728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

    “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đừng, chẳng khi nào đừng, chẳng có khi đừng” (phần 35)

     “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đừng, chẳng khi nào đừng, chẳng có khi đừng” (phần 35)

     TOM NGUYEN

    “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đừng, chẳng khi nào đừng, chẳng có khi đừng” (phần 35)

     Kính gởi ACE bạn hữu bốn phương,

     Đây là bài viết “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đừng, chẳng khi nào đừng, chẳng có khi đừng” (phần 35) - nếu có ý kiến hay phê bình gì xin được trao đổi để thêm chính xác ...

    Nguyễn Cung Thông

    (Nhà) +61385222298 (Di động) 0422874335

     Trích một đoạn từ bài viết:

    4. "Cây muốn lặng gió chẳng đừng"

    Thành ngữ trên có các dị bản như "cây muốn lặng gió chẳng dừng" hay "cây muốn lặng mà gió chẳng đừng" và "cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng"… Tuy nhiên dạng "cây muốn lặng gió chẳng đừng" có thể là xưa hơn hết vì các cách dùng từ đã hiện diện từ thời VBL/PGTN và trong các bản Nôm của LM Maiorica. Ngoài ra, tự điển Béhaine (1772/1773) đã ghi lại rõ ràng câu này "cây muốn lặng gió chẳng đừng" và sau đó được chép lại trong tự điển Taberd (1838) và Theurel (1877). Ngoài nghĩa đen là cây muốn yên bình (lặng) mà gió chẳng ngừng, LM Béhaine (1772/1773) còn giải thích thêm nghĩa bóng (phép ẩn dụ) là mình phải làm những chuyện (không tốt) ngoài ý muốn. Cách giải thích này (bằng tiếng La Tinh) được hoàn toàn chép lại trong các tự điển của Taberd (1838) và Theurel (1877). Câu này hàm ý cuộc đời nhiều khi sống không được theo ý muốn của riêng mình (~ cây), thường phải chung đụng và làm theo ý người khác (~ gió) cho được hài hòa và cho dòng đời tiếp tục. Tuy nhiên, cụ Huỳnh Tịnh Của đã giải thích câu này là từ Tăng Tử (một trong Nhị Thập Tứ Hiếu) nói vì thương khóc cha mẹ, gồm hai câu đối nhau là "cây muốn lặng mà gió chẳng đừng - con muốn nuôi mà cha mẹ chẳng sống" (trang 333, ĐNQATV sđd). Các tài liệu TQ - như Khổng Tử gia ngữ (thế kỉ 3 SCN) hay Hàn Thi ngoại truyện (thế kỉ 2 TCN) - lại ghi xuất xứ câu "cây muốn lặng, gió chẳng đừng" khác hơn[1]. Trên đường Khổng Tử sang Tề thì nghe thấy tiếng khóc thống thiết của Cao Ngư (có tài liệu ghi là Khâu Vũ Tử 邱武子), hỏi ra thì Cao Ngư mới trả lời về ba cái mất mát lớn trong đời mình. Mất mát lớn đầu tiên[2] là khi học xong và chu du thiên hạ, khi về nhà thì cha mẹ đã qua đời không còn được phụng dưỡng nữa! Cao Ngư nói: thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ[3] 樹欲靜而風不止 tử dục dưỡng nhi thân bất đãi 子欲養而親不待. Truyện trên nêu lên tầm quan trọng của đạo hiếu, nên nuôi dưỡng cha mẹ khi còn sống chứ khi đã mất thì còn gì nữa mà lo lắng, thật là một tâm sự đau lòng của con người khi so sánh với thiên nhiên - cũng như cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Do đó người đời sau (trong văn hóa Hán) khi tả cảnh tang thương đau xót thì thường dùng thành ngữ bốn chữ phong thụ chi bi 風樹之悲.

    [1] Nhà thơ/học giả nổi tiếng đời Đường Bạch Cư Dị (772-846) cũng nhắc đến hai câu này: "từ cổ nhân" (古人有雲 cổ nhân hữu vân, người xưa có nói/NCT).

    [2] Sự mất mát lớn lao thứ nhì là khi làm quan phụng sự vua không nghe lời/giúp đỡ người thân, sự mất mát thứ ba là bạn thân thuở thơ ấu cũng bỏ đi không còn liên lạc khi về già. Đây là những ‘ứng xử phải lẽ’ trong xã hội mà lại không theo ý muốn của mình - tham khảo thêm chi tiết trong trên các trang này chẳng hạn

    https://youtu.be/X2znm1b-W-c

     https://www.youtube.com/watch?v=X2znm1b-W-c  hay https://baike.baidu.com/item/%E6%A0%91%E6%AC%B2%E9%9D%99%E8%80%8C%E9%A3%8E%E4%B8%8D%E6%AD%A2/2911819 ...v.v...

    [3]

    Ngay cả câu đầu mà Cao Ngư nói với Khổng Tử cũng có vài dị bản như thụ dục tĩnh nhi phong bất ninh, thụ dục tức nhi phong bất đình 樹欲靜而風不寧, 樹欲息而風不停 …v.v…


     


    • Blogger Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đừng, chẳng khi nào đừng, chẳng có khi đừng” (phần 35) Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ
    Scroll to Top