728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

      PHI LONG 51: Hai Phi Vụ Nhớ Đời - 47 Năm Nhìn Lại

                           Hai Phi Vụ Nhớ Đời - 47 Năm Nhìn Lại


      PHI LONG 51

          Lời người viết:

          Nhận thấy hơn 4 thập kỷ qua, tất cả nguồn tin liên quan tới những gì xảy ra tại phi trường Tân Sơn  Nhứt vào những ngày cuối tháng tư năm 1975  đều không đúng và khốn nạn nhất là lời đối thoại của người viết với cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ bị thay đổi 1 cách trâng tráo.  

         Vì tôn trọng sự thật người viết ghi lại những dữ kiện với 1 mục đích duy nhất là làm trong sáng 1 giai đoạn đen tối của lịch sử mà rất nhiều người tùy tiện ghi lại.

         Thí dụ:

         - Quyển sách mang tên "Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa  1955-1975" phát hành năm 2005 ở Úc Châu, sử da của quyển sách mệnh danh là Quân Sử nầy tùy tiện phóng uế, noi gương tên Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Tuyên Truyền Trần Huy Liệu của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã và đang tẩy não mọi thế hệ người Việt qua kiệt tác "Anh hùng thiếu nhi Lê Văn Tám" :

         *Trang 156 " hai chiếc khu trục A-1H của Phi Đoàn 518 Phi Long đã anh dũng ngăn chặn các đợt tấn công của địch vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Khi trời sáng, có thêm hai A-1H của Phi Đoàn 514 Phượng Hoàng (lúc đó đã di tản về Bình Thủy) Bốn chiếc khu trục quay sang tấn công quân địch ở hướng Phú Lâm" (gán cho những việc mà người viết không làm thì không nên) 

         *Trang 198 ghi rằng " các khu trục cơ của hai Phi Đoàn 514 Phượng Hoàng và 518 Phi Long từ Bình Thủy bay lên "

         * Nhưng trang 348 sử da nầy phán về Thiếu Tá Trương Phùng " Trong cơn mưa pháo kích dữ dội vào phi trường Tân sơn Nhứt từ tờ mờ sáng ngày 29 tháng tư 1975 và mặc dù anh không có tên trên phi vụ lệnh hành quân nhưng vì lo lắng cho sự an toàn của các bạn đồng đội, cho tình hình an ninh của phi trường, anh đã tình nguyện dẫn phi tuần mình cất cánh đầu tiên lên vùng trời Sài Gòn để giải trừ các giàn phóng hỏa tiễn, các ổ trọng pháo dang nhả đạn tới tấp vào đô thành và phi trường..."  như vậy Thiếu Tá Phùng cất cánh từ  Tân Sơn Nhứt hay Cần Thơ? hay cả 2 nơi chăng?

         *Và cũng trang 198 sử da nầy đã hùa theo tờ báo Tuổi Trẻ của Cộng Sản Việt Nam phao tin phét lác rất chi tiết về "Phi Đội Quyết Thắng " của tên Nguyễn Thành Trung để đầu độc và tẩy não mọi người suốt nhiều năm qua...

           - Năm 2008 tình cờ tôi đọc bài "Ky est Ky" trên mạng phanchautrinhdanang.com 30thangtu (đã ngưng hoạt động) nhà văn Phan Nhật Nam gọi người viết là "viên phi đội trưởng khinh mạng" xấc xược trả lời Tướng Kỳ và sỉ nhục chúng tôi (Thiếu Tá Phùng và người viết) là đám hỗn quan hỗn quân.

           -Cuối bài xin gửi 1 đoạn video  ngắn mà người viết có duyên lưu lại để làm sử liệu từ năm 2008.

          Đoạn video nầy được cố ký giả Don Harris thu hình sáng ngày 29/4/1975 từ sân thượng của khách sạn Palace, Sài Gòn và không biết vì lý do gì không được trình chiếu. Ngày 18 tháng 11 năm 1978 ông bị thảm sát ở Jonestown, Guyana. Mãi đến 33 năm sau, năm 2008 trong lúc dọn dẹp phim trường nhân viên tìm thấy và trình chiếu đoạn video nầy lần đầu tiên và duy nhất nhân dịp kỷ niệm 30 tháng 4 năm 2008. 

       (xin chú ý từ lúc thấy hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 bay theo và trúng chiếc AC-119K và từ đó cho đến khi thấy khói đen cuồn cuộn bốc lên từ mặt đất, mỗi đoạn không quá 15 giây).

          Riêng về các giới truyền thông, phim ảnh, sử gia, ký giả thổ tả nước ngoài, kể cả người Việt, tất cả đều bẻ cong sự thật về 2 ngày 28 và 29/4/1975 tại phi trường Tân Sơn Nhứt mà người viết có duyên làm chứng nhân.

       Cầm đầu là ký giả tự xưng sử gia người Pháp, tên Olivier Todd xuất bản tác phẩm " Cruel Avril, 1975 " Anh ngữ hay "La Chute de Saigon"  Pháp ngữ vào năm 1987 tại Paris và sau đó mọi người ca tụng và xem quyển nầy như là quyển Thánh Kinh.

      Hàng ngàn chi tiết trong quyển sách nầy có bao nhiêu điều đúng người viết không biết nhưng tất cả chi tiết tại phi trường Tân Sơn Nhứt chiều 28 và sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975 thì hoàn toàn sai sự thật. Tên ký giả nầy đã trâng tráo thay trắng đổi đen, cố tình bôi nhọ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung và Không Quân Việt Nam Cộng Hòa nói riêng.

      - Vì sự thật của lịch sử.

      - Vì danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

      - Vì danh dự của anh linh các tử sĩ vị quốc vong thân sáng ngày 29/4/1975 Thiếu Tá Trương Phùng Phi Đoàn 518, Trung Úy Trang Văn Thành Phi Đoàn 821 khiến người viết xin thay mặt gia đình Thiếu Tá Trương Phùng: chị Trương Phùng Lộc, cháu Trương Phú Sĩ, cháu Trương Thị Thủy Tiên cùng bửu quyến Trung Úy Trang Văn Thành: chị Võ Thị Hòa (cháu gái Thiếu Tướng Võ Xuân Lành, Tư Lệnh Phó Không Quân) cháu Trang Võ Thành Thái và cháu Trang Thị Đan Thanh cực lực lên án ký giả tự xưng sử gia người Pháp tên Olivier Todd và giới truyền thông thổ tả là những kẻ bất lương. Bọn thổ tả nầy đã trâng tráo thay trắng đổi đen tất cả những dữ kiện đã xảy ra tại Tân Sơn Nhứt vào buổi sáng 29 tháng 4 năm 1975 với mục đích nhục mạ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng như đầu độc, tẩy não mọi người qua nhiều thế hệ. 

      Tác phẩm nầy được các ông Phạm Kim Vinh và Dương Hiếu Nghĩa chuyển ngữ.

      Xin mời xem trang 320 của Quyển “Tháng Tư Nghiệt Ngã” do dịch giả Dương Hiếu Nghĩa.

        24. Chương 21 - Ngày 29/4: Hãy Tắt Hết Đèn

       Ngày 29 tháng 4, 1975

      Vào lúc 4 giờ chiều, pháo binh Bắc Việt càng bắn càng chính xác, tác xạ tập trung phần lớn vào các đường bay của phi trường Tân Sơn Nhất,... Bộ Tổng Tham Mưu Miền Nam Việt Nam và Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Ở phi trường thì các kho xăng kho đạn, xe vận tải, xe nhỏ quân sự hay dân sự bị trúng đạn đang bốc cháy khắp nơi. Bộ binh Bắc Việt  không thể ở quá xa vì các quả đạn bách kích pháo và những hỏa tiễn phát nổ với ngọn lửa còn đỏ, và xanh lục. 

                                  .  .  .  .  .  .  .  .  .   .  .  .  .  .   .   .

      Trời sáng dần... Các phi công của những phi cơ F.5 và A.37 cuối cùng cất cánh lên được và bay đi luôn không trở lại. Các phi công này giống như những phi công còn muốn chiến đấu đều không điều động được phi cơ vì vướng hằng trăm binh sĩ Miền Nam đang nằm rải rác khắp các đường bay. Nhân viên của trạm kiểm soát không lưu không thể làm việc được. Một phi công của chiếc AC.119 đặc biệt bướng bỉnh vì không đúng nhiệm vụ mà cứ cất cánh bay lên đánh vào các vị trí cộng sản mà anh thấy rõ chung quanh Sài Gòn, trở lại lấy thêm bom đạn, bay lên nữa, và đến 6 giờ 46 thì anh bị một hỏa tiễn SA.7 bắn rơi.

      ………………………………………………………………….

      Tướng Nguyễn Cao Kỳ lái chiếc trực thăng của ông ta lên, bay chung quanh Sài Gòn, ông thấy một pháo đội Bắc Việt đang tác xạ, mỗi phút một phát. Ông bắt liên lạc được với một đội Skyriders đang bay từ Cần Thơ về:

      - Đây Nguyễn cao Kỳ đây, phải tiêu diệt các pháo đội địch nầy.

      - Nhận rõ, nhưng tôi chỉ còn có một quả bom, sĩ quan chỉ huy trả lời.

      Đúng là giờ đã điểm, đối với những chiến trận danh dự không đáng kể!

       (Hết trích)

          Với sự khuyến khích của nhiều bạn hữu, lợi dụng trí óc chưa bị mai một, dù biết rằng tiếng nói của người viết quá muộn màng và tựa như tiếng gào giữa đại dương, người viết cố gắng ghi lại từng chi tiết Thật.

           Xin những chứng nhân sống còn tại thế: Trung Tá Nguyễn Quốc Hưng, Trung Tá Nguyễn Quốc Thành, Trung Tá Lê Văn Bút, Trung Tá Nguyễn Văn Mười, Trung Tá Nguyễn Quan Vĩnh, Thiếu Tá Trần Ngọc Hà, Thiếu Tá Trần Thanh Long, Thiếu Tá Bạch Diễn Sơn, Thiếu Tá Hồ Ngọc Ấn, Thiếu Tá Nguyễn Văn Hai, Đại Úy Trần Kim Long, Đại Úy Lê Bình Liêu, Đại Úy Nguyễn Tiến Thụy, Đại Úy Đào Công Quận, Đại Úy Trương Minh Ẩn, Trung Úy Nguyễn Đình Xanh, Trung Úy Phạm Văn Luộm, Trung Úy Nguyễn Thành Bá, Trung Úy Trương Vĩnh Tân, Thiếu Úy Nguyễn Văn Chuyên, nhân viên đài Kiểm Báo Paris  nhân viên đài  Kiểm Soát Không Lưu Tân Sơn Nhứt (Saigon Control Tower) v...v... bổ túc và cho phép người viết ghi tên trong bài viết nầy.

           Năm giờ chiều ngày 28/4/1975, tôi cùng Trung Uý Nguyễn Thành Bá, hiện cư ngụ ở Dayton, Ohio, được lệnh cất cánh một phi tuần 2 chiếc A-1 Skyraider, bay lên Biên Hòa rồi nhận lệnh Trung Tá Phan Văn Mạnh, danh hiệu Đồng Nai -10 trên tần số FM của Phòng Hành Quân Chiến Cuộc, Sư Đoàn 3 Không Quân. 

          Từ khi di tản về Tân Sơn Nhứt ngày 21/4/1975, các phi cơ A-1 thường đậu bên trong và xung quanh hangar Hậu Trạm Hàng Không Quân Sự cũ, chúng tôi không cần đi bộ xa, nhưng hôm nay, xe đưa rước phi hành đoàn của Sư Đoàn 5 Không Quân đang chờ sẵn ngoài cửa để chở chúng tôi ra bãi đậu bên phía Tây khá xa, hơn cây số, gần trại Davis nơi chứa phái đoàn của  Đại Tá Cộng Sản Bắc Việt Võ Đông Giang.

          Hôm đó phi đạo sử dụng là phi đạo 25 L (Trái) nên chúng tôi phải di chuyển (taxi) ngược về hướng Đông của phi trường. Khi đến Hậu Trạm Hàng Không Quân Sự cũ, thấy Đại Tá Nguyễn Văn Lê, Tham Mưu Phó Hành Quân của Sư Đoàn 3 Không Quân nghiêm chỉnh đứng chào, tôi tự hỏi điềm gì? Đây là lần đầu tiên trong đời tôi có người đứng chào trước khi cất cánh. Có phải là chào vĩnh biệt chăng? 

          Tôi gọi anh Bá:

         - Hai (số 2) có thấy ông Lê đang đứng chào tôi? Không biết điềm gì đây?

          Nhớ lại ngày hôm qua (27/4/1975) lúc 2 giờ 30 chiều, trong phi vụ tuần thám vũ trang, phi tuần của tôi đang bay trên Long Bình với cao độ 5.000 bộ, nhiều đạn đại bác phòng không, khói đen, khói trắng nổ như pháo Tết cách cánh trái phi cơ chừng vài mươi thước, tôi liền báo động với Đại Úy Đào Công Quận bay chiếc số 2 và chúng tôi bay theo trôn ốc để lên cao độ.

         Khi đạt 12 ngàn bộ trên không phận Long Khánh nếu cao hơn có thể thiếu Oxy để thở, bay đến đâu, chúng tôi cũng thấy phía dưới bụng phi cơ khoảng chừng ngàn bộ có những cụm mây đen, mây trắng bay theo đến đó, y như cảnh trong phim Trân Châu Cảng. Nhìn xuống, những dàn phòng không rải rác ở Long Khánh đang bắn lên, nhiều đến đổi tôi không thể đếm được. Đây là độ cao an toàn nên tôi đùa với anh Quận:

         - Hai ! Anh đếm dùm, xem có bao nhiêu dàn phòng không?” 

         Anh trả lời ngay: 

         - Anh có biết mình vừa chết hụt không? Vậy mà còn giỡn nữa cha! 

         Sau hơn 30 phút làm bia thực tập dành cho lực lượng phòng không của Cộng quân, khi chúng ngừng bắn chúng tôi nhào xuống thả bom xuống đoàn xe khoảng 2 hay 3 mươi chiếc gần Ngã Ba Dầu Giây chạy về hướng Long Thành.   

         Sau này tôi được biết lúc đó Cộng quân đang tấn công Khu Huấn Luyện Long Thành, gồm Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, Trường Thiết Giáp v...v... Bọn chúng sợ chúng tôi yểm trợ  mặt trận này nên bắn vói từ xa và vô tình “tha mạng” chúng tôi. Nếu như chúng chờ thêm 1 phút nữa, chắc chắn chúng tôi khó sống sót với các dàn đại bác phòng không 37 ly và 57 ly điều khiển bằng radar.

         Thế mới nói đạn tránh mình chớ mình khó tránh đạn!

          Trời chiều ngày 28/4/1975 thật đẹp và trong sáng, nhưng có 1 hiện tượng lạ, một cụm mây đen nghịt, sấm sét liên hồi bao phủ trên Dinh Độc Lập. Đó là lúc đang làm lễ bàn giao giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tướng Dương Văn Minh. Điềm Trời đang khóc cho chính thể VNCH chăng?

          Khi đến Biên Hòa, Trung Tá Mạnh cho biết nhiệm vụ của chúng tôi là hộ tống toán Vũ Khí và Đạn Dược về Tân Sơn Nhứt sau khi phá hủy căn cứ Biên Hòa bằng chất nổ TNT và toán 10 chuyên viên nầy cần 1 giờ nữa để hoàn tất. Nhìn xuống bên dưới thấy rất đông dân chúng đứng trên đường, chạy dài từ cổng số 1 đến cổng số 2, mặt trông về phía phi trường. Trong phi trường, từ khu Đông sang khu Tây hoàn toàn vắng vẻ không 1 bóng người. Có lẽ mọi người đã di tản về Tân Sơn Nhứt? 

         Vào khoảng 5 giờ 45 phút, tôi nghe tiếng anh Bá bay chiếc số 2:

         - Một!  Anh có thể cho tôi xuống (bay thật thấp) coi căn nhà của tôi ở ngã ba Vườn Mít ra sao không?”

         Theo Huấn Thị Khu Trục, chúng tôi phải bảo vệ cho nhau, không ai có thể tách rời ra khỏi hợp đoàn như trường hợp của tên Nguyễn Thành Trung rời hợp đoàn để ném bom Dinh Độc Lập sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975 và tôi nghĩ có thể đây là phi vụ cuối cùng trên vùng trời Biên Hòa nên tôi đồng ý với anh Bá. Chúng tôi sẽ cùng nhau bay xuống. Tôi ra dấu cho Bá, đổi sang đội hình chiến đấu và lao xuống thấp.  

         Đang quẹo trái ở cầu Mới (cầu Hòa An) thình lình một phi tuần gồm 4 chiếc A-37 phía bên Cồn đâm thẳng ngay tôi. Tuy hoảng hốt nhưng với phản ứng tự nhiên, tôi kéo cần lái thật mạnh để phi cơ nghiêng cánh trái và vọt lên cao, đồng thời tôi “hét” trên tần số: 

         - Hai ! Coi chừng phi tuần 4 chiếc A-37 cùng cao độ (thấp) 

        Toát mồ hôi lạnh. Tạ ơn trên. Tôi vừa thoát hiểm trong nháy mắt, rồi nhìn theo 4 chiếc A-37 đang lướt về hướng Tây Nam với đội hình fingertip nhưng rất rời rạc (fingertip là đội hình cùng 1 bên theo số 1,2,3,4) Thì ra bọn họ không thấy phi cơ của chúng tôi. Lúc đó tôi nghĩ họ thuộc các phi đoàn A-37 ở Miền Trung di tản về Tân Sơn Nhứt, nhưng sao lại có những 4 chiếc? 

         Thông thường 1 phi tuần nhẹ chỉ có 2 chiếc, ít khi 3 chiếc do hoa tiêu có bằng Phi Tuần Phó hướng dẫn. Một phi tuần nặng gồm 4 chiếc hay nhiều hơn phải do phi công  có bằng Phi Tuần Trưởng dẫn đường. 

         Một phi vụ đặc biệt gì đây nên buột miệng gọi cho Bá:

         - Giờ này mà mấy thằng ma gà nầy còn mang bom đạn bay lang thang đâu đây?

          Vì thiếu cảnh giác, tôi không theo dõi họ mà lại bay ngược chiều, theo Quốc Lộ 1 với cao độ thấp khoảng 500 bộ hướng về Thủ Đức, quẹo trái đến Long Bình rồi theo Quốc Lộ 1 về Biên Hòa. Trên Quốc Lộ 1 xuất hiện nhiều xe thiết giáp, mỗi chiếc đậu cách nhau chừng trăm thước. Để khích lệ tinh thần bạn, tôi bay thấp hơn, vừa trên ngọn cây. Thình lình trên tần số UHF 233.8 (Ultra High Frequency) đài Kiểm Báo Paris chúng tôi được Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 3 Không Quân, danh hiệu Đồng Nai - 01 báo cho biết phi trường Tân Sơn Nhứt đang bị 3 chiếc A-37 ném bom.

         Theo linh tính, tôi vội đáp lời:

         - Như vậy phải là 4 chiếc A-37 vì chúng tôi mới vừa gặp họ cách đây không lâu.

         Tướng Tính giải thích:

         - Khi vào final (cận tiến sắp đáp) thì bọn nó ném bom. Tôi thấy chỉ có 3 chiếc xuống thả bom mà thôi.”

         Tôi cảm thấy lạnh cả người và không ngớt cầu nguyện cho vợ con tôi được bình an. Họ đang tạm trú ở cư xá của Phi Đoàn 431 cạnh Trung Tâm Giám Định Y Khoa cũ, sát bờ tường phía Nam của dinh Tướng Kỳ. Tôi vội vàng lên cao độ 4.000 bộ hướng về Tân Sơn Nhất và liên lạc với đài Kiểm Soát Không Lưu Tân Sơn Nhứt trên tần số VHF 118.3 (Very High Frequency). Lúc bấy giờ cả 2 tần số UHF của đài Kiểm Báo Paris và VHF của đài Kiểm Soát Không Lưu Tân Sơn Nhứt đều rất vắng vẻ khác thường. Tôi không nghe và không thấy phi tuần của bọn Nguyễn Thành Trung hay bất cứ chiếc F-5 nào bay lên truy đuổi. Vài phút sau, Tướng Tính cho biết thêm:

         - Bây giờ tình trạng phi trường Tân Sơn Nhứt rất hỗn loạn, nếu Phi Long 51 (danh hiệu của phi tuần tôi) có bay về thì nên thận trọng, coi chừng phòng không của mình. Chúng tôi không đáp được vì vậy chúng tôi phải bay đi Vũng Tàu.

          Sau này tôi được biết Chuẩn Tướng Từ Văn Bê, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân-Biên Hòa cùng với Tướng Tính chỉ huy cuộc phá hủy Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân rồi cùng nhau về Tân Sơn Nhứt trên chiếc trưc thăng UH-1.

         Lạ lùng nhất là có một vị Tướng Hải Quân viết sách cho rằng Tướng Tính không biết gì về cuộc phá hủy ở phi trường Biên Hòa và khuyên Tướng Tính gọi Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân. Cũng theo vị Tướng này, nhờ sự khuyên lơn và giúp đỡ của ông mà Tướng Tính mới liên lạc được với Trung Tướng Trần Văn Minh, nhưng cho đến nửa đêm Tân Sơn Nhất bị pháo kích nên cuộc điện đàm bị gián đoạn.

          Tướng Tính qua đời năm 1990 nên không thể đính chính chi tiết này.

          Nhớ lời cảnh báo của Tướng Tính và để tránh mọi hiểu lầm, khi về Tân Sơn Nhứt tôi và Bá bay cách phi trường khoảng 1 dặm, thỉnh thoảng tôi lắc đôi cánh nhè nhẹ thầm báo cho bên dưới biết chúng tôi về bảo vệ Tân Sơn Nhứt. Sau đó đài Kiểm Soát Không Lưu Tân Sơn Nhứt khẳng định với chúng tôi Hậu Trạm Hàng Không Quân Sự cũ bị hủy, 1 chiếc C-47 ở phía Tây phi trường đang cháy, nằm ở giữa taxiway Whiskey số 7 và hangar chứa máy bay hình vòng cung, cách trại Davis non 200 mét về hướng Bắc như tôi thấy đang bốc khói đen nghi ngút, vài ba chiếc phi cơ vận tải bị hư hại nhẹ vì mảnh bom nhưng 2 phi đạo và các đường di chuyển hoàn toàn không bị trúng bom. 

         Xin nói thêm, phía Nam của chiếc C-47 đang cháy chừng 30 hay 40 thước là bãi đậu phi cơ A-37 của các phi đoàn ở miền Trung và A-1 của 2 Phi Đoàn 514 và 518, tưởng tượng chỉ cần một quả bom rơi xuống đây thì phi trường Tân Sơn Nhất sẽ trở thành bình địa. Và nếu như các phi cơ A-1 không dời ra ngoài bãi đậu phía Tây lúc 1 giờ trưa nay thì các chiếc A-1 đậu trong Hậu Trạm Hàng Không Quân Sự cũ, mỗi chiếc mang 10 trái bom MK-81 trúng bom của bọn Nguyễn Thành Trung và phát nổ thì hậu quả sẽ khó lường. 

          Sau khi biết chắc chắn phi trường Tân Sơn Nhứt vẫn khả dụng, hai phi đạo và các đường di chuyển không hề bị trúng bom, chúng tôi không cần phải bay đi Cần Thơ nên tôi an tâm bay trở lại Biên Hòa để tiếp tục phi vụ nhưng trong lòng tôi lúc nào cũng đè nặng ý nghĩ tự trách mình thiếu cảnh giác, không theo dõi phi tuần 4 chiếc A-37 nầy. 

         Vào khoảng 6 giờ 40 phút chiều, Trung Tá Mạnh chạy xe ra đến cổng số 2 và bắt đầu đếm ngược (countdown) ra lệnh nổ bom. Thế là toàn vùng phía Tây của phi trường Biên Hòa nơi đặt Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân biến thành biển lửa bốc cao ngất trời. Sau đó Trung Tá Mạnh xác định lại ông chỉ được lệnh phá hủy Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân mà thôi. Đây là phần sở duy nhất của Không Quân, chứa những máy móc điện tử tối tân và đắt tiền bị phá hủy trước khi Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam.

          Trung Tá Mạnh chọn lộ trình di chuyển theo Quốc Lộ 1 về Thủ Đức qua Xa Lộ Biên Hòa  trên 2 chiếc xe Jeep cải biến dài hơn chiếc Jeep bình thường thay vì băng qua cầu Mới sang xa lộ Đại Hàn để về Tân Sơn Nhứt sẽ gần hơn. Hình như có Thiếu Tá Được của Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật và Tiếp Vận tháp tùng và trong vô tuyến tôi được nghe lời của Trung Úy Liêm, Đại Đội Trưởng Quân Cảnh Sư Đoàn 3 Không Quân từ chối theo đoàn về Tân Sơn Nhứt. Rồi vài phút sau đồn Quân Cảnh và trạm Tiếp Tân ở cổng số 2 bốc cháy. 

         Tôi bắt đầu bay mở đường để hộ tống đoàn xe. Trên xa lộ Biên Hòa thấy thật vắng vẻ, trên xa lộ Đại Hàn còn có những dòng xe chạy về hướng Sài Gòn. Từ cư xá Thanh Đa bay qua Tân Cảng và nhìn xuống tôi thấy ánh đạn lửa đan nhau như lưới, đầu cầu phía Bắc vài đám cháy trên mặt đường, khói đen bốc lên nghi ngút, chiến xa trên cầu không ngớt nhả đạn về phía Bắc. Có lẽ Cộng quân đã tiến sát Thủ Đô?

         Tôi gọi đài Kiểm Báo Paris nhưng họ cũng không biết chuyện gì xảy ra. Lúc nầy đoàn xe của Trung Tá Mạnh vừa vượt khỏi ngã tư Thủ Đức, tôi báo tình trạng tại cầu xa lộ nhưng Trung Tá Mạnh không muốn thay đổi lộ trình. Tôi phải làm gì đây? Nếu như đoàn xe nầy lọt vào bãi giao tranh, chắc chắn không ai sống sót. 

         Cố gắng thuyết phục và cũng như làm áp lực, tôi báo cho Trung Tá Mạnh biết chúng tôi sẽ lên cao độ 4.000 bộ và sẵn sàng thả bom nếu như đoàn xe của ông bị tấn công.

      Cuối cùng nhờ hồng phúc của 12 người trong đoàn, Trung Tá Mạnh quay đầu xe và hướng về xa lộ Đại Hàn. Trên xa lộ Đại Hàn gần ngã tư Bình Triệu, một chiếc xe cứu hỏa của Sư Đoàn 3 Không Quân không tài xế dừng bên đường với đèn hiệu chớp tắt liên hồi.

         Thành phố bắt đầu lên đèn. Đoàn xe bị quân cảnh cầu Bình Triệu chận lại, Trung Tá Mạnh than:

         -Làm sao chúng tôi có Sự Vụ Lệnh mà trình đây?

         Chừng mấy mươi giây sau, tôi gọi xuống Trung Tá Mạnh với hy vọng các anh Quân Cảnh đang đứng gần đó nghe được:

         - Đây là Phi Long 51, chúng tôi có nhiệm vụ hộ tống đoàn xe 2 chiếc của Trung Tá Mạnh về Tân Sơn Nhứt. Chúng tôi đã bay hơn 3 giờ và cũng gần hết xăng. Xin các anh Quân Cảnh thông cảm cho họ qua cầu.

         Vừa nói xong, từ cao độ 2.000 bộ tôi nhắm ngay đoàn xe và tiếp theo chiếc số 2 của anh Bá cũng làm cho mọi người dưới đất ù tai. Vài ba phút sau Trung Tá Mạnh mời chúng tôi đúng 10 giờ đêm đến câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc để tạ ơn. Thì ra ông không hay biết gì về việc Tân Sơn Nhứt bị ném bom, nên tưởng câu lạc bộ còn mở cửa? Tôi từ chối, đây là bổn phận của chúng tôi vã lại chúng tôi còn phải lo cho vợ con.

          Thành thật cảm ơn các anh Quân Cảnh đồn Bình Triệu đã thông cảm, bằng không tôi không biết phải làm sao để giúp toán Vũ Khí và Đạn Dược của Trung Tá Mạnh?

          Sau khi hội ý và tin tưởng khả năng của anh Bá, tôi quyết định đáp xuống Tân Sơn Nhứt với bom đạn lúc 8 giờ tối ngày 28/4/1975. Việc mang bom đạn về đáp cũng khá nguy hiểm nếu thiếu khả năng gây tai nạn thì hậu quả sẽ khó lường, nhất là đáp ban đêm. Đây là lần thứ nhì tôi đáp đêm với bom đạn. 

          Lần thứ nhất 4 giờ sáng ngày 20/4/1975.

         Sau khi lệnh đình động được giải tỏa, 1 Biệt Đội 518 lập tức biệt phái Cần Thơ ngày 5 tháng 4 năm 1975 do Thiếu Tá lê Văn Sang, Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 518 hướng dẫn 10 hoa tiêu cùng 10 chiếc A-1. Tôi và Thiếu Úy Nguyễn Văn Chuyên, hiện ở Garden Grove, Cali bay phi vụ đầu tiên, có mặt lúc 8 giờ sáng trên trận chiến khoảng 25 dặm Tây Nam Cần Thơ. Vì quân bạn chỉ cách con kinh nơi đặt chốt kháng cự của Cộng quân 150 thước, Tân Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh (nhưng ông tự xưng là Đại Tá) không cho thả bom.

         Tôi có thói quen mỗi phi vụ hành quân thường xin tần số FM để biết chính xác vị trí của quân bạn hầu tránh việc thả bom lầm. Thường thường ở vùng đồi núi khoảng cách an toàn cho quân bạn phải 200 thước, vùng đồng bằng chỉ cần 100 thước nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên Tướng Trường được A-1 yểm trợ nên ông e dè ? Để ông an tâm, tôi xin ông lui quân 50 thước.

         Sau khi thấy khói màu tím do tôi yêu cầu quân bạn thả, chúng tôi lần lượt thay nhau  thả hết 12 trái bom MK-82 (cân nặng 500 cân Anh mỗi trái và 6 trái mỗi chiếc phi cơ) và  nhiều tràng đại bác 20 ly tiếp theo cho đến hết 800 viên đạn đai bác 20 ly.

         Hai hôm sau, trong khi chúng tôi dùng cơm trưa ở câu lạc bộ Cửu Long của Sư Đoàn 4 Không Quân,trong chương trình Tin Tức Chiến Trường đài truyền hình Cần Thơ phát hình hai chiếc A-1 Skyraider thay phiên thả từng trái bom xuống những chốt kháng cự của Công quân. Tiếp theo là cảnh các chiến sĩ thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh xung phong tiến chiếm mục tiêu với sự yểm trợ từ trên không bởi các con chim sắt nhả những tràn đại bác 20 ly. Sau cùng là cảnh 1 chiếc A-1 sau khi bắn 1 tràn đại bác biểu diễn 1 cái roll (bay xoáy 360 độ) cách mặt đất khoảng 100 thước. Mọi người đều khen ngoạn mục nhưng Thiếu Tá Sang hiểu lầm, quay sang cảnh cáo tôi vi phạm an phi. Thật là oan cho tôi.

         Vừa nhận phòng trong cư xá vãng lai của Sư Đoàn 4 Không Quân, tôi nhận được 1 giọng nói thân thương của ngày xưa, Đại Tá Nguyễn Văn Bá cựu Không Đoàn Tưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật, hiện đang là Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ 40 Không Quân:

         -Sao ! Tôi sắp xếp cho mấy chú ở đó được không ?

         Trong ngạc nhiên tôi reo mừng :

         -Sao ông Chủ biết chúng tôi xuống đây ?

         Sau gần 3 năm tôi mới có dịp nghe lại tiếng của ông. Trưa hôm sau tôi rủ Thiếu Tá Nguyễn Văn Hai, hiện ở San Jose, Cali sang thăm ông. Vừa bước vào văn phòng Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ 40 Không Quân Cần Thơ, tôi gặp Thiếu Tá Lê Trí Thiệt, Phi Đoàn 217, người đàn anh trên tôi 1 khóa, mặc bộ Kaki vàng, trên ngực đầy huy chương làm tôi lóe mắt. Dường như anh vừa dự buổi lễ gắn huy chương, 1 chiếc Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao bạc loại thòng gắn bên trên những hàng huy chương cuốn vừa vàng vừa bạc vừa đồng. Chứng tỏ anh đã lập rất nhiều chiến công hiển hách trong những năm qua. Có thể anh và anh Trần Văn Chơi Phi Đoàn Lạc Long 229 vinh thăng Thiếu Tá sớm nhất của Khóa 67 C.  Sau hơn 6 năm mới gặp lại nhau, tôi chưa kịp vòi vĩnh thì anh chào tôi:

         - Cái thằng Đại Úy kia ! Mầy gặp Thiếu Tá mà không chào là sao ?

         -Thì Thiếu Tá muốn Đại Úy chào thì dể lắm, Thiếu Tá cho nó vài ba cái huy chương nhưng phải từ bạc trở lên mới chịu chứ đồng nó điếu lấy. Tôi đáp lại.

          Anh Thiệt quay sang Đại Tá Bá:

         -Pa Pa ! Cho thằng nầy vài cái huy chương Pa Pa.

         Ông Chủ (Đại Tá Bá) phì phà ống vố (pipe) rồi trả lời:

         - Mấy chú Lương Sơn Bạc nầy không cần mấy thứ đó. Chú chọn cho tôi 1 ngày cho chú  1 chầu đặc sản Tây Đô.

         Sau gần 3 năm thầy trò chúng tôi mới gặp lại, ông Chủ vẫn như xưa, trẻ trung, mạnh khỏe. Vì ngày làm việc không tiện quấy rầy ông, chừng vài mươi phút sau chúng tôi từ giả ông và Thiếu Tá Thiệt hẹn 7 giờ tối ngày 10 tháng 4 năm 1975 trở lại đây nhưng không phải là 1 mình tôi mà là 10 người của Biệt Đội 518. Dù ông Chủ không nói nhưng tôi biết ông muốn tôi hãnh diện với anh em của Biệt Đội 518 biết được là tôi có 1 ông sếp cũ nhưng vẫn nhớ tới 1 tên lính nhỏ bé ngày xưa.

          Chúng tôi trình diện đúng giờ và trước khi vào bàn, ông Chủ khoe chứng bệnh loét bao tử của ông đã khỏi hẳn. Ông mời mọi người chung vui với ông 1 bữa, không say không về, ngoại trừ những ai trực đêm chỉ nên thấm môi mà thôi. Nhờ ông thổ công Thiệt, chúng tôi được thưởng thức những món đặc sản Cần Thơ như tôm càng đúc lò, cá lóc nướng trui, nem chua v...v... nhưng đặc biệt nhất là rượu đậu nành màu vàng hổ phách gia truyền của gia đình 1 đệ tử của anh Thiệt mang tới.

         Ông Chủ kể chuyện ông vừa gặp Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân. Tướng Minh cho biết trong buổi họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Toàn hỏi ông "Thằng Bá bây giờ ở đâu ?" Tướng Mính trả lời " ... Nó sợ anh thấy mẹ...Nó chạy trốn ở dưới Cần Thơ"

         Thầy trò chúng tôi ôm bụng mà cười. Đây là bí mật của chúng tôi. Những người xung quanh không hiểu tại sao chúng tôi cười 1 cách sảng khoái. (sẽ đề cập ở đoạn cuối)

          Đến 9 giờ đêm, rượu ngon chưa cạn, đột nhiên ông Chủ bảo :

         -Ngưng ngay ! Mấy chú trở về bển đi ( về phi trường Trà Nóc) Tôi linh tính đêm nay sẽ có chuyện.

         Tôi ngạc nhiên, chưa bao giờ ông cắt ngang cuộc vui của chúng tôi. Trong lúc vội vã ra về, tôi quên không mang về hơn nửa bình rượu đậu nành ngon tuyệt vời, lòng tiếc rẽ. Nhưng linh tính của ông Chủ rất chính xác, trước khi vào cổng phi trường Trà Nóc, chúng tôi nghe tiếng pháo kích vọng sang từ thị xã Cần Thơ. Hai phi tuần trưởng trực đêm Thiếu Tá Sang và Thiếu Tá Hai xông xáo cất cánh bay lên bỏ lại 2 phi tuần viên Trung Úy Nguyễn Thành Bá  và Thiếu Úy Nguyễn Văn Chuyên.

         Đến 12 giờ 30 phút đêm lệnh điều động thêm 1 phi tuần nữa. Biệt Đội Trưởng, Thiếu Tá Sang chưa về đáp, 2 phi tuần trưởng khác có vẽ đã quá chén ? 

         Trung Úy Bá đồng ý ngồi ghế phải với tôi trên chiếc AD-5, nếu tôi quờ quạng anh sẽ giựt cần lái và tôi sẽ buông tay. Chúng tôi cất cánh khoảng 1 giờ đêm và phát giác chiếc phi cơ quan sát Phi Đoàn Sao Mai 114 trước kia ở Nha Trang di tản về Cần Thơ không mang theo bất cứ vật gì để đánh dấu mục tiêu và hôm đó là đêm trừ tịch (30 âm lịch). Chúng tôi bay vòng vòng thi gan cùng Cộng quân. Chừng hơn 1 giờ sau vài ánh sáng lóe lên. Thật là may mắn, các tia sáng nầy nằm trong tầm thả bom, tôi lao xuống và báo:

         - Một in hot. (số 1 vào thả bom)

         Đồng thời nghe tiếng Sao Mai :

         -Phi Long thấy tụi nó bắn lên không ?

         Nhờ ánh lấp lánh của dòng nước Hậu giang tôi nhận ra mục tiêu nhưng vì châm chú tới mục tiêu nên không thể trả lời. Tiếng Sao Mai reo lên:.

         - Số 1 thả bom như để.

         - Không phải số 1 thả bom mà là rượu đậu nành thả đó bạn à. Tôi trả lời nhưng chỉ có anh Bá và anh Chuyên hiểu mà thôi.

         Như đã thỏa thuận (briefing) trước đó, tránh trường hợp bị mất dấu, anh Chuyên và tôi thay nhau thả hết 12 trái bom MK-82 và về đáp khoảng sau 3 giờ sáng.

         Tôi không ngủ được cứ trằn trọc vì quan ngại các tấn bom vừa thả, mặc dù phi hành đoàn Sao Mai khen đáo để, rồi tôi thiếp đi và không biết bao lâu tiếng chuông điện thoại reo lên. Tôi lặng cả người khi nghe giới chức đầu dây là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam muốn gặp phi tuần trưởng của phi tuần thứ nhì. Nhìn đồng hồ gần 5 giờ sáng. 

          Thôi thì bụng làm dạ chịu, tôi trả lời ông "Dạ thưa Thiếu Tướng là tôi" nhưng trong lòng bắt đầu đánh lô tô, cầu nguyện cho số thương vong càng ít. Đến khi ông hỏi tên tuổi của phi tuần thứ nhất tôi mới giảm bớt căng thẳng.

          Cả biệt đội bị tôi đánh thức và tụ xung quanh tôi để nghe Tướng Nam nhân danh Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng IV Chiến Thuật tuyên dương công trạng trước Quân Đoàn 5 anh em chúng tôi (Thiếu Tá Sang, Thiếu Tá Hai, Trung Úy Bá, Thiếu Úy Chuyên và tôi) đã giúp Sư Đoàn 21 Bộ Binh thu hồi 2 khẩu đại bác 105 ly. Ông thay mặt đồng bào thị xã Cần Thơ cám ơn chúng tôi đã chận đứng 1 cuộc tắm máu. Ông cho biết Cộng quân đã chiếm 2 khẩu đại bác 105 ly ở quận Bình Minh rồi chúng kéo xuống bờ sông Hậu để pháo vào Bến Ninh Kiều, 2 cái chành còn nằm trên bờ nhưng 2 khẩu súng bị rớt xuống sông và bây giờ anh em Sư Đoàn 21 Bộ Binh đang lặn hụp để trục nó lên. Ông nói thêm chúng tôi xứng đáng được ân thưởng trước Quân Đội nhưng vì trong quyền hạn, ông chỉ ân thưởng chúng tôi cấp Quân Đoàn ( Anh Dũng Bội Tinh Với Ngôi Sao Vàng).

          -Cám ơn Thiếu Tướng đã ân thưởng, nhưng sự thật là do hồng đức của đồng bào thị xã Cần Thơ khiến số bom của chúng tôi rơi trúng mục tiêu. Tôi đáp lời trước khi gác điện thoại.

         Mà thật vậy, không trái sáng, không hỏa tiễn (ground smog) đánh dấu mục tiêu, nhất là trong đêm trừ tịch nếu khoe tài cao thì quả thật là nổ hơn bom nguyên tử.

      (trong hồi ký của Đại Tá Hà Mai Việt ghi ngày là 12 tháng 4 năm 1975).

         Đây là huy chương cao quý nhất mà tôi nhận được nhưng tôi không mừng bằng khi biết những tấn bom chúng tôi thả đêm qua không làm tổn thương đến thường dân hay quân bạn.

         Vài hôm sau chúng tôi đánh chìm hơn mươi chiếc ghe chài chở đầy vũ khí cộng đồng từ Vị Thanh hướng về Cần Thơ. Vô tình bẻ gãy ý đồ tấn chiếm Cần Thơ của Cộng quân.

       

          Đến ngày 19 tháng 4 năm 1975 Biệt Đội 514 hoán chuyển thay chúng tôi trở về mặt trận Vùng III (Quyển Quân Sử Không Quân Việt Nam Công Hòa lại phán rằng Phi Đoàn 514 di tản về Cần Thơ).

          Vô cùng kinh ngạc chúng tôi (Thiếu Úy Chuyên và tôi) bay trên Long Khánh suốt 3 tiếng đồng hồ nhưng phi cơ quan sát L-19 không thể tìm được mục tiêu. Sau cùng họ hướng dẫn chúng tôi thả bom xuống những nơi tình nghi đóng quân của Cộng quân ?

         Trưa hôm đó (19/4/1975) Chuẩn Tướng Tính đến phi đoàn ra lệnh phi tuần của tôi và phi tuần của Đại Úy Đào Công Quận về đáp Tân Sơn Nhứt sau khi thi hành phi vụ ban chiều và tạm thời ngủ nhờ ở Biệt Đội F-5.

         Chúng tôi được lệnh điều động lúc 3 giờ chiều. Trong lúc tiền phi, thấy trên cánh máy bay mang 10 trái MK-81 (cân nặng 250 cân Anh ít khi chúng tôi xử dụng). Tôi than phiền;

         - Bộ mấy anh muốn chúng tôi mang mấy trái dái khỉ nầy để đi gãi ngứa mấy con khỉ trong rừng hay sao ? 

         Các anh chuyên viên Vũ Khí và Đạn Dược cho biết Vùng III  hết bom lớn hay bất cứ loại bom nào khác. Bốn kho bom Biên Hòa, Long Bình, Thành Tuy Hạ và Gò Vấp đều chỉ còn 1 loại bom nhỏ nầy mà thôi.

         Cũng như phi vụ ban sáng, chúng tôi bay nhiều giờ trên Long Khánh nhưng phi cơ quan sát L-19 vẫn không có mục tiêu cho chúng tôi. Sau hơn 3 giờ bay, chúng tôi ném bom 1 nơi nào đó trong rừng Long Khánh theo sự hướng dẫn của L-19.  

          Sự yên ẳng 1 cách khó hiểu của chiến trường Long Khánh làm tôi thắc mắc "chẳng lẽ Cộng Sản Bắc Việt chịu móc họng ói miếng thịt thơm tho mà chúng đã nuốt vào bụng chăng ?" 

          Tôi vào Biệt Đội F-5 khoảng 9 giờ đêm Đại Úy Quận và Thiếu Úy Chuyên đã có mặt tự bao giờ. Trung Tá Nguyễn H. H. mặc áo bay màu cam rất đẹp (dành cho Hải Quân Hoa Kỳ) hỏi tôi đi đâu vậy? Tôi thưa với ông thừa lệnh Tướng Tính tôi mang 4 chiếc A-1 về đây và tạm thời ngủ nhờ ở Biệt Đội F-5. 

         Cả 3 chúng tôi bàng hoàng, ngơ ngác khi nghe ông nói:

         - Ở đây không có chỗ cho các ông ngủ.

         Nhìn thấy 1 gian phòng rộng rãi chứa hàng 5, 7 chục ghế bố nhưng không có chỗ cho chúng tôi tá túc qua đêm ?  

         Có thể ông không nhớ tôi nhưng tôi vẫn nhớ tôi là lính của ông, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 23 Chiến Thuật ở Biên Hòa hơn 2 tháng cuối năm 1970 trước khi tôi lên Pleiku. Tôi biết ông không có thẩm quyền gì ở đây, nhưng tôi không muốn tranh cãi với ông. Tôi quay sang anh Thiếu Úy trên cánh tay mang phù hiệu F-5:

         -Anh làm Sĩ Quan Trực đêm nay phải không ? Nhờ anh  gọi tôi nếu có lệnh điều động. Phi cơ của tôi đậu bên ngoài.

         Tôi ngạc nhiên khi anh Chuyên đi theo tôi. Nhờ gió mát trăng thanh và hơn 6 giờ bay trong ngày, 2 anh em tôi dễ dàng đi vào mộng. Đến 1 giờ 30 phút đêm, Thiếu Tá Nguyễn Văn Huynh từ Biên Hòa lệnh chúng tôi cất cánh khẩn cấp vì phi trường đang bị pháo kích.

          Thiếu Tá Huynh là Phi Đoàn Phó Phi Đoàn Phi Long 518 và cũng là Phi Đoàn Phó  Phi Đoàn 530 khi xưa ở Pleiku. Anh có nghị định vinh thăng Trung Tá kể từ ngày 30/4/1975. Anh cũng là người thầy dạy tôi khóa Phi Tuần Phó ở Pleiku năm 1972 và khóa Phi Tuần Trưởng hồi cuối tháng 8 năm 1974 trước khi bị đình động. Theo Huấn Thị Khu Trục mỗi ngày hoa tiêu không được bay quá 5 giờ nên tôi đùa với anh:

          - Ngày hôm nay tôi và Chuyên đã bay hơn 6 tiếng đồng hồ. Bây giờ Trung Tá có áp dụng Huấn Thị Khu Trục với chúng tôi không ?

          Anh Huynh vẫy nẫy: 

         -Bây giờ mà mầy còn nói Huấn Thị gì nữa. Làm ơn bay lên cứu bồ cho anh em ở đây nhờ với. 

         Chúng tôi vội vã bay lên và nhìn thấy Cộng quân đặt pháo ở phía Bắc Tân Uyên đang pháo vào phi trường Biên Hòa. Tôi xin lịnh thả bom nhưng nửa giờ sau, đài Kiểm Báo Paris cho biết Tư Lệnh Quân Đoàn III không cho chúng tôi thả bom với lý do quân bạn đang đóng quân ở tọa độ nầy và lịnh cho tôi mang bom đi giải tỏa, muốn thả xuống bất cứ nơi nào tùy ý? 

          Lệnh mang bom đi giải tỏa nầy là lần thứ hai tôi nhận được từ cùng 1 ông Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn nhưng khác Quân Khu (sẽ đề cập ở phần cuối)

          Xin lỗi Thiếu Tá Huynh và mọi người trong phi trường Biên Hòa, chúng tôi không giúp gì được như Thiếu Tá Huynh và mọi người mong muốn vì “Quân Lịnh  Khó Chống”. 

          Than ơi thời mạt vận. Việt Nam Cộng Hòa sẽ mất trong nay mai.

          Vì tình trạng khan hiếm bom đạn, tôi thảo luận với anh Chuyên, chúng tôi đồng ý mang bom về đáp Tân Sơn Nhứt lúc 4 giờ sáng ngày 20/4/1975. Sáng hôm đó tôi nghe tin 1 kho bom ở phi trường Biên Hòa bị nổ vì trúng pháo kích. Vì vậy tất cả phi cơ A-1 ở Biên Hòa phải di tản về Tân Sơn Nhứt sáng ngày 21/4/1975.

          Trước khi vào Biệt Đội, các anh bên F-5 nhốn nháo cho tôi biết các anh chuẩn bị cất cánh đi Phan Rang để trả đũa vụ ném bom Tân Sơn Nhứt hồi chiều. Thực hự việc trả đũa này ra sao, tôi không nhận được bất cứ nguồn tin khả tín nào. 

         Trên bảng Phi Lệnh của Biệt Đội, Phi Đoàn 518 và Phi Đoàn 514 thay phiên nhau bay bao vùng trên không phận Thủ Đô Sài Gòn suốt đêm. Tôi được cắt bay từ 05 giờ sáng đến 07 giờ sáng ngày 29/4/1975.

          Tôi thầm nghĩ cấp chỉ huy rất sáng suốt, hẳn họ phải biết đêm nay chắc chắn sẽ “có chuyện”

         Tôi trở lại Biệt Đội Khu Trục A-1 vào khoảng nửa đêm. Gần 30 người nằm sắp lớp trên sàn nhà và tôi lủi vào chỗ trống gần cái bàn nhỏ, bên trên có cái điện thoại dã chiến khá mới hình chữ nhựt màu xanh rêu nhưng là loại quay bằng tay được sử dụng trước thời Đệ Nhị Thế Chiến. Thì ra sau khi phi trường bị ném bom lúc 6 giờ chiều ngày 28/4/1975, đường giây điện thoại bị hư hại nên một đường dây mới được thiết lập để liên lạc giữa Phòng Hành Quân Chiến Cuộc của Sư Đoàn 5 Không Quân với Biệt Đội Khu Trục A-1.

         Biệt đội hôm nay gồm có tất cả phi công khả dụng của Phi Đoàn Phi Long 518 và một phần phi công khiển dụng của Phi Đoàn Phượng Hoàng 514  vì một số đã biệt phái Cần Thơ từ ngày 19/4/1975.

         Trên bảng Phi Lịnh, phi vụ bay bao vùng từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, tên tôi bị xóa, thay vào đó là tên Vĩnh, Trung Tá Nguyễn Quan Vĩnh, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 518. Tôi thầm nghĩ và cám ơn Trung Tá Vĩnh thấy tôi về đáp trễ tối qua nên không nỡ “đì cho tôi phải thức sớm.

          Mươi phút sau, Thiếu Tá Huynh, nói với tôi, anh nghi ngờ Trung Tá Vĩnh sẽ bay đi Thái Lan nên để anh bay kèmvà anh xóa tên Trung Úy Phạm Văn Luộm thay vào tên Huynh bay số 2.

         Nhớ đến phi vụ vừa qua đã để cho phi tuần 4 chiếc A-37 của Nguyễn Thành Trung lén ném bom Tân Sơn Nhứt nên tôi cứ trằn trọc, mãi tự trách mình thiếu cảnh giác.   

      Chuyện gặp nhau trên trời rất hy hữu. Trời cho tôi gặp bọn chúng và tôi có ý nghi ngờ mà lại không theo dõi để bọn chúng lén ném bom phi trường Tân Sơn Nht. May mà sự thiệt hại nhân mạng hay vật chất không đáng kể, nhưng tinh thần mọi người có phần chao đảo, lo ngại những cuộc dội bom khác có thể xảy ra? Rồi tôi thiếp đi cho đến khi chuông điện thoại reo lúc 3 giờ 35 phút, tôi chuyển lnh  từ Phòng Hành Quân Chiến Cuộc của Sư Đoàn 5 Không Quân cất cánh 1 phi tuần đến Thiếu Tá Sang.

         Không biết vì lý do gì trước đây không một phi tuần nào được điều động đi bay. Đây là phi vụ đầu tiên được gọi. Nếu theo thứ tự Phi Đoàn 518 phải đi bay, nếu theo TOT (Time On Target: giờ trên muc tiêu) thì Phi Đoàn 514 phải đi bay, vì vậy có sự lấn cấn giữa 2 phi đoàn. Chưa dàn xếp xong thì lúc 4 giờ Cộng quân bắt đầu pháo tới tấp, những tiếng rít xé gió nghe thật rùng rợn, kèm theo là những tiếng nổ long trời, rung chuyển mặt đất. Mươi phút trôi qua, phi trường vẫn bị pháo dồn dập, nếu tiếp tục bị như thế thì phi trường Tân Sơn Nht sẽ thành bình địa, khó có người sống sót sau trận địa pháo nầy.

          Hôm nay có l là ngày cuối cùng của tôi chăng? Một ý nghĩ vớ vẩn nếu biết trước phi trường bị pháo, tôi đã tình nguyện đi bay. Bây giờ thì đã quá muộn nên định chạy về cư xá phi đoàn 431 để ở cạnh vợ con. Tôi vừa đứng lên đúng lúc chuông điện thoại reo. Tôi chuyển đến Thiếu Tá Sang, lnh cất cánh khẩn cấp.

         Sẵn đó ông hỏi tôi:

         - Phúc đi bay được không?

         Trước đó tôi đã có ý nghĩ liều mạng,thà đi bay còn hơn là nằm đây chờ chết, nên không do dự, trả lời ngay:

          - Đương nhiên là được. Nhưng wingman là ai?

      (Một phi vụ hành quân thường thường có 2 chiếc để bảo vệ cho nhau, wingman là phi tuần viên bay chiếc số 2).

         Từ cuối phòng, tiếng Thiếu Tá Trương Phùng vang lên:

         - Tôi đi bay với bạn. Trâu đạp cũng chết. Chó đạp cũng chết. Tôi đi bay với bạn, coi có chết thằng tây nào không?

         Tôi ngạc nhiên có người đồng tình và lại là người đàn anh già dặn, đầy đởm lược trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt như đêm nay. Thật vinh hạnh cho tôi được cùng anh sánh vai tác chiến.

         Thiếu Tá Trương Phùng từng là người hùng diệt 15 chiếc xe tăng trong 2 tuần lễ đầu tháng 4/1972 khi Phi Đoàn 518 tăng phái cho mặt trận Qung Trị. Người hùng diệt tăng nhiều nhất 21 chiếc là Đại Úy Trần Thế Vinh, người thứ nhì Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Lành 17 chiếc.

          Từ Pleiku tôi trở lại Biên hòa hồi tháng 4/1974 sau 3 năm 4 tháng trấn thủ vùng biên trấn, sau đó thường biệt phái về Biệt Đội Khu Trục A-1 ở Tân Sơn Nht, rồi bị đình động từ tháng 9/1974 nên tôi hiếm khi bay cùng anh.

          Lần đầu tiên bay chung với anh là vào tháng 7/1974, thừa lnh Đại Tá Hoàng Thanh Nhã, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 23 Chiến Thuật oanh tạc Tổng Hành Dinh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ở Lộc Ninh để trả đũa bọn nầy vi phạm Hiệp Định Ba Lê vừa pháo kích vào Biên Hòa và cảnh cáo rằng không có nơi nào của họ là bất khả xâm phạm.

          Để tạo yếu tố bất ngờ và giảm thiểu nguy hiểm, chúng tôi sáp nhập hai phi tuần 2 chiếc thành một phi tuần 4 chiếc do Th/Tá Phùng lead hướng dẫn (lead) dùng chiến thuật truy kích, bay sát ngọn cây để ném bom CBU-25.

         Bom CBU-25 cân nặng 500 cân Anh, gồm 6 ống dài 1 mét 50, kết với nhau thành khối tam giác, mỗi ống chứa 19 quả bom tròn nhỏ, đường kính 10 cm. Cách ném loại bom nầy khác hẳn với các loại bom khác và càng bay thấp càng chính xác.

         Nhờ đảm lược và sáng suốt của Thiếu Tá Phùngchúng tôi đã hoàn thành sứ mạng và về đáp an toàn, mặc dù chúng tôi đã lướt trên nhiều nhóm Cộng quân đang quay nòng súng của rất nhiều dàn đại bác phòng không có radar điều khiển đang bảo vệ Lộc Ninh, nhưng rất tiếc, không thể bắn theo kịp nữa (Số 1: Thiếu Tá Phùng, s 2: Thiếu Úy Đinh Văn Đức, tôi bay số 3 và số 4: Trung Úy Nguyễn Tứ Đức).

          Khi bước ra ngoài nhưng không thấy xe đưa rước phi hành đoàn, tôi bước trở vôđịnh than phiền với Phòng Hành Quân Chiến Cuộc của Sư Đoàn 5 Không Quân thì anh Phùng bảo:

         - Đi xe của tôi cho lẹ.

      Rồi anh tiếp lời sau những tiếng rít xé gió và tiếng nổ long trời của hỏa tiễn 122 ly gần đó:

         - Bạn sẽ không bao giờ quên phi vụ ngày hôm nay. Đây là phi vụ nhớ đời. Mấy ai được “dàn chào” trước khi đi bay như tụi mình?

          Ngồi trên xe Jeep dân sự màu trắng của anh, tôi nhường anh bay lead thì anh bảo:

         - Ai lead chả được. Quan trọng nhất là phải lên (cất cánh) bằng mọi giá. Đứa nào lên được thì lên, đừng chờ. Nếu lên được mình mới có cơ hội bảo vệ mọi người ở đây, nên nhớ rằng trong đó có vợ con mình. Nếu như tụi mình có mệnh hệ nào thì đây là cơ hội để mình đền ơn cho tổ quốc.(đây có phải là lời trăn trối của anh chăng?)

         Những lời kiên định của anh làm tôi cảm phục anh hơn và tinh thần tôi tự nhiên dâng lên. Cho tới bây giờ tôi vẫn ấp ủ trong tâm câu nói nhớ đời của anh cùng với sự đảm lược, bình tĩnh, đôi khi pha chút khôi hài, ví dụ như khi sắp đến chỗ hai người Quân Cảnh đứng gác (cạnh Hậu Trạm Hàng Không cũ vừa bị bom đánh sập lúc 6 giờ chiều ngày hôm qua) anh cố tình bẻ tay lái qua lại làm cho hai anh Quân Cảnh phải nhảy vọt sang hai bên để nhường đường. Anh Phùng đùa rằng:

         -Tôi bắt gặp hai thằng ma gà này hồi chiều dzê con bồ nhí của bạn ở ngoài cổng Phi Long. Tôi trả thù giùm bạn rồi đó nha!

         Hôm nay ngoại lệ, chúng tôi không hề bị chận hay xét hỏi, có lẽ vì hai anh Quân Cảnh này biết chúng tôi đang đội pháo để đi bay? Tội nghiệp họ, đứng chơi vơi giữa trời không gì che chắn, có vẻ thi gan cùng đạn pháo? Tiếng rít xé gió cùng tiếng nổ của các hỏa tiễn 122 ly vẫn dồn dập, anh Phùng phóng như bay về phía bãi đậu hướng Tây gần trại Davis. Thấy ánh đèn xe lao tới, 6 anh phi đạo chạy xông ra.

         Anh Phùng muốn lái chiếc AD-5. Chiếc nầy đang nằm trong hangar kiên cố hình vòng cung, giữa đường di chuyển và phi đạo. Còn chiếc AD-6 của tôi nằm ngoài bãi đậu, cách phi cơ anh Phùng cả trăm thước về hướng Nam.

         Để tránh điều bất trắc, tôi căn dặn các anh cơ trưởng sau khi máy nổ, choke out rồi tìm ch núp ngay. (Choke out là lấy 4 khúc g dùng để chận 2 bánh xe của phi cơ).

      Máy vừa nổ, tôi gọi đài đài Kiểm Soát Diện Địa (Saigon Ground Control) xin phép di chuyển (taxi). Đài cho biết, phi đạo sử dụng 25 L (Trái), gió nhẹ hướng Nam. Gió ngang nhẹ gần như 90 độ, tôi có thể cất cánh bất cứ chiều nào.

         Khi di chuyển đến trước phi cơ anh Phùng, anh đứng dưới cánh máy bay và ra dấu bình điện bị hư. Như đã thỏa thuận trước, tôi liền ra dấu cho anh biết tôi cất cánh trước.

         Lúc đó tôi nhận định nếu như cất cánh từ phi đạo 25 Left, tôi phải di chuyển từ phía Tây của phi trường sang tận đầu phi đạo hướng Đông, xa hơn 2 dặm và mất nhiều thời gian. Nếu Cộng quân có người điều chỉnh, pháo theo tôi thì tôi sẽ gặp muôn vàn nguy hiểm, bị tan xác là cái chắc. Và rồi phi trường sẽ ra sao? Vì vậy tôi xin với đài cho phép tôi di chuyển ra taxiway Whiskey # 3 để cất cánh ngược chiều từ phi đạo 07 Right (Phải).

         Sau khi thử máy xong (dù máy chưa đủ nóng) tôi gọi đài Kiểm Soát Không Lưu Tân Sơn Nhứt (Saigon Control Tower) xin phép cất cánh khẩn cấp (Hot scramble).

         Như vậy tôi chỉ còn hơn phân nửa chiều dài phi đạo để cất cánh và nên dùng phương pháp ép tay ga “Maximium Performing Take off” để cất cánh.

      Sau khi nhả chân thắng, đẩy thêm hết cần ga, động cơ với 18 máy (cylinder) 2.700 mã lực gầm thét và lướt trên phi đạo.

          Cảm tạ ơn trên, tôi cất cánh an toàn lúc 04 giờ 25 phút. Vinh hạnh nhất là tôi có cơ hội bảo vệ mọi người trong phi trường Tân Sơn Nhứvà cho cả vợ con tôi.

         Chuyển qua tần số của đài Kiểm Báo Paris tôi báo:   

         - Paris! Phi Long 51 vừa cất cánh, một chiếc A-1 với 10 trái bom MK 81, xin nhận chỉ thị.

         Danh hiệu Phi Long 51 là do tôi vô tình lấy đại một cái tên mà lại trùng danh hiệu của phi tuần tôi bay chiều hôm trước

         Đài Kiểm Báo Paris chưa kịp trả lời, tôi đã nghe tiếng của Trung Úy Trần Văn Bảo, người bạn cùng khóa 70-08 T-28 ở Keesler, Mississippi, Trưởng Phi Cơ của chiếc AC-119 K, danh hiệu Tinh-Long-06:

         -Phi Long 51 biết Phú Lâm không? Tinh Long-06 đang thả trái sáng. Bạn bay về hướng Nam sẽ thấy ngay”.

         Nhìn về hướng Phú Lâm, ánh hỏa châu soi sáng cả vùng trời nhưng không thấy chiếc  phi cơ xạ kích, có lẽ chiếc AC-119K nầy đã cạn hỏa lực?

         Tôi trả lời anh:   

         -Phi Long 51 sẽ có mặt trong vài phút và request Random Attack”   

         Anh Bảo đồng ý:   

         -OK Phi Long 51. Random Attack. Tinh Long giữ cao độ 5.000 bộ và tiếp tục soi sáng để yểm trợ cho bạn”.  

          (Tôi chọn random attack vì tôi bay một mình, khi nào phi cơ bay lên đủ cao độ 4.000 bộ là tôi nhào xuống thả bom mà không cần giữ hướng của trục tấn công, như vậy sẽ nhanh hơn.)

         Nhờ lặng gió nên hai làn khói trắng vẫn còn la đà bên dưới và theo sự hướng dẫn của anh Bảo, lần lượt từng trái bom một rơi xuống 2 mục tiêu rồi tôi ngưng lại. (rút kinh nghiệm lần diệt pháo ở Cần Thơ lúc 2 giờ sáng ngày 11/4/1975) 

       Lúc bấy giờ tôi nhận ra Cộng quân đặt các dàn pháo trong 1 vườn cây ăn trái, cách đài Radar Phú Lâm hơn 500 thước về hướng Tây Bắc (sau 1975 một con đường mới xây xuyên qua vườn cây nầy mang tên Đường Tên Lửa) và vài ba chiếc trực thăng đang quây quần ở hướng Đông và hướng Bắc của Phú Lâm với cao độ chừng vài ngàn bộ.   

         Thình lình trong vô tuyến tôi nghe:   

         - Phi Long 51 cứ trút hết bom xuống đó rồi tối nay ghé nhà tôi nhậu.

         Sau khi xác định giới chức vừa ra lnh cho tôi là cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, tôi trả lời: 

         - Tôi có chút ít kinh nghiệm diệt pháo kích. Hôm nay tôi bay lên đây một mình với 10 trái bom MK-81. Tôi nên thả khi nào tôi thấy rõ mục tiêu. Xin Thần Phong 01 an tâm. Tôi có thể ở đây ít nhất 3 giờ nữa.

          Lời đối thoại của tôi với Tướng Nguyễn Cao Kỳ bị tên sử gia vô liêm sỉ Olivier Todd đã trâng tráo bẻ cong sự thật (trong quyển “Tháng Tư Nghiệt Ngã” mà mọi người xem như là của quý, là quyển sách để đầu giường, là THÁNH KINH. 

      Xin mời xem trang 320 do ông Dương Hiếu Nghĩa chuyển ngữ:

         - Đây Nguyễn Cao Kỳ đây, phải tiêu diệt các pháo đội địch nầy.

         - Nhận rõ, nhưng tôi chỉ còn có một quả bom, sĩ quan chỉ huy trả lời. 

      Đúng là giờ đã điểm, đối với những chiến trận danh dự không đáng kể!

      (Hết trích).

           Lời đối thoại của Tướng Kỳ và tôi được thu âm trên tần số 233.8 của Đài Kiểm Báo Paris, nhân viên đài và Phi Hành Đoàn của chiếc Tinh Long-06 và những chiếc trc thăng bay trên không phận Sài Gòn nghe được. Tôi tin tưởng họ là những nhân chứng hùng hồn, với một sự thật như ánh mặt trời mà không bóng đen nào có thể che lấp hay làm lệch lạc được.

          Chừng mươi lăm phút sau, hàng loạt hỏa tiễn 122 ly phóng lên tới tấp hướng về Tân Sơn Nhứt và vùng Sài Gòn khiến tôi choáng cả mắt, nghĩ thầm ”ước chi tôi có đưc hàng trăm quả bom!” mới dẹp hết những dàn hỏa tiễn nầy. Tôi mong sự tiếp tay của anh Phùng hơn bao giờ, chứ một mình tôi thì không thể nào dập tắt được hết những dàn pháo này. Tôi chọn một trong những làn khói đang bốc lên làm mục tiêu. Mỗi khi bay lên được 4.000 bộ là tôi nhào xuống thả bom ngay. Nhưng trước khi xuống thả bom trái thứ 5 hay thứ 6, tôi thấy có những vật gì vừa nổ dưới đất và nghi ngờ có chiếc trực thăng võ trang nào đó bay vào bắn rocket nên tôi cự nự anh Bảo:   

         -Tinh Long-06! Bạn đồng ý cho tôi đánh random attack mà bạn lại cho chiếc trực thăng võ trang nào đó nhào vô ăn có. Nó bay ở cao độ thấp, nhỡ bom của tôi nện trên đầu nó thì phiền lắm.”   

          Anh Bảo liền phủ nhận: 

         -Không có đâu bạn. Tôi đã đuổi mấy thằng trực thăng qua bên kia Quốc Lộ 4 hết rồi.”

         Vòng ném bom kế tiếp, tiếng anh Bảo reo lên: 

         -Dường như có một chiếc A-1 khác ném bom tiếp tay với bạn đó Phi Long 51. Tôi không liên lạc được với chiếc đó.”   

         Linh tính báo cho tôi biết người tiếp tay với tôi không ai khác ngoài anh Phùng.   

         -Chắc là Thiếu Tá Phùng bay chiếc số 2 của tôi lên tiếp sức với mình đó. Có thể anh ấy bị trở ngại vô tuyến. Bạn đừng lo. Monkeys see monkeys do (thấy tôi thả bom chỗ nào, anh ấy sẽ thả xuống chỗ đó) 

         Chuyện hư vô tuyến đối với phi cơ A-1 cũ kỹ của chúng tôi thường xảy ra. Đó chỉ là chuyện nhỏ thôi.   

         Nhờ nhiều hỏa châu soi sáng giúp chúng tôi dễ dàng cày hết ngôi vườn nầy, những dàn pháo đã bị dẹp. Tôi báo với anh Bảo tôi đã hết bom, chỉ còn 800 viên đạn đại bác 20 ly và trở về bảo vệ phi trường Tân Sơn Nhứt, đồng thời tôi xin Paris điều động một phi tuần khác lên thay.   

         Sang tần số của đài Kiểm Soát Không Lưu Tân Sơn Nhứt hỏi xem sau tôi còn có chiếc A-1 nào cất cánh không? Tôi được trả lời:   

         -Tụi nó pháo quá chúng tôi phải chui xuống hầm và vừa mới leo lên trên đài, nên chúng tôi không biết có chiếc nào cất cánh sau bạn hay không.

         Về đến Tân Sơn Nhứt lúc 5 giờ 25 phút, phi trường chìm trong bóng tối, ngoài ánh đèn màu vàng của 2 phi đạo,  màu xanh của các taxiway còn có một đám đang cháy bập bùng. Khi bay đến gần đám cháy nầy, tim tôi như ngừng đập, tay tôi run rẩy, miệng không ngớt cầu nguyện ơn trên gia hộ cho vợ con tôi. 

         Trời còn tối tôi không thể xác định vị trí, chỉ biết đám cháy nầy cách dinh Tướng Kỳ không xa. Tôi chỉ biết cầu nguyện và bay đảo vòng vòng khu nầy, tinh thần tôi bắt đầu căng thẳng và mong cho chóng sáng. Nếu như vợ con tôi có mệnh hệ nào, tôi không muốn sống lẻ loi và đương nhiên tôi sẽ kéo theo tên Võ Đông Giang cùng đồng bọn đang vui mừng trong trại Davis.

         Mặc dù không còn pháo kích nữa nhưng mọi hoạt động của phi trường đều ngưng lại, chì có một chiếc phi cơ AC-119K danh hiệu Tinh Long-07 bay lên thay chiếc Tinh Long-06 về đáp vì cạn hỏa lực.

         Mặt trời sắp ló dạng, ánh sáng ban mai vừa đủ để tôi nhận ra đám cháy nầy là cư xá Nữ Quân Nhân. Như trút được gánh nặng ngàn cân khi thấy cư xá của Phi Đoàn 431 nơi vợ con tôi tạm trú còn nguyên vẹn. Tôi buông tay lái, hít một hơi thở thật dài và cảm thấy nhẹ hẳn người, cùng lúc đó một chiếc AD-5 với hai quả bom trên cánh xuất hiện bên tay phải. Tôi quẹo trái thật gắt nhưng chiếc AD-5 nầy vẫn bám phía sau. Bây giờ tôi biết chắn chắn người cùng với tôi diệt các dàn 122 ly ở Phú Lâm là anh Phùng.

         Năm mười phút sau, trên tần số Paris tôi nghe Thiếu Tá Hồ Ngọc Ấn Phi Đoàn 514, danh hiệu Phượng Hoàng 11 cho biết phi tuần của anh cất cánh từ Cần Thơ và đang trên đường tiến về Tân Sơn Nhứt.

         Vào khoảng 6 giờ 15 phút, không biết Trung Úy Trang Văn Thành, người bạn thân cùng khóa 68A, Khóa 70-08 T-28 ở Keesler, Trưởng Phi Cơ của chiếc Tinh Long-07 thấy những gì mà gọi Thiếu Tá Ấn:

         -Tôi nghi ngờ có một đám năm ba tên VC định cắt hàng rào phòng thủ phía Bắc của phi trường, cạnh khu đất trống hình tam giác ở An Nhơn. Tôi yêu cầu Phượng Hoàng 11 cho một trái bom bên  ngoài vòng rào. Trục đánh từ Đông sang Tây. Tôi hold phía Bắc, cao độ 5.000 bộ.   

         Biết chắc phi tuần của Thiếu Tá Ấn chưa lên tới, tôi bay đến khu đó nếu cần tôi sẽ xử dụng 800 viên đại bác 20 ly còn lại, nhưng trời chưa sáng hẳn, với độ cao 4.000 bộ tôi không thấy gì cả và bắt đầu xuống cao độ để quan sát. Thình lình một trái bom nổ ngay mục tiêu, anh Thành lên tiếng: 

          -Số 1 thả bom như để. Số 2 đánh dài hơn 50 thước.

         Trái thứ nhì nổ dọc theo vòng rào nhưng dài hơn 1 chút.

         Anh Thành la lên:   

         -Phượng Hoàng 11 hold high and dry (Ngưng thả bom) Số 2 thả bom gần nhà dân quá.   

         Thiếu tá Ấn lên tiếng phủ nhận:   

         -Không phải Phượng Hoàng 11 thả bom. Chúng tôi mới đến Bến Lức làm sao thả bom ở đó được?

          Từ lúc trở về Tân Sơn Nhứt tôi giữ im lặng vô tuyến và anh Thành thấy phi tuần của tôi tưởng lầm là Phượng Hoàng 11 nên tôi lên tiếng;

         -Tinh Long-07! Không phải Phượng Hoàng thả bom đâu. Đó là chiếc số 2 của Phi Long 51 vừa thả hai trái bom cuối cùng. Vô tuyến của Phi Long 52 bị hư. Bây giờ chúng tôi hết bom rồi, chỉ còn canon mà thôi.   

         Nghe tiếng của tôi, Đại Úy Nguyễn Tiến Thụy, người bạn cùng khóa 70-08 cũng như khóa A-1 và cùng sinh tử với tôi khi ở Phi Đoàn 530 - Pleiku, hiện ở Houston, Texas, bay chiếc số 2 của phi tuần Phượng Hoàng 11 lên tiếng:   

         -Ê Phúc! Mày nên bay về Cần Thơ đi. Ở đó nguy hiểm lắm.   

         Nhìn đồng hồ xăng thấy hơn 800 pounds, dư để bay đi Cần Thơ nhưng tôi trả lời:   

         -Tao chỉ còn 600 pounds xăng, hơn nữa vợ con tao còn kẹt lại. Sống chết gì tao cũng đáp xuống đây. Vả lại hiện giờ còn yên tĩnh lắm. 

          Sau đó tôi nghe tiếng anh Phùng than phiền:   

         -Ê một! Tôi bay với bạn gần 3 tiếng, nghe được mà không nói được. Bực cái mình và chán chết luôn. Mình bay xuống Cần Thơ đi.   

          Cũng như câu trả lời cho Thụy, tôi không thể đi Cần Thơ.   

          Chừng một phút sau, anh Thành báo cho chúng tôi biết:   

         -Báo cho Phi Long 51 và Phượng Hoàng 11 biết, tôi xuống cao độ để dễ quan sát hơn. Tôi không muốn đánh lầm vào nhà dân. Tội cho họ lắm.

         Tôi không ngờ đây là câu nói cuối cùng của người bạn thân.

             Khi chúng tôi bay trên Lăng Cha Cả, anh Phùng gọi:   

         -Thôi mình đáp xuống đây đi Phúc.   

         Tôi nghĩ phi tuần Phượng Hoàng 11 sắp đến nơi, chúng tôi có thể đáp xuống, tôi gọi anh Phùng sang tần số đài Kiểm Soát Không Lưu Tân Sơn Nhứt và vì lo ngại tình trạng vô tuyến bất ổn của anh, tôi nhường anh đáp trước.      

         Nhưng trước khi chạm bánh (touch down) không biết vì lý do gì anh Phùng gọi lại:      -Hai go around (bay lên). Một đáp trước đi và chờ tôi 5 hay 10 phút, tôi chở bạn vô biệt đội.   

          Nếu không nóng lòng về sự an nguy của vợ con, tôi đã bay theo anh.

          Khi vào cận tiến (final) đài Kiểm Soát Không Lưu báo cho tôi biết có SA-7 bắn lên.

          Vì không tin nên tôi hỏi lại thì anh này cho biết:

         -Tôi thấy mấy cục lửa bằng cườm tay bay lên.   

       

         Hồi đầu tháng 12 năm 1973 ở Kiến Đức, tôi cùng phóng viên chiến trường Huỳnh Công Phúc ngồi bên ghế phải chứng kiến SA-7 bắn như thế nào nên tôi trả lời: 

         -Anh bạn quan sát lại đi. SA-7 bắn lên không phải là mấy cục lửa bằng cườm tay đâu mà là một luồng khói màu cam bay lên, sau đó chuyển sang màu trắng xanh và bay rất nhanh.   

         Anh bạn này bất bình:   

         -Tôi báo cho bạn biết mà bạn không tin. Lát nữa bạn bị bắn thì bạn ráng chịu nha.   

         Bỗng nhiên tôi nhớ tới cố Trung Tá Phạm Văn Thặng mỗi khi say xỉn ông thường ngân nga bài "Làm sao giết được người trong mộng" nên tôi buột miệng:   

      - Làm sao... giết được... người... trong mộng 1...2...3  touch down.(chạm bánh)   

        Theo đường di chuyển số 7, tôi vào bãi đậu gần đó. Mấy anh cơ trưởng đón mừng. Tôi cùng với các anh đứng gần chiếc C-47 bị trúng bom hồi chiều hôm qua và theo dõi chiếc Tinh Long - 07 ở độ cao chừng vài ba ngàn bộ đang nghiêng cánh trái và xạ kích. Tiếng súng đại bác gatling 20 ly với 6 nòng gầm như bò rống. Thấy các anh cơ trưởng có vẻ hoang mang, tôi trấn an:   

         - Ông Trung Úy Thành muốn biểu diễn cho mọi người xem uy lực của đại bác 20 ly, 6 nòng ra sao? Chớ target đó chỉ là tình nghi mà thôi.   

         Vừa dứt lời, chiếc Tinh Long-07 cũng vừa ngưng bắn nhưng chưa kịp trả cánh, một hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 bay tới từ bên phải, chiếc đuôi bên phải cùng với vài vật màu đen rơi xuống, động cơ phải phát hỏa, cánh phải gãy lìa, phòng lái bùng cháy, phi cơ cắm đầu xuống đất trong tít tắc. 

       

         Tôi điếng cả người và nhìn theo cột khói đen cuồn cuộn bốc lên cao vút. Đột nhiên nhiên bủn rủn tay chân rồi tôi quỵ xuống bãi cỏ, nhìn theo cột khói bốc lên tưởng chừng anh linh của người bạn thân, Trang Văn Thành cùng Phi Hành Đoàn Tinh Long-07 vừa hy sinh cho Tổ Quốc nắm tay nhau bay lên Thiên Đàng. 

         Tình hình thay đổi quá nhanh vì sự xuất hiện của hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, khắc tinh của các loại phi cơ bay dưới 10 ngàn bộ, nhất là lúc cất cánh hoặc đáp. Phi trường Tân Sơn Nhất bị uy hiếp trầm trọng. Nếu như không vì nóng lòng về sự an nguy của vợ con, tôi bay thêm mươi phút nữa, người bị bắn rớt có thể là tôi?

         Các anh cơ trưởng lẵng lặng bỏ đi chỉ còn 1 mình tôi thẫn thờ ngồi trên bãi cỏ.

       

         Cột khói của chiếc Tinh Long-07 bốc cháy lên cao trong nhiều giờ nhưng giới truyền thông đã võ đoán, phóng đại cho rằng kho bom, kho nhiên liệu.v,,,v,,..bị trúng pháo kích. Sau nầy tôi được biết ngoài chiếc Tinh Long-07 bị trúng SA-7 còn 2 chiếc C-119 khác bị rớt không rõ lý do, 1 chiếc rơi xuống số 33 đường Ngô Quyền, Chợ Lớn, hiện còn trang thờ trên lầu 3 không rõ số người gặp nạn và 1 chiếc khác rơi xuống Kinh Số 4 ở Tân Tạo, trên phi cơ nầy có 6 người đàn ông và 1 phụ nữ.(2 người  được gia đình xác nhận là Đại Úy Huỳnh Đình Chiến và Thượng Sĩ Trần Văn Tiềm Em Phi Đoàn 821)

          Sau khi đổ đầy xăng cho chiếc phi cơ của tôi, anh tài xế xe bồn chạy đến hỏi:   

         - Chừng nào chiếc số 2 của Đại Úy về đáp ? 

         Tôi trả lời anh:   

         -Có lẽ Thiếu Tá Phùng thấy chiếc Tinh Long bị trúng SA-7 nên ông bay đi Cần Thơ rồi. Anh không cần chờ ông ấy nữa.

         Vào khoảng 7 giờ 25 phút, trên đường quá giang xe xăng vô biệt đội, nhiều loại phi cơ F-5, C-130, C-119, C-47 v.v.. tranh nhau cất cánh. Nhiều tiếng bom nổ ở đâu đó vì tôi đang ngồi trên xe bồn chứa xăng nên không thấy. Phi trường bắt đầu hỗn loạn như đàn ong vỡ tổ, không lệnh lạc, mạnh ai nấy chạy và tôi nghĩ không một ai có thể ngăn cản.

          Tôi vội vã chạy về cư xá Phi Đoàn 431, trước mặt là cư xá Nữ Quân nhân chỉ còn những đống tro tàn, bên trái hơn mươi bước là 2 dãy cư xá của Phi Đoàn 431.

          Bước vào trong, tôi chỉ thấy những mảnh vụn của bóng đèn néon vương vãi trên sàn nhà. Tim tôi lại đánh lô tô thêm lần nữa. Vòng qua theo lối đi giữa 2 dãy cư xá, 1 trái hỏa tiễn 122 ly không nổ cắm xuống nền nhà, lòi phần đuôi dài hơn 1 thước, cách vách của phòng vợ con tôi tạm trú với gia đình người em gái (chồng là Thiếu Úy Phạm Trung Vân, PĐ 431) chừng 3 thước, đi thêm vài mươi bước nữa là một cái hầm chống pháo kích. Người đầu tiên tôi gặp là bé Hạnh Thương vừa tròn 7 tháng đang được bồng trên vai mẹ, miệng cười toe toét, tay vẫy mừng ba, đầu cổ, mình mẩy đầy cát bụi.

         Cái hầm nầy đã bỏ hoang từ nhiều năm, vải bao cát đã mục nát và chỉ cần một trái 122 ly rớt trúng thì không ai sống sót. Vân cho biết trên Phi Đoàn 431 có một hầm chống pháo kích rất kiên cố. Tôi bảo Vân đưa mọi người lên đó trước, còn tôi gom góp sữa cho các cháu sẽ đến đó sau. Nhưng khi đến trước cổng Bộ Tư Lệnh Không Quân tôi gặp xe của Vân chạy ngược lại và Vân cho biết vị Phi Đoàn Trưởng, Trung Tá Nguyễn V.X. khả kính không cho vô hầm và nói rằng:

         -Giờ này mà ông còn mang mấy bà nội này vô đây làm gì?  

          Quý hóa thay tình huynh đệ chi binh hay không bỏ anh em, không bỏ bạn bè.

          Một cấp chỉ huy thật tuyệt vời!   

         Túng thế tôi bảo Vân chạy theo tôi vào dinh Tướng Kỳ ở phía bên kia đường, dù sao dinh nầy được xây kiên cố, an toàn hơn. Ở đây tôi gặp Thiếu Tá Trần Ngọc Hà, tức nhà văn Không Quân Trần Ngọc Nguyên Vũ cùng gia đình. Anh Hà là phi công khu trục A-1 lão luyện, Phụ Tá Sĩ Quan Huấn Luyện của Phi Đoàn 530 rồi Trưởng Phòng Huấn Luyện của Liên Đoàn 72 Tác Chiến nhưng anh thích bay hành quân. Chưa đầy nửa năm anh bị bắn và phải nhảy dù 2 lẩn:

          Lần thứ nhất vào đầu tháng 11 năm 1971 ở Ben Het, gần ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào (tôi bay chiếc số 2) trong phi vụ yểm trợ bốc quân của Lực Lượng Đặc Biệt trên đường mòn hồ chí minh.

          Lần thứ nhì ở đồi Charlie, Tây Bắc Kontum ngày 12/4/1972 ngày cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù hy sinh vì Tổ Quốc. 

         Sau đó nếu có ai hỏi tại sao anh phải nhảy dù nhiều lần. Anh đùa rằng anh rất thích nhảy dù vì nhảy dù là môn thể thao thời thượng.     

         Nhớ lại những kỹ niệm tuyệt vời trong những năm tháng ở Pleiku, anh Hà và tôi gắn bó bên nhau, thân hơn anh em ruột. Anh cũng là người mắng tôi thậm tệ chỉ vì cái gàn của tôi: 

         Sau khi Đại Tá Phạm Ngọc Sang thành lập Sư Đoàn 6 Không Quân (vinh thăng Chuẩn Tướng năm 1974), ông cần nhiều người phụ giúp nhưng vì tôi tự thấy mình không tài không đức không môi không mép nên không dám trèo cao nhưng anh Hà cố thuyết phục:

          -Bao nhiêu người cầu cạnh mà không được. Còn mầy được lọt vào cặp mắt xanh của ông Sang mà không biết hưởng. Mầy theo ổng muốn gì lại không được. 

         Tôi cho anh biết tuần rồi tôi vừa từ chối Trung Tá Bút chuyển lời của Đại Tá Sang ( Trung Tá Lê Văn Bút, người anh đồng hương, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật) anh Hà nỗi lôi đình:

          -Mầy ngu như con bò nói mãi không nghe (lời), Ông Sang nói để mầy ở dưới phi đoàn đi bay bị VC bắn chết mẹ mầy cho rồi.

         Tôi vẫn biết anh mượn tiếng Đại Tá Sang để mắng tôi cho đỡ tức. Cách đây khoảng  20 năm, có lẽ anh nhớ tôi nên viết bài "Đường Bay Muôn Thuở" để kể lại 2 phi vụ sau cùng của tôi. Cám ơn anh Hà thật nhiều và tụi em nhớ anh chị thật nhiều mong gặp lại anh, chị Liên và cháu Phương sau 47 năm mong nhớ.

         

          Vào khoảng 9 giờ hơn, một chiếc trực thăng đáp xuống sân cỏ, Tướng Kỳ bước xuống, theo sau là Trung Tá Nguyễn Quốc Hưng cùng người em, Trung Tá Nguyễn Quốc Thành, mỗi người cầm trên tay 1 khẩu súng M-16.

          Trong thời gian bị đình động, tôi được đưa sang Liên Đoàn 23 Tác Chiến làm việc dưới quyền Trung Tá Thành, vì vậy tôi đến chào ông và được biết Trưởng Phi Cơ của chiếc trực thăng là Thiếu Tá Qui.

         Vài ba phút sau, tôi trở lại cùng nhóm 2 gia đình anh Hà và gia đình tôi. Tướng Kỳ đi ra rồi đi vô phòng làm việc của ông nhiều lần. Tôi chợt nhớ đêm 25/4/1975 Tướng Kỳ gọi tất cả phi công F-5 và A-1 có mặt trong Tân Sơn Nhứt vào dinh, ông kêu gọi mọi người nên đưa gia đình sang Guam lánh nạn để mọi người không vướng bận gia đình mà chiến đấu tới cùng. Ông cho biết hồi sáng nầy ông đi thăm các Sư Đoàn Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh v...v...Tinh thần chiến đấu của các đơn vị tham chiến nầy rất cao. Ngày mai ông sẽ vào dinh Độc Lập để xin Tổng Thống Trần Văn Hương cho phép ông trở về với quân đội để cùng nhau tử chiến. Sau đó mọi người cùng nâng ly chúc chiến thắng. 

          Vì vậy khi ông bước qua chỗ chúng tôi đứng, tôi mạo muội hỏi ông:

         - Bây giờ Tướng định như thế nào?

          Có thể hiểu ý tôi muốn nhắc tới lời kêu gọi tử chiến đêm 25/4, ông buồn bã trả lời:

          - Anh em đã chạy hết rồi. Còn ai nữa mà đánh.

          Tôi đồng ý với ông, rất nhiều phi cơ đã bay đi từ lâu. Rồi tôi theo chân ông bước vào phòng làm việc, trang trí bên trong vẫn như lần đầu tiên tôi vào đây hồi cuối tháng 8 năm 1971. Khi đó ông thành lập 1 phi đội cảm tử gồm Đại Úy Phạm Văn Thặng, Đại Úy Trần Ngọc Hà, Trung Úy T.K.L và tôi.(cấp bậc lúc bấy giờ)

         Chừng một phút sau tôi trở ra ngoài trò chuyện cùng gia đình anh Hà. Khoảng gần 10 giờ sáng, Tướng Kỳ bước ra và nói với tôi:

         -Nhờ cậu báo cho tất cả thân hữu của tôi biết Mỹ đã hủy bỏ chuyến C-141 dành cho tôi. Bây giờ mọi người nên sang DAO hay xuống Bến Bạch Đằng. Các tàu Hải Quân đang chờ. Tôi qua rước Tướng Trưởng bên Bộ Tổng Tham Mưu.

          Nói xong ông lên phi cơ. Tôi chuyển lời Tướng Kỳ tới mọi người. Không biết từ đâu hàng trăm người trong dinh đổ xô ra và sửa soạn rời khỏi dinh.

           Thoạt đầu Vân đồng ý với tôi là chạy ra bãi đậu tìm phi cơ nhưng khi ra đến cổng dinh, cô em vợ tôi đổi ý, đòi một hai phải trở về nhà. Cả Vân lẫn tôi không dám làm trái ý vì e ảnh hưởng tới sức khỏe của cô (vừa sanh cháu gái thứ nhì hồì tuần trước) nhưng Quân Cảnh ở cổng Phi Long chận tôi lại với lý do là lịnh Trung Tá Ngưu Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Phòng Thủ không cho phi công tác chiến rời  Tân Sơn Nhứt.

         Vì ngồi băng sau của chiếc Jeep và đang bồng con nên tôi bước xuống hơi chậm, người Quân Cảnh này bắn liên tiếp 3 tràng M-16 để thị uy?

           Sau đó nhờ Đại Úy Quận chở tôi trở lại dinh Tướng Kỳ để lấy xe gắn máy. Tại đây tôi xin Dân Biểu Nguyễn Văn Cử cho tôi nằm trong cốp xe phía sau để ra cổng nhưng ông e ngại tôi bị chết ngợp.

         Khoảng 10 giờ 30 phút, Cộng quân bắt đầu pháo nhỏ giọt vào phi trường bằng đại bác 130 ly từ Nhơn Trạch. Trong lúc bối rối chưa biết phải làm gì, tôi gặp Thiếu Tá Bạch Diễn Sơn, Phi Đoàn Trưởng PĐ 530. Ông gọi tôi di tản xuống Cần Thơ. Như người mất hồn, tôi chạy theo ông, trên xe ông còn có Thiếu Tá Nguyễn Huy Bản, Đai úy Lê Bính Liêu, Đại Úy Lê Xuân Châu và tôi là người sau cùng lên chiếc AD-5 do Thiếu Tá Hồ Văn Hiển, Phi Đoàn 514 vừa đáp xuống. (Thiếu Tá Trần Thanh Long ngồi ghế phải, Trung Úy Trương Vĩnh Tân bay chiếc số 2)

         Phi trường lúc bấy giờ thật vắng vẻ, trời chuyển mưa, cột khói của chiếc Tinh Long-07 bay sà xuống gần mặt đất làm cho bầu trời đen xẩm thêm, ảm đạm hơn. Tôi có cảm tưởng phi trường Tân Sơn Nhứt bấy giờ biến thành bãi tha ma? (Dường như lúc nầy phi trường Tân Sơn Nhứt sắp bỏ ngỏ?)

         Đến phi trường Trà Nóc, Cần Thơ tôi tìm nhưng không gặp Thiếu Tá Phùng và coi như anh đã mất tích. Kế đó tôi vào Phòng Quân Báo Sư Đoàn 4 Không Quân nhờ điện thoại của Trung Tá Bích để gọi về nhà, nhưng tất cả tổng đài ở Sài Gòn như Tiger, MACV, USAID, Khải Hoàn, Thống Nhứt... đều không có người trả lời. Tôi hoàn toàn tuyệt vọng và vừa bước ra cửa, đúng lúc Thiếu Tá Huynh taxi chiếc AD-6 ngang qua, anh thấy tôi nên ngừng lại và bảo tôi leo lên chiếc AD-5 phía sau do Thiếu Tá Sang lái để về Tân Sơn Nhứt.

         Trên phi cơ đã chứa hơn 15 người, tôi lên sau cùng, không còn chỗ trống, nên phải ngồi chồm hổm giữa 2 sợi dây cáp (cable) điều khiển elevator và rudder ở tận phần đuôi của máy bay. Nhưng mươi phút sau, phi tuần nầy lấy hướng đi Thái Lan, mọi người đều reo mừng, ngoại trừ tôi nước mắt dầm dề và chúng tôi đến Utapao, Thái Lan khoảng 1 giờ trưa (giờ địa phương).

         Theo lời Thiếu Tá Huynh, ở Cần Thơ ông được lịnh cất cánh một phi tuần 4 chiếc A-1 trở về bao vùng trên không phận Tân Sơn Nhất để cho các phi cơ F-5 còn lại ở Tân Sơn Nhứt cất cánh đi Thái Lan, nhưng lúc đó phi trường đã bỏ ngỏ nếu bay về đó chỉ làm mồi cho hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 mà thôi. Lịnh kỳ quái nầy bắt nguồn từ đâu?      Chiều hôm đó 29/4/1975 ở Utapao một nhân viên của đài Kiểm Soát Không Lưu Tân Sơn Nhứt cho tôi biết sau chiếc Tinh Long 07 trúng SA-7 không lâu, anh thấy một chiếc A-1 bị rớt ở hướng Tây Nam. Có phải là chiếc A-1 của anh Phùng?

         Tóm lại anh Phùng đã hoàn thành sứ mạng bảo vệ mọi người trong Tân Sơn Nhứt, tôi tin rằng anh linh của anh đang mỉm cười nơi chín suối.

         Xin thắp nén hương lòng để tưởng niệm người đàn anh đáng kính Trương Phùng và người bạn thân Trang Văn Thành cùng Phi Hành Đoàn Tinh Long - 07 đã hiến dâng đời mình cho Tổ Quốc.

          Vào đầu năm 2007 trên mạng Cánh Thép nhiều thành viên, cựu Không Quân cũng như những người hâm mộ muốn tìm tung tích của Thiếu Tá Phùng và Trung Úy  Thành cùng Phi Hành Đoàn Tinh Long 07 để tri ân những tử sĩ vị quốc vong thân nầy. Nhờ đoạn video của cố ký giả Don Harris, chiếc Tinh Long 07 được biết nằm bên trong hàng rào phòng thủ về hướng Bắc, nhưng chiếc AD-5 của Thiếu Tá Phùng thì biệt tăm.

         Lợi dụng câu châm ngôn của Không Quân "không bỏ anh em không bỏ bạn bè" và tấm lòng tri ân của nhiều người thương cảm, 2 tên vô loại, tán tận lương tâm Thiếu Úy Mạc Đìa và Thiếu Úy Nguyễn Thanh Mẫn, cả 2 là cựu Huấn Luyện Viên Trường Phi Hành Nha Trang mạo nhận nhà ngoại cảm, tạo cảnh tìm hài cốt giả ở gần cầu Bình Điền để trục lợi và lừa gạt lòng tin của mọi người vào tháng 12 năm 2008.

         Xin anh linh của anh Phùng phò trợ cho 18 đời nhà họ Mạc được giàu sang nhờ trò lừa thầy phản bạn, vô nhân tính. Những ai thích bị lường gạt vui lòng liên lạc Mạc Đìa 3005  silver creek rd, suite 142, San Jose, Ca95121 số phone  408 - 227 - 9088

           Đến năm 2018 tôi nhân được tin:

      Trích tin từ facebook của chị Phùng: 

      Hài cốt năm 2017 đã được vợ chồng anh NGUYỄN VĂN VỊ ( làm nghề thu mua phế liệu ) đã tìm thấy ở ĐÀI RADAR PHÚ LÂM gần phi thường TSN vào năm 1987 ( trong khi lấy hài cốt anh VỊ có lấy được một thẻ "căn cước " bị rách một nửa, có đề tên Trương Phùng / Phong Dinh . Phong Điền ) và đã được anh Vị đem CỐT về Quê Sa Đéc để chôn cất được 30 năm . Rồi do sự tình cờ anh Vị qua Mỹ ( thăm con gái ) đi hớt tóc nên gặp được anh NGUYỄN ĐÌNH THẢO ( khóa 64A .. Còn anh PHÙNG khóa 64B ) . Đến khoảng tháng 8/2017 anh Vị liên lạc được với tôi , sau khi đem cốt đi thử ADN với con trai tôi : có huyết thống cha con , nên đến ngày 1/10/2017 tôi chính thức đem TRO CỐT của chồng tôi vào chùa BẢO QUANG để thờ cúng cho đến nay.

      Tôi thay mặt gia đình Thiếu Tá Trương Phùng đòi hỏi nhà văn Phan Nhật Nam 1 lời xin lỗi vì ông đã vô cớ sỉ nhục Thiếu Tá Phùng, người ân nhân đã từng bảo vệ ông trong trận địa pháo sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975.

      Riêng tôi. tôi không cần vì lúc 12 giờ trưa ngày 5 tháng 7 năm 2008 ông đã trả ơn bằng cách mắng tôi qua điện thoại:

      - ...Tao có ghi tên mầy đâu mà mầy lộn xộn....Tao muốn viết gì tao viết...Thằng nào làm gì tao ?

      Về Trung Úy Trang Văn Thành, tôi nhờ quý anh trong Phi Đoàn Tinh Long 821 lên tiếng cho biết người bạn cùng khóa 68A của tôi có phải là 1 sĩ quan bướng bỉnh vì không đúng nhiệm vụ mà cứ cất cánh bay lên ?

      Xin Trung Tá Hoàng Nuôi, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 821 xác minh để mọi người am tường đừng để tên Olivier Todd tẩy não từ nhiều thập niên vừa qua.

      Mấy năm nay trên Google xuất hiện nhiều bài viết về Cố Trung Tá Lê Bá Định và cố Trung Tá Phạm Văn Thặng tự Thặng Fulro như nhà văn Hoàng Khởi Phong, tức Đại Úy Hiển, Quân Cảnh Pleiku hay Nguyễn Gian (Giang),người hầu cận cố Đại Tá Võ Quế Không Đoàn trưởng Không Đoàn Yểm Cứ Pleiku và những người khác cố tình đánh lận con đen, đánh tráo các giai đoạn của lịch sử để làm đau lòng thân nhân của 2 vị Niên Trưởng nầy.

       Vì công đạo khiến tôi lên tiếng thay 2 vị Niên Trưởng cũng theo lời yêu cầu của chị Dung, cháu Phạm Chiêu Anh và cháu Phạm Trần Thặng (thân nhân của anh Thặng ở Houston, Texas)

      Thưa rằng,

      Tôi chỉ là 1 người lính Không Quân bình thường như bao người khác nhưng tôi có duyên chứng kiến (mắt thấy tai nghe) hay được chính "người trong cuộc" kể lại, không phải như những người lợi dụng 2 chữ "Nghe Nói" (hear say) để "phán" rất nhiều chuyện tào lao về 2 vị Cố Trung Tá Định và cố Trung Tá Thặng. 

      Rất tiếc 2 vị chứng nhân vừa bay về vùng viên miễn, Đại Tá Nguyễn Văn Bá Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật lúc bấy giờ từ tháng 10 năm 1970 đến tháng 10 năm 1972 và Thiếu Tá Nguyễn Hoàng Mai thành viên của Phi Đoàn 530 từ tháng 10 năm 1970 đến tháng 3 năm 1975. 

      Thiếu tá Mai, người mà tôi liên lạc thường xuyên từ năm 2006 sau 1 thời gian dài mất dấu. Chúng tôi thường ôn lại chuyện xưa để nhớ những ngày tháng ở vùng cao nguyên, những ngày tử thủ, những ngày "di tản chiến thuật" ở Nha Trang, những ngày biệt phái Phù Cát suýt chết vì quả lựu đạn nội hóa ở Gò Găng vào đầu tháng 7 năm 1972. Nhưng tuyệt đối anh không muốn tôi hỏi bất cứ điều gì về 13 năm trong những trại tù Cộng Sản ở Nam hay ở Bắc. Vô tình hay cố ý anh Mai đã khơi lại bao nhiêu kỹ niệm xa xưa trong tôi.


      Nhưng suốt 3 tuần lễ, tôi không thể nghe tiếng anh, lòng nóng như lửa đốt và sau cùng tôi sửng sốt và đau xót khi nghe tiếng nức nở của chị Mai:
      -Anh Mai đã ra đi cách đây 10 hôm (12 tháng 10 năm 2019). Vài ngày cuối đời, anh Mai bảo tôi mang laptop vô bệnh viện, mở Youtube cho anh nghe tới nghe lui bài "Các Phi Vụ Nhớ Đời - 44 Năm Nhìn Lại". Anh căn dặn tôi sau khi anh ra đi "đừng báo cho thằng Phúc hay. Nó buồn tội nghiệp nó". Nhưng khi thấy Phúc gọi đến nhiều lần, tôi cầm lòng không đặng. .

       Bối cảnh Phi Đoàn Thái Dương 530

      Đầu tháng Giêng năm 1971 vì ham vui, tôi rủ rê các bạn Đặng Ngọc Độ, Đinh Bá Hùng, Võ Thành Thống và Nguyễn Tiến Thụy từ giả Phi Đoàn 514 và cùng 2 bạn Lê Xuân Châu và Nguyễn Ngọc Hùng Phi Đoàn 518 đầu quân Phi Đoàn 530 danh hiệu Thái Dương hay Jupiter thuộc Không Đoàn 72 Chiến Thuật, Sư Đoàn 2 Không Quân.

        Phi Đoàn Trưởng lúc bấy giờ là Thiếu Tá Lê Bá Định kiêm nhiệm Xử Lý Thường Vụ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 72 Tác Chiến trong thời gian Thiếu Tá Nguyễn Văn Trang dưỡng bệnh ở Nha Trang và vài tháng sau ông chính thức kiêm nhiệm chức vụ Liên Đoàn Trưởng. Ông nghiên cứu và tin về địa lý:

      "Cao Nguyên là vùng đất địa linh, xương sống của con rồng, vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Mất Cao Nguyên là mất cả Miền Nam. Vì vậy cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đặt tượng Đức Mẹ Fatima giữa cánh rừng gần biên giới Campuchia ở Đức Cơ và từ trên cao nhìn xuống Biển Hồ nơi đặt tượng Phật Bà Quan Âm trông giống con phượng hoàng xòe đôi cánh đang uống nước".

      Ông yêu chủ nghĩa dân túy, ít khi thấy ông giao thiệp với cố vấn Phi Đoàn 530 thời bấy giờ là Thiếu Tá Mike Perino.

      Bảng phi lệnh của Phi Đoàn 530 được phân chia:

      - 5 phi tuần dành cho Quân Đoàn II (nhưng từ tháng 4 năm 1972 con số phi vụ tăng dần, có ngày lên 2 con số tùy theo nhu cầu của chiến trường)

      - 2 phi tuần dành cho Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu của Đại Tá Đoàn Văn Nu, Giám Đốc Nha Kỹ Thuật.

       * Vì tình trạng kém an ninh do Cộng quân len lỏi các đường thoát nước dưới vực sâu ở hướng Đông Bắc của phi trường, tiếp giáp với Quân Đoàn II  thường bắn B-40 vào bên trong nên Bộ Tư Lệnh Không Quân cho phép Phi Đoàn 530 miễn trực đêm.

      * Giờ làm việc từ 07 giờ sáng đến 6 giờ chiều hay sau khi hoàn tất phi vụ cuối cùng trong ngày.

      * Sĩ Quan Trực có nhiệm vụ ghi vào sổ các hoạt động của phi đoàn và giữ vệ sinh phòng trực ( do các hoa tiêu bất khả dụng hay các phi công mới về trong thời gian chờ xác định hành quân đảm trách)

       Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật lúc bấy giờ là Trung Tá Nguyễn Văn Bá. Ông sống 1 mình, không lính hầu trong căn nhà không khóa cửa trên ngọn đồi con. Lâu lâu bà Bá hay Trung Tá Nguyễn Đạt Thịnh lên chơi vài ba hôm. Bên cánh phải dưới chân đồi là cư xá RMK dành cho Phi Đoàn 530. 

      Vào những đêm trăng thanh, anh em chúng tôi tụ nhau quanh chiếc bàn gỗ do Mỹ để lại trước phòng Đại Úy Phạm Văn Thặng tự Thặng Fulro, Sĩ Quan Huấn Luyện của Phi Đoàn 530 (vinh thăng Thiếu Tá cuối năm 1971) với nồi chè đậu xanh, đậu đỏ hay những bình rượu cần, hay những gì chúng tôi có được. Mỗi khi thấy ánh đèn, ông Bá thường bước xuống cùng chúng tôi trò chuyện vui buồn đơn vị. Có những lúc cao hứng ông bảo tôi lên đầu giường lấy hộ chai thuốc trị bệnh loét bao tử để ông chung vui qua vài chung rượu nhạt. Ông tươi cười bảo rằng:

      - Nếu bả (bà vợ ông) biết được, tôi sẽ đỗ thừa tại chú Thặng ép tôi.

      Vì tấm chân tình của ông dành cho, chúng tôi thường gọi ông 1 cách thân thương là ông Chủ thay vì cấp bậc Trung Tá hay Đại Tá (vinh thăng năm 1971). Ông thường gọi chúng tôi là mấy chú Lương Sơn Bạc nhưng "chê" (chế nhạo) chúng tôi có tiếng nhưng chẳng có miếng, nghèo rớt mồng tơi.  

      Lúc bấy giờ tôi ở cạnh phòng anh Thặng, không biết có phải nhờ "cái bóng" của anh Thặng hay vì cái khù khờ của tôi đã lọt vào đôi mắt xanh của ông ? Tôi nhận lấy sự ưu ái của ông và "cất giữ" trong tim.

       Tôi xin vắn tắt về tình hình chiến sự vào mùa hè năm 1972 ở vùng Cao Nguyên,

      Mặt trận Tân Cảnh bắt đầu ngày 3 tháng 4 năm 1972 và chấm dứt ngày 24 tháng 4 năm 1972, cũng là ngày Đại Tá Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh bị mất tích ở Tân Cảnh và Bộ Tư Lệnh Tiền  Phương của Sư Đoàn 22 Bộ Binh tan rã. Sự kiện nầy làm cho Trung Tướng Ngô Du, Tư Lệnh Quân Đoàn II lên cơn đau tim nhưng ông kịp thời điều động Sư Đoàn 23 Bộ Binh từ Ban Mê Thuộc lên Kontum lập tuyến phòng thủ.

      Ngày 9/5/1972 phi cơ của Trung Úy Nguyễn Đình Xanh bị bắn, anh nhảy dù xuống căn cứ Polei Kleng (Lệ Khánh) 20 dặm phía Tây Kontum trong phi vụ yểm trợ Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Phòng triệt thoái ra khỏi căn cứ nầy. Đại Úy Bửu Chuyển, Tiểu Đoàn Trưởng mất tích, Trung Úy Phan Thái Bình Tiểu Đoàn Phó cùng với 97 binh sĩ về được Kontum ( Bình được vinh thăng Đại Úy hiện đang ở Buena Park, Cali)

      Hôm đó  Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn (tân Tư Lệnh Quân Đoàn II ) ra lệnh cho Đại Tá Bá dập bom xuống căn cứ đang bị Cộng quân tràn ngập mặc cho Trung Úy Xanh đang đứng kêu cứu trên tần số Guard của hệ thống UHF qua máy radio cứu cấp RT-10 do Cộng quân ép buộc để dụ trực thăng bay đến, nhưng khi thấy 8 chiếc trực thăng của hai Phi Đoàn 229 và 235 lần lượt bay vào cứu đều bị trúng đạn vì hỏa lực phòng không quá mạnh, anh Xanh giả đò trợt té để làm gãy cây ăn-ten để máy RT-10 không thể hoạt động. Anh Xanh bị bắt dẫn ra Hỏa Lò, Hà Nội, hiện đang ở Phoenix, Arizona.

      Tối hôm đó Đại Tá Bá cho chúng tôi biết:

      -Tôi biết mấy chú thương yêu nhau hơn anh em ruột thì làm sao tôi ra lệnh nầy. ( chúng tôi không hỏi nên không biết ông thối thác như thế nào ?)

       Tình hình chiến sự mỗi ngày mỗi bi đát, đồi Chu Pao ở giữa Pleiku và Kontum bị Cộng quân chiếm lấy. Giao thông trên Quốc Lộ 14 bị nghẽn. Thị xã Kontum bị cô lập, dân chúng chỉ di tản bằng đường hàng không về Pleiku, rồi dân Pleiku cũng bắt đầu xuôi Nam. Số phận phi trường Cù Hanh như chỉ mành treo chuông. Đại Tá Bá không muốn chúng tôi bị tổn thất nặng nếu phi trường bị tấn công nên ông quyết định phân nửa hoa tiêu của Phi Đoàn 530 luân phiên về Nha Trang nghỉ dưỡng sức một tuần bắt đầu từ ngày 19/5/1972.

      Cùng trong nhóm đầu tiên, tôi hẹn với anh Thặng gặp nhau ngày 21/5/1972 ở cư xá vãng lai của Sư Đoàn 2 Không Quân trên đường Duy Tân. Trưa ngày nầy tôi hay tin Trung Úy Nguyễn Ngọc Hùng hy sinh tại triền Đông Bắc của đồi Chu Pao khi vừa thả xong 2 trái Napalm ở cao độ thấp. Vì không có phi cơ nên tôi đến Nha Trang chiều ngày 22/5/1972 trễ hơn dự định, các anh Nguyễn Hoàng Mai, các bạn Lê Xuân Châu, Đinh Bá Hùng, Nguyễn Minh Tâm ... đã có mặt tại quán số 1.

      Chiều hôm đó anh Thặng nhờ bà chủ quán cóc bên đường Độc Lập cách Bar số 1 non 100 thước nấu hộ món cà ri chình biển do anh săn được từ trưa. Ở đây anh Thặng gặp lại cố nhân, người bạn học năm xưa ở cố đô Huế, cô giáo Tâm dạy trường Tiểu Học Nha Trang. Chị Tâm cùng người em tên Dũng đang học lớp 11 mang mộng làm phi công chiến đấu, ngụ trong 1 biệt thự bên kia đường. Bố chị Tâm đương kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Hàng Tỉnh của Thị xã Khánh Hòa. Ông rất hiếu khách và coi chúng tôi như con cháu trong nhà. Ông muốn chúng tôi tá túc ở dãy phòng ở tầng trên.

      Sáng hôm sau anh Thặng cùng tôi vào thăm ngôi trường xưa, Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân đã thay đổi. Anh Thặng muốn thăm Niên Trưởng Lê Như Hoàn Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân nhưng không gặp nên chúng tôi trở lại Quán Số 1.

      Với 1 cái mask che mắt, 1 ống ngậm để thở, 2 chân vịt và 2 cây súng săn cá, anh Thặng bồng bềnh trên mặt biển từ giờ nầy sang giờ khác. Anh dạy tôi đi tìm chình biển nhưng tôi không có khả năng bơi lội như anh nên ngồi tán gẫu với anh Mai, chị Tâm và 1 cô giáo bạn của chị trên bờ biển. Thình lình tôi nghe tiếng ơi ới. Từ trong bờ tôi phóng ra xa chừng non 100 thước, anh Thặng giật lấy cây súng của tôi mang theo, anh lặn xuống rồi mới trở lên mặt nước giải thích:

      -Cây nầy đang đâm vào đuôi nó, cây nầy đâm ở giữa, mầy giữ chặt cây nầy tao đâm trúng đầu nó. Tao lặn xuống đùa cát để mang nó lên.

        Từ độ sâu năm, bảy thước nước chúng tôi mang lên 1 con chình biển to bằng bắp tay dài hơn 2 thước.

      Lần nầy tôi dành lấy để trổ chút ít nghề tay trái. Mượn cát khô ở bãi biển, tôi chà sạch sẽ con chình rồi mới mang về nhà chị Tâm. Khi cắt khúc để ướp tôi mới biết thịt chình biển trắng như phau, không mùi tanh. Nửa con nấu cà ri, nửa con ướp nướng.

      Trong bữa ăn anh Mai "than phiền" tại sao hôm nay cà ri tôi nấu sao không thấy có nhơn nhớt như hôm qua. Tôi kề tai nói nhỏ:

      -Vì tôi dùng cát khô ở bãi biển vuột hết nhớt ra rồi. 

      Kết quả tôi bị anh dzũa 1 trận vì cái tội không nói cho anh biết, báo hại anh ăn nhớt con chình đêm hôm trước và sau nầy mỗi khi nhớ tới vụ cà ri chình biển anh Mai đều dzũa "mầy là tên ác ôn". 

        Đúng là oan cho tôi. Tôi chỉ nghi ngờ người ta làm không sạch thì làm sao dám lên tiếng, vã lại mọi người đang khen ngon ?

         Ngày 24/5/1972 chúng tôi lại ra biển, vẫn như củ, ngoài lúc thưởng thức những chai beer đông lạnh anh Thặng trầm mình dưới biển từ giờ nầy qua giờ khác. Những tưởng hôm nay phải về tay không, nhưng khoảng 4 giờ chiều, tiếng anh Thặng ơi ới ngoài xa, xung quanh là vùng nước đen nghịt. Không biết chuyện gì xảy ra, tôi vội phóng người bơi ra. Anh trao cho tôi 2 cây súng với những con mực, đồng thời anh giựt lấy cây súng của tội rồi lặn nhanh xuống nước. Chưa đầy 1 phút sau anh đưa cây súng lên mặt nước cùng với 2 con mực. Thì ra những con mực họp thành đàn đi kiếm ăn. 

        Ngày hôm đó chúng tôi thu chiến lợi phẩm: 6 con mực nang to tướng, con nào cũng hơn 2 kg. Tôi không biết bằng cách nào anh Thặng có thể bắn (đâm) được 2 con mực mỗi cây súng, ngay cả những người thợ săn ở Nha Trang thấy chúng tôi mang những mực to lớn đều trầm trồ và khâm phục. 

      Thân mực nhún giấm cuốn bánh tráng, rau sống chấm mắm nêm, râu mực xào với cà chua, dưa leo và rau cần tàu. Cả nhà chị Tâm cùng chúng tôi có 1 bữa cơm chiều đầy bổ dưỡng.

      Ngày kế bố chị Tâm mời dùng cơm trưa nhân ngày giỗ má chị Tâm, lần đầu tiên tôi được hưởng nhiều món ăn nổi tiếng của đất Thần Kinh.

      Sáng ngày 26/5/1972 chúng tôi đáp trực thăng của Phi Đoàn 229 trở về Pleiku khoảng 12 giờ trưa, sớm hơn dự trù. Chúng tôi không về cư xá mà ở lại phi đoàn để tản mạn với cô L, 1 nhân viên dân chính của Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị quê quán Qui Nhơn. Chúng tôi an ủi cô bé nhỏ nhắn, dể thương nầy vừa bị ai đó làm nhục. (Từ dạo đó tôi không gặp lại cô L nữa cũng như vài cô khác của Tiểu Đoàn thường vào phi đoàn tán gẫu với chúng tôi).

       Lúc bấy giờ các chuyến bay rời Pleiku khá hiếm hoi, anh Thặng đồng ý bay thế cho Thiếu Tá Hồng Khắc San, Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 530 hiện ở Westminster, Cali và tôi thế bạn Võ Thành Thống. Khoảng 5 giờ chiều Thiếu Tá Vũ Công Hiệp từ Liên Đoàn 72 Tác Chiến tình cờ xuống chơi, đúng lúc lịnh điều động, anh Thặng rũ anh Hiệp bay wingman (số 2) với anh cho vui và anh Thặng bảo tôi chở cô L về nhà trọ gần quán cà phê Tuyết trên đường Hoàng Diệu, chủ quán là chị của Thiếu Tá Nguyễn Du, phi công A-1 và A-37 tài ba của Phi Đoàn Phi Hổ 516 , anh vừa hy sinh tại mặt trận Quảng Trị hồi tháng trước. Phố xá Pleiku vắng hơn chùa bà đanh, không 1 bóng người. Tôi trở lại phi đoàn chưa được mươi phút thì nghe hung tin anh Thặng vừa gãy cánh gần sông Dak Bla phía Nam Kontum.

      Sự ra đi của anh Thặng làm cho tôi sửng sốt và đau xót, anh ra đi mà không 1 lời dặn dò. Đêm hôm đó tôi ngủ trên giường của anh với hy vọng anh linh thiêng về báo mộng. Thao thức nằm nghe những chuỗi bom nổ của pháo đài bay B-52 vọng về từ Kontum rồi tôi thiếp đi và điện thoại reo lên. Những tưởng anh Thặng về báo mộng mà là giọng mừng rỡ của Đại Úy Hùng, Phòng Hành Quân Chiến Cuộc:

      -Tôi đã gọi mọi nơi nhưng không có ai nhấc máy. May quá tôi gặp bạn và nhờ bạn báo Quân Đoàn điều động 1 phi tuần lên giải vây Kontum đang bị 11 chiếc xe tăng bao vây" (vì phi đoàn 530 không có nhiệm vụ trực đêm nên không ai nghe phone )

        Đồng hồ chỉ gần 5 giờ sáng, tôi vội chạy qua bên kia đường báo cho Thiếu Tá Bạch Diễn Sơn, ( sau nầy là Phi Đoàn Trưởng đời thứ ba của Phi Đoàn 530 hiện ở Panama City, Florida). Anh bảo tôi bay với anh. Chúng tôi được biết thời tiết ở Kontum rất tốt nhưng tai Pleiku, trần mây 500 bộ. Vì sự an nguy của Kontum anh Sơn quyết định cất cánh xuyên mây. Anh căn dặn tôi "hack time" (canh đồng hồ) cất cánh sau anh 1 phút và hẹn gặp nhau ở cao độ 5.000 bộ trên Kontum.

      Chúng tôi hợp nhau trên đường đến Kontum không trở ngại nhưng không thể liên lạc với quân bạn cũng như không thấy bất cứ chiếc xe nào của Công quân ngoài các xe thiết giáp M-113 , M-41...đậu ở phía Tây nhưng đài Kiểm Báo Peacock cứ hối thúc chúng tôi phải diệt các xe tăng của Công quân  đang bao vây Kontum? Đến gần 7 giờ sáng chúng tôi vẫn chưa thấy phi cơ quan sát lên vùng. Anh Sơn quyết định thả bom xuống các bụi rậm tình nghi nơi đóng quân của Cộng quân phía Bắc Kontum.

      Khi về tới phi đoàn tôi gặp anh sĩ quan trực đang leo lên xe Jeep của Đại Tá Thành theo lời "mời" của Tư Lệnh Quân Đoàn II. Trung Tá Định biết chúng tôi vừa đáp xuống, ông vui mừng gọi điện thoại hỏi tôi diệt được bao nhiêu xe tăng ? Ông thất vọng khi nghe tôi trả lời:

        -Chúng tôi bay rất nhiều vòng nhưng không thấy bất cứ 1 con cua nào ngoài các thiết vận xa M-113 và Thiết Giáp của mình. Cuối cùng vì không có phi cơ quan sát trên vùng, Thiếu Tá Sơn quyết định thả bom xuống các bụi rậm ở phía Bắc Kontum.

      Tôi chực nhớ vụ anh sĩ quan trực bị "mời" qua Quân Đoàn rồi báo với ông. 

      Người sĩ quan trực nầy mới về nước hồi tháng trước nhưng chưa được huấn luyện để bay hành quân nên làm sĩ quan trực từ ngày về phi đoàn. Tôi xin phép không ghi tên anh vì khi sang Mỹ anh "quên" vụ anh " được mời" nầy. Tôi tạm gọi là Thiếu Úy A.

      Lúc bấy giờ khoảng sau 7 giờ sáng, số người có mặt ở phi đoàn rất ít, ngoài anh Sơn, anh Mai, tôi và 1 vài người nữa (anh Mai và tôi không nhớ tên) Khi tôi ra ngoài trước hút thuốc lá, Trung Tá Định chạy tới và thắng xe rất gấp, mặt mày đỏ gay. Sau khi thả anh A xuống ông phóng đi mất dạng.

      Theo lời Thiếu Úy A kể lại:

        -Sau khi Quân Cảnh chận lại ở cổng chừng mươi phút, Trung Tá Định chạy xe đậu phía sau rồi lớn tiếng: "Anh Thiếu Úy kia qua xe tôi ngồi. Không có lệnh tôi anh không được rời phi đoàn nửa bước". Rồi ông nhấc ống liên hợp của máy truyền tin và ra lịnh cho Phòng Hành Quân Chiến Cuộc chuẩn bị cho ông 2 phi tuần A-1 trang bị đầy đủ bom đạn. Kế đó ông gằng giọng thách thức "Thằng nào muốn bắt lính của tao, nó phải hỏi tao 1 tiếng. Bây giờ tao thách đứa nào dám qua đây bắt lính của tao, thử coi cái Quân Đoàn II có thành bình địa hay không ?"

         Trung Tá Định là 1 phi công A-1 Skyraider ưu tú, có bằng Cử Nhân Luật về Công Pháp Quốc Tế. Ông là 1 sĩ quan văn võ song toàn, bình thường rất dịu dàng với mọi người, tôi chưa bao giờ nghe anh chửi thề nhưng hôm nay sao lại khác ?

      Chắc chắn Đại Tá Thành phải báo với ông Tướng Vùng ít nhất là nguyên văn hay thêm 1 chút muối hay tiêu hay ớt ? 

      Chuyện ông Trung Tá dám nhổ râu ông Tướng quyền uy triều giả, Tư Lệnh Quân Đoàn chẳng phải là chuyện đùa. Đố ai dám hé môi. Ai biết thì để bụng. Ngày hôm đó chúng tôi trông ngóng tin về thi thể của anh Thặng nhưng chẳng thấy mà lại hay tin bạn Nguyễn Tiến Thụy vừa nhảy dù thoát hiểm và chờ trực thăng đến cứu. 

       Khoảng 3 giờ chiều, khi hay tin thi thể anh Thặng được mang về ở bãi đáp trực thăng phía Tây phi trường. Khi cùng các anh em trong phi đoàn chạy tới, tôi thấy Đại Tá Bá, Trung Tá Định, Thiếu Tá Mười vừa kéo ripper của chiếc poncho sau khi nhìn mặt anh Thặng lần cuối, tôi chạy tới nhưng chỉ kịp nắm lấy 1 góc poncho màu vàng phụ đưa lên chiếc C-123.

      Chiếc C-123 nầy trên đường từ Đà Nẵng về Tân Sơn Nhứt. Do lời yêu cầu của Đại Tá Bá chiếc nầy đáp xuống Pleiku từ trưa chờ chở thi thể anh Thặng về Tân Sơn Nhứt và làm cho nhiều hành khách phải sốt ruột vì phải chờ đợi khá lâu.

      Vừa bước xuống và đi được vài ba bước, tôi nghe tiếng Đại Tá Bá gọi:

      -Lẹ lên! Chú theo về Sài Gòn thay mặt tôi báo cho gia đình chú Thặng.

       Nơi đầu tiên tôi đến, bên kia cầu Bình Lợi, xuyên qua vài dãy ruộng tôi đến nhà Bố anh Thặng. Ông cụ lịm cả người, ông không nói lên lời, cô Tám em gái anh Thặng quằn quại khóc thảm thiết. Gia đình nầy vừa mất 1 cột trụ gia đình, Mẹ anh Thặng hồi tháng Giêng năm 1971 nay lại tới phiên anh. Tôi xúc động rất nhiều. Sau đó tôi tới báo với chị Châu ở đường Bạch Đằng-Gia Định, sau cùng là chị Dung ở Phú Nhuận.

      Tôi trở lại Tân Sơn Nhứt với đôi mắt nhòe nhoẹt và bị Quân Cảnh chận lại vì vào cổng Phi Long quên tắt đèn xe, không mang lon lá trên áo bay cũng không có sự vụ lệnh, cũng chẳng có căn cước quân nhân nên anh Quân Cảnh phải gọi điếm trưởng ra giải quyết. Điếm trưởng chạy ra là Thượng Sĩ Nhất Phương, 1 thời ở Pleiku chạy tới hỏi nhỏ:

      -Sao anh vô ý vậy ?

      - Vì tại tôi quá xúc động khi báo hung tin cho gia đình anh Thặng rồi không chú ý tới việc tắt đèn khi vào cổng" 

      Anh Phương bảo tôi chờ 1 chút, rồi bước vào phòng trực. Mươi phút sau anh cùng tôi vô Tử Sĩ Đường. Tôi nhờ ông Thượng Sĩ trông coi Tử Sĩ Đường gọi cho hãng Tobia chọn 1 quan tài dài nhất vì anh Thặng cao hơn 1 thước 8. Sau đó vài anh trong Phi Đoàn 514 đến thăm vì tưởng lầm là thi thể của Đại Úy Nguyễn Cao Hùng Phi Đoàn 514 hy sinh ở An Lộc hồi tuần trước. Rất tiếc tôi không nhớ rõ, dường như là Thiếu Tá Nguyễn Thế Qui, Biệt Đội Trưởng Biệt Đội A-1 ở Tân Sơn Nhứt và tôi không để ý các anh có vào phòng lạnh để nhìn mặt anh Thặng hay không ?  

      Lâu ngày chúng tôi mới gặp lại nhau, anh Phương hỏi rất nhiều về Pleiku và tình hình chiến sự. Vô tình chúng tôi dự đêm không ngủ. Đến gần 6 giờ sáng 28/5/1972 cha Thăng, giáo phận Gia Định, người anh Cả của anh Thặng (lần đầu tiên tôi gặp) sau khi nhìn thấy thi thể anh Thặng, cha trở ra nói với tôi trước mặt anh Phương:

      - Bố tôi thương em Thặng nhất nhà. Ông sẽ đau lòng khi nhìn thấy mặt em. Phúc thấy có nên tẩn liệm em ngay bây giờ không cần phải tắm rửa? Mình không có thì giờ. Bố tôi sắp sửa tới đây.

      Tôi không dám có ý kiến và vài ba phút sau, người anh kế của anh Thặng, Đại Úy Thắng Tuyên Úy Công Giáo ở Phú Quốc bước vô (tôi gặp lần đầu). Mấy phút sau hai người quyết định không cần tắm rữa anh Thặng.

      Nhờ vậy tôi có duyên phụ các nhân viên ở Tử Sĩ Đường nâng anh Thặng đang mặc chiếc áo bay Nomex màu xanh rêu vào quan tài, bàn tay trái dưới bả vai, bàn tay phải nâng dưới ót anh Thặng, tôi cảm thấy mềm mềm dưới ót nhưng không tiện xem kỹ. Dù đã đặt chiếc quan tài dài nhất nhưng chúng tôi phải uống cong đôi chân 1 chút mới lọt vô áo quan.

      Lúc bấy giờ chị Châu cũng vừa đến nhưng Cha Thăng muốn mọi người ở phòng ngoài. Vì vậy chị Châu nhờ tôi bỏ vào miệng anh Thặng 1 miếng vàng lá nho nhỏ sau khi tôi lao mặt anh, rồi tôi trở ra phòng bên ngoài cùng với chị Châu cắt bỏ tất cả nút áo, nút quần mà chị muốn mang theo cho anh Thặng (đây là lần đầu tiên tôi biết thủ tục tẩn liệm) 

      Được biết gia đình anh Thặng không có ảnh mới, chỉ có 1 bức ảnh mang cấp bậc Đại Úy nên tôi mang ra Sài Gòn nhờ chụp lại với cấp bậc Trung Tá. Khi đem tấm ảnh thờ đến nhà chị Châu ở đường Bạch Đằng Gia Định đã gần 2 giờ trưa, Thiếu Tá Nguyễn Văn Mười Phi Đoàn Trưởng bảo nhỏ: 

      -Phi đoàn cần người. Phúc về Pleiku giúp anh em 1 tay được không ?

      Thiếu Tá Mười lên Trung Tá rồi Không Đoàn Phó Không Đoàn 72 Chiến Thuật, Sư Đoàn 6 Không Quân năm 1973.

      Trước linh cữu tôi xin phép anh Thặng cho tôi trở lại Pleiku nên không thể tiễn anh đến nơi an nghỉ ở nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa và xin anh phò trợ cho Phi Đoàn 530 được an lành.

      Không biết có phải do anh Thặng phò trợ hay không vì sau đó Phi Đoàn 530 không bị tổn thất nhân mạng dù xãy ra 2 tai nạn chết người vào những tháng cuối năm 1973 mà tôi chứng kiến:

      1- Trung Úy Nguyễn Phước Thành, hiện ở Orlando, Florda trong phi vụ oanh tạc ở Bắc Kontum phi cơ bị bắn gãy cần điều khiển chong chóng nhỏ hơn ngón tay út (propeller control rod) nên tôi không thấy được (tôi và Đại Úy Nguyễn Văn Đệ bay phi tuần sau anh Thành) Anh Thành về đáp ở Kontum, phi cơ tắt máy ở cao độ 600 bộ và lao xuống bụi tre to ở phía Đông phi đạo. Anh Thành chỉ bị bất tỉnh trong phòng lái.

      2- Vài tuần sau trong phi vụ bay thử máy, khi về đáp chiếc phi cơ của Thiếu Tá Nguyễn Thành Trung bị tắt máy. Chiếc phi cơ lao xuống phía Đông Bắc phi trường Cù Hanh, đất bụi bay mịt mù. Khi trực thăng đáp xuống nhìn thấy anh Trung ngồi bất tỉnh trong phòng lái đang nghiêng xuống vực sâu, đầu máy văng mất, 2 cánh của phi cơ bị gãy lìa.

       Dường như giữa anh Thặng và tôi có 1 sợi dây tâm linh ? Tôi có cảm tưởng anh linh của anh bao giờ cũng ở bên cạnh, che chỡ khuyến khích tôi khi gặp chuyện không may. Đúng 1 tháng sau ngày anh Thặng tuẫn quốc, tôi nhờ người ấy âm thầm kêu gọi các mạnh thường quân giúp gia đình anh Thặng cả tháng trời trên nhật báo Chính Luận, đài truyền hình, đài phát Thanh Sài Gòn và đài phát thanh Quân Đội. Cùng lúc đó Trung Tá Nguyễn Đạt Thịnh kêu gọi trên báo Diều Hâu. Gia đình anh Thặng cứ ngỡ là Bộ Tư Lệnh Không Quân giúp đỡ các cháu có 1 số vốn để ăn học sau nầy. (nhưng chẳng bao lâu giặc Cộng tràn vào cướp đi tất cả.) Để trả ơn tôi phải mang "nợ"người ấy suốt đời nầy.

      Ngày hôm sau (29/5/1972) chỉ có 1 chuyến C-47 dành cho Thiếu Tướng Võ Xuân Lành, Tư Lệnh Phó Không Quân đi Pleiku. Vì mặc áo bay bê bối, tôi không dám xin đi ké nên tôi đi Nha Trang rồi đáp trực thăng về Pleiku. (nếu biết ông là 1 vị Tướng bình dân như năm 1974 ông bay hành quân với tôi khi tôi biệt phái về Biệt Đội A-1 ở Tân Sơn Nhứt thì tôi đã không ngại xin quá giang về Pleiku) 

       Năm 2010 Trung Tá Dan Hoài Bửu, Xử Lý Thường Vụ Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 23 Chiến Thuật kể lại lúc đó anh là Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 514 được lịnh khẩn cấp tăng phái cho chiến trường Kontum. Anh dẫn 1 Biệt Đội 12 chiếc A-1 cấp tốc bay lên Pleiku sáng ngày 28/5/1972 nhưng ngày hôm sau anh được lịnh lập tức trở lại Biên Hòa. Lúc đó ông không hiểu chuyện gì xảy ra ? (Anh Bửu hiện ở San Jose, Cali)

       

      Vào trung tuần tháng 7 năm 1972 sau khi dự buổi tiệc mừng chiến thắng Kontum và giải tỏa 3 quận ở phía Bắc tỉnh Bình Định do Quân Đoàn II tổ chức, Đại Tá Bá trở về và thấy chúng tôi (Thiếu Tá Mai, Thiếu Tá Phan Đắc Huề, tôi và vài người nữa) đang ngồi tán gẫu, ông giải thích việc "mâu thuẫn" giữa Tướng Toàn với Trung Tá Định và buộc ông phải bênh vực Trung Tá Định để đối đầu với Tướng Toàn.

      -Sau khi anh Thặng nằm xuống, Tướng Toàn từ chối cho người lấy thi thể anh Thặng và nói rằng "Quân Đoàn II hết lính rồi. Một thằng cũng không có". Ông bàn với Trung Tá Định, Trung Úy Dương Huỳnh Kỳ hy sinh ở đồi Charlie (chiều ngày 12/4/1972) và Trung Úy Nguyễn Ngọc Hùng (hy sinh trên sườn đồi Chu Pao trưa ngày 21/5/1972) cả 2 đều không thấy xác nhưng nơi anh Thặng lâm nạn không phải là bãi chiến trường. Hơn nữa anh Thặng là 1 sĩ quan tham mưu của phi đoàn nên không thể để thân xác anh dầm mưa dãi nắng. Nếu như không chịu lấy xác anh Thặng có thể làm suy yếu tinh thần chiến đấu của anh em. Nhưng không thể xử dụng lính phòng thủ phi trường vì họ không biết gì về trực thăng vận. Nếu gặp tai nạn sẽ liên lụy Đại Tá Võ Quế Không Đoàn Trưởng Không Đoàn Yểm Cứ Pleiku. Ông biết chắc chắn Đại Tá Quế cũng như Trung Tá Phạm Bá Mạo, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Phòng Thủ sẵn sàng đi lấy xác anh Thặng. 

      -Tin tưởng vào sự quen thân với Trung Tá Nguyễn Đức Dung từ khi còn ở Thiết Giáp, Trung Tá Định gọi nhờ. Ông Tỉnh Trưởng sốt sắng nhận lời ngay. Nhưng sáng hôm sau, trước khi mang trực thăng qua tiểu khu, Trung Tá Định gọi ông Tỉnh Trưởng để xác định và được trả lời:

      - Xin lỗi anh Định nha. Tiểu khu của tôi không còn lính. Một người cũng không có.

      Tại sao có sự trùng hợp. Quân Đoàn: 1 thằng cũng không có. Còn Tiểu Khu: 1 người cũng không có ? 

      Việc nuốt lời của ông Tỉnh Trưởng làm cho anh Định "hụt hẫng" Kế đến là việc Tướng Toàn cho người qua bắt sĩ quan trực chỉ là việc "tức nước vỡ bờ hay 1 giọt nước tràn ly". 

      Đại Tá Bá cho biết thêm Tướng Toàn nói rằng đích thân ông gọi điện thoại rất nhiều lần đến Phi Đoàn 530 từ lúc 02 giờ khuya để điều động khu trục bay lên giải vây Kontum (thay vì gọi Trung Tâm Hành Quân Không Trợ 2 theo thông lệ) nhưng sĩ quan trực của phi đoàn vắng mặt (bỏ nhiệm sở trong thời chiến đáng bị truy tố ra Tòa Án Mặt Trận Quân Sự Vùng II)

      -Đại Tá Bá cũng cho biết đến 12 giờ trưa ngày hôm sau (27 tháng 5 năm 1972) ông mới liên lạc được Đại Tá Tiên, Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ B-15 của Lực Lượng Đặc Biệt ở gần Kontum nhờ giúp đỡ vì vậy đến 3 giờ chiều thi thể anh Thặng mới về tới Pleiku.  

      -Ngày 29/5/1972 Thiếu Tướng Tư Lịnh Phó Không Quân bay ra Pleiku để dàn xếp sự mâu thuẫn nầy như thế nào tôi không được biết. Tôi chỉ biết 2 chuyện:

      1- Vào khoảng tháng 8 năm 1972 Tướng Toàn không cho phi tuần tôi dội bom diệt các dàn hỏa tiễn 122 ly của Cộng quân đặt ở phía Tây Pleiku và suýt 1 chút nữa phi trường Cù Hanh bị xóa sổ trên bản đồ.

       Tôi không nhớ ngày nhưng vẫn nhớ vào 1 buổi chiều của tháng 8 năm 1972, trong phi vụ tuần thám võ trang ở Kontum, ngay sau khi Phòng Hành Quân Chiến Cuộc Không Đoàn 72 Chiến Thuật báo tin phi trường Pleiku bị pháo kích, từ Kontum chúng tôi (Trung Úy Trương Minh Ẩn bay chiếc số 2, hiện nay là Tiến Sĩ, Thị Trưởng Halton City, Texas) quay về và nhìn thấy những trái hỏa tiễn 122 ly từ phía Tây bay vào phi trường. Tôi xin lệnh thả bom nhưng nửa giờ sau đài Kiểm Báo Peacock chuyển lệnh của Tư Lênh Quân Đoàn không được thả bom vì vị trí nầy quân bạn đang hành quân? Mươi phút sau, 1 chiếc AD-5 đậu bên phía đài Kiểm Soát Không Lưu trúng hỏa tiễn 122 ly. Phi cơ bùng cháy dữ dội. Chiếc nầy mang 6 bó rocket dưới cánh phát nổ và bay đi tứ tung. Mỗi bó chứa 19 trái rocket (hỏa tiễn). Tất cả 114 trái rocket bay đi tứ tung. Khói đen, khói trắng bao phủ phía Đông của phi trường. Tôi không biết phải làm gì ngoài việc lao xuống dùng cánh quạt để hù Cộng quân.

      May nhờ Thượng Sĩ Tư Rocket liều mình dùng xe nâng bom đẫy 2 chành chứa bom và rocket xuống vực sâu ở đầu phi đạo hướng Đông. Nếu 1 trong 2 chành nầy bị trúng rocket, chắc chắn phi trường Cù Hanh thành bình địa.

      Kết quả tòa nhà (building) ở phía Đông của phi trường Cù Hanh, nơi đặt các phần sở của 2 Phi Đoàn 530 và Phi Đoàn Huyền Miêu 118 (sau nầy đổi danh hiệu Bắc Đẩu) bị sập 1 phần và gần 20 chiếc A-1 bị trúng mảnh rocket. Mấy ngày sau, hai phi đoàn 118 và 530 phải dọn về phía Tây phi trường, đối diện 2 phi đoàn trực thăng 229 và 235.

      Sáng ngày hôm sau trong buổi họp hàng ngày của Không Đoàn tại phòng họp của Phi Đoàn Lạc Long 229 Đại Tá Bá biến sắc sau khi nghe thuyết trình từ Trung Úy Nguyễn Mạnh Trinh, Liên Đoàn 60 Bảo Trì:  

      -Ngày hôm nay chỉ có 4 chiếc A-1 khả dụng vì nhiều chiếc bị trúng mảnh rocket cần sửa chữa. 

      Đại Tá Bá nghẹn lời ra chỉ thị:

         -Bắt đầu từ bây giờ, khi thấy rõ vị trí đặt pháo của Cộng quân, các chú dội bom ngay cho tôi.  Không cần chờ lệnh ai cả. Tôi sẽ chịu trách nhiệm. Chúng mình phải tự bảo vệ cho mình. Còn như bên Quân Đoàn bị pháo mấy chú biết phải làm sao rồi chứ.

      Bắt đầu từ hôm đó Phi Đoàn 530 cắt cử 1 phi hành đoàn trực chống pháo kích. Hai chiếc A-1 được kéo về hướng Tây của phi trường Cù Hanh, cạnh 1 trailer dành cho phi hành đoàn trực. Mỗi sáng sớm phi hành đoàn trực bay có nhiệm vụ quay máy, chờ máy nóng rồi thử máy.  Mỗi khi nghe tiếng pháo, chúng tôi chỉ cần cởi bỏ áo giáp, nón sắt chạy ra quay máy và cất cánh ngay không cần thử máy. Vì vậy vô tình hay cố ý, Đại Tá Bá tạo cho chúng tôi có 1 thói quen và tinh thần kiên định vì trách nhiệm chúng tôi sẵn sàng bảo vệ mọi người. (dường như trên trán tôi có khắc 2 chữ Diệt Pháo nên đa cố lần phi trường bị pháo kích đều đúng phiên trực của tôi ?)

      2- Trong bữa cơm tối tình nghĩa đêm 10/4/1975 tại Văn Phòng Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ 40 Cần Thơ, Đại Tá Bá kể chuyện ông vừa gặp Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân. Tướng Minh cho biết trong buổi họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Toàn hỏi ông "Thằng Bá bây giờ ở đâu ?" Tướng Mính trả lời " ... Nó sợ anh thấy mẹ ...Nó chạy trốn ở dưới Cần Thơ"

      Như vậy Bộ Tư Lệnh Không Quân cùng Bộ Tổng Tham Mưu đều biết việc"mâu thuẫn" giữa Tướng Toàn với Trung Tá Định và Đại Tá Bá. Phương cách giải quyết vấn đề nầy như thế nào tôi không được biết.

       Cựu Phi Long 51

      Hiệu đính từ bài Các Phi Vụ Nhớ Đời

      Tháng 4 năm 2022

       

      • Blogger Comments
      • Facebook Comments
      Item Reviewed: PHI LONG 51: Hai Phi Vụ Nhớ Đời - 47 Năm Nhìn Lại Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ