Chào Mừng Ngày Không Lực VNCH, 1 Tháng 7!
Giới Thiệu Vài Sinh Hoạt Quân Chủng KQ Độc Đáo, Nhân Ngày Kỷ Niệm. (Trong Dịp Cuối Tuần Mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 2023)
Chào Mừng Đại Hội KQ Toàn Thế Giới 2023!
-Hoan Hô các Hội AHKQ KQ khắp Hoa Kỳ đã có sáng kiến liên kết
và "DÁM" tổ chức Đại Hội KQ Toàn Thế Giới.
Nghe tên Đại Hội như thế, lòng tôi hình như cũng đang trải rộng,
để hân hoan chào đón các cánh chim bỏ xứ khắp muôn nơi, bay về Nam Cali tham dự
Đại Hội Hiếm Hoi và Độc Đáo cuối tuần này.
Tôi tưởng tượng sẽ bắt tay (và vỗ tay chào đón) các đồng đội
KQ về từ Âu Châu, Á Châu, Nam Bắc Châu Mỹ và Úc Châu.
Tôi có những bạn KQ sinh sống ở xứ Căng Gu Ru, rất nhiệt
tình với Quân Chủng thân yêu, đã bỏ công sưu tầm, biên soạn và xuất bản cuốn
Quân Sử Không Quân VNCH rất đẹp và giá trị vào năm 2005, đến nay đã 17 năm rồi.
Có phải Đại Hội Không Quân Toàn Thế Giới cũng là dịp tốt để Ban Biên Soạn bổ
sung, chỉnh sửa cuốn Quân Sử Không Quân và biết đâu sẽ xuất hiện trong Đại Hội
đặc biệt này, không phải là điều không tưởng!
Mơ mộng dù không...tưởng, cũng sẽ là một hạnh phúc êm đềm cuối
đời khi được gặp lại khung trời cũ đồng đội xưa...
Mong thay!
Bắc Đẩu Võ Ý
Thông Báo Cuối Cùng Đại Hội KQ Toàn Thế Giới 2023!
I./ Chương trình tổng quát ngày Đại Hội KQ, 2-7-2023
a./ Tiền Hội Ngộ: Thứ Bảy ngày 01 tháng 7 năm 2023
Vì ngày thứ Bảy, tại Quận Cam có nhiều nhóm (A37, F5, UH1)
Không Quân tổ chức Hội Ngộ, nên không có Tiền Hội Ngộ chung vào thứ Bảy, mà chỉ
sinh hoạt theo nhóm.
Tại Nhà hàng Pho Seven, 12505, Beach Blvd, Ste A#6, Stanton, Ca 90680. (714) 901-0350. Với sinh hoạt truyền thống, vì rất nhiều lần đã tổ chức tại nơi đây, với ban nhạc sống, thức ăn ngon, khiêu vũ đến…gãy chân! và giữ nghiêm khắc luật “hổng say, hổng...dzề!” Xin đóng góp tượng trưng với Anh Em TC là 30 đô la.
Quý Bạn Liên Khóa khắp nơi, nhất là tại Nam Cali, muốn có mặt trong Buổi tiệc Mini Hội Ngộ này, xin liên lạc với Lộc (cell) (714) 299-4693, Phương (cell) (408) 799-8218
b./ Đêm Hội Ngộ.: Chủ Nhật ngày 02 tháng 7 năm 2023
Đa điểm: Nhà hàng Golden Sea., 9802 Katella Ave, Anaheim, CA
Từ 5:00 PM đến 11:15 PM.Hội Ngộ, Dạ tiệc Dạ vũ.
Để cho Đêm Hội Ngộ được chu đáo, yêu cầu
Ban Tổ Chức và Ban Cố Vấn vui lòng đến sớm lúc 2:00PM để điều
chỉnh thiếu sót
Chi phiếu gởi về địa chỉ: Paul Lê hay Cù Thái Hòa. Memo:
ĐHKQ 2023
11554 Azalea Ave Fountain Valley, CA92708
Email: Saule968@yahoo.com, Zelle phone number (714) 640-0318
Giá vé ủng hộ:
Đêm Hội Ngộ, 2-7-2023 : $75.00/ng.
III./ Phương tiện di chuyển và khách sạn
a./ Phi trường.
Los Angeles (LAX) đến Little SaiGon… 23 miles
Long Beach (LGB) đến Little SaiGòn… 13 Miles
Santa Ana (SNA) đến Little SaiGon …10 Miles
b./ Khách sạn:
10022 Garden Grove Blvd, Garden Grove, CA 92844 (714)
534-1818
Book online: Ramadaplaza-anaheim.net
Quý bạn ở xa cần sự giúp đỡ, LL Thiên Bằng 241 Đoàn Văn Lập lapchidoan@yahoo.com (714
)262-9015
Hân Hoan Chào Mừng Ngày 1 Tháng 7! Kỷ niệm Ngày Không Lực VNCH!
(Ngày Sinh Nhật Của Quân Chủng Không Quân!)
Không Quân VNCH là một Quân chủng được thành lập từ ngày 25
tháng 6, 1951, thời Vua Bảo Đại. Lúc đầu chỉ có một Bộ Chỉ Huy, một Tiểu Đoàn
Không Quân, với quân số 40 sĩ quan, 120 Hạ Sĩ Quan và 500 binh sĩ.
Đến ngày 1 tháng 7, 1955, khi lá cờ Tam Tài của Pháp, bị hạ
xuống và thượng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VN lên kỳ đài, tại căn cứ Không Quân Nha
Trang, thì từ ngày lịch sử đó, được coi là “Ngày Không Lực VNCH!”
Quân chủng Không Quân phát triển rất nhanh, lớn mạnh như Phù
Đổng Thiên Vương! Để bảo vệ an toàn cho Bầu Trời Quê Mẹ, qua cuộc chiến kéo dài
trên 20 năm!
Chỉ sau 19 năm, sau ngày bàn giao, Không Quân VNCH đã có
2,071 phi cơ đủ loại. Có 6 Phi Đoàn KQ. Đặt căn cứ tại Đà Nẵng (SĐ.1), tại Nha
Trang (SĐ 2), tại Biên Hòa (SĐ 3) tại Bình Thủy Cần Thơ (SĐ 4) tại Tân Sơn Nhất
(SĐ 5) và tại Pleiku (SĐ 6)
Với hàng trăm phi công được huấn luyện tại Hoa Kỳ và Quốc nội
VN. Có thể điều khiển các phi cơ cánh quạt, phản lực tối tân nhất, đã được trang
bị trong cuộc chiến VN. Các phi công VNCH từng được các nước trên thế giới nể
phục, về tài ba bay bổng và sự can đảm, cũng như tinh thần yêu nước quên mình.
Trong các quân chủng QLVNCH, thì KQ là quân chủng duy nhất, đặc biệt có nhiều
sĩ quan hy sinh nhất! Nhiều bài ca, vinh danh những Cánh Chim oai hùng, anh
dũng này.
Ngoài các phi công gan dạ, Quân chủng KQ/VNCH, còn có hàng
ngàn, chuyên viên giỏi chuyên môn, được đào tạo tại các trường huấn luyện kỹ
thuật, để bảo trì và sửa chữa các phi cơ, cũng như các thiết bị quân đội.
Tất cả các chiến hữu Không Quân dù hoạt động dưới đất, hay bay trên bầu trời, tìm và diệt địch, đều mang một phù hiệu chung “Tổ Quốc – Không Gian”, đều là Anh Em! Đã gọi là “Lính Không có Quân”, nên cấp bậc không có khoảng cách nhiều trong Quân chủng, đeo “lon” chỉ để làm việc mà thôi!
NHỚ NGÀY KHÔNG LỰC
VIỆT-NAM CỘNG-HÒA 1-7-1955
Nhớ thưở thanh xuân ngang dọc trời
Trấn không nhiệm vụ dám nào lơi
Phi hành sát địch mong gìn nước
Phi vận an dân để giúp đời
Gác lại tình nhà, thương để dạ
Làm tròn phận sự, khắc ghi lời
Thế thời chớ luận thành hay bại
Tổ-Quốc lòng trung giữ vẹn ngời...
(DUY ANH July1st )
Chút Nét Trong Quân Sử, Về Quân Chủng Không Quân VNCH
-Không lực Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: Republic of Vietnam
Air Force, RVNAF) là lực lượng không quân chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng
hòa. Tiền thân là những phi cơ ném bom nhỏ và cũ do quân đội Liên hiệp Pháp
chuyển giao, cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, sau khi rút khỏi Việt Nam. Sau đó
dần dần được bổ sung cải tiến, bằng những phi cơ vận tải, chiến đấu tối tân, hiện
đại, do đồng minh Hoa Kỳ viện trợ. Trở nên ngày càng mạnh mẽ, về số lượng, cùng
hỏa lực. Trong cuộc chiến, Không quân đã đóng vai trò quan trọng trong việc yểm
trợ các Binh chủng Bộ binh Việt Nam Cộng hòa trên mặt đất. Làm chủ bầu trời!
Chính vì sức mạnh này, CSVN rất sợ hãi, nên cả chiều dài hơn 20 năm chiến
tranh, không có lấy một trận “không chiến!”
Không lực Việt Nam Cộng hòa, được Hoa Kỳ viện trợ số lượng
máy bay rất lớn, được xếp hạng sức mạnh thứ 4 trên thế giới và thứ 2 tại châu
Á. (Chỉ đứng sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc) theo số lượng máy bay và binh sĩ. Một
số nguồn tài liệu cho rằng, KLVNCH lớn thứ 6 trên thế giới. (Chỉ sau Liên Xô,
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp và Tây Đức)
Lúc cao điểm, Không lực Việt Nam Cộng hòa có tới trên 2.300
máy bay và trực thăng các loại. Tức là còn nhiều máy bay, hơn không quân các cường
quốc đương thời, như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản...
Tuy nhiên khi so sánh với Không quân Hoa Kỳ, thì Không lực
Việt Nam Cộng hòa, chỉ có Không quân chiến thuật, để hỗ trợ tiền tuyến, mà
không có Không quân chiến lược. (Cụ thể là có các pháo đài bay).
Đồng thời lực lượng chiến đấu ưu tú này, lại bị Hoa Kỳ kiểm
soát và khống chế việc chỉ huy các chiến dịch, khiến phi cơ chỉ có thể hoạt động
rất giới hạn tại Nam Việt Nam. Không được phép thực hiện những phi vụ oanh tạc
sâu, trong lãnh thổ miền Bắc, cũng như trong không phận 2 nước láng giềng, là
Lào và Campuchia. (Nơi có đường mòn HCM) Nếu không có những điều kiện vô lý này
trói buộc, nhiều nhà nhận định thời cuộc đã kết luận: “VNCH chưa chắc đã thua!”
Nhiều khi còn trái lại!
Sau khi để mất các đảo trong Hải chiến Hoàng Sa về phía
Trung Quốc, TT Nguyễn Văn Thiệu đã lên kế hoạch huy động không lực Việt Nam Cộng
hòa oanh tạc Hoàng Sa, để chiếm lại. Nhưng sau đó bị hủy bỏ, do phía Mỹ ngăn chặn.
(Nên không có cơ hội ghi công trong lịch sử, đánh đuổi quân Tầu xâm lăng!)
Trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, cùng với sự sụp đổ của
Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng không quân, cũng chính thức tan rã theo!
Kéo theo miền đau, bất ngờ bị “bẻ cánh!” rời Tổ, ngậm ngùi, tan tác, mang thân
phận “bên thua cuộc!” mãi mãi chôn dấu niềm đau không bao giờ quên!
*Giai Đoạn Thành Lập
Lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa, được hình thành từ một
số phi công người Việt, được tuyển chọn bay cùng với các phi công Pháp, với tư
cách là sĩ quan của quân đội Pháp. Khi Quốc gia Việt Nam, được thành lập, các
sĩ quan người Việt này, được chuyển sang cơ cấu Quân Đội Quốc gia.
Bản thân Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam,
Nguyễn Văn Hinh cũng xuất thân là một sĩ quan phi công, vì vậy, ông rất chú trọng
việc xây dựng Lực lượng Không quân.
Tháng 6 năm 1951, một cơ quan phụ trách về ngành Không quân,
trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập, với tên
gọi là Ban Không quân. Ban đầu chỉ làm nhiệm vụ phụ trách Phi đội Liên Lạc.
Trên thực tế, các phi công người Việt chỉ làm nhiệm vụ bay
cùng với các phi công Pháp trong các phi vụ. Các chức vụ chỉ huy và Phi công
chính đều là sĩ quan Pháp. Ngay cả chức vụ Trưởng ban Không quân, kiêm Phụ tá
Không quân cho Tổng tham mưu trưởng, cũng là sĩ quan Pháp.
Tháng 4 năm 1952, thành lập Trung tâm Huấn luyện Không quân
tại Nha Trang, nhưng vẫn do các sĩ quan Pháp đảm nhiệm Chỉ huy trưởng và trực
tiếp huấn luyện.
Năm 1953, thành lập thêm 2 phi đội Quan Sát và Trợ Chiến tại
Tân Sơn Nhứt và Nha Trang. Năm 1954, Ban Không quân được đổi thành Phòng Không
quân.
Năm 1955, Không quân Pháp bàn giao lại cho Không quân Quốc
Gia Việt Nam, khoảng 25 vận tải cơ C-47, 2 Phi đoàn quan sát L-19 và 25 Khu trục
cơ cánh quạt F8F Bearcat (rất lỗi thời). Tháng 7 năm 1955, lần đầu tiên một người
Việt được giữ chức vụ Phụ tá Không quân, là Trung tá Nguyễn Khánh. Giai đoạn đầu
ngành Không có120 hạ sĩ quan và 500 binh sĩ.
*Thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô
Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng Không quân Quốc gia
Việt Nam cũng được đổi tên thành Không quân Việt Nam Cộng hòa. Thiếu tá Trần
Văn Hổ, đương kim Phụ tá Không quân, được thăng Trung tá, và trở thành Tư lệnh
đầu tiên của Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1957, theo chương trình hợp tác viện trợ, một phái đoàn
Không quân Hoa Kỳ, sang nghiên cứu tình hình để soạn thảo kế hoạch huấn luyện
cho Không quân Việt Nam Cộng hòa. Nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan được tuyển chọn
sang tu nghiệp tại các trường Không quân Hoa Kỳ. Các phi trường Tân Sơn Nhất,
Biên Hòa, Đà Nẵng được xây dựng mở rộng. Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha
Trang cũng được xây dựng quy mô hơn, nhằm đào tạo tại chỗ các khóa hoa tiêu và
quan sát viên, và các khóa đào tạo chuyên viên để bổ sung cho các đơn vị.
Tháng 9 năm 1959, một Phi đội đầu tiên gồm 6 phi cơ A-1
Skyraider (Thiên tướng) được Hoa Kỳ chuyển giao cho Không quân Việt Nam Cộng
hòa. Sau đó trong vòng 1 năm, có thêm 25 chiếc Skyraider khác, được bàn giao tại
Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt. Năm 1960, Phi đoàn 1 Khu trục cơ được thành lập
và bắt đầu hoạt động từ Bến Hải đến Cà Mau, để yểm trợ cho các Binh chủng Bộ
binh Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1961, chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ có tên Farm Gate,
đã đưa các loại phi cơ cánh quạt huấn luyện T28, Oanh tạc cơ hạng nhẹ B26 và vận
tải cơ C.47, cùng khoảng 124 sĩ quan và 228 quân nhân Hoa Kỳ, sang giúp huấn
luyện. Các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát không lưu được thiết lập, tại các
phi trường Tân Sơn Nhứt, Đà Nẵng và Pleiku. Liên đoàn 1 Không vận đầu tiên được
thành lập với Trung tá Nguyễn Cao Kỳ, được chỉ định làm Liên đoàn trưởng. Hoa Kỳ
cũng trao cho Không quân Việt Nam Cộng hòa thêm 16 Vận tải cơ hạng trung C.123,
trong tháng 12 năm 1961.
Ngày 26 tháng 2 năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn
Văn Cử, trên đường bay huấn luyện, đã đột ngột bay trở lại dội bom Dinh Độc Lập,
mưu toan giết chết Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ngay lập tức Tổng
thống Ngô Đình Diệm ra lệnh đình chỉ vô hạn định các phi vụ chiến đấu. Cũng vì
lý do này, mà đương kim Tư lệnh Không quân là Đại tá Nguyễn Xuân Vinh bị thất sủng,
phải xin giải ngũ với lý do sang Hoa Kỳ học ngành Tiến sĩ Không gian.
Năm 1962, các đơn vị Không quân tác chiến và Yểm trợ tác chiến,
được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi vùng Chiến thuật: Không đoàn 41 (căn cứ ở
Đà Nẵng), Không đoàn 62 (Pleiku), Không đoàn 23 (Biên Hòa), Không đoàn 33 (Tân
Sơn Nhất), Không đoàn 74 (Cần Thơ).
*Thời Đệ Nhị Cộng Hòa
Sau cuộc "Chỉnh lý" lên nắm quyền, tướng Nguyễn
Khánh thực hiện một số cải tổ trong Quân đội. Ngoài việc đặt ra thêm cấp bậc
Chuẩn tướng, ông còn cho thay đổi tên gọi "Quân đội Việt Nam Cộng
hòa" thành "Quân lực Việt Nam Cộng hòa". Danh xưng Không Lực Việt
Nam Cộng Hòa, cũng được sử dụng chính thức từ lúc đó.
Năm 1965, Không lực Việt Nam Cộng hòa có thêm các Phi đoàn
Khu trục cơ A-37 Dragonfly và sau đó là các Phi đoàn Không vận cánh quạt loại lớn
Lockheed C-130 Hercules và trực thăng CH-47 Chinook.
Ngày 3 tháng 2 năm 1965, một Phi đoàn gồm 24 chiếc A-1H
Skyraider, do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy cất cánh từ Căn cứ Không quân
Đà Nẵng và tham gia vào Chiến dịch Mũi tên lửa (Flaming Dart) do Hoa Kỳ vạch định,
tấn công các địa điểm ở phía bắc Vĩ tuyến 17.
Ngày 11 tháng 2 năm 1965, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh
phó Không lực Việt Nam Cộng hòa, làm Phi đoàn trưởng 28 chiếc Skyraider của Việt
Nam Cộng hòa, cùng với 28 chiếc F100 của Không quân Hoa Kỳ, mở cuộc tấn công thứ
hai vào lãnh thổ phía bắc Vĩ tuyến 17. Trong đợt này phi công Phạm Phú Quốc bị
bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Năm 1967, Không Lực Việt Nam Cộng hòa có thêm 1 Phi đoàn Khu
trục, trang bị phản lực cơ F-5. Số hiệu của các đơn vị cấp Phi đoàn được cải tổ
xếp thành 3 số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của đơn vị cấp phi đoàn, được
dùng để chỉ công dụng của phi đoàn đó: Số 1 là liên lạc, số 2 là trực thăng, số
3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là máy
bay oanh kích, và số 9 là huấn luyện.
Năm 1970, với đà phát triển nhanh của Không Lực Việt Nam Cộng
Hòa, các Không đoàn Chiến thuật phát triển thành 4 Sư đoàn không quân, tác chiến
hỗ trợ cho 4 Vùng Chiến thuật. Năm 1971, Sư đoàn 5 Không quân được thành lập và
trở thành Lực lượng Không quân Trừ bị của Bộ Tổng Tham mưu. Năm 1972, thành lập
thêm tại Quân khu 2 Sư đoàn 6 chịu trách nhiệm cho vùng trời chiến trường Cao
nguyên Trung phần.
Ở thời điểm 28/1/1973, Không Lực Việt Nam Cộng hòa có 2.073
máy bay các loại: 79 A-1, 248 A-37, 66 C-119G/K, 32 C-130, 239 O-1, 35 O-2, 24
T-37, 10 U-6, 85 U-17, 19 C-123, 56 C-7, 76 C-47, 24 T-41, 70 CH-47, 859 UH-1,
151 F-5 A/B/E[15]
Tính đến cuối năm 1974, Không lực Việt Nam Cộng hòa có tổng
số quân lên tới 62.583, trong đó có 6.788 phi công. Tổng số máy bay lên tới
1.850 chiếc, trong đó có 260 phi cơ oanh kích, số còn lại là máy bay ném bom,
trinh sát, vận tải và trực thăng. Chất lượng máy bay cũng cải tiến (thay F-5A bằng
F-5E).
Năm 1975, Không lực Việt Nam Cộng hòa có 5 Sư đoàn Không
quân tác chiến (20 Phi đoàn Khu trục cơ với khoảng 550 phi cơ A-1H Skyraider,
A-37 Dragonfly, và F-5, 23 Phi đoàn Trực thăng với khoảng 1.000 trực thăng UH-1
Iroquois và CH-47 Chinook, 8 Phi đoàn quan sát với khoảng 200 phi cơ O-1 Bird
Dog, O-2 Skymaster, và U-17), 1 Sư đoàn Vận tải (9 Phi đoàn vận tải với khoảng
150 phi cơ C-7 Caribou, C-47 Skytrain, C-119 Flying Boxcar, và C-130 Hercules),
1 Không đoàn Tân trang Chế tạo, 4 Phi đoàn Hỏa long (attack squadron) với các
phi cơ Fairchild AC-119, Lockheed AC-130. Ngoài ra còn có các Phi đoàn tình báo
kỹ thuật, Phi đoàn Quan sát, và Biệt đoàn Đặc vụ 314.
*Số Phận Các Máy Bay Sau 75
30 tháng Tư Đen! Trong số 2.750 máy bay và trực thăng các loại,
của Không lực Việt Nam Cộng Hòa, chỉ có 308 chiếc sống sót qua chiến tranh. 240
chiếc bay thoát sang Thái Lan hoặc bay ra hàng không mẫu hạm Mỹ, 68 chiếc được
gửi về Mỹ, hơn 2.440 chiếc còn lại, đã bị phá hủy, hoặc bị CS thu giữ, như chiến
lợi phẩm.
Chim Bằng cất cánh khỏi phi trường
Trên cao nhìn xuống: người, xe nhỏ
Khởi lướt đường mây quyện gió sương
Mây trắng bồng bềnh, du lãng xa
Tầng không lơ lửng, nắng chiều tà
Phi trình cứ thế mà trôi chảy
Mới đó một ngày lại chóng qua
Bánh đã bung ra dưới cánh tàu
Trên trời dưới đất hỗ tương nhau
Không Lưu báo hiệu: an phi ổn
Chạm đất, phi cơ đáp lướt mau...
Muốn kể em nghe chút chuyện thêm
Hậu phương ngoan nhé, bé môi mềm
Em nồng giấc điệp, còn say ngủ
Anh thả hỏa châu, dệt mộng đêm...
(DUY ANH)
Kết
Dù cuộc chiến đã tàn lụi gần nửa thế kỷ, nhưng những người
Lính KQ vẫn giữ tình “Một ngày KQ, cả đời KQ!” và “Không bỏ Anh Em, không bỏ Bạn
Bè!” Nên các “Đêm Không Gian Hội Ngộ” tại Hải ngoại, vẫn đông nghẹt những người
Lính, một thời với trách nhiệm trên vai “Tổ Quốc Trấn Không” vẫn tìm đến nhau!
Ôn lại kỷ niệm một thời “đi mây, về gió!” dù các mái đầu đã bạc trắng!
Trong giấc mơ, họ vẫn thấy mình vẫy vùng, vút cao cánh bằng
trên Bầu Trời Quê Mẹ. Thực hiện “Một chuyến bay đêm!” thủ thỉ, níu áo Hằng Nga!
Đùa vui với “Tuyết trắng!” mây trời gió lộng, trong niềm đam mê “tôi đi, lúc vũ
trụ còn ngủ say!” dù biết “đi không ai tìm xác rơi!”
Xin dành ngày đặc biệt này, giây phút thiêng liêng này, Cho
Những Chàng Trai Thời Loạn Ly, lấy mây làm nhà, gió lộng là người tình. Những
Cánh Chim Sắt, những tinh cầu, đã tan như tro bụi! bốc hơi vào không gian như
khói như sương, cho bầu trời Quê Mẹ Miền Nam thêm xanh, mây thêm trắng! Ánh
bình minh thêm rạng rỡ, của Quê Hương qua hơn 20 năm khói lửa chiến chinh.
48 năm sau cuộc chiến, “phi đạo chạy dài” không còn nữa,
nhưng những Cánh Chim đã nằm xuống, cho Đồng Bào, Đất Nước thân yêu, vẫn… “cất
cánh bay cao!” Trong trái tim những người dân Miền Nam yêu mến Tự Do, Dân Chủ.
Cám ơn Anh! những Người Lính Không Gian Vô Danh một thời!
Chúc Mừng Ngày Không Lực VNCH 1 Tháng 7/2023!
Chúc Mừng Ngày Không Lực VNCH 1 Tháng 7/2023!
“Tiếng Chim Gọi Đàn!” Cho Cuộc Hội Ngộ Liên Khóa KQ 72-73-74, Kỳ 9 (Lần Cuối Cùng!) Dự Tính Vào Đầu Tháng 7, Năm 2024.
Thưa Các Bạn Liên Khóa Thân Thương, Quý Mến,
Mới ngày nào chúng ta cùng gặp nhau tại Trung Tâm Huấn Luyện KQ Nha Trang, những tên Phi Dũng, Ngân Hà, Thùy Dương, Thiên nga, Hoàng yến, qua hơn nửa thế kỷ rồi, mà sao âm thanh vẫn còn êm ái, nhưng tiếng sóng vỗ về, văng vẳng bên tai! Chúng ta đã gặp nhau, nơi có trời xanh, mây trắng, biển lộng, gió mát của miền Quê hương cát trắng. Khi ấy, đầu đứa nào cũng còn xanh, giờ thì đầu ai cũng bạc trắng như mây trời!...lãng đãng! (đã trắng, lại còn lơ thơ rất ít!) Đứa nào cũng đến số 7 mươi + chứ ít sao! sức gần như tàn, lực gần như kiệt! Nhiều đứa bịnh hoạn, lết không nổi, ra phi đạo, đừng nói là bay! với bổng! chỉ còn…trong mơ!
Định luật thiên nhiên, của Trời sống chết mà, thời gian đã tàn phá, hủy hoại tất cả! Chẳng có gì sống mãi với dòng sông thời gian, “nó đi đi mãi, không chờ đợi ai!”
Mới đó mà đã qua hơn nửa thế kỷ! giờ thì chúng ta ai cũng
có tuổi, bay loại nào: cánh quạt, phản lực, trực thăng, cũng là lái máy bay
“ông (bà) già!” gần đất hơn trời! Sửa soạn thực hiện phi vụ cuối cùng, rồi hạ
cánh, “landing” lên bàn thờ ngồi, ngắm gà khỏa thân! bất cứ lúc nào!
Nên sống ngày nào, thì vui với hạnh phúc ngày nấy, ráng
“mỗi ngày tôi chọn một niềm vui!” đó mới là công thức của người biết sống. Nên
muốn thực hiện điều gì, phải làm ngay! Mà cuối cùng cuộc đời, ai cũng nhận ra,
quý báu nhất, vẫn chỉ còn lại là Cái Tình Bạn Hữu với nhau!
Thể theo lời mong ước của nhiều Bạn Liên Khóa Quốc Nội và Hải Ngoại, muốn gặp nhau thêm một lần cuối cuộc đời, nên nhóm Anh Em KQ Liên Khóa tại San Jose, lại tiếp tục thiện chí, xung phong đứng ra nhận lãnh trách nhiệm tổ chức Hội Ngộ Liên Khóa 72-73-74 Kỳ 9, dự tính, cũng vào thời điểm Mừng Ngày Không Lực (của tuần lễ Mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ) năm 2024 (năm sau)
Xin Các Bạn thân thương, đánh dấu, ghi vào lịch, dành ngày đặc biệt này, cho cuộc Hội Ngộ cuối cùng Liên Khóa của chúng ta nhé!
Hy vọng có rất nhiều cánh chim từ Việt Nam, xa cách hơn nửa
trái địa cầu, không gặp hơn 50 năm, từ ngày Vỡ Tổ, bay qua tham dự! (BTC có rất
nhiều kinh nghiệm về chuyện này, đã thực hiện rất nhiều lần, hội ngộ đơn lẻ một
khóa thôi, mà vẫn có gần 30 cánh chim từ VN qua tham dự) Đây là diều mong ước của
rất nhiều cánh chim Liên Khóa còn tại Quê Nhà, ước ao một lần Hội Ngộ, một lần
gặp gỡ, vì đời không còn cơ hội, hay điều kiện sức khỏe để gặp nhau nữa! Nếu
không có cuộc Hội Ngộ kỳ 9, tất cả lần lượt xếp cánh, hồn bay cao!...không một
lời giã từ! Hẹn nhau trên…chín từng mây!
Quý Bạn Liên Khóa thân thương, người ta nói: “trẻ tìm
tình, già tìm bạn!” tuy xa cách thời gian dài hơn nửa đời người, mà Tình Bạn,
Tình Đồng Đội, mỗi khi gặp nhau vẫn “Mày Mày, Tao Tao”, nổ như pháo ngày Tết! của
chúng ta vẫn thế, không có chút phai nhòa! Ngược lại, còn đậm đà, say tình hơn
nữa là đàng khác!
Quý hóa quá, an ủi cuộc đời lắm! “Không bỏ Anh Em, không bỏ Bạn Bè! Một ngày KQ, cả đời KQ!”
Làm sao quên được, những người Bạn, cùng có chung một bầu trời kỷ niệm thời trai trẻ với nhau, khi quê hương ngập máu lửa trong thời chinh chiến. Những cánh chim non bất hạnh nhất trong Quân Chủng, vừa mới mọc cánh, chưa kịp tung hoành trên bầu trời cao xanh, chưa được thời gian lâu, cho thỏa chí, thì lại có ngày….vỡ tổ!
Nhưng cũng chính vì thế, mà tình chúng ta gắn bó với nhau hơn. Chưa có một tổ chức KQ nào, liên tục qua 8 cuộc Hội Ngộ quy mô khắp nơi, lần nào cũng trên hàng ngàn người tham dự. Được đánh giá là những cuộc Hội Ngộ huy hoàng, ý nghĩa nhất, của Quân Chủng “đi mây, về gió!”
Quý lắm Bạn ơi, Tình Bạn là đóa Hồng không gai, luôn tỏa
mùi hương, đậm đà, nhưng an toàn, ấm áp, thấm thía! Món quà quý báu này, không
phải ai Trời cũng cho đâu à nhe. Chúng ta cùng nắm tay nhau, thực hiện kỷ niệm
quý báu Kỳ 9 này nhé. Vâng, lần cuối cùng! không có lần thứ hai trong cuộc đời
đâu!
Nhân đây, xin được giới thiệu sinh hoạt vui, độc đáo, nhiều ý nghĩa, Thứ Bảy cuối tuần này!
Buổi bàn giao “cờ luân phiên tổ chức” cho Kỳ 9, sẽ được thực hiện vào tối Thứ Bảy tuần này, đúng vào lúc 6 chiều Ngày Không Lực 1 tháng 7!
Tại Nhà hàng Pho Seven, 12505, Beach Blvd, Ste A#6, Stanton, Ca 90680. (714) 901-0350. Với sinh hoạt vui truyền thống, vì rất nhiều lần tổ chức tại nơi đây, (nhà hàng của một cô, em gái KQ) với ban nhạc sống, thức ăn ngon, khiêu vũ đến…gãy chân! và nghiêm khắc giữ luật “hổng say, hổng dzề!” Xin đóng góp tượng trưng với Anh Em TC là 30 đô la.
Quý Bạn Liên Khóa khắp nơi, nhất là tại Nam Cali, muốn có mặt trong Buổi tiệc Mini Hội Ngộ này, xin liên lạc với Lộc (cell) (714) 299-4692, Phương (cell) (408) 799-8218
Lời kết: Kính mong tất cả Cánh Chim Liên Khóa khắp nơi, nồng
nhiệt tham dự cuộc Hội Ngộ Kỳ 9 đáng nhớ, lần cuối này! (Mọi chi tiết sẽ được
thông báo vào những ngày tới, đặc biệt là trên trang nhà Hội Quán Phi Dũng)
“…Đoàn chim dù bay ngàn phương, cũng về, để rồi ngày ngày, sống hòa nhịp đời, cùng ngàn cánh chim!...”
Hẹn Nhau Trong Cuộc Hội Ngộ KQ Liên Khóa Kỳ 9 Nhé, Trân Trọng Thân Ái Kính Mời!
Một Ngày Không Quân, Một Đời Không Quân!
(Thân tặng những Cánh Chim Liên Khóa, 72,73 và 74)
Vì vận nước hoặc vì lý do nào khác, một số các anh đã ở
trong quân chủng KQVNCH trong một thời gian ngắn ngủi. Tuy nhiên, chắc chắn các
anh hãnh diện vì đã hội đủ điều kiện về văn hoá và sức khỏe qua một cuộc khám nghiệm
thật gay gắt cho tiêu chuẩn của phi hành hay không phi hành. Các anh đã trở
thành SVSQKQ của quân chủng KQVNCH, được gọi là quân chủng "HÀO HÙNG VÀ ĐỘC
ĐÁO". Một quân chủng đã yểm trợ cho quân bạn khắp 4 vùng chiến thuật và
oanh tạc các căn cứ quân sự của Việt cộng qua khỏi vĩ tuyến 17.
KQVNCH là một quân chủng nặng về kỹ thuật (có thể được chọn
gởi đi du học) nên đã tuyển chọn dân sự để trở thành quân nhân của KQ từ tân
binh đến SVSQ phi hành và không phi hành dựa trên văn hoá, diện mạo (không sứt
mẻ), chiều cao và sức khỏe tốt toàn diện. Tôi đã có lần chia sẻ với các chiến hữu
KQVNCH là vào năm 1973, lúc ấy tôi mang cấp bậc Tr/Tá phục vụ tại BTLKQ/Hành
Quân với chức vụ Trưởng Khối Đặc Trách Khu Trục, tôi được BTLKQ/Huấn Luyện đề cử
tôi làm Chánh Chủ Khảo để thi tuyển dân sự vào tân binh KQ dựa trên văn hóa tại
trường Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc. Cũng vì những tiêu chuẩn lựa chọn đặc biệt nầy,
những chàng trai KQ đã được cảm tình của dân chúng, các nữ sinh, nữ sinh viên,
các nữ giáo sư của các trường trung học Việt và Pháp cũng như các nữ ca sĩ,
danh ca nổi tiếng về tân nhạc và cải lương lúc đó muốn làm bạn và hãnh diện
sánh vai cùng các chàng trai KQ trên các đường phố. Các chàng trai KQ lúc đó nổi
tiếng đào hoa, có lắm người ngoài "hiền thê" lại có thêm "ái
thê" cho đủ bộ , hoặc "mỗi đường bay là một cánh hoa"! Những điều
nầy không phải là tôi "nổ ẩu", đa số các chiến hữu KQ đã biết hoặc
nghe nói và riêng cá nhân tôi đã hân hạnh được chứng kiến.
Một quân chủng được nổi tiếng với phong độ "HÀO HÙNG
TRÊN TRỜI, HÀO HOA DƯỚI ĐẤT". Cũng vì niềm hãnh diện và kiêu hãnh về KQ,
Liên Khóa của các anh đã tổ chức hội ngộ nhiều lần ở các thành phố và tiểu bang
khác nhau, lần hội ngộ thứ 7 năm 2018 nầy tại Houston, Texas. Các anh gặp lại
nhau trong những lần hội ngộ để hãnh diện nhắc lại những kỷ niệm vui buồn ở
TTHLKQ Nha Trang và các đơn vị các anh đã có dịp phục vụ. Tôi có nhận xét là
chưa có một LK nào đã thành công tổ chức hội ngộ nhiều lần như LK của các anh.
Tôi được biết trong LK của các anh đã có người thành lập
trang Hội Quán Phi Dũng tồn tại hơn 10 năm, và đã phối hợp với một số chiến hữu
KQ khác để góp nhặt và trao đổi tin tức khắp thế giới, ghi nhận những bài viết
để đời, các chiến tích oai hùng của quân chủng KQ và QLVNCH, lưu truyền cho hậu
duệ. Ngoài ra, tôi cũng được biết là LK của các anh đã thường xuyên cung cấp
"Toán Hầu Kỳ" cho các buổi hội ngộ của KQ. Các anh đã đóng góp vào
nét HÀO HÙNG của quân chủng.
Các anh hãnh diện đã được gia nhập vào KQVNCH và tôi nghĩ
KQVNCH cũng hãnh diện về các anh. Một lần nữa, tôi muốn nhắc lại vì bất cứ lý
do nào, một số các anh chỉ ở một thời gian ngắn ngủi trong quân chủng, các anh
hãnh diện nhớ đời: MỘT NGÀY KQ, MỘT ĐỜI KQ - MỘT THỜI ĐỀ NHỚ.
KQ Lê như Hoàn