Cục (ĐL)      Dân Quốc 66 niên (1977) / 4.

     


    • Blogger Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: MINH DI ÚC CHÂU VIẾT VỀ ĐƯỜNG THI Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ
    Scroll to Top