KÍNH MỜI CHIA SẺ CA KHÚC MÙA THU KHÔNG TRỞ LẠI QUA TIẾNG HÁT CỐ ĐẠI TÁ VNCH PHÙNG QUANG CHIÊU & SÁNG TÁC KHÁC
MÙA THU KHÔNG TRỞ LẠI
Đầu mùa thu Mỹ Hạnh
kính mời quý vị thưởng thức MÙA THU KHÔNG TRỞ LẠI qua tiếng hát cố Đại tá
QLVNCH Phùng văn Chiêu. Xin cám ơn chia sẻ
Kính chúc quý vị thu
cuối tuần thật ấm áp.
https://www.youtube.com/watch?
v=ZHFYcJrMu0wMỸ HẠNH TĐLH
KÍNH GIỚI THIỆU 1 VIDEO CÔNG KHU MANG TÍNH CÁCH LỊCH SỬ CỦA
QLVNCH
Video Mùa Hè Đỏ Lửa
|
|
Thân mến gởi đến Quý
Anh Chị một vidéo ngắn 16 phút nói về Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Huấn,Hương vừa mới làm
xong.Vì chúng ta đang còn trong mùa hè (2023) nên Huấn,Hương lại nhớ đến 51 năm
đã trôi qua cũng vào mùa hè (1972) đã có biết bao đồng bào ruột thịt trên Đại Lộ
Kinh Hoàng cùng với những người lính VNCH đã vĩnh viễn ra đi...Những người lính
VNCH đã hy sinh để bảo vệ cho chúng ta được sống,xin kính cẩn dâng một nén
hương lòng để tưởng nhớ...
https://www.youtube.com/watch?v=fZz23w7O12E
MÙA HÈ ĐỎ LỬA,Quảng-trị,Kontum,An-lộc.Do Ban Hợp Ca Tiếng Hát Tự-Do thực hiện vào Mùa Hè 2023
https://youtu.be/fZz23w7O12E?si=woeqRX3VuQ5nPaBv
Trang thơ Tháng 9 -
Em và mùa thu
Trang Blogspot Cuộc sống
thi ca xin chia sẻ trang thơ đầu tháng 9. Những bài thơ tình mùa thu và những
hình ảnh thiếu nữ thật đẹp
Xin mời ghé thăm đọc
thơ và thưởng thức hình ảnh những thiếu nữ đẹp tuyệt vời khoe dáng trong tàn áo
dài thướt tha.
Trân trọng
Lê Tuấn
Lá thì thầm gợi ý thơ
Một chút tàn phai nhắc
nhở
Lời tình tự khói
sương mờ.
Hồ lạnh buông rơi tơ
liễu
Cánh chim bay rợp
bóng mây
Thu gửi tình theo lá
úa
Gió thổi bay chút hao
gầy.
Ấm áp mùa thu phương
tây
Gợi nhớ mùa thu
phương đông
Gửi em thư tình chưa
mở
Nụ hôn vương vấn tình
nồng.
Tế Luân
09-03-23
Chỉ là một chút minh
họa
Phải xem qua một lần mới thấy đẹp
Thơ tình mùa thu - Những
hình ảnh thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài
https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/09/tinh-mua-thu-va-nhung-hinh-anh-thieu-nu.html
Thuở Ấy Có Em
Trong quay cuồng
cuộc sống, một phút giây nào nghĩ lại lúc xưa
Thuở Ẩy Có Em
nhạc Huỳnh Anh
tiếng hát Chương
Hà
Xin chia sẻ
https://youtu.be/hGRDaWIzrpY?si=dWgGeJd_s7EPUgEf
***
Truyện ngắn mới:
"Cang Cao Danh Vọng" (Tháng Sáu 2023) -- Nguyễn Ngọc Hoa
Mời đọc truyện ngắn thứ bảy
trong loạt truyện "Ra Đứng Ngõ Sau,"
hay Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa X.
Xin đọc bản text dưới đây hay bản .pdf đính kèm.
Để đọc các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Hoa đã phổ
biến trước đây và một số bài viết khác, mời quý thân hữu vào Trang "Tác phẩm
Nguyễn văn Hoa" ở trong Trang Nhà "Thân hữu Điện lực":
https://dconnect.co.jp/friend/
Tập truyện Con Tim Chân Chính: Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa
IX gồm những truyện ngắn trong loạt truyện "Nhận Làm
Quê Hương" ấn hành tháng Tám 2023 cũng đã được post lên Trang "Tác phẩm
Nguyễn văn Hoa" nói trên.
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Hoa
Hàng tháng đi công tác tôi thường ngồi đợi hay đi loanh quanh ở phi trường Minneapolis, Minnesota hay phi trường Denver, Colorado hàng nửa buổi trong lúc chờ chuyến bay về nhà. Ngồi ở gate (cổng ra phi cơ), tôi đọc sách, làm việc sở, hay viết bài cho tạp chí Xxxx Việt đến khi mỏi mắt hay mỏi tay thì đứng dậy đi bộ quanh phi trạm, vừa vận động cơ thể vừa “rửa mắt,” nhìn ông đi qua bà đi lại. Nhờ vậy, tôi hay gặp đồng hương (người Việt có thói quen nói chuyện to tiếng, rất dễ nhận ra) và đôi khi chào hỏi và nói dăm ba câu tiếng Việt cho đỡ quên (hay đỡ nhớ!) Thỉnh thoảng bất ngờ gặp người quen cũ, một hạnh phúc khó tìm.
Hạnh phúc hơn, và cũng bất ngờ hơn, khi
người quen gặp ở phi trường Denver tháng Sáu năm nay là Thắng, bạn thân và cũng
là người hùng của tôi trong mấy năm cuối cùng ở Sài gòn. Ngày đó, Thắng là đại úy Nhảy Dù đánh trận bị
thương rồi được đưa về chỉ huy đại đội Dù bảo vệ tư thất Tướng Văn cầm đầu quân
lực Việt nam Cộng hòa. Nhà riêng của ông
tướng nằm trên đường Ngô Quyền (tiếp nối đường Triệu Đà về phía đường Nguyễn
Trãi) và được trang bị với bãi đáp trực thăng trên mái. Thấy Thắng xúng xính trong bộ com-lê mới
cắt chỉ, tôi cười khà khà,
“Đi
đâu mà đóng bộ sang như Tây vậy? Nếu có
thêm chị Mỹ già nắm tay đi dung dăng dung dẻ là đúng . . . hệ thống quân giai. Hay mày cả gan đi hỏi vợ mà không cho tao biết?”
“Nhân
ngày Quân lực 19 tháng Sáu, tao lên Washington, D.C. dự diễn hành rồi ghé thăm ‘ông
thầy’ là ông Văn ở Falls Church, Virginia.
Hôm nay trên đường về Ca-li xui xẻo làm sao mà gặp cái mặt hãm
tài của mày,” Thắng cười toe tận mang tai.
“Tại
sao phải diện bộ đồ vía le lói để đi dự ngày Quân lực hay viếng thăm sếp
cũ, dù là ông sếp cao nhất xứ?
Tao nghi thế nào cũng có liền bà con ghế dính vô,” tôi chun mũi không
tin.
Thắng hiểu ra và phá lên cười,
“Mày
suy bụng ta ra bụng người, đoán Dần đoán Mẹo mà trúng được một nửa. Sau ngày Quân lực, tao lên New Haven,
Connecticut dự lễ tốt nghiệp của Liên Phương.”
“Liên
Phương . . .?” tôi đưa mắt dò hỏi.
“Cô
con út của ông bà Văn. Ngày đó cổ
còn nhỏ xíu và lại bị ổng cấm không cho lai vãng qua khu doanh trại nên
mày không biết. Mỗi lần tao có việc vô
trong nhà, cổ quấn quýt bên tao, chú ruột cũng không bằng. Cô ‘công chúa’ của tao học trường Tây mà lại giỏi
tiếng Việt và mê đọc Ngàn Lẻ Một Đêm của Scheherazade và truyện kiếm hiệp
Kim Dung như Anh hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại hiệp, và Cô Gái Đồ
Long. Cổ mê Quách Tỉnh và
Hoàng Dung trong truyện Anh hùng Xạ Điêu không thua gì tao.”
* * *
Văn sinh năm 1921 tại thủ đô Vạn Tượng của Lào, con
duy nhất trong một gia đình tiểu thương khiêm tốn, sau khi đậu diplôme
(bằng Trung học Đệ nhất cấp Pháp) đi làm công chức kho Bạc (ty Ngân khố), và năm
1949 theo cha mẹ về Việt nam. Tình cờ, ông
được gửi đi thụ huấn và tốt nghiệp khóa huấn luyện sĩ quan tại Cap St. Jacques
(Vũng Tàu) lúc đã gần 30 tuổi. Vị thiếu
úy độc thân gặp Toại kém ông bốn tuổi, mới ly dị chồng, và bị gia đình ruồng bỏ.
Toại là con gái lớn trong số bảy anh em của một gia
đình điền chủ giàu có ở Sóc Trăng. Cha
bà gả bà cho con trai của bạn là một điền chủ giàu có khác. Hai bên sui gia môn đăng hộ đối, nhưng bà gặp
phải người chồng đổ đốn hư hèn. Lúc đầu,
bà bỏ về nhà cha mẹ, nhưng về sau hết chịu nổi bèn xin ly dị, điều không thể chấp
nhận trong nền luân lý cổ xưa. Cha mẹ bà
lại phản đối khi bà và Văn yêu nhau và lấy nhau, một chuyện khó tin trái với dự
liệu của mọi người. Đối với gia đình bà,
dù là một sĩ quan trong quân đội, ông chỉ là “thằng Lào” lang bạt nghèo mạt. Về sau, khi ông đạt tới những địa vị cao ngất,
họ mới đổi sang thái độ kính trọng nâng niu ông bà.
Sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, ông bà Văn gửi
hai cậu con trai lớn ra ngoại quốc: Hào
sang Paris du học năm 19 tuổi, và Hùng sang Hoa Thịnh Đốn học trung học trước
khi tròn 17 tuổi, tuổi động viên. Cuối
năm 1974, khi tình hình chính trị và quân sự trở nên trầm trọng, đến lượt Liên
Phương bị gửi đi. Ông bà cầu cứu John
Frazer, trung tướng Mỹ hồi hưu ở Farmington, Connecticut, và nhờ ông này bay
sang Sài gòn, làm giấy tờ nhận cô bé 13 tuổi làm con nuôi, và đưa cô sang Hoa kỳ
ở. Frazer trước phục vụ ở Việt nam và đã
gặp và quen với Liên Phương năm cô lên bảy.
Thắng kể lại, giọng nói hơi xúc động,
“Để
chuyện gởi con gái đi không bị tiết lộ ra ngoài, ông bà Văn ở nhà và giao cho
tao đưa Liên Phương ra phi trường. Bộ mặt
ngơ ngáo buồn xo của cổ khiến tao nao nao trong lòng.”
“Gửi
con trai ra ngoại quốc để khỏi bị động viên đi lính thì dễ hiểu, nhưng gửi con
gái nhỏ đi thì tao chịu thua, không hiểu được lòng mấy người quyền cao chức trọng
đó,” tôi lắc đầu.
“Tao
nghĩ ổng đoán miền Nam sắp mất, gởi cổ đi để cổ sẽ sống
sót; ông bả ở lại có thể bỏ mạng trong trận chiến cuối cùng,” Thắng chép
miệng.
“Đối
với thằng dân ngu khu đen như tao, đó là giải pháp ngu xuẩn. Họ thảy cô bé chưa đến tuổi dậy thì đơn độc một
mình vào xứ người, không biết bao giờ mới gặp lại cha mẹ, và ngay cả không biết
họ sẽ sống sót hay không. Họ không màng
tới tổn hại tâm lý sẽ bám theo cô suốt đời,” tôi cất cao giọng.
Trước khi chia tay lên chuyến bay Pan Am rời phi trường
Tân Sơn Nhứt, Liên Phương nắm tay Thắng, “Chú rán làm sao đừng có chết để mai mốt
gặp lại con nghen.” Nước mắt chảy
dài trên má; lần đầu tiên từ khi rời khỏi nhà, cô khóc – không thành tiếng.
Farmington là một thành phố nhỏ cách Hartford thủ phủ
Connecticut khoảng 10 dặm Anh. Với vốn
liếng Anh ngữ không quá dăm ba câu chào hỏi, Liên Phương được đưa đến trường tiểu
học, làm quen với các sinh hoạt học đường lạ hoắc, và bị bọn học trò Mỹ khinh
khi chế biếm. Ở nhà, được “uncle John”
và “aunt Mary” (vợ ông Frazer) dạy thêm tiếng Anh, nhưng cô học phần lớn bằng
cách xem ti-vi và thu băng các tuồng ti-vi thông dụng phát hình mỗi
tối như Brady Bunch và Bionic Woman rồi ban đêm nghe lại trong
khi ngủ để nhập tâm lời đối thoại.
Chín tháng sau, ông bà Văn và gia đình của hầu hết các
em bà di tản ra khỏi Việt nam và định cư ở Falls Church, và Liên Phương về sống
với cha mẹ và chính thức trở thành “người tỵ nạn trong cộng đồng lưu tán
(diaspora).” Cô bị đẩy vào trường trung
học công và trải qua bốn năm cô độc và cô đơn. Suốt thời gian đó, ngày nào cô cũng đứng cùng
một chỗ tại trạm chờ xe buýt đi học, nhưng không hề nói chuyện hơn hai câu với một
người bạn cùng trường. Liên Phương học rất
giỏi, nhưng thường bị bọn học trò quái ác gọi là “con Vi-Xi,” “mu mu
mu” (tiếng kêu của bò, tiếng Anh “cow” đọc lên nghe giống như họ của cô),
“gook” (tiếng miệt thị gọi dân Á châu), v.v.
Ông giáo sư toán ghét bỏ cô ra mặt, không những xỉa xói cô ở trường mà còn
tới nhà ông bà Văn (gần nhà ông ta) chỉ mặt, “Sao cô không cút về xứ cho rồi?”
Liên Phương ngậm đắng nuốt cay một mình, không thố lộ
với người lớn vì biết họ có bao nhiêu chuyện điên đầu khác phải lo. Cô vùi đầu vào việc học, rảnh rang lúc nào chui
vào thư viện công cộng nghiên cứu sách vở lúc đó. Cô khám phá ra ngôn ngữ và văn chương là một nguồn
an ủi tinh thần lớn lao khi tình cờ đọc được tập thơ The Wasteland (Khu
hoang địa) của T. S. Elliot (1988 - 1965).
Cô tìm thấy trong tập thơ những khắc khoải đớn đau của chính mình, cảm
thấy cuộc chiến bên nhà là hoang địa, và nghĩ tới làm sao hàn gắn vết thương
sau khi thoát khỏi hoang địa.
Liên Phương tốt nghiệp với điểm trung bình gần như
hoàn hảo, không hoàn hảo vì ông thầy toán có óc kỳ thị không cho cô điểm cao nhất. Nếu trung học đối với cô là một kinh nghiệm
kinh hoàng thì đại học là một cộng đồng trí thức tuyệt vời để học hỏi, trao đổi
kiến thức và quan điểm với giáo sư và bạn bè.
Đại học Mount Holyoke ở South Hadley, Massachusetts là một đại học nhân
văn dành cho nữ sinh viên. Cô tốt nghiệp
cử nhân chính trị học Magna Cum Laude (tối danh dự) và lãnh phần thưởng thủ
khoa.
Năm hai mươi ba tuổi, Liên Phương được nhận vào trường
Luật Đại học Yale ở New Haven, Connecticut nổi tiếng thế giới. Cô học giỏi, được bạn bè và giáo sư kính trọng
và yêu mến, và năm thứ ba (năm cuối cùng) được cử làm biên tập viên của Yale
Law Journal, một tạp chí đăng khảo luận luật pháp của các giáo sư của trường,
một vinh dự không dễ gì mà có. Thắng bay
từ Ca-li lên dự lễ tốt nghiệp của cô.
Ra trường, Liên Phương làm luật sư cho hãng luật có tầm
vóc quốc tế Paul, Weiss & Rifkind ở New York. Sáu năm sau, cô chuyển sang dạy luật khoa: đầu tiên bảy năm tại trường Luật Brooklyn ở
New York; tiếp theo 12 năm tại trường Luật Đại học William & Mary ở Williamsburg,
Virginia; và từ năm 2013 trường Luật Đại học Chapman ở Orange, California.
Liên Phương là chuyên gia luật thương mại, luật khế ước,
và luật đầu tư quốc tế nổi tiếng. Tháng
Ba năm 1996, cô và một đồng nghiệp tại Brooklyn được mời về Việt nam với danh
nghĩa dạy một khóa ngắn hạn về luật thương mại tại Đại học Luật khoa Sài gòn và
Hà nội. Lúc này, Hà nội chưa được nhận
vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO, đang mong mỏi Hoa kỳ xếp mình vào tình trạng
tối huệ quốc (most-favored-nation status), và muốn làm màu rằng mình sẽ cải tổ
luật lệ trong nước để tuân thủ luật lệ mậu dịch quốc tế. Bài giảng sửa soạn kỹ lưỡng, nhưng hai giáo
sư Brooklyn chỉ được mời thảo luận lấy lệ với chức sắc đại học và khi vào lớp tiếp
xúc với sinh viên, trả lời các câu hỏi về hệ thống tư pháp Hoa kỳ. Liên Phương dùng thời gian còn lại của chuyến
đi để tìm lại dĩ vãng Sài gòn xưa và về miền Tây thăm cậu Năm Quang, em mẹ cô. Năm 1975, cậu là Việt Cộng nằm vùng, thuộc
phe thắng cuộc, và không di tản với bà Toại.
Đi Việt nam về, Liên Phương ký hợp đồng với một nhà xuất
bản tiếng tăm để ấn hành cuốn tiểu thuyết đầu tay, The Bridge to Shadow
(Cây cầu đi về bóng tối). Tác phẩm này gây
chấn động trong giới văn học Hoa kỳ vì là cuốn sách đầu tiên mô tả chiến tranh
Việt nam qua nỗi lòng của một người Việt.
Mùa thu 1998, vẫn làm giáo sư tại Brooklyn, cô được mời dạy một lục cá
nguyệt ở trường Luật Đại học Duke, một đại học tư ở Durham, North Carolina với
tư cách giáo sư biệt thỉnh. Cô có dịp gần
gũi giáo sư Bill Van Horn, một chuyên gia luật hiến pháp lẫy lừng. Ông lớn hơn cô gần 30 tuổi, có con trai lớn lớn
tuổi hơn cô, và đang chờ ly dị bà vợ thứ ba.
Hai người quyết định có con với nhau, và năm 2002 bé gái Marlene ra đời;
cô bé mang họ mẹ.
Sau đó, Bill và Liên Phương làm giấy giá thú và sống chung
ở Orange, California. Trong căn nhà rộng
thênh thang còn có một người thứ tư:
Trúc, “mẹ thứ hai” của Marlene.
Trúc là bạn thân của Liên Phương thuở ấu thơ ở Sài gòn, di tản sang
Vancouver, Gia Nã Đại, lấy chồng nhưng gia đình sớm đổ vỡ, và dời hẳn sang Hoa
kỳ ở với Liên Phương. Hai người đàn bà đi
đâu cũng có nhau như bóng với hình, một bước không rời. Sống chung với vợ con vài năm, Bill lâm bệnh
nằm liệt giường khá lâu rồi qua đời, thọ 85 tuổi.
Liên Phương thành công về nghề nghiệp, giàu sang, và bên
ngoài bình thản trong đời sống hàng ngày, nhưng bên trong, cô mắc chứng đa nhân
cách, một dạng rối loạn tâm thần. Mỗi khi
cơn bệnh bộc phát, cô trở thành một người đàn bà khác; khi thì Mai, khi thì
Cécile; và nói về mình như về một người thứ ba.
Cô đi bác sĩ tâm thần đều đặn, nhưng chăm sóc hỗ trợ và tâm lý trị liệu chỉ
kiềm chế và ngăn chận triệu chứng tâm bệnh chứ không thể chữa khỏi.
Danh giá và tiền tài dư thừa, nhưng hạnh
phúc bản thân theo nghĩa thông thường thì dường như lảng tránh cô “công chúa.” Thật đúng là,
Cây cao thì gió càng lay,
Càng cao danh vọng, càng dày gian nan.
(Ca dao)
Nguyễn Ngọc Hoa
Ngày 28 tháng Sáu, 2023
***