728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

      LÃO MÓC TẢN MẠN NGÀY 30 THÁNG 4

       LÃO MÓC TẢN MẠN NGÀY 30 THÁNG 4

      TẢN MẠN NGÀY 30 THÁNG 4
      LÃO MÓC

      Dẫn nhập: Trước đại dịch Vũ Hán, có thân hữu hỏi tôi về chuyện cái gọi là“Ban Đại Diện Cộng Đồng NGƯỜI VIỆT Bắc Cali” có tên “chủ tịch tiếm danh” có hỗn danh “bé óc, to mồm” và tên “chủ tịch đôn quân” tay sai giành giựt tổ chức “Ngày Quốc Hận” trước Ban Đại Diện CĐVN/BCa trước một ngày có quảng cáo rước ca sĩ từ Nam California lên ca hát và có ba nhà hàng cung cấp bánh mì, hủ tíu, beefsteek miễn phí.
      Vị thân hữu này nhắc lại trước kia khi “đại gia” là bà Lan Hải, vợ ông Nguyễn Sơn thành lập Ban Đai Diện Cộng Đồng NGƯỜI VIỆT có”cán lớn Việt Tân” Hoàng Thế Dân và“cán lớn Đại Việt” Hồ Văn Khởi làm Phó Chủ Tịch chỉ có tổ chức ca hát và thết đãi bánh mì Lee Sandwiches và nước uống...

      Nay, chủ tịch tiếm danh bé óc, to mồm và tên chủ tịch tay sai lấy tiền ở đâu mà tổ chức “ăn mừng” Ngày Quốc Hận rình rang quá vậy?
      Xin mời độc giả đọc bài viết sau đây để rộng đường dư luận.
      “Chuyện 30 tháng Tư" là chuyện thuộc loại “phim bộ nhiều tập" kể hoài không hết. Trong số những Thủ Tướng của VC sau khi Thủ Tướng “Đồng Vẩu" (tức Phạm Văn Đồng) kẻ đã theo lệnh Hồ Chí Minh ký công hàm bán nước 14-9-1958 đang “từ sống chuyển sang từ trần", thì Thủ Tướng Võ Văn Kiệt rất “nổi nang" khi tuyên bố: “Ngày 30 tháng Tư-1975 có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn!"
      Mở đầu bài tản mạn, Lão Móc xin kể lại “chuyện vui" của một văn nhân vô hạnh của chế độ miền Nam là nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải cách đây 47 năm, tức là ngày 30 tháng Tư năm 1975.
      Độc giả đã nghe nhà văn Hoàng Hải Thủy (HHT) kể về “thằng già ăn cháo đái bát" Vương Hồng Sển, chồng của bà Năm Sa Đéc (Nguyễn Kim Chung) nổi tiếng miền Nam với bánh bao “ông cả Cần" với những lời tuyên bố vô ơn, bạc nghĩa với cái chế độ đã dung dưỡng và ưu đãi cho nó. Bài viết về thằng già vô hạnh Trần Tuấn Khải cũng do nhà văn HHT kể lại trong bài “Lính Tan Hàng" như sau:
      “Cuối Xuân Ất Mão (1975) tiếng súng cuối cùng Sàigòn-Chợ Lớn đã tắt, ngọn cờ giải phóng đang tung bay khắp miền Nam, nước VN ta hoàn toàn sạch vết quân xâm lược. Những quân tay sai bán nước đều đã cao bay xa chạy. Tác giả tuổi ngoài 80 này trông thấy cảnh huy hoàng rực rỡ của cả dân tộc VN, trút hết nỗi uất hờn sâu thẳm trong bấy nhiêu lâu, thực chẳng khác gì tái sinh mà viết mấy dòng sau đây góp vui cùng bạn bè trong cõi:
      “Hơn tám mươi năm lộn kiếp đây
      Tuổi đời lên một, tính từ nay!
      Cơm no đoàn kết mau khôn lớn
      Nước sạch xâm lăng khỏi quấy rầy
      Độc lập đi về nhiều chuyện thú
      Tự do ăn học lắm tài hay
      Nhờ ơn cách mạng bồi thêm thọ
      Hưởng mãi non sông đất nước này".

      Xin lỗi độc giả vì đã tản mạn “chuyện vui mùi cóc chết" về lão nhà thơ vô hạnh Á Nam Trần Tuấn Khải. Giờ xin tản mạn về chuyện của “triệu người buồn trong “Ngày 30 Tháng Tư" là chuyện của “luật gia" Trần Hưng do ông Trần Vinh kể lại trên một tờ báo điện tử, như sau: “27/4/ 2015 – Khỉ Trường Sơn tràn ngập vào thành phố : 27 tháng 4 2015 – Luật gia Trần Hưng và vợ con đã đến Mỹ vào năm 1990. Ông kể lại cho BBC những gì đã xảy ra với gia đình ông . Ông Hưng mô tả những ngày tháng sau 30/4/75 gia đình ông trải qua rất nhiều khó khăn dưới chế độ mới.
      “Sau năm 1975 chúng tôi từ đỉnh cao xuống vực sâu," ông kể, “Họ (Cộng sản) không giết nhưng khổ thì khổ rất nhiều."
      Ông cho biết lúc đó ông vì là sinh viên luật nên ‘không có tập trung cải tạo gì hết mà chỉ có đến trình diện thôi’.
      “Điều khó chịu là họ phát loa ở trước nhà tôi phát suốt từ 4h sáng đến 11h đêm, đọc các thứ báo Nhân dân, Sài Gòn giải phóng," ông nói.
      “Hàng xóm có những người đổi bên nhanh quá. Họ xộc vào nhà tôi bất lúc nào như là nhà không có chủ hỏi ‘đã đi trình diện chưa’ và thế này thế kia."
      “Sau đó ít lâu người ta yêu cầu đổi tiền. Mỗi gia đình chỉ được 200 đồng dù anh có bao nhiêu tiền đi nữa. Đồng bạc miền Nam coi như vứt đi. Họ (cộng sản) đặt ra sổ hộ khẩu, sổ mua hàng, tất cả mọi thứ đều vào kỷ luật."
      “Cứ hơi một tí thì họ lôi lên bắt đi họp hành. Đủ thứ hội: hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nhi đồng. Người nào cũng phải vào tổ chức và bị kiểm soát chặt chẽ," ông nói thêm. Ông cũng cho biết cuộc sống khi đó ‘khác hẳn cuộc sống ở miền Nam trước kia’.
      “Chúng tôi đi đến thăm ai, ngủ lại nhà ai cũng phải khai báo dù đó là người thân của mình," ông kể, “Muốn mua cái gì cũng phải có sổ sách chứ không phải tự nhiên đi ra mua cái này cái kia."
      Lúc đầu, gia đình ông còn được phân phối gạo nhưng từ từ ‘xuống tới gạo mốc, gạo ẩm, rồi bắp, bo bo’.
      ● ‘Mất niềm tin’
      Ông Hưng cho biết gia đình ông đã tìm cách vượt biên nhiều lần và một người em của ông đã mất tích trên đường vượt biển. Luật gia Hưng cũng nói lý do ông đi vượt biên không phải do khó khăn về kinh tế mà ‘khó khăn về mặt tinh thần’.
      “Chúng tôi thấy rõ ràng quan điểm sống của chủ nghĩa cộng sản với chúng tôi không phù hợp," ông nói và cho biết những ngày đầu tiên những sinh viên trường Luật như ông được cho đi học về Triết học Mác-Lênin ông đã thấy ‘chủ thuyết cộng sản sai ngay từ đầu, sai ngay từ khái niệm về giá trị’." “Chúng tôi nghe thấy không hợp lý thì chúng tôi cãi. Nhưng mỗi khi như vậy thì chúng tôi bị trừng phạt."
      Ông cũng kể lại lần ông đưa con của ông vào nhà thương đã khiến cho ông kiên quyết phải tìm đường ra đi. “Khi chúng tôi vào đến phòng cấp cứu thì thấy có hai cô ngồi đó, trên áo đề chữ bác sĩ. Cô này nói với cô kia rằng ‘Thôi chết rồi chị ạ, không biết 1cc có phải là 1ml không, không biết em có cho người ta lầm thuốc không’," ông kể. “Tôi nghĩ ngay trong bụng thôi đời thằng con tôi tiêu rồi. Từ lúc đó tôi nhất định bằng mọi giá phải đi."
      Một lần khác, khi ông đến thăm một người quen là đại tá công an cộng sản khi ông này ốm và ông này có nói rằng muốn được điều trị trong Bệnh viện Thống Nhất." Bệnh viện ấy to lắm nhiều thứ tối tân lắm ngày xưa bà Thiệu (phu nhân ông Nguyễn Văn Thiệu) xây". Ông ấy nói tiếp " Thế nhưng sau tháng Tư năm 1975 bọn nó (cộng sản) chở những thứ đó về miền Bắc hết rồi" . Ông Hưng thuật lại lời người Đại tá công an đó nói rằng “Đám bác sĩ hiện nay trong đó toàn là con ông cháu cha Cộng sản. Vô trong đó chết chắc. Tao đi kiếm mấy thằng bác sĩ Nguỵ của mày cho chắc ăn." “Khi xảy ra những chuyện như vậy thì trong bụng chúng tôi mất niềm tin. Đằng nào cũng chết nên phải đi tìm sự sống trong cái chết," ông Hưng kể về lý do đi vượt biên của mình. “Lúc đó đi ra ngoại quốc không biết tương lai ra làm sao. Không biết mình có thể làm được những gì. Ra đại dương lớn như vậy mà con thuyền chỉ có 12 mét thì chỉ có 1 phần sống, 99 phần chết." “Thế nhưng tại sao người ta vẫn đi? Tại vì ở lại là chết chắc," ông giải thích.
      ● ‘Lòng tốt của Hoa Kỳ’
      Ông Hưng cho biết sau khi đến Mỹ thì ‘nhờ sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ, nhờ sự bao dung của nhân dân Mỹ mà chúng tôi vẫn sống được và có tương lai tốt đẹp cho chính mình và con cháu’.
      “Lúc đó đi ra ngoại quốc không biết tương lai ra làm sao. Không biết mình có thể làm được những gì. Ra đại dương lớn như vậy mà con thuyền chỉ có 12 mét thì chỉ có 1 phần sống, 99 phần chết."
      “Thế nhưng tại sao người ta vẫn đi? Tại vì ở lại là chết chắc," ông giải thích". “Tại vì ở lại là chết chắc!" Đây không phải chỉ là ý kiến cá nhân của luật gia Trần Hưng mà hầu như là ý kiến của 99% trăm những người vượt biển; vậy mà vẫn có những kẻ tai to, mặt lớn là Giáo sư, Thượng Nghị sĩ, linh mục, tiến sĩ... áp đặt cho “Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư Đen" là “Ngày Nam Việt Nam", “Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do" thì không biết phải gọi những kẻ này là loại người gì? Không gọi loại người này là những kẻ:

      “Trái tim để ở dạ dày
      Đầu óc thì để gần kề hậu môn!"

      thì phải gọi bọn chúng nó là gì?
      Do đó, không nên ngạc nhiên khi nghe có thằng tuyên bố láo lếu: “Nhờ có “Ngày 30 Tháng Tư" nên người Việt tỵ nạn mới được như bây giờ (sic!)".
      Cũng không nên ngạc nhiên khi có những kẻ bị hết người này tới người khác công khai chỉ mặt gọi là: “Việt gian", “tay sai băng đảng Việt Tân" vẫn trơ cái mặt dầy ra giở đủ trò ma giáo giành giựt tổ chức “Ngày 30 Tháng Tư", kéo nhau vào nhà hàng hát hò để ăn mừng cho chủ của chúng nó... đại thắng mùa Xuân!
      Có con chó Pavlov nào mà không chảy nước dãi khi chủ của chúng nó gõ những tiếng kẻng?!

      LÃO MÓC

       


      • Blogger Comments
      • Facebook Comments
      Item Reviewed: LÃO MÓC TẢN MẠN NGÀY 30 THÁNG 4 Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ