728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

    MINH DI ÚC CHÂU VIẾT VỀ TIẾNG VIỆT VỪA DẼ VỪA KHÓ CỦA NGUYỄN HƯNG QUỐC

     MINH DI ÚC CHÂU VIẾT VỀ TIẾNG VIỆT VỪA DỄ VỪA  KHÓ CỦA NGUYỄN HƯNG QUỐC


    HOC

                                       LÀM THINH                                                                                                          01 – 22 (23).

    (KỲ 1)

    + Cách đây năm ngoái năm kia chi đó, tôi đọc được bài viết “Tiếng Vit dễ mà khó” của Nguyễn Hưng Quốc ở xứ Úc tôi đang ở.

    Mở đầu bài viết, Nguyễn Hưng Quốc viết:

    - “ Tiếng Việt vừa dễ vừa khó, đúng hơn, dễ mà lại khó. Dễ đến độ rất hiếm người Việt Nam nào cảm thấy có nhu cầu phải sắm một cuốn Từ Điển Tiếng Việt trong nhà. Dễ đến độ bất cứ người nào trưởng thành ở Việt Nam cũng đều có thể tưởng là mình thông thái, và nếu muốn, đều có thể trở thành nhà văn được. Thế nhưng, chỉ cần, một lúc thảnh thơi nào đó, ngẫm nghĩ một chút về tiếng Việt, chúng ta bỗng thấy hình như không phải cái gì chúng ta cũng hiểu và có thể giải thích được.

    Trước đây, có lần, đọc cuốn Trong Cõi của Trần Quốc Vượng, một nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học và văn hoá dân gian nổi tiếng ở trong nước, tới đoạn ông bàn về hai chữ "làm thinh", tôi ngỡ đã tìm thấy một phát hiện quan trọng. Theo Trần Quốc Vượng, "thinh" là thanh, âm thanh, hay là tiếng ồn. "Nín thinh" là kiềm giữ tiếng động lại, là im lặng. Thế nhưng "làm thinh" lại không có nghĩa là gây nên tiếng động mà lại có nghĩa là... im lặng. Cũng giống như chữ "nín thinh". Trần Quốc Vượng xem đó như là một trong những biểu hiện của Phật tính trong ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: "nín" và "làm" y như nhau; có và không y như nhau; ấm và lạnh cũng y như nhau (áo ấm và áo lạnh là một!); "đánh bại" và "đánh thắng" y như nhau. Quả là một thứ tiếng "sắc sắc không không", nói theo ngôn ngữ Phật giáo, hay "huyền đồng", nói theo ngôn ngữ của Trang Tử. (1)

    Thú thực, đọc những đoạn phân tích như thế, tôi cảm thấy mừng rỡ và thích thú vô hạn.

    Thế nhưng, chẳng bao lâu sau, đọc bài viết "Tìm nguồn gốc một số từ ngữ tiếng Việt qua các hiện tượng biến đổi ngữ âm" của Lê Trung Hoa, tôi lại bàng hoàng khám phá ra là chữ "làm thinh" thực chất chỉ là biến âm của chữ "hàm thinh" trong chữ Hán. "Hàm" có nghĩa là ngậm (như trong các từ: hàm ân, hàm oan, hàm tiếu, hàm huyết phún nhân...). "Hàm thinh" là ngậm âm thanh lại, không cho chúng phát ra, tức là không nói, tức là... im lặng. (2) Y như chữ "nín thinh". Nhưng sự giống nhau ở đây chỉ là sự giống nhau của hai từ đồng nghĩa, chứ chả có chút Phật tính hay Trang Tử tính gì trong đó cả.

    Tôi mới biết là mình mừng hụt”.

    Đọc đoạn trên đây tôi thấy tức cười quá sức!

    Là người Việt chúng ta có thể thấy rất rõ là trong rất, rất nhiều trường hợp nếu muốn nghiên cứu, giải thích ngôn ngữ Việt thì không thể không rành chữ Hán!

    Nói chung tiếng Hán Việt chiếm khoảng hơn 60% ngôn ngữ Việt; riêng về tên chúng ta thấy có đến trên 90% tên của người Việt là tiếng Hán Việt.

    Tôi thấy đôi lúc, đâu đó, có vài người rất sính nói chuyện ngôn ngữ Việt - tiếng mẹ đẻ của chúng ta, nhất là các ông các bà có 1 hay vài 3 mảnh giấy lận lưng nào đó! 

    Nguyễn Hưng Quốc là một trong những kẻ đó!

     

    (XEM TIẾP TRONG ATTACHMENTS KÈM THEO)

     

    Cứ như đoạn tự thuật dẫn trên của Nguyễn Hưng Quốc thì thoạt đầu anh ta đọc được đoạn văn của Trần Quốc Vượng trong nước nói rằng:

    - "……. thinh" là thanh, âm thanh, hay là tiếng ồn. "Nín thinh" là kiềm giữ tiếng động lại, là im lặng. Thế nhưng "làm thinh" lại không có nghĩa là gây nên tiếng động mà lại có nghĩa là... im lặng. Cũng giống như chữ "nín thinh". Trần Quốc Vượng xem đó như là một trong những biểu hiện của Phật tính trong ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: "nín" và "làm" y như nhau; có và không y như nhau; ấm và lạnh cũng y như nhau (áo ấm và áo lạnh là một!); "đánh bại" và "đánh thắng" y như nhau. Quả là một thứ tiếng "sắc sắc không không", nói theo ngôn ngữ Phật giáo, hay "huyền đồng", nói theo ngôn ngữ của Trang Tử”.

     

    Thế là, “đưc lời như cởi tấc lòng”, Nguyễn Hưng Quốc bỗng đâu, chợt đâu, lâng lâng người bay bổng, toàn thân tràn đầy “Phật tính”, thượng thăng theo đỉnh cao trí tuệ của họ Trần, tên Quốc Vượng!

    Và, cũng theo lời của Nguyễn Hưng Quốc ở đoạn trên thì “chẳng bao lâu sau” anh ta lại “ngơ ngẩn đi đâu” vớ được một “đỉnh cao trí tuệ” khác nói rằng:

    - …… “chữ "làm thinh" thực chất chỉ là biến âm của chữ "hàm thinh" trong chữ Hán. "Hàm" có nghĩa là ngậm (như trong các từ: hàm ân, hàm oan,  hàm tiếu, hàm huyết phún nhân...). "Hàm thinh" là ngậm âm thanh lại, không cho chúng phát ra, tức là không nói, tức là... im lặng. (2) Y như chữ "nín thinh". Nhưng sự giống nhau ở đây chỉ là sự giống nhau của hai từ đồng nghĩa, chứ chả có chút Phật tính hay Trang Tử tính gì trong đó cả”.

     

    Tới đây thì Nguyễn Hưng Quốc cứ thế mà lâng lâng bay bổng theo đỉnh cao thứ 2 này!

    Thì ra Nguyễn Hưng Quốc chỉ rặt đi về bên kia quơ, hốt những gì các đỉnh cao bên kia thải xuống để về bên đây múa may, chích chòe chứ chẳng có một học vấn thực sự của bản thân để nhận định đúng / sai! Cho nên là, khi nghe Nguyễn Hưng Quốc khẳng định cái “thc chất” của vấn đề, của tiếng “làm thinh”, tôi thấy tức cười quá!

    Nguyễn Hưng Quốc cứ thế mà lang thang, phất phơ chạy theo, bay theo những gì mà bản thân anh ta vốn không sao nhận ra đâu là sự hư, đâu là sự thực!

    Sau phần mở đầu nói trên Nguyễn Hưng Quốc năm điều bảy chuyện về tiếng Việt - và toàn là những nhận xét mà trước năm 1975 người ta nói đã nhiều, những nhận xét mà một người có trình độ trung bình cũng có thể nhìn ra được, nếu chịu nhận xét!

    Tôi không rõ ngè Nguyễn Hưng Quốc dạy tiếng Việt ở Đại học là dạy cái chi? Dạy cho những sinh viên Việt Nam qua Úc từ nhỏ, hoặc sanh tại Úc, tiếng Việt không rành, hay dạy Văn chương, Lịch sử Việt Nam? Nhưng dạy gì thì dạy, ở cấp Đại học mà không có  số vốn Hán văn nào đó thì không thể nào dạy cho tới nơi được, ầu ơ ví dầu thì được! Còn dạy văn chương, lịch sử XHCN thì tha hồ, bên kia bờ sẽ cung cấp đầy đủ hết!

    Lê Trung Hoa tôi không biết là ai, cũng chưa đọc những gì ông ta viết.

    Còn về ông đỉnh cao Trần Quốc Vượng thì tôi đã biết trình độ kiến thức của ông ta khi đọc một câu ông ta dịch từ cuốn “Việt Sử Lược”, được ông Lê Mạnh Thát trích dẫn trong cuốn “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam” (Tập 3).

    Câu này của “Việt Sử Lược” như sau:

    - “Ngã vi phi thê dĩ lâm thành, bỉ thi dĩ hỏa cự, phi thê bất năng cận”.

                                           /  Việt Sử Lược. Qu. II. Nguyễn kỷ. Nhân tông  /.

    (Minh Di. Trần triều khi cướp ngôi triều Lý bắt người h Lý đổi thành họ Nguyễn.

    Tham khảo: An Nam Chí Lược. Qu. XII. Lý thị Thế gia).  

    Đoạn trên đây Trần Quốc Vượng dịch như sau:

    - “Ta làm phi thê (thang mây) để trèo lên thành; kẻ kia đem dùng hỏa cự (đuốc lửa), phi thê không thể đem đến gần”. (trang 101).

    Coi đoạn dịch trên đây của Trần Quốc Vượng tôi thấy rất rõ ông ta không biết đích xác hình thù của cái dụng cụ công thành gọi là phi thê nó ra làm sao?.

    Trần Quốc Vượng dịch phi thê là “thang mây” cho thấy ông được học giới trong nước gọi là “nhà sử hc” này không biết là còn 1 thứ thang nữa gọi là “vân thê” (vân = mây).

    Dịch phi thêthang mây thì Trần Quốc Vượng dịch “vân thê” là cái gì đây?

    Tiếp đến:

    + Câu bỉ thi dĩ hỏa cự” Trần Quốc Vượng dịch là kẻ kia đem dùng hỏa c (đuốc lửa)”.

    ~ Chữ “” dịch là đem dùng”, chữ đem dư thừa, một chữ dùng là đủ rồi; hoặc dịch là lấy cũng được.

    + Tiếng hỏa cự” chú thích thêm tiếng “(đuốc lửa)” trong ngoặc, dư ra chữ lửa, bởi lẽ nói “đuốc” tức có lửarồi, có ai mà không hiểu, lẽ nào lại có đuốc nước?

    Trần Quốc Vượng sợ người ta nói mình không rành chữ Hán cho nên “nhà sử học” này dịch kiểu dịch từng chữ một như vậy? Mỗi ngôn ngữ có một tinh thần riêng, do đó, dịch từng chữ nhiều lúc rồi hóa dư thừa, thậm chí ngớ ngẩn, đồng thời câu văn mẹ đẻ cũng trở nên lủng cà lủng củng, mất đi sự trong sáng!

    Ở bên kia bờ Trần Quốc Vượng còn được coi là nhà “ngôn ngữ hc”, “khảo cổ hc” có  danh hiệu là “ưu tú”.

    Nhà “khảo cổ”, nhà “sử hc” gì gì đó...... mà tới 1 cái thang tầm thường dùng để leo lên thành tấn công rồi cũng chẳng biết cho tới nơi tới chốn!

     

    Nguyễn Hưng Quốc bám theo đuôi mấy “đỉnh cao” như Trần Quốc Vượng đây thì ngè có lúcmừng rỡ và thích thú vô hnđể sau đó “thấy” rằng mình đã mừng htcũng là điều dễ hiểu! Vì cái đỉnh cao nàychỉ cao hơn ngọn cỏ mùa Đông một chút!

    Cái thấy là mình mừng ht của Nguyễn Hưng Quốc ở đây rồi chẳng từ cái kiến thức của bản thân mà “thấy”, mà thấy nơi sự giải thích vấn đề của một người khác, tức thấy từ bên ngoài chứ không ở bên trong, tức chỉ dựa vào người, chứ tự bản thân không có kiến thức để có thể biện biệt đúng / sai. Chính xác hay không chính xác!

    Sau đó Nguyễn Hưng Quốc đọc Lê Trung Hoa giải thích tiếng “làm thinh” thì thấy rằng  mình đã mừng ht với ông được gọi là nhà “sử học” ưu tú, lại kiêm lung tung, nào nhà “khảo cổ hc”, nhà “ngôn ngữ hc”………. Trần Quốc Vượng, nói như vậy tức ngè Quốc lại mừng rỡ và thích thú vô hn lần nữa tuy lần này không nói rõ ra!

    Lần này thì Nguyễn Hưng Quốc dừng ở đó, tức ngè nghĩ là Lê Trung Hoa đã đưa ngè tới bến!

    Ngè vẫn chưa biết là mình sẽ lại mừng ht nữa!

    Ông Lê Trung Hoa này tên có vẻ như một người Việt gốc Hoa, có lẽ rằng ông ta thấy Việt Nam thời cổ dùng chữ Hán cho nên nghĩ tiếng Việt rồi cái gì cũng từ Hán mà ra?

    Nghĩ như vậy thì ông chưa thấu suốt tương quan ngôn ngữ giữa Hán Hán Việt - và kế đến là tiếng Việt thuần.

     

    + Tóm lại, với Bài viết Tiếng Vit dễ mà khó của Nguyễn Hưng Quốc ở đây, cũng như những Bài nói chuyện của ngè trên đài SBS Melbourne, Úc châu, xét cho cùng, nhằm phô trương những điều học lóm của ngè, những điều mà người ta đã nói từ lâu.

                                                                               *

    Sau đây tôi sẽ xét tiếng “làm thinh” theo 2 góc độ:

    (1). Phát âm.

    (2). Lối nói của một ngôn ngữ. 

                                                                               #

    (1). Phát âm.

    Khi nói “chữ "làm thinh" thực chất chỉ là biến âm của chữ "hàm thinh" trong chữ Hán” ta thấy ngay Nguyễn Hưng Quốc rồi đến mù tịt về âm vận học Việt ngữ và Hoa ngữ.

    Trong ngôn ngữ “biến” thì có qui luật của “biến” chứ không biến lon cào cào, nhất là giữa Hán ngữ [Hoa ngữ] và Việt ngữ có những tương quan nhất định nào đó - trong Nht ngữ / Hàn ngữ đối với Hán ngữ cũng thế!   

    Nguyễn Hưng Quốc rồi không biết một chuyện rất sơ đẳng là theo tương ứng phát âm giữa Hán / Việt từ Hoa ngữ chuyển qua tiếng Hán Việt, rồi tiếng Việt, không bao giờ có chuyện phụ âm H chuyển thành phụ âm L hết! - ở đây Nguyễn Hưng Quốc nói chuyện chữ Hán mà, phải không?

    Như vậy, tiếng “Hàm” không thể “biến âm” thành tiếng “Làm” như Nguyễn Hưng Quốc đã nhắm mắt chạy theo đuôi một cách, ngu ngơ, thiếu hc vấn đến thế!

    Trong đoạn mở đầu bài viết đã nói, Nguyễn Hưng Quốc liệt kê một số tiếng trong đó có chữ “Hàm”, như "hàm ân, hàm oan,  hàm tiếu, hàm huyết phún nhân...”.

    Nếu làm thinh thc chất chỉ là biến âm của chữ “hàm thinh trong chữ Hán - tức ở đây nói như Lê Trung Hoa, và cái đuôi phất phơ Nguyễn Hưng Quốc, chữ  làm là biến âm từ chữ hàm, như thế thì hàm ân là “làm ơn”?

     

    Một nguyên tắc tối căn bản về ngữ âm như thế Nguyễn Hưng Quốc còn chưa rành thì dạy tiếng Việt, nói chuyện tiếng Việt làm sao đây?

    Như đã nói tiếng Hán Việt chiếm khoảng trên 60% tiếng Việt, có người lại cho tỷ lệ này có thể còn cao hơn nữa,  Ngè Nguyễn Hưng Quốc vốn không rành nhóm tiếng này làm thế nào mà ăn nói đây?

    Ông “đỉnh cao” (tên Lê Trung Hoa) gọi là “hàm thanh” nọ của Nguyễn Hưng Quốc đến không biết một điều rằng nếu nói tương quan phát âm Hán / Việt, và nếu là chuyển từ Hán / Hán Việt, hay Việt, ở đây là tiếng “Làm thinh” thì Hán phải là “Liễm thanh”, bởi lẽ  phụ âm L bên Hán luôn luôn là L bên Việt.

    Chữ “liễm” có các nghĩa “thu vào- như nói thu liễm, là “tích tụ” - như nói “liễm tài”, và một số nghĩa nữa là “ước thúc”, “tiết chế”……

    Phân tích thêm chút nữa:

    Chữ “liễm”, Hoa ngữ chú âm là “li-an” (Khứ thanh, giọng cao), phát âm là “li-en”.

    Tóm lại:

    Chúng ta có “ien” chuyển đổi với “ian”, và từ Hán qua Hán Việt phần lớn vận vĩ n được chuyển thành m - tức tiếng “Li-en” (Hán) chuyển đọc thành “Liễm” (Hán Việt).

    + Hợp các yếu tố lại, ien chuyển thành ian, vận vĩ n chuyển thành vận vĩ m, ta có:

    - ien < ian < iam; vậy Lien < Lian < Liam - để từ Liam thành “Làm” (Việt thuần).

    Đã nói ở trên, chữ “liễm” nghĩa là “thu vào”, là “ước thúc”, là “tiết chế”…… tức có các ý như “giữ li”, “dằn li”, “kềm li”……

    Hợp 2 yếu tố phát âmý nghĩa của chữ “liễm” trên đây:

    1). Liễm < Làm. (Phát âm).

    2). Dằn lại, giữ lại. (Ý nghĩa).

    CỨ như trên đây thì tiếng “làm thinh” là “làm cho thanh âm không phát ra” rồi có thể là một giải thích tương đối hợp lý, có nền tảng.  

    Nếu phải giải thích, phải suy đoán cho có học vấn thì phải giải, phải suy đoán như vậy!

    Nhưng, cũng cần nói rõ ở đây là tôi không nói, không suy đoán tiếng “liễm thanh” bên Hán ngữ chuyển thành “làm thinh” bên Việt ngữ, mà tôi chỉ nhằm nêu lên tương quan về phương din phát âm giữa Hoa / Vit nói riêng và Âm Vận học nói chung. Có thông hiểu tương quan này mới có thể nói chuyện Hán / Việt, từ đó nói chuyện tiếng Việt cho khỏi ng. ng. như Nguyễn Hưng Quốc ở đây!

    Phần tôi, nếu có ai hỏi vậy tôi giảng nghĩa 2 tiếng “làm thinh” như thế nào thì xin nói là tôi hiểu “làm thinh” “làm thinh”, giản dị có thế, tôi chẳng muốn, chẳng cần chứng tỏ là mình thông thái, bác học, đến ngoác miệng lẻo lự…… như Nguyễn Hưng Quốc!

    Tôi vẫn nói “kém văn vẻ thường ưa ra vẻ văn” là vậy!

    Bởi lẽ, không riêng gì tiếng Việt mà trong bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có những chữ, những thành ngữ mà ngày nay người ta không rõ nguồn gốc, xuất xứ; cứ giở bất cứ cuốn Tự điển, Từ điển tiếng Anh nào chúng ta sẽ thấy nhiều những ghi chú như “origin obscure”, hoặc “obs.” (obscure).

    Tiếng Hán Việt ít nhiều tuy những tương quan đôi lúc rất gần với Hoa ngữ, nhưng chẳng phải mỗi mỗi đều rập khuôn Hoa ngữ! Vì Việt ngữ có âm vận, có cách phát âm của Việt ngữ.

    Chẳng hạn, tiếng “pin yin” những năm gần đây thấy năm ba người Việt ở hải ngoại đã phiên âm qua tiếng Hán Việt là “bính âm”, và có người còn đọc là “phanh âm” nữa!

    Gần đây có 2 ông ở Melbourne viết một bài gọi là “tản mn” về tiếng Hán Việt cũng đã đọc 2 tiếng “pin yin”“bính âm”. Đọc như vậy chứng tỏ 2 ông này chẳng rành vấn đề cho 2 ông “tản mn” dẫn nào là “Thuyết Văn Giải Tự”, nào là “Ngọc Thiên”, nào là “Quảng Vận”, “Tập Vận”, “Từ Nguyên”… Nếu thật sự rành thì chẳng bao giờ 2 ông lại đọc là “bính âm”! Và như vậy, những Cuốn Hán văn 2 ông trưng dẫn chỉ là chép lại từ các web, mà không thật sự có những tác phẩm kể trên trong tay ! Chỉ cần đọc lướt qua Bài viết của 2 ông giới chuyên môn nhìn ra các ông hiểu biết tới đâu! 

    Những người, kể cả 2 ông “tản mn” về tiếng Hán Việt trên đây, nếu các ông phiên âm tiếng “pin yin” “bính âm”, là “phanh âm” thế thì các ông đọc tiếng “thôn tính”, thí dụ như nói “thời cổ Trung Hoa đã nhiều lần thôn tính Việt Nam, tiếng “thôn tính” này các ông đọc là “thôn bính” hay “thôn phanh”?

     - Vì rằng chữ “pin” trong “pin yin” này tiền nhân chúng ta đọc là “tính”.

    Chữ “Tính” đây có nghĩa là “tóm thâu”, “hp nhất”, như trong tiếng “thôn tính” đã nói.

    Tính âm (Pin yin) nói theo tiếng Việt là “ráp vần”, tức “ghép âm / hợp âm của 2 tiếng để đọc một tiếng khác.

    Chữ viết Trung Hoa là thứ “Văn tự biểu ý” (ideogram, hoặc ideograph), không phải là thứ “Văn tự biểu âm” [phonogram], bởi thế mà thời cổ người Trung Hoa đã phải dùng một lối được gọi dưới nhiều tên phiên thiết, thiết âm, thiết ngữ… để đọc. Nói rõ ra lấy phụ âm đầu của 1 chữ ghép với vận của 1 chữ thứ hai để đọc 1 chữ khác.

     

    Phần lớn chữ Hán đọc âm “P”, và “Ph” [P], tiền nhân ta đọc là “T”, chẳng hạn như:

    ~ “Tất (Tốt) nghip, chữ “Tất” âm Hán đọc là “Pì”,

    ~ “Tin li”, “Tin nghi, các chữ “tiện” ở đây, chữ “tiện” đầu Hoa ngữ đọc là “Pian”, và chữ “tiện” sau đọc là “P’ian” (P’ = Ph của Việt ngữ).

    ~ “Ti tin, chữ “Ti” (thấp), Hán đọc là “Pei”.

    ~ “Tỉ giảo, chữ “Tỉ”, Hán đọc là “Pi”.

    ~ “Tỉ dụ”, chữ “Tỉ”, Hán đọc là “P’i”.

    Chữ “Tính” trong từ ngữ “Tính âm” (Pin yin) chính đã theo thông lệ nói trên.  

    Hoa ngữ chỉ có 4 dấu giọng (tone) là “bình / thượng / khứ / nhập” - sau này họ cũng gọi là “âm / dương / thượng / khứ”.

    Trong khi Việt ngữ có tới 6 dấu giọng: “ngang / huyền / sắc / hỏi / ngã / nặng.

    Chính sự đa dạng về cách phát âm của Việt ngữ so với Hoa ngữ cho nên việc chuyển từ Hán qua Hán Vit không rp khuôn mt cách máy móc cách phát âm của Hoa ng.

    Thế nhưng, sự kiện quan trọng hơn hết ở đây là nhờ vào sự đa dạng về phát âm, với một giai điệu phong phú gồm nhiều dấu giọng mà tiếng Hán Vit đã tránh đưc mt số rất nhiều tiếng đồng âmcác tiếng tương ứng bên Hoa ngữ không sao tránh đưc!

     

    Ngôn ngữ biến thiên theo Thời (đại) / Địa (vực), do đó về Âm thì có âm cổ, âm kim và có âm Nam, âm Bắc. Một tiếng thời Cổ đọc Bình thanh mà kim lại đọc Khứ thanh hoặc Thưng thanh…… và ngược lại, chẳng hạn:

    Các tiếng:

    Chính (= ngay, thẳng) / Định (không đổi) / Tĩnh (lặng lẽ) / Tính (tên họ) / Kính (trọng) / Lệnh (mệnh lệnh)…… những tiếng vừa kể thời cổ ngoài phát âm giọng Khứ thanh còn kiêm đọc giọng Bình thanh.

    Các tiếng:

    Mộng (= giấc mơ, nằm mộng) / Thặng (chiếc xe) / Khánh (lễ hội, vui mừng) / Tín (tin) / Trấn (thị trấn) / Hóa  (biến hóa) / Úy (sợ) / Tội (tội lỗi) / Hoại (hư)…… những tiếng này thời cổ chỉ đc giọng Bình thanh.

     

    có một điểm quan trọng cũng cần nói rõ là tuy thời cổ Trung Quốc đô hộ chúng ta hơn 1,000 năm, nhưng điều này tuyệt đối không có nghĩa về phương diện ngôn ngữ cái gì chúng ta cũng chịu ảnh hưởng của họ. Đã nói “giao hội văn hóa” thì ảnh hưởng luôn luôn có 2 chiều, h ảnh hưởng ta thì ta cũng ảnh hưởng li họ, không ít thì nhiều! Đây là mt khẳng đnh! Ảnh hưởng của họ đối với chúng ta về phương diện ngôn ngữ ta có thể chứng minh dễ dàng, nhưng chiều kia thì cần một nghiên cứu sâu xa hơn!

    Và có thể trên đường đi có những điều chúng ta tưởng là chiều từ bên kia qua bên đây mà thực ra chính là từ bên đây qua bên kia!

    (Về tiếng Hán Việt, thiết âm Trung Hoa và tương quan về dấu giọng cũng như phát âm Hoa / Việt tôi đã thuật rất rõ trong 2 Bài viết “Tiếng Hán Việt” (1988 / bổ túc 2011) - và bài “Di + Tịch thiết. Nhập” (2009), cả 2 Bài này đều chưa đăng).

     

    Trở lại với ngè Nguyễn Hưng Quốc.

    Nói chung, về phương diện phát âm, ph âm Việt ngữ phân thành 4 bộ vị phát âm, là môi. nướu. cúa. màng cúa:

    1/. Cùng bộ vị phát âm thì chuyển đổi qua lại được.

    2/. Phụ âm môi gần phụ âm nướu, trong khi phụ âm cúa gần phụ âm màng cúa ~ gần thì chuyển đổi lẫn nhau. Sự chuyển đổi âm từ tiếng Hán qua Hán Việt - rồi Việt, tất cả đều tuân theo qui luật thun thinh âm của những bộ vị phát âm tương cận vừa kể.

     

    Phụ âm H thuộc âm màng cúa còn phụ âm L là âm nướu, 2 âm này, do đó, không thể chuyển đổi qua lại! Thế thì, làm sao mà “Hàm” chuyển thành “Làm” được đây ông ngè Nguyễn Hưng Quốc?

    Đều thuộc Bộ “màng cúa” do đó phụ âm H có thể chuyển thành Ng, thành C (K), thí dụ như “Hàm” thành “Càm”, thành “Ngàm”, “Hửi” thành “Ngửi”, ……

    Ngoài ra còn một số ngoại lệ, nhưng không thuộc phạm vi bài viết này nên tôi không kể ở đây.

     

    Cho tới bộ vị phát âm căn bản của ngôn ngữ học, Nguyễn Hưng Quốc còn ù ù cạc cạc mà cứ ham nói chuyện ngôn ngữ Việt, còn bon chen lên đài SBS mà giảng thuyết nữa! Còn Phượng Hoàng xướng ngông viên của đài SBS Việt ngữ ở Melbourne trước đây thường dùng giờ phát thanh của mình để phỏng vấn ngè Nguyễn Hưng Quốc, việc này nói cho đúng thì chỉ là diễn trò hề với nhau! Trình độ của cô “xướng ngông viên” này tới đâu mà phỏng vấn! Cũng cái phe đảng Phượng Hoàng này mấy năm xưa từng đưa Nguyễn Ngọc Phách lên Đài SBS Melbournephùng mang thổi ống đu đủ, miệng mồm những mủ là mủ đu đủ! Đáng tiếc toàn là ống đu đủ đặc!

    Chuyện căn bản về phát âm Nguyễn Hưng Quốc còn chưa thông thì càng nói càng để lộ ra cái kém cỏi! Có muốn nói chuyện ngôn ngữ nước nhà (tiếng Việt) nghe cho được Nguyễn Hưng Quốc phải đóng cửa cho kỹ học thêm – như cái kiến thức hiện nay của ngè thì phải học thêm nhiều, nhiều lắm, rồi muốn nói gì thì nói!   

    Tôi thc ti nghip cho mấy sinh viên hc tiếng Vit với Nguyễn Hưng Quốc!

    Sau đây tôi sẽ nói về một lối nói của ngôn ngữ Việt.

     

    (2). Lối nói của mt ngôn ng.

    Trong tiếng Việt rất nhiều những tiếng có chữ “làm” đứng trước, như:

    + Làm ăn, làm biếng, làm bộ, làm dáng, làm siêng, làm tàng, làm tiền, làm xấu,……  

    Trong những tiếng kể trên, chữ “làm” hoặc chỉ thái độ, dáng vẻ, hoặc chỉ động tác, hay hành động…… Nhưng dầu là không “làm” thì chữ này cũng biểu thị, cũng cho thấy, có một cái gì đng” chứ không “tĩnh”!

    1). Từ nhận xét trên thì Chữ “làm” trong tiếng “làm thinh” không phải là chữ “làm” thấy trong tiếng Việt; vì chữ “làm” này nếu thuộc cùng một nhóm với những chữ “làm” trong những thí dụ dẫn trên thì tiếng “làm thinh” rồi hàm ý “phát ra âm thanh”, chứ không là hoàn toàn “nín lặng” như bản nghĩa, tức nguyên nghĩa, của tiếng này!

    2). Thế nhưng, chữ “làm” ở đây cũng có thể là chữ “làm” đề cập trong các thí dụ trên.

    Và như vậy, “làm thinh” “làm cho thanh âm không phát ra” - nói cho rõ hơn đây là

    một cách nói tắt, và rất Vit chứ chẳng dính chi tới tiếng Hán nào ở đây hết!  

    Thế thì, có thể thấy “làm thinh” là “làm cho thanh âm không phát ra” nói trước đây là một giải thích tương đối hợp lý, có nền tảng. 

     

    Lại nữa, Nguyễn Hưng Quốc không biết mt chuyn rằng “làm thinh” trong Việt ngữ ta còn nói “MẦN THINH”; “mần”“làm”, như nói “đi mần”, “mần ăn”……

    Như vy thì, tiếng “mần thinh” ở đây “thc chất” rồi “biến âm” từ tiếng Hán nào ra đây ngè Nguyễn Hưng Quốc? Nguyễn Hưng Quốc đi về bên kia hỏi Lê Trung Hoa, hoặc là một “đỉnh cao trí tuệ” nào khác nữa coi sao nhé! Chắc lại là “đần” thành “mần”?

    ~ Hay là ngè lại ồm oàm, “nghiến răng”, “tri hô” lên rằng tôi về h không cho tôi vô!

    Thiệt là một tay “Chống Cộng Tiền Vệ”, tới đỗi b cấm cửa ở Tân Sơn Nhất tới 2 lần!

    Học vấn của ngè Nguyễn Hưng Quốc rồi đến chỉ là “ngơ ngẩn đi…… vớ được” những thứ ba láp của một vài “đỉnh cao” bên kia mang về Úc dạy lại người, thậm chí hí hửng đưa lên Blog, lên đài phát thanh, để khoe cái kém cỏi, cái dốt, của mình!

    Về bên kia “đạo thính đồ thuyết”, nghe chúng nói bậy “Hàm” thành “Làm” ông ngè họ Nguyễn, bút hiệu Hưng Quốc cứ thế nhắm mắt, nhắm mũi, ù ù cạc cạc mà vơ vào!

    Có lẽ từ đây phải gọi nhà phê bình “nổi tiếng” này là “ngè hàm thanh”.

    Tôi nghĩ, Nguyễn Hưng Quốc nên bắt chước Con Cóc, ngậm miệng “làm thinh”, đừng có “nghiến răng” mà “chuyển đng bốn phương trời” thiên hạ!

    Thôi thì lần này ngè Nguyễn Hưng Quốc đừng có mừng rỡ và thích thú vô hn~ và chịu khó mừng ht,bàng hoàng”, một lần nữa nhé, chịu khó mà “làm thinh” đừng có lẻo lự, kẻo mà càng nói càng để lộ sự yếu kém, nếu không muốn nói là dốt, của mình!

                                                                               *

    Sau cùng, Bài này tôi viết cũng đã hơi lâu, nhưng để đó chưa đăng, chỉ gởi cho bạn bè và người quen ở Đức, ở Mỹ.

    Ngày 23 tháng 9 này tôi đi dự buổi ra mắt tập thơ của cụ Trần Thiện Hiếu, 90 tuổi.

    Nguyễn Hưng Quốc được nhờ nói vài lời giới thiệu tập thơ.

    Nghe mấy lời mở đầu phần giới thiệu này và phần mở bài “tiếng Vit dễ mà khó” đã kể của Nguyễn Hưng Quốc tôi thấy có một điểm giống nhau cho nên tôi sửa bài trước đây với một vài chỗ thêm, bớt, thành một bài viết này!

    Mở đầu phần giới thiệu tập thơ của ông Trần Thiện Hiếu, 90 tuổi, Nguyễn Hưng Quốc nói ở Việt Nam người ta có câu nhân sinh thất thp cổ lai hi [nguyên văn] - để từ đó bắt qua chuyện nói trường hợp 1 người 90 tuổi lần đầu tiên mới ra tập thơ như ở đây là trường hợp rất hiếm trong Văn học……. vân vân và vân vân!

    Đã muốn chứng tỏ mình đa văn sao Nguyễn Hưng Quốc không chứng tỏ cho trót cho mọi người thấy cái kiến thức thực sự của mình mà nói rõ câu thơ vừa kể là của ai, nằm trong bài thơ nào? Nếu nói được thì người ta rồi thấy ít ra anh ta cũng có chút gì!

    Thế nhưng, đáng tiếc đây chỉ là một sự chứng tỏ dựa trên nghe lóm, đọc lóm ở đâu đó rồi xổ ra cho oai, như trường hợp tiếng “làm thinh” trong bài “tiếng vit dễ mà khó”!

     

    Nếu ngè Nguyễn Hưng Quốc chỉ nói chung chung là người xưa có câu…… như trên cũng chẳng ai đến đỗi bắt bẻ, thế nhưng, “ngè” Nguyễn Hưng Quốc nhà ta lại nói rằng thì là “ở Vit Nam người ta có câu….”; người Việt Nam nào mà dính vào câu thơ này? Lại nữa, nói như vậy có thể làm cho những người không biết tưởng rằng câu thơ này là của một nhà nho Việt Nam nào trước đây!

    Dĩ nhiên, không ai biết hết đưc mi thứ, không ai bắt Nguyễn Hưng Quốc phải biết rõ câu thơ trên là của ai, trong bài thơ nào, nhưng một khi đã nói ra thì ít nhất phải biết rõ những gì mình nói, nếu không chỉ là lòe, là nổ của một kẻ dốt mà hay nói chữ!

    Có người không ưa Nguyễn Hưng Quốc dựa vào việc anh ta học Đại học của cái gọi là XHCN mà chê bai anh ta!

    Với tôi, việc học ở Đại học nào cũng không quan trọng, quan trọng là việc học hỏi riêng mà thôi! Có học tại những Đại học nổi tiếng các xứ Tây phương đi nữa mà bản thân không học / vấn thêm cũng chẳng tới đâu! Chỉ tới như “con cóc”, và là cóc chết là hết!

    Kinh Dịch có một câu:

    ~ “Người quân tử HỌC để thu thập kiến thức, HỎI (VẤN) để biện biệt đúng / sai”.

    Nguyễn Hưng Quốc có lý luận, có lẻo lự lối nào nữa mà không HỌC thì cuối đường chỉ đến làm trò cười cho thiên hạ mà thôi!

     

    Sau cùng, trong buổi ra mắt tập thơ của ông Trần Thiện Hiếu này tôi cũng muốn nghe ngè Nguyễn Hưng Quốc nói năng ra làm sao.

    Thế nhưng, ngồi cùng bàn với tôi là một người quen, và cũng là người quen của tác giả Trần Thiện Hiếu, cũng được mời, nhưng ông này không thích thơ văn, bởi vậy ông kéo tôi ngồi gần cửa ra vào để dễ bề ra ngoài, xuống lầu uống cà phê, hút thuốc - khá thân nên tôi chiều ý ông.

    (Lại nữa, phải nói là tôi cũng không thích thơ lắm. Làm thơ, tôi làm được nhưng chưa bao giờ có đủ kiên nhẫn ngồi vơ vẩn nghĩ, làm một bài “thơ vần vật”)

    [“Thơ vần vt”, là “thơ b vần nó vật”. Chữ tôi đặt ra]

    Mới nghe được vài câu ông đã rủ tôi ra ngoài. Chừng xong buổi cà phê trở lên thì cũng đã gần tàn buổi nói chuyện.

    Và như vậy, trong buổi ra mắt tập thơ này, tôi không có đủ thời giờ để nhận xét, do đó nói về Nguyễn Hưng Quốc. Mà chuyện này cũng không có gì quan trọng, về Nguyễn Hưng Quốc thì không thiếu chuyện để nói, chỉ là nói lúc nào mà thôi - mà thực ra cũng không có chi để suy nghĩ chọn lựa lúc nào, lúc nào nói cũng được, chỉ là có hứng hay không hứng thôi!

    Cho đến đây thì người đọc đã thấy rõ tôi phê bình Nguyễn Hưng Quốc là phê bình cái kiến thức của ngè. Tôi không phê bình nhận định chính trị của ngè mà lúc gần đây ngè cũng gọi là khá om sòm! Theo tôi, chỉ cần chứng minh cái kiến thức, học vấn của ngè chỉ thuộc loại “một chiếc thuyền câu” thì ngè có lý luận lối nào, chiều nào….. thì tất cả cũng “hà túc đo” thôi!

     

    (KỲ 2)

    Sau đây là một vài chuyện về ngè Nguyễn Hưng Quốc.

                                                                               *

    Nguyễn Hưng Quốc có cái nhóm có cái tên gọi cứ y như là đi đá banh.

    Tôi muốn nói tới cái nhóm gọi là “Tiền Vệ” của Nguyễn Hưng Quốc! - Mà cũng có lẽ là đội đá banh thật, bởi lẽ tôi thấy anh ta rất thích “lừa”, như cú lừahàm thanh” ở đây!

    Có lần nói chuyện với một người quen, đã đôi ba lần gặp Nguyễn Hưng Quốc, ông này nói với tôi là Nguyễn Hưng Quốc rất t hào về cái tênTiền Vệ” của nhóm anh ta.

    Tôi không là ông này có diễn lại đúng cảm nhận của mình về sự tự hào của Nguyễn  Hưng Quốc hay không, bởi lẽ không lẽ đã đi ăn cắp Nguyễn Hưng Quốc lại còn tự hào về cái sự đi “ăn cắp” của mình?

    Tiếng “Tiền Vệ” là tiếng dịch từ tiếng “avant-garde” của người Pháp, và người dịch là người Nhật, Nguyễn Hưng Quốc chỉ làm vic của mt kẻ “ăn cắp” thôi!

    Tôi không nghe ông kể trên nói Nguyễn Hưng Quốc có nói danh từ “Tiền Vệ” là ngè lấy từ người khác hoặc của ngè nghĩ ra? [Chữ “Vệ” đây nghĩa là “bảo vệ”, “giữ gìn”].

     

    + Cuốn “FAR EAST NEW COLLEGIATE ENGLISH-CHINESE DICTIONARY” (tên Hán là “TÂN THẾ KỶ ANH-HÁN TỪ ĐIỂN”) giảng các tiếng “avant-garde”, “avant-gardism”:

    -avant-garde. << Nguyên tự Pháp ngữ ‘vanguard’ chi nghĩa >> ¾ n. [U] [Thường the avant-garde; tập hợp xưng] Tiền v ngh thut gia”.

    Dch:

    -avant-garde. << Nguyên từ nghĩa chữ ‘vanguard’ (đứng đầu) của Pháp ngữ >> - dt. [U] [Thường viết là the avant-garde; danh từ tập hợp] Ngh thut gia Tiền vệ”.

    [Chữ [U] ghi trên là tiếng Uncountable viết tắt, ký hiệu chỉ những danh từ không đếm được].

     

    -avant-gardism…… Tiền vệ chủ nghĩa ((chủ trương dương khí truyền thống đích nghệ thuật phong cách dữ hình thức, khai sáng tân nghệ thuật hình thức))”.

    Dch:

    -avant-gardism…… Chủ nghĩa Tiền vệ ((chủ trương vất bỏ phong cách và hình thức của nghệ thuật truyền thống, khai sáng hình thức nghệ thuật mới))”.

     

    Cuốn Từ điển trên do: Hoàng Đế Đồ Thư Công Ty xuất bản.

                                        Viễn Đông Đồ Thư Công Ty phát hành, Đài Loan 1993.

    Cuốn Từ điển kể trên mua lại Bản quyền [năm 1984] - và chuyển dịch ra Hoa ngữ, của 2 cuốn Từ điển Anh-Nhật:

    ~ New Collegiate English-Japanese Dictionary.

    ~ New Approach English-Japanese Dictionary.

    + Bộ “THE ENGLISH-CHINESE DICTIONARY (Unabridged) Hán-Anh Đại Từ Điển – Thượng Quyển (Volume I. A – L) ghi:

    -avant-garde. I n. (Văn học, Nghệ thuật trung cảm vu sáng tân thực nghiệm đích) Tiên phong phái; tiên phong phái chi trì giả môn”.

    - “avant-garde. I danh từ. (Dám thực nghiệm khai sáng những cái mới trong lãnh vực Văn học, Nghệ thuật) Phái Tiên phong; những người ủng hộ phái Tiên phong”.

    Bộ Từ điển trên do: Thượng Hải Dịch Văn Xuất Bản Xã, Trung Quốc 1989 / Sơ bản.

     

    + Bộ từ điển thứ nhất, tức “Far East New Collegiate English-Chinese Dictionary”, đã dịch theo lối suy nghĩ của Nhật (Coi ở một đoạn sau).

    + Còn bộ từ điển “The English-Chinese Dictionary. Hán-Anh Đại Từ Điển” hiểu theo một chiều hướng khác, theo lối suy nghĩ của Tàu.

    Các nhà văn thuộc khuynh hướng nói trên trước đây ở Việt Nam, trước 1954, người ta đã dịch là “nhà văn tiên phong”, tức như giải nghĩa của cuốn Từ điển Hán-Anh trên.

    Lẽ nào Nguyễn Hưng Quốc lại không biết tiếng nhà văn tiên phong”, chắc chắn anh ta phải biết, nhưng bởi ưa làm dáng kiểu con nít mới lớn cho nên mò mẫm đi ăn cắp chữ của người, và nghĩ rằng chẳng ai biết mình đi ăn cắp đâu (?), để rồi cứ làm như là của mình nghĩ ra! Anh ta sợ giá trị của mình sút đi nếu xài chữ của người ta đã xài! (?).

    Thế nhưng, kiến thức về ngôn ngữ của ngè có gì đâu để mà bị sút đi!

     

    Tiếng “Tiền vệ” trong các Bộ Từ điển Hán ngữ, như “Từ Hải” (Hương CảngLc đa) và “Từ Vị” (Đài Loan)…., không có nghĩa chuyên môn về Văn nghệ.

    Bộ Từ HảiHương Cảng giảng tiếng “Tiền vệ” như sau:

    ~ [Tiền Vệ]. Quân ngữ xưng tại bản đội tiền phương chi vệ đội dã. Kỳ nhiệm vụ vi sưu sách, cảnh giới, trừ khứ lộ thượng chi tiểu chướng ngại, khu trục nhược, thiểu chi địch binh; ngộ đại bộ chi địch, tu kiệt lực để kháng, sử bản đội thung dung triển khai”.

    ~ [Tiền Vệ]. Từ ngữ Quân sự chỉ đội quân bảo vệ tiền phương của đạo quân (chủ lực).  Nhiệm vụ của đội quân tiền phương là thu thập tin tức (tình báo), phòng bị, dẹp những trở ngại nhỏ trên đường, đánh đuổi các cánh quân nhỏ yếu của địch; gặp đạo quân lớn của địch thì phải tận lực chống cự, cản trở, để quân chủ lực thong thả dàn trận”.

     

    Bộ “Từ Vị” giải tiếng “Tiền vệ” ngắn gọn hơn nhiều:

    ~ [Tiền vệ]. Tại tiền tuyến hộ vệ đích bộ đội ~.

    ~ [Tiền vệ]. Quân đội bảo vệ ở tiền tuyến ~.

     

    Tiếng avant-garde là tiếng Pháp, chữ của Pháp thì coi người Pháp giải nghĩa ra sao.

     

    + Cuốn “LE LEXIS. LE DICTIONNAIRE ÉRUDIT DE LA LANGUE FRANÇAISE” giảng chữ “avant-garde” như sau:

    -¨ avant-garde n. f. (v. 1100). [Pl. 2.] 1. Unité militaire qu ’on détache devant une troupe pour la protéger et la renseigner  :  L’avant-garde est tombée dans une embuscade.  ¾  2. Ce qui est en tête du progrès ou en avance sur son temps :  L’avant-garde de la science (syn. LA POINTE). Être à l’avant-garde du mouvement de libération des peuples (= en être l’initiateur). Les idées d’avant-garde”.

    [Nhà Xuất bản LAROUSSE (Éditeur)     2009].

    Như ghi chú trong ngoặc, “(v. 1100)”, chữ “avant-garde”vào khoảng năm 1100.

    [v. 1100 = vers 1100].

    Cứ đó thì thấy người Hoa dùng tiếng “Tiền vệ” để dịch chữ avant-garde của Pháp theo nghĩa 1. của chữ này trong bộ Từ điển “LE LEXIS” dẫn trên - tức chữ “Tiền Vệ” được người Hoa dùng như một thut ngữ Quân sự. (Coi định nghĩa của bộ Từ Hải ở trước).

    Trong khi đó người Nhật lại dùng tiếng “Tiền Vệ” theo nghĩa Văn hc Ngh thut.

    Những người ý tưởng, suy tư “đi trước thời đại mình [“en avance sur son temps”] thường bị đả kích, chống đối, do đó phải “bảo vệ” ý tưởng của mình.

    Người Nhật đã lý luận theo kiểu này cho nên đã chuyển dịch tiếng “avant-garde” qua tiếng Hán Nht“Tiền vệ”, ý như quân tiền phương bảo vệ quân chủ lực.

    Trong khi đó người Hoa lại nhìn theo góc độ “đi trước” (thời đại) - từ đó chuyển dịch tiếng “avant-garde”“Tiên phong phái” trong lãnh vực Văn nghệ.   

     

    Tóm li:

    Bộ “Far East New Collegiate English-Chinese Dictionary” [dịch từ Từ điển Nhật] đã nhìn theo góc độ của chữ “garde”.

    Bộ “The English-Chinese Dictionary. Hán-Anh Đại Từ Điển” đã dịch theo nghĩa các tiếngen tête de, en avance sur, l ’initiateur của chữ “avant-garde” [nghĩa 2.], giảng trong Cuốn “LE DICTIONNAIRE ÉRUDIT DE LA LANGUE FRANÇAISE” đã dẫn - tức nhìn theo góc độ của chữ “avant”.

    Nguyễn Hưng Quốc được một số người bốc là nhà phê bình văn học kiệt xuất, và nếu tôi không lầm thì người đầu tiên thổi bốc ngè Quốc là Võ Văn Ái trên tờ “Quê Mẹ”.

    Tôi thì chưa đọc một Cuốn, hay một Bài, phê bình nào của Nguyễn Hưng Quốc, nhưng qua một số kiến thức căn bản về Ngữ học trong Bài Tiếng Vit dễ mà khó, cũng như qua cái sự Nguyễn Hưng Quốc chôm chữ nghĩa, ăn cắp chữ “Tiền vệ” của Nhật, như tôi đã  chứng minh, thì Nguyễn Hưng Quốc quả là kit xuất!

    Một kẻ kit xuấtđến thế mà gọi là nhà “phê bình” thì thường quá đi!

    Cứ như ý ngu của tôi thì phải gọi ngè Nguyễn Hưng Quốc là nhà “phê bành” mới xứng với cái sự kit xuất này! Tôi thì không làm thơ nhưng đại khái cũng biết thi vận, cũng biết là anh hợp với vần inh, như ở đây chữ thanhvới chữ thinh, và rồi cũng ở đây chữ “bình” với “bành” hợp vận! Do đó, gọi là “nhà phê bành” cũng chẳng trái thi vận!

    Và chữ bành tức chữ phành, như có câu “phành ra ba góc da còn thiếu- vậy cũng có thể gọi Nguyễn Hưng Quốc là nhà “phê phành”; thực xứng với Nguyễn Hưng Quốc bởi lẽ là cái gì “ngè” ta cũng ngoác cái miệng lẻo lự mà “bành ra”, mà “phành ra”  - từ lớp da con cóc xù xì, dai nhách cho tới nhiều chuyện khác nữa trong hầu hết những bài viết của ngè ta!

    Như đã rõ, cứ như cái óc kit xuất của “nhà phê bành” Nguyễn Hưng Quốc thì rõ ra bài “Thơ Con Cóc” là bài thơ hay nhất! Cóc, nhái, ễnh ương cùng một giống, cho nên phải gọi Nguyễn Hưng Quốc là “nhà phê bành ễnh ương”.

    Và vận “ênh” cũng hợp với vận “anh” cho nên “ễnh” chuyển thành “ãnh” và cứ như thế lên bậc nữa, từ “nhà phê bành ễnh ương” rồi thành “nhà phê bành ãnh ương”, hoặc là “nhà phê phành ãnh ương”.

    Ồm oàm tự nhận nhóm của mình là avant-garde mà lại đi ăn cắp danh xưng người ta đã dch từ đời nào đâu, không có chút gì gọi là sáng to cả, chẳng có chút gì gọi là của riêng mình cả! ¾ riêng chăng của ngè Nguyễn Hưng Quốc là cái lẻo lự, là những cái “bành ra”, cái “phành ra” ba láp thiếu học vấn, như kiểu tiếng hàm thanh ở đây!

    Cứ thế mà tới nữa, theo lối nhắm mắt, nhắm mũi mà vơ vào của Nguyễn Hưng Quốc thì avant-garde rồi hóa ra arrière-garde, hay après-garde, hay derrière-garde.….. chi chi đó! Cứ ghép những tiếng “après”, “arrière”, “derrière”, cứ từng chữ một mà dịch là hu vệ”. Cuối cùng Tiền vệ” rồi thành Hu vệ”, thực đúng là đi đá banh!

    Mỗi tiếng “làm thinh” thôi người ta đã thấy Nguyễn Hưng Quốc đến lang thang lẽo đẽo theo sau các đỉnh cao bên kia bờ, hết Trần Quốc Vượng, tới Lê Trung Hoa. Lại nữa nếu theo đúng thì may cho ngè, đằng này ngè lại ôm cái ba láp vào người mới chết, và vừa buông cái ba láp này, ngè lại ôm vào cái bá láp khác! Thiếu học / vấn là vậy!

    Lấy cái người đã xài rồi lại còn vênh váo “Tiền vệ” này, “Tiền vệ” kia…….. cái gì cũng chỉ nhìn lưng người - lại chuyện chỉa chữ này nữa thì không làaprès, là arrière, và không là derrière, không làhu, là SAU”, chứ là gì đây?

    Đã hẳn, chữ nghĩa thì ai muốn dùng chi thì dùng - có điều là, ở đây đã dán lên thân  tiếng “avant-garde”đi, đứng, ngồi, nằm, hành, trụ, tọa, ngọa cái chi cũng đều ở sau lưng người thì tôi thấy ngè Nguyễn Hưng Quốc chỉa ln chữ rồi đó!  

    Ngè Nguyễn Hưng Quốc nên đổi tên nhóm của mình thành Hu vệ” đi!

    Cho đúng với tinh thần “avant-garde” Nguyễn Hưng Quốc phải đổi tên nhóm của mình thành “Ồm Oàm”. Như vậy mới gọi là sáng tạo! Không lẽ Nguyễn Hưng Quốc đã dám “sáng tophê bành bài thơ “con cóc” là bài thơ hay nhất, hay hơn cả Truyn Kiều mà không dám lấy một cái tên khớp với cái óc “sáng tạo” của mình sao?  

    Trong loài cóc, nhái, những ai đã từng nghe con “ãnh ương”kêu thì chắc đều rõ là con này cũng thuộc loại rất ồm oàm ồn ào! Và như vậy thì sự phê bành của ngè ở đây  cũng là một trong những cái ồm oàm của ngè!

    Nói Bài “thơ con cóc” hay hơn Truyện Kiều thì hẳn phê bành gia Nguyễn Hưng Quốc đâu đó cũng cóbành lun Truyện Kiều, nếu có thì có lẽ tôi cũng nên kiếm đọc để mà  nói chuyện Kiều với phê bành gia con cóc để coi ngè hiểu Truyện Kiều tới đâu?

    Tôi chắc ngè Nguyễn Hưng Quốc hiểu Truyện Kiều chẳng bao nhiêu! Vì không phải ai cũng có thể hiểu / thưởng thức được loại Văn học Cổ điển, ở một mức độ khả quan, và không chỉ ở Việt Nam, mà ở đâu, trong Văn học nước nào, cũng vậy!

    Giới trẻ Tây phương ngày nay đa số không thưởng thức nổi Nhạc Cổ điển thì điều này không có nghĩa nhạc của Beethoven, Mozart…… không giá trị bằng nhạc Pop.

    Như thế, Nguyễn Hưng Quốc không hiểu Truyện Kiều thì sự này không có nghĩa rằng Truyện Kiều dở hơn bài thơ “Con cóc”, nó dở hơn là do sự ngu dốt của ngè thôi! 

     

    Trong tiếng Việt, chúng ta khi nói người đó, người đó………. “làm thơ con cóc” là có ý chê “làm thơ dở”, và nói “thơ con cóc” là nói “thơ dở”.

    Tôi chưa đọc bài phê bànhbài “Thơ CON CÓC” của “ngè” Nguyễn Hưng Quốc do đó tôi chẳng biết cuối bài phê bành ngè Nguyễn Hưng Quốc có phán rằng từ đây về sau hễ Phê“thơ con cóc” là nói “thơ hay”, và “làm thơ con cóc”“làm thơ hay”? Nếu thiếu lời phán này thì bài phê bành của ngè chưa “bành”, chưa “phành” đủ lớn!

    Và như thế, bài phê bành của ngè phải đề ta“Bài thơ con cóc chết”!

    Con Cóc nó chết vì Bài “phê bành kiệt xuất” của “phê bành gia” Nguyễn Hưng Quốc và vì cái 3 tấc lẻo l của ngè! “Con cóc của chúng ta” bỗng đâu, chợt đâu từ trần!

    Một người bình thường rất ít nói mà một lúc nào đó chợt mở miệng thì trong Việt ngữ chúng ta có câu mở ming cóc - tức con cóc rất ít khi mở miệng, cũng vì chẳng chịu mở miệng cho nên nó mới chết vì cái ba tấc lẻo lự của Nguyễn Hưng Quốc!

    Việc nào cũng có qui luật của nó, người ta nói “sự lý” là như thế!

    Cũng như trong ngôn ngữ không có chuyện hàm thanh biến âm thành làm thinh, mà ngè Quốc đã tưởng bở đưa lên blog của ngè ta!

    Và cho tới đây thì tôi vẫn muốn ngè Nguyễn Hưng Quốc cho biết tiếng “mần thinh” rồi có phải là biến âm(nói như ngè) từ tiếng “hàm thanh” hay chăng?

    Tạo sựkhông có lý thì đây gọi là ngu. Không phải cứ làm khác người một cách ngu xuẩn, thiếu học vấn“đi trước thời đại”, là “en avance sur son temps” ¾ ngè Nguyễn Hưng Quốc đừng “điên đảo mộng tưởng”! Đông / Tây xưa / nay không thiếu những mạng như vậy, và bây giờ lại thêm một mạng nữa! Không phải tự nhiên không mà người ta nói “hu sinh khả ố”!

    Muốn làm khác người thì trước hết phải có một căn bản học vấn vững chắc; thế nhưng những người như thế thường chẳng “ra vẻ” chi cả, rất bình thường, bình thường ở chỗ biết thì nói, không biết thì “làm thinh”! Đông / Tây kim cổ cũng không thiếu những mẫu người như vậy! Còn như những người “không bình thường” trong mẫu người này thì không tới những kẻ học vấn chưa tới đâu, như ngè Quốc đây, có thể học đòi được!

    Tây Thi nhăn mày, cô gái xấu xí cùng làng thấy đẹp, về nhà nhăn mày khoe đẹp hòng được người để ý! Thế nhưng người giàu thấy thì đóng chặt cửa lại, không ló đầu ra, kẻ nghèo thấy thì lôi vợ con chạy gấp, người xưa đã nói rồi (Trang Tử. Thiên Vận)! 

     

    Lại 1 kẻ điên đảo mng tưởng”, nhăn mt làm đp ¾điên đảo, và “nhăn mt từ bấy lâu nay, thế nhưng lại được một con gà ở Melbourne, một trái tuyết lê ở Sydney và một số khác vỗ nhừ cả tay nói “đp quá, đp quá”!

    (Không rõ có phải trái “Tuyết Lê” này tên thực là vậy hay không, hay lại “nhăn mt” mà lấy chữ Tàu phiên âm tiếng Sydney là “Tuyết lê”, rồi lấy làm tên mình hay không?).

    Trong buổi ra mắt Tập thơ của ông Trần Thiện Hiếu đã nói trước đây, “trái tuyết lê” này làm xướng ngôn cho chương trình, nói rằng mình là bạn đồng môn ở Đại học của ngè Quốc lúc còn ở bên kia bờ).                                                                          

                                                                               *

    Cách đây không lâu ông Trần Văn Tích bên Đức đưa lên diễn đàn một Bài có ý kiến về 1 bài viết của ngè Nguyễn Hưng Quốc, có cái tựa đề đọc lên nghe lùng bùng lỗ tai như một “tiếng kêu quái gở”, “Tôi không chống Cộng…”, chi đó!

    Bài viết này của ông Trần Văn Tích nói rằng ngè Quốc có một cái bnh tâm thần, hoặc nói kiểu nôm na là “té giếng, gì đó!

    Tôi không nghĩ ngè Nguyễn Hưng Quốc có bệnh chi cả, nhất là bệnh tâm thần! Ngè ta chỉ mắc cái bnh làm dáng” -bnh làm dáng” thì chúng ta đều biết không phải cái bệnh, mà là cái dỏm!

    Cái gì ngè Nguyễn Hưng Quốc cũng làm dáng cả, từ việc ăn cắp danh từ Tiền vệ” của Tàu (Nhật) cho tới cái s chướng” phê bành của ngè; cho tới cái sự chơi chữ của ngè ta, qua nhận xét một vài người, cũng là một sự làm dáng”!

    Về tiếng “Tiền vệ”, dầu ngè có nói, hay không nói – vì nghĩchẳng ai biết, là ngè lấy của Nhật đi nữa thì cái lối làm dáng này cũng rất là trơ trẽn, vô duyên! Ở đây, nếu lẩy một cái thì được một câu cũng tạm đúng là làng chơi đã trở về g hết duyên”!

    Tóm lại, cái s phê bành của ngè Nguyễn Hưng Quốc chỉ là sự làm dáng”, những kẻ làm dáng” trong văn nghệ phần lớn là những kẻ trình độ kém, kiến thức cạn cợt, và ở đây, qua cái hiểu về tiếng “làm thinh” của ông ngè thì rõ ra Nguyễn Hưng Quốc vốn không nằm trong cái phần nhỏ” (có thực học) còn lại kia của những kẻ làm dáng!

    Và như thế thì cái vênh váo gọi là “avant-garde” của ngè Nguyễn Hưng Quốc, thực ra chỉ một kiểu làm dáng, thể hiện với lối phê bành chơi nổilềnh bềnh như rác, qua  bài phê bành Bài “thơ con cóc”. Ngè rồi chỉ tới đó, ngè không có kiến thức vững chắc để viết cái chi cho ra hồn, sáng to cái mới (sáng tân) đích thc, để rồi làm một chuyện mà nói theo kiểu bình dân là hết chuyn chơi, bởi vậy, mới chọc cho chúng chửi - mà chửi là phải!

    Trong bài “NGUYỄN HƯNG QUỐC LÀ AI?” Lê Thành Tâm có đoạn nói về tư cách của ngè Nguyễn Ngọc Tuấn (tên của ngè Nguyễn Hưng Quốc) như sau:

    ~ Trang mạng Tiền Vệ đăng văn thơ của hai phía và theo Nguyễn Hưng Quốc, rất là hống hách cho là: có những người nổi tiếng, nhưng gởi bài không đăng, có những người vô danh tiểu tốt lại đăng…đây cũng là cách bày tỏ lối văn học: thơ con cóc hay nhất trong các loại thơ ~.

    Từ cái kiến thức “hàm thinh” cho tới cái trò ăn cắp chữ nghĩa (Tin vệ) mà lại trơ trẽn vênh váo, lên mt hống hách thì rồi chỉ có một câu chúng ta thường nói có thể dùng để gọi anh “Mõ Cóc” Nguyễn Hưng Quốc, đó là câu “Ngu mà Nghinh”!

    (gọi là Tổng Cóc thì Nguyễn Hưng Quốc chưa xứng, dù rằng Tổng không là lớn lắm!).

    Nguyễn Hưng Quốc được vài người tâng bốc là “phê bình gia Văn hc nổi tiếng” vì vậy mà “quên cả hình hài”, “điên đảo mng tưởng” mình là nhất thiên hạ!

    Nguyễn Hưng Quốc “hống hách” là từ đó, “múa gậy Mng hoang” từ đó!

    Hư không bao la, vô biên tế……. mà Nguyễn Hưng Quốc cứ tưởng rằng đến chỉ bằng cái vòng tròn anh ta từ dưới nhìn lên! Và ở đây, nếu nói cho hợp với trường hợp của Nguyễn Hưng Quốc thì phải nói là “Cóc ngồi đáy giếng”!

    Tôi từng thấy vài người có thái độ như Nguyễn Hưng Quốc, cứ nghĩ, tưởng rằng ta đây đã biết hết - hơn tất cả thiên hạ, những gì mình biết không ai biết hơn, những gì mình không biết thì chẳng ai biết hết! Từ đó mà coi thường thiên hạ, không kiêng dè chi cả  muốn nói chi thì nói, muốn làm chi thì làm! Như ông Trương Nhân Tuấn bên Pháp, ông Phạm Văn Bân bên Mỹ, và mới đây nhất, ông Nguyễn Duy Chính trong một Bài viết về Chiến sự năm Kỷ Dậu [1789], Bài “Việt Thanh Chiến Dịch. Chiến thắng Kỷ Dậu”, đã coi thường thiên hạ tới đỗi ghi vào mụcTài liu Tham khảo” của mình những tài liệu mà ông ta chẳng biết mặt mũi, chưa từng đc qua - về chuyện này thì tôi đã nêu lên trong Bài phê bình Nguyễn Duy Chính trước đây ít lâu là: “chớ có ngây thơ, hay liều lĩnh, hay gian dối mà nghĩ rằng “chẳng ai thấy, chẳng ai biết đâu”!”.

    Thiên hạ bao la, phải cẩn thận “như lần xuống vc sâu, như đi trên băng mỏng”! - và nhất là Bài viết của mình lại đưa lên Net, là nơi “thp mc sở thị, thp thủ sở chỉ”, rất là nguy hiểm! Có thể bây giờ chưa - chưa, chứ không phải không, người thấy, nhưng trước sau rồi cũng có người khám phá ra!

     

    Cũng vậy, ngè Nguyễn Hưng Quốc rồi “chớ có ngây thơ, hay liều lĩnh, hay gian dối mà nghĩ rằng thiên hạ không ai bằng ta”, để cứ vênh váo mà đưa cóc, nhái, ễnh ương chết ling lên diễn đàn!

    Có người thắc mắc, không rõ vì cái cớ chingè Nguyễn Hưng Quốc được đẩy vào chung chiếu với Võ Phiến, Thy Khuê. Ngè Nguyễn Hưng Quốc hẳn sướng rơn, tưởng mình là đi phê bành gia!

    Tôi thì chẳng thắc mắc gì về chuyện này, vì nếu bộ ba này có ngồi chung chiếu thì đây cũng là chuyn rất dễ hiểu!

    + Trước hết là Võ Phiến.

    Ở đây, tôi xin được nhắc lại chuyện Võ Phiến phê bình Tập “Bút Khảo Về Ăn” của ông bác sĩ Lê Văn Lân.

    Trong phần đề tựa cho cuốn sách kể trên, Võ Phiến viết như sau:

    ~ …Theo cho kịp ông để lãnh hội những khám phá liên tục của ông là cả một sự vất vả tôi không theo nổi đâu.………... Bên cạnh nhà nghiên cứu lại có kẻ không mt chút vốn kiến thức chuyên môn này dám lẽo đẽo theo múa lưỡi líu lo!”.

    (Bút Khảo Về Ăn. Tựa. Trang 19, 20).

     

    Ô hô, Võ Phiến phê bình về một lãnh vực chuyên môn, ở đây lãnh vực Đông y, mà rồi không mt chút vốn kiến thức chuyên môn, nói rõ ra là ù ù cạc cạc về lãnh vực mà mình phê bình thì biết đâu mà khen hay chê?

    Quả thật phải nói đây là lối phê bình có mt không hai trên đời! Nói theo li Tàu thì đây đích thực là t thành nhất gia, bái phc, bái phc!

    Lối phê bình của Võ Phiến mới mẻ quá, tôi không theo nổi đâu!

    Lối phê bình của tôi thì rất cổ điển, cổ điển ở chỗ:   

    ~ Biết thì tôi phê bình, không biết thì tôi ngậm ming mần thinh!

    Cách đây mấy năm tôi đã viết một bài phê bình trưng ra những điều sai lầm trầm trng trong Cuốn sách nói trên của ông bác sĩ Lê Văn Lân. Sau đó cả hai ông Lê Văn Lân và ông Võ Phiến không ông nào trả lời được chữ nào!

     

    Muốn phê bình người, dù khen, dù chê thì phải rành rẽ lãnh vc mình phê bình, có đâu chẳng biết gì hếtvì quen biết nên cứ khen loạn cào cào…… Võ Phiến coi thiên hạ là cái gì? Võ Phiến nghĩ mình là ai? Võ Phiến quen cái thói này lâu lắm rồi phải không? Không ai chấp nhận cái trò này đâu, trừ đàn em, đ tử của Võ Phiến!

    Mà rồi cũng chưa chắc là tất cả đàn em, đệ tử của Võ Phiến chấp nhận cái trò này!

    Trên đời này những hạng thiếu tự trọng thì không hiếm, nhưng đã thiếu tự trọng lại còn mày dạn múa lưỡi líu lo, khua bút rổn rảng, ồn ào… nói cho thiên hạ xa gần biết rằng mình thiếu tự trọng như ca sĩ Võ Phiếnđây thì… phải nói là rất hiếm!

     

    + Tiếp đến là Thy Khuê.

    Người ta biết từ bao năm nay Thụy Khuê lân la theo phỏng vấn Hoàng Xuân Hãn, ra rả ca ông ta là cây đi thụ”, là bc thầy Hán Nôm, trong khi bà ta chẳng biết Hán / Nôm!

    Thiệt cũng giống “y ganglối phê bình có mt không hai của Võ Phiến, coi thiên hạ như củ khoai! Tới chừng “cây đi thụ”, “bc thầy Hán Nôm” này chết đi (năm 1996) thì bà ta cũng làm dáng”, than thở thảm thiết thấy mà ớn:

    - “Trong suốt nửa thế kỷ này, người thầy dậy chúng ta từ hai chữ i tờ, đến những bài tính đố, vẫn còn đấy, như cây đại thụ tỏa bóng mát, che chở cho những kẻ đến sau. Bây giờ, bác mất đi, mỗi chúng ta, ai cũng mồ côi. Cái  học của bác, nhân cách của bác, dù ít dù nhiều, cũng đã nuôi nấng đời sống tinh thần của chúng ta trong nhiều thế hệ. 

    Từ nay có điều gì không biết, còn ai để hỏi?”

     

                                                                         Yên Cơ, miền Nam nước Pháp, 7/5/1996.

                                                                         Hợp Lưu, số 29, tháng 6-7 năm 1996.

                                                                         Số tưởng niệm học giả Hoàng Xuân Hãn.

     

    Bài viết (ngày 31. 12. 2011) tôi phê bình Cuốn “Lý Thường Kiệt” của Hoàng Xuân Hãn  có lẽ Thụy Khuê cũng đã đọc, để bà ta soi rõ cái b mt tht của bc thầy Hán Nôm của bà ta dài / ngắn cũng như tròn / méo, nhất là cái nhân cách của ông bác bà ta ra làm sao!

    Nửa năm sau, lối giữa tháng 5 / 2012 tới ngày 01 tháng 6, tôi phê tiếp Cuốn sách trên của Hoàng Xuân Hãn - tất cả 140 trang (không kể 08 trang Thư mục); bài viết này cho tới nay tôi vẫn chưa gởi đăng, vì một lẽ rất giản dị: Tạp Chí Dân Văn, Diễn đàn tôi vẫn gởi bài, không đưa lên diễn đàn được những phụ bản của Bài viết - chuyện mà tôi vẫn không hài lòng, gồm có: 08 Bản đồ Lch sử, 06 trang Sử liu, 02 hình cái gùi thời cổ, và 01 sơ đồ Thành Khai Phong mà tôi muốn độc giả được thấy ngay trong bài viết!

    + Nếu Thụy Khuê đọc 140 trang này của tôi, với những chứng cứ rành rành, không thể chối cãi vào đâu được, thì sẽ càng rõ hơn bc thầy Hán Nômcủa bà ta ra làm sao!

    Nguyễn Hưng Quốc cũng đâu khác chi, thái độ phê bình của ngè ta chẳng coi thiên hạ ra cái chi cả với những loại phê bình “thơ con cóc” rác rưởi của anh ta!

    Tóm lại, Võ Phiến, Thy Khuê, ngè Nguyễn Hưng Quốc có ngồi chung một chiếu cũng chẳng có chi là l lùng hết: Cá mè một lứa! Lại lẩy thêm 2 câu nữa:

                                                Khác màu kẻ quí người thanh,

                                                Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn!

    Tôi thì chưa đọc bài phê bành bài thơ con cóc của “phê bành gia” Nguyễn Hưng Quốc nhưng bài thơ con cóc dĩ nhiên là tôi biết, ai mà không biết, tôi chỉ nói gọn lại thế này: ~ Con cóc vẫn là con cóc!

                                                Con cóc trong hang,

                                                Con cóc nhảy ra;

                                                Con cóc nhảy ra,

                                                Con cóc ngồi đó;

                                                Con cóc ngồi đó,

                                                Con cóc nhảy vô!  

                                                                               *

    người không ưa Nguyễn Hưng Quốc dựa vào việc anh ta học dưới mái Đại học của cái gọi là XHCN mà chê bai, dè bỉu anh ta! 

    Việc Nguyễn Hưng Quốc học trong Đại học XHCN rồi không quan trọng bằng việc anh ta học ở ngoài Đại học Xã hội Chủ nghĩa - một Xã hội lúc nào, ở đâu, cũng đều không thiếu những tham lam, tàn ác, những trò láu cá, những cái lưu manh xảo trá và đủ những trò khác mà con người có thể nghĩ ra được, không thiếu bất cứ gì!

    Do đó, vic anh ta trước chửi Hồ Chí Minh, sau li khen, nhổ đi rồi liếm li, cũng là việc rất bình thường trong cái Xã hội đó. Một việc Nguyễn Hưng Quốc cho là bình thường cho nên anh ta đã dắt theo lên thuyền lúc vưt biên qua đất vu xứ!

     

    Minh Di.

    30 tháng 9. 2012.

    Ngày cuối đầu Xuân (Úc).

    02 tháng 7 / 2013.

    Duyệt lại và bổ túc.

    Đầu giữa Đông xứ Úc.

     

    Tham khảo.

     

    [1]. Le Lexis. Le Dictionnaire Érudit De La Langue Française.

    Direction éditoriale: Frédéric HABOURY.

    Larousse (Éditeur. Paris)      2009.

    [2]. Far East New Collegiate English-Chinese Dictionary.

    [Tân Thế Kỷ Anh-Hán Từ Điển].

    Hoàng Đế Đồ Thư Công Ty xuất bản.

    Viễn Đông Đồ Thư Công Ty phát hành (Đài Loan)      1993.

    [3]. The English-Chinese Dictionary (Unabridged). Thượng Quyển. Volume I. A – L.

    [Hán-Anh Đại Từ Điển].

    Thượng Hải Dịch Văn Xuất Bản Xã (Trung Quốc)      1989 / Sơ bản.

    [4]. Từ Hải (Hợp đính Bản. 1947 Bản).

    Dân Quốc. Thư Tân Thành. Thẩm Di. Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng chủ biên.

    Trung Hoa Thư Cục (Hương Cảng)      1983 / Trùng ấn.

    [5]. Từ Vị.

    Biên tp. Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Biên Thẩm Ủy Viên Hội.

    Chủ biên. Lục Sư Thành.

    Văn Hóa Đồ Thư Công Ty (Đài Loan)      Dân Quốc năm 74 [1985] / Khuyết. 

     

     

     


    • Blogger Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: MINH DI ÚC CHÂU VIẾT VỀ TIẾNG VIỆT VỪA DẼ VỪA KHÓ CỦA NGUYỄN HƯNG QUỐC Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ
    Scroll to Top