GIỚI THIỆU TRANG ĐẶC BIỆT HỒI KÝ LÊ XUÂN NHUẬN
1-NỮ SĨ VI KHUÊ
2-ÔNG ĐỒN LỢI
3-TRUNG TÁ HỒ ĐỨC NHỊ
4-LINH MỤC NGUYỄN KIM BÍNH
5-ĐẠI TÁ NGUYỄN HỮU DUỆ
6-ĐẠI TÁ CAO VĂN KHANH
***
HỒI KÝ LÊ XUÂN NHUẬN
NỮ-SĨ VI KHUÊ
TRỤ-SỞ Ðài Phát-Thanh Huế tọa-lạc ngay trên bờ Hữu-Ngạn của Sông Hương, cạnh mé Tây của đầu Cầu Trường-Tiền, đối-diện Đại-Khách-Sạn Morin bên kia Đường Lê-Lợi sát góc Đường Duy-Tân.
Thuở ấy, chưa có các Ðài cấp Tỉnh, Ðài Huế là
Tiếng Nói chung của cả Miền Trung, nên máy phát rất mạnh (không thua Ðài
Quốc-Gia và Ðài Pháp-Á [Radio France-Asie] của Pháp ở Sài-Gòn),
nghe được cả ở Miền Bắc lẫn Miền Nam Việt-Nam.
Cả nước chưa có hệ-thống truyền-hình; cả Miền
Trung chỉ có vài ba tờ nhật-báo ở Huế mà thời-sự thì dựa theo
tin-tức-đọc-chậm của Ðài Sài-Gòn. Trong tình-hình đó, Ðài Huế là
món ăn tinh-thần hằng ngày của đồng-bào Miền Trung, và của cả những người ở
phiá Ngozi Tỉnh Thanh-Hoá và ở phiá trong Tỉnh Bình-Thuận mà
có gốc-gác hoặc liên-hệ đời sống ở Miền Trung.
Ngoài những tiếng hát của các nam+nữ ca-sĩ mà một số về sau vào Sài-Gòn thì trở thành danh-ca của toàn-dân, giọng bình và ngâm thơ của các thi+kịch-sĩ tên-tuổi một thời, tiếng hát của các danh-ca quốc-tế trong các chương-trình nhạc ngoại-quốc do thính-giả yêu-cầu, và giọng đọc xì-xồ của mấy người Pháp trong chương-trình vô-tuyến của Service d’Information, những ai đã từng nghe Ðài Huế cũng đều xác-nhận rằng người nữ-xướng-ngôn chính của Ðài này có một giọng đọc truyền-cảm vô-cùng. Giọng đọc của người con gái Huế ấy chẳng những dịu-dàng, ngọt-ngào, ấm-cúng, hấp-dẫn, mà còn trí-thức (vì không bao giờ vấp phạm lỗi-lầm khiến thính-giả khó chịu hoặc làm sai lạc ý-nghiã của câu văn).
Những người hiếu-kỳ đi ngang qua Ðài Huế thường để ý thấy có một thiếu-nữ be-bé xinh-xinh, cư-ngụ trong một căn phòng khiêm-tốn ở tầng trên của một buồng-kho bên hông trụ-sở Ðài. Một cầu thang nhiều bậc xi-măng từ mặt đất bắc lên cửa phòng làm cho căn phòng có vẻ cao hơn, khiến các thanh-niên ái-mộ đặt cho người-đẹp và căn phòng ấy cái mỹ-danh “nàng bồ-câu trên chuồng bồ-câu”...
Ðó chính là cô xướng-ngôn nói trên.Sau ngày hồi-cư vào đầu năm 1947, tôi thường đến Ðài Huế để góp phần vào các chương-trình kịch vô-tuyến hằng tuần, kể cả việc trình-bày một số kịch thơ dã-sử và xã-hội của tôi, trong đó nhạc-sĩ Trịnh Văn Ngân là một trong những cây ngâm tuyệt-vời.
Do đó, tôi quen biết “nàng bồ-câu trên chuồng bồ-câu”.
Tên nàng là Trần Trinh Thuận, tức nữ-sĩ Vi Khuê, một biên-tập-viên
chính-ngạch có giọng-nói-trời-cho nên kiêm luôn phần-vụ xướng-ngôn.
Tuy Vi-Khuê làm việc ở một cơ-quan thông-tin
tuyên-truyền đậm màu chính-trị, nhưng những bài thơ của nàng hồi đó chỉ là
tâm-tình của bạn gái ở lứa tuổi hai mươi, dễ thương như “con nai vàng ngơ-ngác,
đạp trên lá vàng khô”.
*
Tôi thì lăn xả vào giữa tình-hình rối-ren cuả Quê Hương.
Dù đã từng bị giặc Pháp tù đày, tôi vẫn giao-du
tuy không đồng-ý với Hồng Quang, chủ-nhiệm báo “Ý Dân”, là người chỉ chọn
vũ-lực để chống chủ-nghiã thực-dân; và vẫn cộng-tác tuy không thuận-tình với Phạm
Bá Nguyên, chủ-nhiệm báo “Công Lý,” là kẻ nhận Ðệ-Tứ thay cho Ðệ-Tam. Tôi
lui+tới với Duy Sinh nhưng chưa yên tâm vì huyền-thoại văn-hoá điệp-báo
của Nguyễn Bách Khoa. Tôi rất đau lòng vì đồng-bào đói khổ, nhưng chỉ hiệu-chính
giùm thi-pháp chứ không tán-thành nội-dung khích-động giai-cấp đấu-tranh trong
thi-tập “Tiếng Nói của Dân Nghèo” cuả Vân Sơn PMT [Phan Mỹ
Trúc]. Tôi thân+thương Trụ Vũ và Quách Thoại nhưng
không hợp tính với họ vì lối sống phóng-túng của hai nghệ-sĩ thân-nhân ấy của Vi
Khuê. Tôi tiếp-xúc với tác-giả nhưng không khép mình trong triết-thuyết
bi-quan trong “Con Thuyền Không Bến” cuả Nguyễn Vũ Ban. Tôi thả hồn
lên cõi siêu-nhiên nhưng không bước vào nương nhờ Cửa Thiền trong “Không Bến Hạn”
cuả Huyền Không.
Tôi ủng-hộ cả hai đường-lối phục-hồi độc-lập quốc-gia:
công-nghiệp kháng-chiến vũ-trang chân-chính của người dân, và nỗ-lực ngoại-vận
ôn-hoà của các chính-trị-gia không-cộng-sản trong lòng Thế-Giới Tự-Do.
Riêng ở phiá bên này lằn ranh, tôi nhận thấy Cựu-Hoàng Bảo
Ðại thì quá yếu mềm mà Đế-Quốc Pháp thì còn luyến tiếc giấc mơ
đô-hộ Việt Nam, nên viết cuốn truyện dã-sử “Trai Thời Loạn” để gửi gắm ý
mình, và kết-quả là tôi bị cơ-quan An-Ninh Quốc-Gia bắt giam; sau nhờ có
chính-khách Cao Văn Chiểu, Giám-Đốc Thông-Tin Lê Tảo, cùng nhiều
nhân-sĩ khác, can-thiệp với Thủ-Hiến Phan Văn Giáo, tôi mới được thả ra.
Ðể tạo một thế đứng vững-vàng hơn, tôi thành-lập Thi+Văn Ðoàn “Xây-Dựng”, xuất-bản các tác-phẩm của mình và của các bạn từ Bắc chí Nam. Mới bắt đầu thì Nhất Hiên [Phan Nhật Hiến] bỏ theo Việt Minh, và nửa chừng thì Như Trị [Bùi Chánh Thời] cũng nhảy lên chiến-khu.
Tôi hướng về nền dân-chủ và lòng hào-hiệp cuả Hoa Kỳ như
tia sáng ở cuối đường hầm.
*
Tháng 4 năm 1954, tôi vào phục-vụ tại Phòng 5 Bộ
Tư-Lệnh Ðệ-Nhị Quân-Khu với tư-cách văn-nghệ-sĩ & ký-giả bị/được động-viên
chuyên-môn. Lê Ðình Thạch và Huy Vân thì kỳ-cựu, Tô Kiều
Ngân gốc Nha Thông-Tin cũng đã thành quân-nhân. Tchya [Ðái Ðức Tuấn]
và Nhất Lang thì được đồng-hoá sĩ-quan.
Ngoài việc viết bài cho báo “Tiếng Kèn”, cho các đơn-vị
Võ-Trang Tuyên-Truyền ở tuyến đầu, và cho chính tôi đi vận-động trong dân-nhân,
tôi còn là phóng-viên chiến-tranh và biên-tập-viên chính cuả Ðài “Tiếng Nói
Quân Ðội” tại Miền Trung.
Do chương-trình phát-thanh này, mà tôi là giám-đốc, tôi mới
đặt phòng-giấy ngay tại trụ-sở của Ðài Phát-Thanh Huế, và gặp mặt Vi
Khuê thường-xuyên.
Thay chỗ nhạc-sĩ Anh Chương, tôi cử Lâm Tuyền làm
Trưởng Ban Tân-Nhạc; nhưng rồi tôi làm lơ cho Lâm Tuyền đào-ngũ vì
anh quá chán chuyện đời.
Tôi đưa Văn Giảng lên thay.
Hà Thanh mới bắt đầu vào nghề.
Những lần xe Jeep bị hư, tôi đạp xe-đạp qua chở Kim
Tước từ cư-xá Nha Thông-Tin ở bên kia Cầu Trường-Tiền. Cặp Châu-Kỳ−Mộc-Lan của
giới ca-nhạc, cũng như cặp Hoàng-Pha−Phương-Khanh của giới văn+thơ,
cũng đã từng ở đây.
*
Rồi Thoả-Ước Geneva ra đời.
Trong hội-nghị quốc-tế ấy, có ba nhân-vật Việt-Nam đã
được thế-giới chú ý hàng đầu: Cô Thiên-Hương, con gái của nhà văn Hồ
Hữu Tường, là nữ ký-giả duy-nhất, nói được nhiều ngoại-ngữ và trẻ đẹp nhất
trong giới truyền thông; Cụ Võ-Thành-Minh, một lão-thi-sĩ, từ Huế đến,
đã bí-mật vượt hàng rào Cảnh-Sát Thụy-Sĩ vào cắm trại trên Bờ Hồ Leman trước
hội-đường, tuyệt-thực thổi sáo nói lên nỗi lòng của người dân Việt-Nam mong-muốn
Thống-Nhất và khao-khát Tự-Do; và Ông Nguyễn-Quốc-Ðịnh, Ngoại-Trưởng cầm đầu Phái-Ðoàn
Quốc-Gia Việt-Nam của chính-phủ Bảo Ðại, đã từ-chức để khỏi ký tên
vào văn-bản thừa-nhận việc đất nước bị qua-phân.
Thủ-Tướng Ngô Ðình Diệm cử Ông Trần-Văn-Ðỗ đến
thay. Pháp và Việt-Minh thoả-thuận ngưng bắn, lấy vĩ-tuyến
17 ngang sông Bến Hai làm ranh-giới Bắc–Nam.
*
Ðại-Tá Trương Văn Xương, Tư-Lệnh Ðệ-Nhị Quân-Khu,
thuộc cánh Tổng-Tham-Mưu-Trưởng là Trung-Tướng Nguyễn Văn Hinh [con của
cựu Thủ-Tướng Nguyễn Văn Tâm, thân-Pháp], mở một chiến-dịch đưa quân từ Huế vào
tiếp-thu các Tỉnh phiá trong. Theo chương-trình chính-thức thì Thủ-Tướng Diệm sẽ
từ Sài-Gòn ra chủ-toạ lễ thiết-lập Chính-Quyền Quốc-Gia tại vùng đất
mới lấy lại này. Theo kế-hoạch riêng của cặp Hinh+Xương thì Diệm,
trên đường đi từ Huế vào Quảng-Ngãi, sẽ bị lính và dân dàn chào
bằng tiếng hô “Đả Đảo” cùng với trứng thối và cà chua. Câu hỏi nổi bật là
“Mười vé phi-cơ cho gia-đình họ Ngô, hay là mạng sống cuả cả trăm ngàn binh sĩ
Quốc-Gia?” Các bức tường vẽ khẩu-hiệu đã được xây lên; và biểu-ngữ,
bích-chương, cùng truyền-đơn liên-hệ đã được chuẩn-bị sẵn dọc đường rồi.
Phòng 5 Quân-Khu đương-nhiên đảm-trách
công-tác Tác-Động Tinh-Thần này.
Thành-Phố Huế ngẫu-nhiên được chia thành hai trận-tuyến. Bộ
Tư-Lệnh Quân-Khu thì đóng trong Ðại-Nội, phiá Bắc của Sông Hương; nhà
Ông Ngô-Ðình-Cẩn, trung-tâm quy-tụ cuả gia-đình Họ Ngô, thì nằm
trên Xóm Phú-Cam, phiá Nam của Sông Hương. Bộ-phận “Tiếng Nói
Quân-Ðội” của tôi lại đặt trụ-sở tại Ðài Huế, trên bờ phiá Nam. Ðể biểu-dương
lực-lượng, Quân-Khu phái đến hai chiếc xe-tăng, án-ngữ hai bên sân, trước Ðài
Phát-Thanh. Các chương-trình vô-tuyến dân-chính chỉ có nội-dung lập-lờ,
thông-tin hàng-hai.
Ở Quảng-Ngãi, cán-bộ Việt Minh gài lại xúi
giục dân-chúng phản-kháng lực-lượng tiếp-thu, vì thấy vẫn có Cố-Vấn Pháp trong
hàng-ngũ Quốc-Gia; súng nổ, người chết; Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát xen
vào.
Ðảng Cần-Lao, qua nhạc-sĩ Ngọc Linh, móc nối tôi.
Tôi không theo đảng-phái nào hết, nhưng quyết-định ủng-hộ
Thủ-Tướng Diệm, với chủ-trương “Ðả Thực, Bài Phong, Diệt Cộng”, để được sự
giúp-đỡ cuả Hoa-Kỳ. Quốc-gia giàu mạnh nhất thế-giới này đã dìu-dắt Tây-Ðức,
nâng-nhấc Nhật-Bản, và cứu-vớt Ðại-Hàn. Trung-Tá Nguyễn Văn
Bông, Tư-Lệnh Mặt Trận Nam–Ngãi, đã phát-biểu với Trung-Tá Nguyễn Văn
Tố, Phó Tư-Lệnh Ðệ-Nhị Quân-Khu, trong khi Bông lái xe ra đón Tố vào:
– Mình cộng-tác với thằng giàu thì hẳn sướng hơn phục-vụ
cho thằng nghèo!
Tôi thảo truyền-đơn, tài-liệu, viết bài tuyên-truyền cho
chí-sĩ họ Ngô.
Bộ Tham-Mưu của Xương không tin-tưởng ở
tôi. Họ lập hẳn một Ðài Phát-Thanh riêng, trong Thành-Nội― dân-chúng
gọi là “Đài bí-mật”―để tự mình phổ-biến lập-trường chống-Diệm và
hô-hào dân-chúng nổi lên.
Không còn bị Cấp Trên ràng buộc, tôi công-khai dùng “Tiếng Nói Quân Ðội” để hậu-thuẫn cho Diệm và Hoa-Kỳ.
Hồi ấy, chỉ có một số trong giới Nho-học lớn-tuổi nghe danh Ông Ngô-Ðình-Khả, còn đa-số dân-chúng nói chung thì ít ai biết tên Ông Ngô-Ðình-Diệm, ngoại-trừ một nhóm trong giới Kitô-Giáo có đọc tờ báo “Tinh Thần” thời-gian gần đó.
Chương-trình phát-thanh của tôi có ảnh-hưởng rất lớn
trong quần-chúng, vì làn sóng của Ðài Huế phát đi rất mạnh và xa,
trong lúc “Ðài bí-mật” thì nhỏ và yếu, chỉ lẩn-quẩn vùng gần, lại khi-có
khi-không.
Tôi đã lèo-lái để người dân xứ Huế, nghe Đài “của
tôi” và trông thấy hai chiếc xe-tăng trấn đóng trước Ðài mà tưởng và tin là phe
mạnh nhất trong Quân-Lực đã đứng hẳn qua phía Diệm, nên biệt-phái chiến-xa
đến cho tôi để bảo-vệ Tiếng Nói của mình, chống lại phe yếu thế Hinh–Xương.
Toàn-quốc, nhất là Sài-Gòn, hướng về xứ Huế, gốc-gác
của họ Ngô, lấy đó làm chỉ-dấu mà lên tinh-thần.
Từ đó, các phần-tử thân-Diệm mới dám đứng ra khỏi
vòng giới-hạn của mình mà hoạt-động rộng-rãi trước mắt mọi người.
*
Trong những tháng ngày gay-cấn ấy, cứ mỗi lần từ các cuộc
hành-quân hoặc từ các hoạt-vực bên ngoài trở về với phòng-giấy tại Ðài, tôi lại
cảm thấy nhẹ-nhõm cả người, khi gặp mặt lại những nữ-nghệ-sĩ trẻ đẹp tươi vui,
như bướm, như hoa, tô thắm cuộc đời. Trong vườn thanh+sắc ấy, Vi
Khuê của giới thi+văn vẫn gần-gũi với tôi hơn các bạn bên giới cầm+ca. Nhưng
“nàng bồ-câu” vẫn vô-tư-lự như mọi ngày, đâu biết đầu-óc tôi đã bỏng-rát những
tính-toán mưu-mô, thân-xác tôi đã bầm-dập những gian-nan nguy-khốn, và chỉ trở
về văn-phòng để thư-giãn cho những căng-thẳng thần-kinh.
*
Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm thắng
phe Hinh+Xương.
Hoa-Kỳ mở Phòng Thông-Tin tại Đại-Khách-Sạn Morin. Giám-Ðốc Thompson
A. Grunwald là viên-chức dân-sự Mỹ đầu tiên đặt chân đến Miền
Trung. Tôi tổ-chức dạy tiếng Anh trên Ðài, có Tôn Thất Ðát phụ-lực;
tham-gia thường xuyên là Thompson, và bất-thường là bất-cứ người ngoại-quốc
nào nói tiếng Anh mà tôi gặp được, bắt đầu từ Đại-Tá Richardson,
Trưởng Phái-Ðoàn quân-sự Hoa-Kỳ T.R.I.M.
Lớp dạy tiếng Anh của tôi là lớp đầu tiên trong
lịch-sử dạy tiếng Anh qua làn sóng truyền-thanh cho thính-giả Việt-Nam.
Nguyễn Cửu Tú (Phó Giám-Đốc Đài), Thompson và Nhuận
Ðại-Tá Nguyễn Quang Hoành lên thay Trương Văn Xương, rồi vì bất-đồng chính-kiến nên lại nhường chỗ cho Thiếu-Tướng Lê Văn Nghiêm.
Ðại-Úy Ngô Văn Hùng thay thế nhạc-sĩ Ngọc
Linh, làm Trưởng Phòng 5. Văn Giảng ra đi, tôi cử Lê Trọng Nguyễn lên
thay. Nguyễn vừa dịch tài-liệu vừa sáng-tác nhạc; bên cạnh giai-phẩm
“Nắng Chiều” là “Hoan-Hô Lê Thiếu-Tướng” theo lệnh của Hùng (bắt
chước “Hoan Hô Ngô Thủ-Tướng”). Ðể giúp Tôn Thất Ðậu chọn nhạc
ngoại-quốc do thính-giả yêu-cầu, tôi liên-lạc với hàng chục Toà Ðại-Sứ ở Sài-Gòn,
viết lời mở đầu về nền âm-nhạc của mỗi nước, và đặc-tính của mỗi bản nhạc, để
giới-thiệu trước khi trình-bày. Giáo-Sư Lê Hữu Mục có đến chơi
đàn; nữ-sĩ Như Thu đến góp bài; thi-sĩ Hồ Ðình Phương đến
ngâm thơ. Trình-bày “Mục Thi-Ca” của tôi là Trần Anh Tuấn, Ðinh
Lợi, Lan Hương, và Tâm Thanh [Tôn Nữ Kim Ninh].
*
Ở các Tỉnh Cao-Nguyên và miền núi Tỉnh Quảng-Ngãi,
phong-trào đòi tự-trị của người Thượng nổi lên.
Chính-Quyền Diệm gom các phần-tử chủ chốt “Thượng
Tự-Trị” về tập-trung ở đầu Cầu Nam-Giao. Một Nha Chiến-Tranh Tâm-Lý
được lập nên, đặt trụ-sở ở đầu Cầu Phú-Cam. Đại-Úy Hùng kiêm-nhiệm
Nha này. Tôi cũng kiêm thêm một số phần-vụ ở cơ-quan này, nên dời bàn-giấy
đến đây.
Bộ Tư-Lệnh Ðệ-Nhị Quân-Khu dời tổng-hành-dinh qua Hữu-Ngạn
sông Hương.
Nước Việt-Nam Cộng-Hoà, với sự hậu-thuẫn của Hiệp-Chủng
Quốc Hoa-Kỳ, được Thế-Giới Tự-Do nhìn-nhận.
*
Trong những năm trẻ-trung của Nền Ðệ-Nhất Cộng-Hòa ấy, Liên-Xô, Hoa-Cộng,
và Cộng-Sản Bắc-Việt, là những bên chủ-trương chia đôi đất nước Việt-Nam,
chưa sẵn-sàng thực-hiện vũ-trang xâm-lược Miền Nam, mà Hoa-Kỳ thì
viện-trợ tối-đa cả tinh-thần lẫn vật-chất cho con bài của mình và cái tiền-đồn
mới lập này của họ ở Ðông Nam Á, nên tình-hình an-ninh khả-quan, chế-độ bắt
đầu vững-vàng.
Thế là nhiều người liền tranh nhau mưu-quyền thủ-lợi
riêng. Hầu hết chiến-công giữ nước, cũng như thành-tích dựng nước, được
dùng để dâng lên Ngô Tổng-Thống, chỉ là những cử-chỉ qụy-lụy, những lời-lẽ
tâng-bốc, những thái-độ tôn-thờ, dành cho toàn-thể gia-đình họ Ngô, được
các tay+chân thân-tín của Cụ xét thấy êm tai đẹp mắt nên tường-trình lên mà
thôi.
Ông Ngô-Ðình-Khôi, bào-huynh của Diệm, từ-trần
đâu cả chục năm trước kia, không ai biết đến; nay dời mộ-phần thì có cả tá cấp-cao
chức-lớn gây lộn nhau để giành làm Trưởng Nam danh-dự hầu-cận bên quan-tài; nhiều
năm về sau, hễ nhắc đến ông, nhiều kẻ còn khóc-lóc thảm-thương. Ông Ngô-Ðình-Luyện làm
đại-sứ tận bên nước Anh, người dân không hề thấy mặt, thế mà khi nhắc đến ổng
thì ai nấy đều vẽ-vời ra vô-vàn tài-cao đức-trọng, để ngợi-ca cho vừa lòng thế-gia. Huống
chi các “Cố Vấn” hùng-cứ trong nước mà uy-quyền có khi lấn át cả ông anh. Dù
không muốn nhập-cuộc, đa-số vẫn phải nhắc đi nhai lại, để được yên thân, những
sáo-ngữ đã thành công-thức chót lưỡi đầu môi: “Nhờ ơn Ngô Tổng-Thống và các
bào-huynh, bào-đệ cuả Người!” Thế là lắm kẻ được đặc-cách tiến-chức
thăng-quan.
Trung-Tướng Thái Quang Hoàng thay thế Thiếu-Tướng Lê
Văn Nghiêm.
Nhà văn Bùi Tuân trở thành Dân-Biểu, không còn
viết thuê xã-luận cho Ðài của tôi, mà diện lễ-phục lái xe-hơi di diễu khắp phố-phường. Nhạc-sĩ Ngô
Ganh không còn lập-dị, mặc bộ com-lê may bằng dạ chăn đi dưới nắng hè, bên
trong là chiếc áo ngủ cổ kiềng mà mỗi lần đi đâu thì chỉ cần gài thêm vào đó một
cái cổ áo trắng có đính sẵn ca-vát là khỏi phải tốn thêm nguyên cả chiếc áo
sơ-mi; bây giờ ảnh làm Quản-Ðốc Ðài, kiêm Ðại-Diện Nhân-Dân Miền Trung, ngồi
chung dãy ghế danh-dự với Ðại-Biểu Chính-Phủ, Tư-Lệnh Quân-Khu, v.v... trong những
buổi lễ công-cộng trên khán-đài Phu Văn Lâu.
Trong lúc đó, tôi bị cơ quan An-Ninh Quân-Ðội thẩm-vấn tới,
điều-tra lui. Họ vin vào cớ tôi đã là Trưởng Ðài Quân-Ðội từ khi
còn Hinh+Xương.
Một hôm, Tổng-Thống Diệm ra Huế và ở
lại đêm. Sáng sau, tôi nghe hàng-xóm kháo chuyện với nhau: “May mà bắt được, chứ
không thì quân khủng-bố đã ám-hại Tổng Thống đêm qua rồi!” Ðến sở, tôi hỏi
Đại-Úy Ngô Văn Hùng thực/hư thế nào; ổng liền gọi điện-thoại cho
An-Ninh Quân-Đội, và cơ-quan này đến bắt tôi. Truy-cứu mới biết: chính-quyền
sở-tại và thân-tộc có tổ-chức nhiều vòng đai an-ninh xung quanh nhà-thờ Phú
Cam, nơi Diệm đến tiếp-xúc với giáo-dân; có một nhân-viên chìm, thuộc
vòng-đai trong, vì đến trễ nên bị chận soát ở vòng-đai ngoài; thấy y có vũ-khí
giấu trong người, đồng-bào tưởng lầm là Việt Minh. Chỉ có thế thôi,
nhưng vì Diệm đã được thần-thánh-hoá, nên câu hỏi của tôi, dù là để
phối-kiểm với mục-đích dùng Đài Quân-Đội mà trấn-an dư-luận đồng-bào, cũng đã bị
xem là một sự xúc-phạm tày trời.
Ngày xưa, phần lớn văn-nghệ-sĩ đều phục-vụ trong ngành
truyền-thông, nên tôi đã từng mong được chuyển nghề qua làm việc trong cơ-quan
Thông Tin, để được quần-chúng độc-giả khán+thính-giả trọng-vọng hơn. Bây
giờ đã ở trong ngành Tác Ðộng Tinh Thần, dù...
. ***
(hồi kí) ÔNG ĐỒN LỢI của LÊ XUÂN NHUẬN
ÔNG ÐỒN LỢI
TÔI nói với Đại-Úy (sau này là Thiếu-Tá) Trương Công Ân, Chánh Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh+Thị Thừa-Thiên+Huế, rằng anh khỏi cần tháp-tùng hoặc cử nhân-viên đi theo tôi. Tôi chỉ đi dạo chơi trên Đại-Lộ Trần Hưng Ðạo và quanh Chợ Ðông-Ba, để xem lại những nơi chốn cũ vốn đã ghi sâu trong tôi nhiều kỷ-niệm khôn quên trước ngày tôi bị đày đi khỏi Huế vào năm 1960.
Sau đó, cùng với Đại-Úy (sau này là Thiếu-Tá) Ngô Phi Đạm,
Chánh Sở Tác-Vụ thuộc Ngành Đặc-Biệt Vùng I, ngồi trong chiếc xe Jeep sơn màu
trắng-xám và mang bảng số ẩn-tế đậu dọc lề đường, tôi dùng máy vô-tuyến chỉ-huy
công-tác của Đại-Úy Nguyễn Công Văn, Phó Sở Tác-Vụ, và Toán Ðặc-Nhiệm Vùng
I, mà tôi đã phái đi riêng từ Ðà-Nẵng ra, đang kín-đáo làm việc ở bên
kia Bờ Sông Gia-Hội và ở mé sau Chợ Ðông-Ba.
Vì các đối-tượng theo-dõi của chúng tôi có những liên-hệ mật-thiết với một số viên-chức hữu-trách ở đây, tôi không tiện giao cho địa-phương thi-hành nên phải đích-thân từ Ðà-Nẵng ra tận nơi hành-động với nhân-viên riêng của mình.
*Dù là dân Huế hay là người ở xa mà đã có lần đến Huế, chắc là không ai không biết đến Đường Trần-Hưng-Ðạo và Chợ Ðông-Ba, nổi bật giữa trung-tâm thương-mại và kỹ-nghệ của cố-đô này.
Ðối với tôi, bây giờ cảnh-vật ở đây kém phần thân thương, vì
bây giờ ở đây không còn có nữa một khuôn mặt quen thuộc, quen thuộc như người
nhà của mọi người, mọi nhà, nhất là ở khu phố này, lần cuối cách đây chừng trên
mươi năm.
Ðó là “ông Ðồn Lợi”.
*Tháng 3 năm 1947, Đế-Quốc Pháp đem binh-lính viễn-chinh đến dẫm gót giày đinh xâm-lược lên đất Thần-Kinh, trong âm-mưu tái-chiếm cựu thuộc-địa Việt-Nam mà chúng đã khởi đầu tại Sài-Gòn từ tháng 9 năm 1945. Thực-dân đánh đuổi về đồng quê và lên rừng núi lực-lượng kháng-chiến mà Ðảng Cộng-Sản Việt-Nam đã cướp được quyền lãnh-đạo dưới lốt Mặt Trận Việt-Minh. Pháp dựng lên bộ máy kềm kẹp tại những thành+thị và khu-vực mà chúng đã chiếm-đóng được, thí-dụ: Sở Liêm-Phóng Liên-Bang (Sûreté Fédérale), Ty Cảnh-Sát Pháp (Police Française), Toà Án Pháp (Tribunal Français), Lao-Xá Trung-Ương (Prison Centrale), v.v...
Các nhà ái-quốc không-Cộng-Sản bèn đứng ra thành-lập Chính-Quyền
Quốc-Gia. Một mặt, họ đương-đầu với Mặt Trận Việt-Minh; một mặt, họ vừa
hợp-tác với bạn đồng-minh để bình-định xứ-sở, vừa tranh-đấu với thù cố-cựu để
giành lại chủ-quyền cho quốc-dân. Trong tình-hình đó, tại Miền
Trung, Hội-Ðồng Chấp-Chánh Lâm-Thời Trung-Kỳ, mà trụ-sở được đặt tại Huế,
đã tổ-chức các công-sở: ở cấp Phần thì có Nha An-Ninh Quốc-Gia, v.v...; ở
cấp Tỉnh thì có Toà Hành-Chánh với các Ty, tỷ như Ty An-Ninh Quốc-Gia, Ty Cảnh-Sát
Quốc-Gia, v.v... là những cơ-quan song-hành nhưng tranh-chấp với các bộ-phận
tay-sai kể trên của ngoại-bang.
Huế là trung-tâm của toàn-quốc, đồng-thời là thủ-phủ cuả Miền Trung, cho nên khu phố cốt-lõi của Huế là nơi đầu tiên đón nhận sự hiện-diện của Chính-Quyền Quốc-Gia. Ðó là Ðồn Cảnh-Sát Ðông-Ba, nằm ngay đầu Đường Trần-Hưng-Ðạo và sát hông ngôi chợ mà Ðồn này mang tên.
Ðặng Hữu Lợi là viên Trưởng Ðồn đầu tiên ở đây.
Lợi có một bộ mặt dài thòng như mặt ngựa, với cái vẻ tỉnh
bơ như không nói gì mà lại nói rất nhiều, sâu-sắc và chua-cay, khiến nhiều người
so sánh anh với vai hề nổi tiếng cuả màn-ảnh Pháp, Fernandel, mặc dù
gã diễn-viên của nước ngoài thì cao to ngược hẳn với ông cò thấp gầy
của nước mình. Nhưng, xen kẽ với phim-ảnh Pháp thì cũng có nhiều
phim-ảnh Mỹ được chiếu thời bấy giờ, nên đã có không ít người cãi lại,
bảo rằng trông Lợi giống thằng gầy trong cặp mập+gầy Laurel và Hardy của Hoa-Kỳ. Ðó
là những lúc Lợi pha trò, nhộn và tếu vô cùng.
Lợi có một đặc-điểm khác nữa, là anh thường hay chồm
nửa người trên về phiá cửa lớn cũng như cửa sổ, nghiêng đầu và hướng mắt ra xa,
dù cho đang bàn-luận chuyện gì với ai, tạo cho người xung quanh cái cảm-tưởng
là anh luôn luôn ngóng đợi một người nào. Vì là Trưởng Ðồn nên anh được gọi
là “ông Ðồn”, và vì tên Lợi mà lại có dáng-bộ chờ-đợi nên bạn-bè
tinh-nghịch đặt cho anh cái biệt-danh “ông Ðồn... Lợi”, với cái hàm-ý theo lối
nói lái là “ông đợi... l...”. Chính anh cũng lấy làm thích-thú được mọi
người dùng cái tên ấy để gọi mình.
Sau khi có Chính-Quyền Quốc-Gia, những người
dân Huế, vốn đã bỏ chạy về miền nông-thôn lánh nạn sau đêm lịch-sử 19
tháng 12 năm 1946―quân và dân Việt-Nam bất-thần tấn-công
các đồn/trại và tư-gia cuả Pháp để khởi đầu cuộc kháng-chiến
toàn-quốc―nay lũ-lượt hồi-cư. Một số dân quê cũng rời ruộng đồng
lên phố sinh sống để tránh tai-họa vì các cuộc giao-chiến ngày càng lan
ra. Tuy thế, hàng ngày dân-chúng vẫn di-chuyển tấp-nập giữa Thành-Phố này
với các Tỉnh khác và các Quận+Xã xung quanh; và bến xe chính cũng như bến đò
chính thì ở sát chợ, cạnh Ðồn, nên “ông Ðồn Lợi” được hầu hết bà con khắp nơi
trong Tỉnh và các Tỉnh khác quen mặt hoặc biết tên, trong lúc các Đồn-Trưởng Ðồn
khác chỉ được nghe thấy trong Phường mình mà thôi.
Lợi nổi tiếng không phải chỉ do cái dáng-mạo buồn-cười
ấy, mà còn nhờ ở thiện-chí bênh-vực bảo-vệ đồng-bào hiền-lương.
Nào là Sûreté Fédérale (Mật-Thám Pháp), nào
là Commando (Biệt-Kích Pháp), nào là Partisan (thân-binh
Pháp), cùng với binh-lính Pháp và cả thường-dân Pháp nữa, ngày nào
cũng có không biết bao nhiêu vụ chúng cướp-bóc, đánh-đập, hãm-hiếp, bắt-bớ, và
cả bắn/giết, người dân Việt-Nam. Lợi là một trong số những
viên-chức Cảnh-Sát Quốc-Gia đầu tiên đứng ra can-thiệp chống kẻ bạo-tàn.
Tất-nhiên, không phải lần nào người ngay-chính cũng thuyết-phục được kẻ
gian-tà. Anh đã bị không ít trận đòn dã-man.
Đặc-biệt, đối với các phần-tử phạm-pháp bị bắt quả-tang,
ngay cả Việt-Minh, Lợi cũng đòi cho họ được đối-xử đàng-hoàng.
Vào những ngày cuối tuần, cuối tháng, và sau mỗi cuộc hành-quân, hầu như tất cả lính Pháp đều đổ xô ra đường; mua sắm thì ít mà nhậu-nhẹt và kiếm gái thì nhiều. Người gốc Ma-Rốc, Xê-Nê-Gan, An-Jê-Ri, Tuy-Ni Zi, từ các thuộc-địa của Pháp ở Châu Phi, thì chỉ dạo phố và giải-trí bình-thường; thỉnh-thoảng mới có vài vụ lôi-thôi. Người gốc thiểu-số Ra-Ðê ở Cao-Nguyên Trung-Phần Việt-Nam thì chất-phác, không gây phiền-hà. Chỉ duy người Pháp chính-quốc và người gốc Ðức cảm-tử trong binh-chủng Lê-Dương là thường hay say-sưa đánh người. Ðặc-biệt vào Ngày Quốc-Khánh Pháp, 14 tháng 7 hàng năm, người lính Lê-Dương được xá mọi tội nên tha-hồ phá-phách, quỵt-giật, hành-hung người, và hiếp-dâm phụ-nữ Việt-Nam.
Vào những dịp ấy, hầu hết nhân-viên Cảnh-Sát Quốc-Gia khắp
Thành-Phố Huế, ngoài giờ làm việc đều mặc giả thường-dân, đổ dồn về Đường
Trần-Hưng-Ðạo, nấp sẵn trong các con hẻm dẫn ra Bờ Hồ, hoặc phiá trước hiên
đình Chợ Ðông-Ba, hễ thấy có lính Lê-Dương hoặc
lính Pháp giở trò áp-bức dân lành là ào ra nện cho chúng những trận
nên thân. Xong xuôi, “ông Ðồn Lợi” mới dẫn nhân-viên trực Ðồn đến tiếp-ứng
giải vây cho chúng và giúp phương-tiện chở chúng về trại giùm.
Thảng-hoặc có Prévôté (Hiến-Binh Pháp) xuất-hiện
thì Lợi cho nhân-viên tuần đường đi trước để thông-tin. Trong
trường-hợp đó, các toán hành-hiệp đành nhẫn-nhịn nhìn đồng-bào bị thiệt-thòi―vì Prévoté chỉ
can ngăn chứ không bắt giữ kẻ phạm-pháp hoặc bồi-thường cho nạn-nhân―sau
đó, họ mới bám theo bọn tội-phạm trên đường chúng trở về trại binh, và chận dọc
đường mà trả thù.
Hồi đó, Ty Cảnh-Sát Huế là nơi cung-cấp Phái-Viên Hành-Chánh (về sau gọi là Quận-Trưởng) cho các Quận thuộc các Tỉnh, và các Cảnh-Sát-Trưởng cho các Thị-Xã, khắp Miền Trung.
Ðội Túc-Cầu Cảnh-Sát Huế nhiều lần đoạt giải vô-địch toàn-quốc.
Ban Kịch Thơ Cảnh-Sát Huế vượt trội các đoàn kịch-nghệ
khác, tỷ như của Nha Thông-Tin, của Nha Cảnh-Sát Công-An, v.v... khắp Trung-Phần
Việt-Nam.
Ðặng Ngọc Lựu, đạo-diễn, và tôi, tác-giả, luôn luôn để dành
cho Lợi ít nhất là một vai kịch hài và một màn ngâm thơ tếu, trong mỗi
đêm trình-diễn trước quảng-đại đồng-bào. Không-khí văn-nghệ cởi-mở ấy cũng
là một dịp để “ông Ðồn Lợi” được người dân gần-gũi và thân-thương mình hơn.
Dần dần, các chính-khách Quốc-Gia giành thêm được nhiều
bước nhượng-bộ cuả Pháp, và tiến tới nhất-trí mời Cựu-Hoàng Bảo Ðại về
nước nắm chính-quyền trung-ương. Cùng với Hội-Ðồng An Dân Bắc-Việt và Chính-Phủ
Cộng-Hoà Nam-Kỳ-Quốc Tự-Trị, Hội-Ðồng Chấp-Chánh Lâm-Thời Trung-Kỳ rút
lui. Chính-phủ Quốc-Gia thành-hình. Các cơ-quan đơn-vị thuộc Pháp giải-thể
lần lần. Nhiều phe phái thay phiên nhau lên cầm quyền trong từng địa-hạt và vào
từng thời-kỳ. Nhưng “ông Ðồn Lợi” vẫn còn là Trưởng Ðồn Cảnh-Sát
Ðông-Ba. Các cấp chỉ-huy chưa độc-tài đến độ chỉ bổ-nhiệm vây cánh của
mình vào mọi chức-vụ điều-khiển mọi cấp trong mọi ngành như sau này.
Ngày 07-5-1954, Pháp thất-trận ở Ðiện Biên Phủ.
Ngày 07-7 cùng năm, Ông Ngô-Ðình-Diệm chính-thức
nhậm-chức Thủ-Tướng Chính-Phủ do Quốc-Trưởng Bảo Ðại bổ-nhiệm, hướng
về Hoa-Kỳ.
Ngày 20 cùng tháng, Hiệp-Ðịnh Geneva ra đời,
chia đôi đất nước, mở đường cho Mỹ đến và Pháp ra đi. Phản-ứng
cuả Quân-Ðội Quốc-Gia, thân Pháp, là gây một cuộc khủng-hoảng
chính-trị trầm-trọng trên toàn-quốc, xuất-phát từ Sài-Gòn và Huế. Nhưng Huế mới
là trung-tâm thực-nghiệm, với hành-động chống-đối quyết-liệt và cụ-thể,
vì Bộ Tư-Lệnh Ðệ-Nhị Quân-Khu ở Huế đang có cơ-hội điều-động
và sử-dụng một lực-lượng quân-sự lớn để vào tiếp-thu Tỉnh Quảng-Ngãi mà Việt-Minh vì
phải tập-kết ra Bắc nên giao lại cho Chính-Quyền Quốc-Gia; và Huế là
nơi tập-trung cuả gia-đình họ Ngô. Ngoài một số ít các nhà cách-mạng
sáng suốt, còn thì những người có ưu-tư vì thời-cuộc tuy dè-dặt nhưng đều
nôn-nao nghe ngóng dư-luận trong và ngoài nước để ước-đoán chiều hướng biến-đổi
cuả tình-hình, hầu chọn thế đứng cho mình.
Giới Công-An Cảnh-Sát vốn biết tôi đã tiên-đoán thế
nào Mỹ cũng nhảy vào Việt-Nam nên đã chú-tâm trau-dồi tiếng Anh từ
nhiều năm trước đó, nay thấy tôi đã qua bên quân-ngũ, giữ mục thời-luận hằng
ngày trên mặt báo và trên Ðài Phát-Thanh, tiếng nói chính-thức của Quân-Lực
và Tư-Lệnh Quân-Khu, bèn tìm cách thăm dò ý-kiến tôi. Lợi là người được
họ cậy nhờ, và tôi cũng cần có anh để liên-lạc với bạn-bè. Bên ngoài thì sự
tiếp-xúc thường-xuyên giữa Lợi với tôi chỉ nhằm mục-đích văn-nghệ, vì
tôi vẫn còn tiếp-tục sáng-tác cho Ban Kịch Thơ cuả Cảnh-Sát Huế và
cho chính anh diễn-ngâm, nhưng bên trong thì qua anh tôi thuyết-phục mọi người
hãy đón nhận Hoa-Kỳ, giàu-mạnh hơn, và hào-hiệp, chứ không như Pháp,
để nước nhà dễ sớm vươn lên.
Ngô Ðình Diệm là người được Hoa-Kỳ chấp-nhận
và ủng-hộ.
Trong cảnh tranh-tối tranh-sáng của những ngày tháng
giao-thời ấy, Lợi là một trong số ít những ủng-hộ-viên và cổ-động-viên
đắc-lực nhất nhưng cũng bất-vụ-lợi nhất mà tôi đã tranh-thủ được cho Thủ-Tướng
họ Ngô. Trong một nước còn hậu-tiến, một lời phát-biểu của các viên-chức
chỉ-huy Ngành Công-Lực, tỷ như “ông Ðồn Lợi”, có một ảnh-hưởng khá lớn trong
dân-nhân.
Rồi cố-vấn Mỹ vào, viện-trợ Mỹ vào, và Diệm tất-nhiên vững chân.
Vở kịch thơ dã-sử “Gươm Chính-Nghiã” của tôi, dưới
bút-danh Nguyệt Cầm, mà nội-dung có ngụ-ý đề-cao Ngô Ðình Diệm, được
khán-giả nhiệt-liệt hoan-nghênh và yêu-cầu diễn lại nhiều lần. Các bài thơ
trào-phúng của tôi, dưới bút-danh Tú Ngông, mà chủ-đề là “đả thực, bài
phong, diệt cộng”, đúng theo chiêu-bài của Diệm, qua tài diễn-xuất của
“ông Ðồn Lợi”, cũng được công-chúng tán-thưởng nồng-nàn.
*Cuối năm 1956, mãn hạn động-viên, tôi về lại với Ty Cảnh-Sát Huế.
Cầm lại cây bút dân-sự, tôi tái-hoạt-động văn-nghệ tích-cực
hơn xưa.
Riêng trong công-quyền, ngoài công-vụ hằng ngày, tôi
vun-đắp thêm cho Ban Kịch Thơ, xuất-bản một tờ nội-san mang tên “Phục-Vụ”, phổ-biến
đi khắp các Tỉnh và lên cả Trung-Ương. Qua tờ nội-san này, tôi đã hướng-dẫn
và khuyến-khích “ông Ðồn Lợi”, dưới bút-danh Hữu Lợi, viết tùy-bút, truyện
ngắn, và làm thơ. Tôi mở các lớp bổ-túc nghiệp-vụ chuyên-môn, dạy tiếng Anh,
cho cảnh-nhân toàn Thành, đồng-thời thuyết-trình về những ý-nghiã cao-đẹp của chủ-nghiã
Nhân Vị, nòng-cốt của học-thuyết Diệm, và phổ-biến tạp-chí “Thế-Giới Tự
Do”, chiếu phim cuả Phòng Thông-Tin Hoa-Kỳ, cả cho đồng-bào trong khắp
địa-phương. Lợi là một trong những anh em sốt-sắng nhất, ngoài giờ
làm việc tham-gia phụ-lực tôi. Chúng tôi phục-vụ hăng say, đúng theo
tinh-thần của cuộc “Cách-Mạng Quốc-Gia” mà Tổng-Thống Ngô Đình Diệm chủ-trương.
Tuy thế, vì không phải là tay+chân thân-tín, cũng không phải là cừu non, nên dù đem hết tâm-huyết ra để đóng góp, số đông, như Lợi và tôi, vẫn không được đãi-ngộ công bình. Trái lại, có một số phần-tử kém-cỏi nhiều mặt vẫn được tưởng-thưởng vượt quá lệ thường; thậm chí tùy-phái lao-công cũng được thăng cấp sĩ-quan, mỗi khi lễ-lạc lớ-quớ trong bộ đại-lễ-phục xuất-hiện trước quần-chúng làm trò cười cho mọi người. Có kẻ in thiệp báo tin chịu lễ rửa tội gửi khắp toàn Miền, cho cả các công-sở khác và những người không quen, như một thông-cáo chính-thức bảo-đảm cho nấc thang giá-trị mới và tiền-đồ công-danh sự-nghiệp của mình.
Qua những mẩu tùy-bút của Hữu-Lợi mà tôi không dám cho đăng, tôi thấy anh không còn chỉ là một cây cười vô-biên-giới, mà đã nghiêm-túc chọn một giới-tuyến cho chính mình. Ðiều quan-hệ hơn hết là anh đã dám giãi-bày, bằng giấy trắng mực đen, tâm-tình ẩn-ức của những tầng lớp thấp cổ bé miệng, công-nhiên gửi cho báo đăng, thách-thức các thế-lực thịnh-thời.
Lâu nay, Lợi đến với tôi tại văn-phòng, tại hội-đường, tại câu-lạc-bộ, là những nơi hầu như khi nào cũng có đồng-nghiệp lắng nghe chúng tôi. Từ nay, tôi đến với Lợi tại Ðồn Cảnh-Sát Ðông-Ba, là nơi luôn luôn có quá nhiều giới người, mà lại có quá nhiều loại việc, nên không ai chú ý đến nội-dung câu chuyện của chúng tôi.
Lợi có thói quen uống cà-phê với thật nhiều đường, mà anh gọi là chè-phê. Bên ly chè-phê, “ông Ðồn Lợi” lắc đầu ngao-ngán kể thêm cho tôi biết mỗi lần vài ba sự việc mà tôi chưa hề nghe.
Vẫn với thói quen chồm nửa người trên ra hướng cửa sổ, Lợi chỉ tay về phiá dãy phố buôn bán sầm-uất dọc lề bên kia Đại-Lộ Trần Hưng Ðạo, nơi đến đầu Cầu Gia-Hội thì giáp góc với Đường Huỳnh-Thúc-Kháng song-song với Đường Gia-Long. Anh nói:
– Hôm nọ là Bửu Bang chủ tiệm “Rồng Vàng”, hôm kia là Phan Văn Thí chủ hiệu “Đức Sinh”, hôm khác là nhà buôn Lý Lâm Thịnh, rồi Châu chủ hãng “Nam-Hưng”, rồi thầu-khoán Nguyễn Giáp, rồi thương-gia Phan Cho. (Chưa kể Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Đắc Phương đã bị giết chết rồi.) Ngày mai, ngày mốt, sẽ đến phiên ai đây?
Ðó là những người có máu mặt ở trong khu-vực trách-nhiệm
của Lợi, đã lần-lượt bị bắt giam, bị tịch-biên tài-sản, hoặc ít nhất là bị
vây hãm phạm-vi kinh doanh.
Trong lúc phong-trào bài-trừ tứ-đổ-tường dâng lên cao thì những tệ-đoan xã-hội khác, trầm-trọng và nguy-hại hơn, lại do chính một số các con-cưng của chế độ gây ra.
Một dược-sĩ đêm đêm giả làm tài-xế đạp xe-đạp xuống các bến, dưới Cầu Trường-Tiền, dọc bờ Sông Hương, o-mèo các cô giúp việc của những gia-đình khá-giả ở các dãy phố từ Cửa Thượng-Tứ xuống đường Hàng-Bè. Thường thì đến mười một giờ tối cửa tiệm mới đóng; đợi dọn-dẹp xong, chủ nhà đi ngủ, các cô mới mang áo quần xuống sông giặt-dịa, hoặc gánh cặp thùng nhiều chuyến đi lấy nước về đổ đầy hồ chứa để có đủ dùng cho ngày hôm sau. Ðó là thời-gian tự-do; ai muốn nghỉ sớm thì gắng làm nhanh, còn ai muốn đàn-đúm bạn-bè thì cứ rán mà thức khuya. Họ là con gái nhà quê, ít chữ nghiã, nhưng có nhan-sắc nên mới được các chủ-nhân ăn-nên làm-ra chọn mướn cho phù-hợp với cảnh thanh-lịch thị-thành. Thế là, thay vì phải mặc đồ lớn đi chầu-lụy cả một đại-gia-đình, vất-vả tốn kém suốt năm mà chưa chắc đã nắm được bàn tay của một cô gái Huế hộ-đối môn-đăng, viên dược-sĩ nhà-ta chỉ cần bỏ ra vài xu mua một gói đậu phụng rang, trổ tài ăn nói của kẻ học rộng biết nhiều ra mà chiêu-dụ, mỗi khi một con mồi, là cầm chắc trung-bình mỗi tuần phá được cuộc đời cuả ít nhất là một cô gái còn trinh. Lợi đã tình-cờ bắt gặp một cặp trai+gái đang ôm nhau trên bãi hoang, và nhận-diện ra gã đàn-ông chính là viên dược-sĩ kia; nhà trí-thức ấy đã tâm-tình riêng với “ông Ðồn Lợi” như trên. Rồi một hôm, được tin báo có kẻ bị tình-địch đâm ở bờ sông, Lợi cùng nhân-viên chạy đến thì không còn thấy người nào. Riêng Lợi lần theo thì gặp được nạn-nhân-mà-là-tội-nhân đang ôm vai lủi-thủi về nhà. Y năn-nỉ “ông Ðồn Lợi” đừng ghi lời báo-cáo “vô căn-cứ” nọ vào sổ trực đêm, vì sợ sáng sau trình sổ lên Ty thì Ty sẽ cho mở cuộc điều-tra, nhà tai-mắt sẽ mất mặt với mọi người. Cứ thế mà tên hiếu-dâm vô-lương kia gặp gió thuận chiều nên vẫn lên cao như diều.
Một giáo-sư đại-học bị Ðội Biệt-Ðộng của Ty bắt gặp “ngủ đò” cùng với vợ bạn trên sông Hương. Ở Huế, có cái thú thuê đò mà ngủ giữa lòng sông: vừa mát-mẻ nhờ không-khí trong lành, vừa thoải-mái vì không ngại bị ai quấy rầy, lại kín-đáo bởi sông thì tối mà đò không thắp đèn, và nhất là không đòi hỏi khách, như khi mướn phòng khách-sạn, phải khai tên người thuê. Do đó, đa-số trường-hợp ngủ đò đều là để ăn nằm với nhau. Trong cuộc “cách-mạng quốc-gia”, mọi người đều phải noi gương “đạo-đức của Ngô Tổng-Thống”, cho nên dù là vợ+chồng với nhau mà đi ngủ đò thì cũng bị xem là tội-lỗi rồi, huống-hồ họ là những ông nọ, bà kia. Rốt cuộc, nội-vụ đã được ém nhẹm, và “ông Ðồn Lợi” không thể ghi chép gì trong sổ trực đêm, mặc dù sự việc xảy ra trong hoạt-vực của mình...
*Hôm ấy, Lợi nhắn các bạn đồng cảnh-ngộ là Trần Xuân Tự, Trần Vĩnh Thuận, Ưng Hạc, Nguyễn Thông, Nguyễn Duy Hát, Nguyễn Mầm, Đỗ Dzư, Tôn Thất Ninh, v.v... đến Ðồn Cảnh-Sát Ðông-Ba để cùng gặp tôi.
Không-khí có vẻ nghiêm-trọng khác thường. Khi tôi mới
ngồi xuống ghế, Lợi đã hỏi ngay:
– Anh em muốn biết sự thật: anh đã có bao nhiêu “Д rồi ?
Tôi đã có nghe nhiều người kháo chuyện với nhau về cái thang “Д này. Dân-chúng truyền miệng với nhau:
Một “Д mới đứng ngoài sân,
Hai “Д mới được bước chân
vô nhà;
Ba “Д: con cháu ruột rà;
Bốn “Д là chú, là cha trên
đầu...
Nay Lợi nói ra, tôi muốn nhân dịp tìm hiểu rõ
hơn, nên đáp chung-chung:
– Thì người nào trong chúng ta cũng đều có một “Д cả. Chúng
ta là “đồng-Ðoàn” với nhau, tức đều có chân trong Ðoàn [“Công-Chức Cách-Mạng Quốc-Gia”].
Thuận tức “Thuận Xù” lắc đầu:
– “Ðoàn” thì nói làm gì? Nông-dân thì Ðoàn Nông-Dân
Cách-Mạng Quốc-Gia, v.v... Một “Д thì chỉ là lính; hai “Д mới là sĩ-quan
chứ!
Tôi cười:
– Thế thì tôi không phải là “sĩ-quan”!
Lợi đưa tay bắt tay tôi:
– Xin lỗi anh. Chúng tôi tưởng anh đã lên hai “Д rồi!
– Cho nên anh rủ các bạn đến đây để hài tội tôi chứ gì?
“Thuận Xù” kết-luận:
– Người như anh mà muốn kiếm thêm “Д thì chúng tôi còn
biết trông nhờ vào ai!
Thật ra, không có một văn-bản nào quy-định như thế; nhưng cứ dựa vào sự việc xảy ra, người dân―đã từng sáng-tác tục-ngữ, phương-ngôn, ca-dao, hò, vè―đã hình-dung ra cái thang mới ấy, gồm có bốn cấp bậc “Д:
“Đ” thứ nhất là “đồng-Đoàn” như đã nói trên;
“Д thứ hai là “đồng-Ðảng”, tức đã vào Ðảng [“Cần Lao
Nhân Vị Cách Mạng Đảng”];
“Д thứ ba là “đồng-Ðạo”, tức đã theo Ðạo [Kitô-Giáo].
Nhưng nếu có “Д thứ tư thì mới lên đến tột-đỉnh quyền-lợi
và uy danh: “đồng-Ðịa”, tức là cùng Ðịa-Phương, quê-quán [Quảng-Bình hay Thừa-Thiên]
với gia-đình họ Ngô và các vệ-tinh.
Kết-nạp đảng-viên hay thu-nhận tín-đồ là một việc làm thông-thường; nhưng cậy thế cường-quyền và đơm mồi tục-lụy để đạt mục-đích là một việc trái với đạo-đức thông-thường.
Ðảng lãnh-đạo thì cứ lãnh-đạo, miễn sao đem lại hạnh-phúc
cho mọi người thì tự-nhiên quần-chúng ủng-hộ và tham-gia. Tại sao ép buộc
người ta theo mình, trở mặt với các chính-đảng khác, các tổ-chức ái-quốc kỳ-cựu
khác, vốn có quá-khứ tranh-đấu vẻ-vang gắn liền với lịch-sử nước nhà; mà không
thuận theo thì bị xem là phản-loạn, nghịch thù. Ðâu là quyền tự-do lựa chọn,
kể cả quyền tự-do không nhập bọn với bất cứ một bọn nào.
Ðối với đa-số đồng-bào mà tinh-thần tam-giáo thấm-nhuần, sự dốt-nát và vụng-về của thiểu-số công-thần thao-túng chế-độ, trong vấn-đề này, để giúp cho tổng-giám-mục sớm lên hồng-y, bị xem là trắng-trợn xâm-phạm đời sống tâm-linh của người dân: dồn ép công-chức, quân-nhân, và cả thường-dân, từ bỏ tín-ngưỡng của mình để phải tuân-phục tín-điều của tập-đoàn cầm quyền, chà-đạp lên các giá-trị truyền-thống của nền triết-học Ðông-Phương vốn đã un đúc nên tinh-thần quốc-gia cho toàn-dân.
(Trước đây khi Pháp mới trở lại vào năm 1947, Cụ Trần-Văn-Lý, một nhân-sĩ Kitô-Giáo, đã làm Chủ-Tịch Hội Ðồng Chấp-Chánh Trung-Kỳ nhiều năm. Trong tình-trạng chiến-tranh, hiến-pháp không có, luật-lệ hỗn-tạp, tư-pháp một chiều, thì quyền-hành của Cụ Lý đối với người dân sâu rộng bội phần hơn so với Vua Bảo-Ðại ngày xưa; thế mà cụ có lợi-dụng cơ-hội để bắt ai theo đạo của mình đâu? Cho nên, đến năm 1967, mặc dù cụ không đắc-cử nhưng đã có biết bao nhiêu người tuy khác tín-ngưỡng với cụ song thâm-cảm đức-độ của cụ mà hy-sinh quyền-lợi tôn-giáo và đảng-phái của mình để dồn phiếu cho cụ mong cụ lên làm Nguyên-Thủ Quốc-Gia.)
Vấn-đề tế-nhị vô cùng, đâu phải dễ như chuyện “chớp thời-cơ”, “đốt giai-đoạn”, “thưà thắng xông lên” của cộng-sản độc-tài xem dân như dân ngu.
Cộng-sản củng-cố hệ-thống bằng thủ-đoạn phi-nhân; đằng này chống Cộng mà lại áp-dụng phương-sách và phương-tiện của quân thù...
Ðến nay thì chính bản-thân “ông Ðồn Lợi” đã bị đẩy vào chân tường. Dù anh có muốn nhắm mắt, ngậm miệng cho qua ngày, thì cũng vẫn không yên thân. Bộ-hạ của tập-đoàn chuyên-quyền đã đến móc nối “ông Ðồn Lợi”, cũng như các bạn kia, và tôi. Thuận theo thì danh-lợi hanh-thông. Trái lại, thì...
Bên ngoài thì một số các phần-tử cứng đầu, không chịu có hơn một “Д, mà thật-sự có khả-năng, vẫn được bổ-nhiệm vào các chức-vụ chỉ-huy cấp thấp, cấp trung.
Nhưng bên trong thì vì chỉ tuân phục một hệ-thống
chính-quyền, chứ không chấp-nhận vai trò giật dây của các thế-lực đằng sau, nên
họ bị kỳ-thị, bị ếm-trù, không được thăng-tiến dễ-dàng, và có thể bị hãm-hại bất-cứ
lúc nào.
Lợi và các bạn tóm-lược tình-hình chung.
Họ không đòi hỏi tôi phải có thái-độ hay hành-động gì,
nhưng kết-luận là họ đặt tin-tưởng vào tôi.
Xưa nay tôi vẫn tự mình chọn lấy đường đi của mình, tiền-phong bước những bước đầu, chứ không chịu quyền lãnh-đạo của ai.
Nhưng “ông Ðồn Lợi” và các bạn không lập thành một nhóm để
lôi kéo tôi.
Dù sao, cùng với vô-số cá-nhân và tập-thể khác, họ là nguồn
gốc của những đợt sóng cảm nghĩ tạo nên nền móng cho các phong-trào đột-khởi
trong dân-gian.
Thế rồi biến-cố Ngày Lễ Hai Bà Trưng 3-3-1960 xảy ra*.
-------
*Xem
“Lãnh-Chúa Ngô Đình Cẩn” trang 215.
Li phát-biểu công-khai của tôi tại Ty Cảnh-Sát Huế, rằng chế-độ có nhiều ung độc, đã có tác-dụng của một mồi lửa châm cháy ngòi thuốc súng nối liền vào quả mìn nhân-tâm.
Sau đó là Phong-Trào “Phật-Tử Tranh-Ðấu” đòi quyền bình-đẳng và chống đàn-áp tôn-giáo, được sự đồng lòng của quảng-đại quần-chúng, mà hăng-hái nhất là giới sinh-viên, và quyết-liệt nhất là giới quân-nhân.
Trong lúc bất-cứ một tu-sĩ Kitô-Giáo nào, nếu muốn, cũng có thể tiếp-xúc với Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm nhanh-chóng và dễ-dàng, thì Ðức Ðại-Lão Hoà-Thượng Thích Tịnh Khiết, là Hội-Chủ Tổng-Hội Phật-Giáo Việt-Nam, một tổ-chức quy-tụ trên chín mươi phần trăm dân-số trong nước, đang bị bệnh nặng ở Huế mà cũng rán sức vào tận Sài-Gòn để xin gặp Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, ước mong giải-quyết vấn-đề; thế nhưng Ngài phải chờ đợi nhiều ngày mà vẫn hoài-công.
Nhiều cao-tăng và Phật-Giáo-Ðồ theo nhau tự-thiêu từ Thủ-Ðô
đến các Tỉnh Thành.
Cả thế-giới nhờ ngọn lửa Thích Quảng-Ðức mà thức
tỉnh lương-tri.
Rồi cuộc Cách-Mạng 1-11-1963, rồi các biến-cố khác xảy
ra.
Rồi “ông Ðồn Lợi” không còn làm Trưởng Ðồn Cảnh-Sát Ðông-Ba nữa.
Anh từ-giã Huế; rồi anh từ-giã cuộc đời, để lại tiếc
thương cho những ai đã từng sinh sống trong khu-vực này, đã từng tán-thưởng những
màn kịch vui và giọng ngâm thơ tếu của người Cảnh-Sát Văn-Nghệ mà không cảnh-sát
văn-nghệ này.
*Ðại-Úy Nguyễn Công Văn gọi máy báo-cáo đã bắt được một cơ-sở tiếp-tế nội-thành và một cán-bộ mậu-dịch từ miền quê lên, cùng hai tấn gạo được che giấu dưới những món hàng thông-thường, trong một chiếc ghe đang rời bến, để chở về tiếp-tế cho Việt Cộng ở mật-khu, đúng với tin-tức tình-báo cuả E6 chúng tôi.
Tiếng Văn vang lên từ máy vô-tuyến cắt đứt dòng
hoài-niệm về người bạn cũ trong tôi.
Tôi ra lệnh chuyển-giao nội-vụ cho nhà chức-trách địa-phương, là người hiện nay thay thế “ông Ðồn Lợi” ở Cuộc―tên mới cuả Ðồn―Cảnh-Sát Ðông-Ba.
Bây giờ ở đây chỉ có một Trưởng Cuộc Cảnh-Sát Quốc-Gia kiêm-nhiệm đại-diện của Ngành Ðặc-Biệt, của tôi, tại cấp Phường này, chứ không còn có tên hề mặt-ngựa đã có một thời chọc cười tức-bụng chảy-nước-mắt cho cả mấy thế-hệ đồng-bào ở cố-đô...
*Đại-Úy Nguyễn Công Văn đến với chúng tôi, báo-cáo tóm-tắt công-tác xong, tôi bảo mọi người lên xe rời Huế trở vào Đà-Nẵng.
Văn nói với Đạm, Chánh Sở Tác-Vụ, mà nhìn vào tôi:
− Qua đặc-nhiệm này, chắc ông Giám-Đốc muốn “dằn mặt” Bộ Chỉ-Huy
Cảnh-Lực ngoài này, chứ gì?
Tôi không trả lời, quay nhìn về Đạm.
Đạm phát-biểu:
− Mình là Cảnh-Sát Quốc-Gia, thì mình có bổn-phận và quyền-hạn
phanh-phui mọi vụ phạm-pháp bất-cứ ở đâu. Nhưng mình là Cảnh-Sát Đặc-Biệt, thì
việc-làm chính của mình là chính-trị chứ không phải là hình-sự, mặc dù mình
cũng có thể nhúng tay vào các vụ hình-sự, vì mình là Hình-Cảnh-Lại cơ mà.
Nhưng mình có dòm-ngó gì đến các việc-làm khuất-tất của ai
đâu.
Ngành Đặc-Biệt Khu thỉnh-thoảng mới hành-động phụ giúp Ngành
Đặc-Biệt các Tỉnh/Thị thuộc Khu trong những trường-hợp đặc-biệt mà thôi, thế
thì chỉ là việc-làm bình-thường, chứ có gì là “dằn mặt” ai đâu!
(hồi kí) TRUNG-TÁ HỒ ĐỨC NHỊ của LÊ XUÂN NHUẬN
TRUNG-TÁ HỒ ĐỨC NHỊ
CŨNG trong chương-trình “Trẻ-Trung-Hóa và Trí-Thức-Hóa” viên-chức Cảnh-Sát Quốc-Gia, Tỉnh Bình-Thuận được Trung-Ương đưa đến một Quận-Trưởng Đồng-Hóa, tên Hồ Đức Nhị, làm Trưởng Ty CSQG.
Theo tôi, Nhị là một gương sáng cho nhiều đồng-bạn
noi theo.
*Thuở ấy, đậu được cái bằng cử-nhân là đã cao rồi, huống vào Cảnh-Sát mà được trọng-dụng cả về cấp-bậc lẫn về chức-vụ thì xem như đã học thành danh toại rồi; nhưng Nhị vẫn còn có chí tiếp-tục học thêm chương-trình cao-học để còn tiến lên cao hơn, mặc dù đã có gia-đình, nhất là vẫn lo công-vụ tích-cực hơn một số bạn-bè đồng-thời.
Có một số Trưởng Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia tự cho mình là Cảnh-Sát
Sắc-Phục, nghĩa là giao khoán công-tác chính-trị – cộng-sản và nội-chính – bao
gồm tình-báo, phản-gián, và thanh-trừ Việt Cộng, cho Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt tự
lo.
Đằng này Nhị ý-thức được trách-nhiệm tổng-quát của
mình nên đã là một trong số hiếm-hoi các Trưởng-Ty tự-giác đóng-góp tối-đa
tâm+sức của mình cho đại-cuộc kháng-Cộng cứu-Quốc chung.
Tôi còn nhớ mãi ít nhất là hai thành-tích nổi bật của Nhị, vào hai thời-điểm đậm nét trong lịch-sử cuộc chiến Việt-Nam.
*NGAY sau khi Hiệp-Định Paris được ký-kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, để có hiệu-lực kể từ hôm sau, có một điều-khoản nhạy bén vô-cùng, là ai ở đâu thì cứ ở đó – vùng đất nào mà Việt-Cộng đã chiếm được, vùng đất nào vẫn còn là của Quốc-Gia?
Vì thế, cả hai bên đều dồn nỗ-lực chứng-minh quyền kiểm-soát
của mình trên vùng đất càng rộng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Để thể-hiện mục-đích ấy, hai bên đều đồng tiến lên xa hơn tối-đa
trong vùng lãnh-thổ có thể hoạt-động của mình, để cắm lá cờ biểu-tượng của chiến-tuyến
mình và giữ cho nó nằm nguyên, để chờ “Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát &
Giám-Sát Ngưng Bắn” đến chứng-tri.
Phòng-tuyến Quốc-Gia thì quá rộng lớn, các đơn-vị quân-sự không có đủ quân-số để phân-bổ ra khắp các ruộng+rừng; trong lúc đó thì Việt-Cộng chỉ cần một tên du-kích là đã có thể lén đến cắm cờ Mặt Trận Giải-Phóng tại một chóp núi, đỉnh đồi hay ngọn cây, rào nương, vốn vẫn thuộc quyền làm chủ của ta.
Quận-Trưởng Trưởng-Ty CSQG Tỉnh Bình-Thuận Hồ Đức Nhị đã
huy-động thuộc-viên xung-phong đi cắm quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hòa tại
nhiều vùng đất xa-xôi chưa hề có bóng cờ nào.
VÀ, tại một nơi giằng-co gay-gắt nhất, là Xã Hồng-Sơn thuộc Quận Thiện-Giáo, cách Phan-Thiết 25 cây-số về hướng Bắc, sát nách mật-khu Việt-Cộng, nhân-viên Cảnh-Sát đã gặp phải sức kháng-cự của một đơn-vị vũ-trang tuyên-truyền.
Được tin, Nhị liền dẫn một trung-đội Cảnh-Sát
Dã-Chiến cùng với bộ-phận Hoạt-Vụ của Biên-Tập-Viên (sau này là Thiếu-Tá) Trần
Văn Thả, phụ-tá Cảnh-Sát Đặc-Biệt, đến ngay tận chỗ, thì vừa đúng lúc có một
trung-đoàn Địa-Phương của Việt-Cộng cũng đến nơi đây.
Đúng ra, hai bên không thể bắn nhau, vì đã bắt đầu thi-hành Hiệp-Định Paris; tuy nhiên, quân-số hai bên chênh-lệch quá nhiều, phần thắng rõ-ràng thuộc về đối-phương, không ai dám chắc là địch sẽ không nổ súng bất-thần, như chúng đã từng vi-phạm thỏa-ước nhiều lần trước kia.
Thế mà Nhị đã can-đảm và kiên-trì tiếp-tục dùng
toàn lý-lẽ vững-chắc và chứng-cứ hiển-nhiên để tranh-cãi với viên
trung-đoàn-trưởng đối-phương, đồng-thời gọi máy xin thêm lực-lượng Địa-Phương-Quân
của ta đến tăng-cường.
CUỐI cùng, Việt-Cộng đã phải rút lui vào sâu, nhường lại Xã trên cho ta cắm ngọn cờ-vàng-với-ba-sọc-đỏ lên từng mái nhà.
* TRƯỚC đó, trong vụ Việt-Cộng “tổng-công-kích Tết Mậu-Thân” năm 1968, Nhị cũng đã đích-thân chỉ-huy nhân-viên đẩy lui nhiều đợt địch-quân tấn-công vào Thị-Xã Phan-Thiết, giữ vững một mặt cho phòng-tuyến chung của nội-thành, rồi truy-đuổi địch tháo chạy vào rừng.
RIÊNG trong vụ này, sau khi vừa dứt tiếng súng, tôi đã phải
cùng với Trung-Tá (sau này là Đại-Tá) Cao Văn
Khanh, từ Pleiku bay về Phan-Thiết trọng-tài cho một lời
khiếu-nại của anh.
Nguyên hồi đó tại mỗi Ty CSQG có hai bộ-phận Phối-Trí-Viên:
bên phía Sắc-Phục gọi là PTV Cảnh-Sát, bên phía dân-phục gọi
là PTV Cảnh-Sát Đặc-Biệt.
Trong những ngày giờ lửa-bỏng dầu-sôi kể trên, PTV Cảnh-Sát (coi cả Cảnh-Sát Dã-Chiến) đã sát cánh cùng với Nhị đương-đầu tại trận với đối-phương, trong lúc PTV Cảnh-Sát Đặc-Biệt (viên-chức CIA) thì không ai thấy ở đâu.
Nhị đề-nghị chúng
tôi can-thiệp với Phối-Trí-Viên CSĐB cấp Vùng để thuyên-chuyển viên cố-vấn
tình-báo cấp Tỉnh ấy đi khỏi Tỉnh mình.
Trung-Tá Cao Văn Khanh không phát-biểu ý-kiến mà
nhường cho tôi là người đứng đầu Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt Vùng II Chiến-Thuật giải-quyết.
TÔI thì cũng gặp trường-hợp tương-tự ở Vùng.
Suốt ba ngày Tết – Tết Mậu-Thân – tôi mải dấn thân vào việc của mình – trong lúc không có một quân-nhân bộ-binh hay một nhân-viên nào của Ty CSQG Tỉnh Pleiku xuất-hiện ban đêm trên đường phố, tôi đích-thân cùng với phụ-tá của tôi là Biên-Tập-Viên Nguyễn Văn Độ [sau này là Thiếu-Tá, Chánh Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Khánh-Hòa] và Trưởng Ban Hoạt-Vụ là Thẩm-Sát-Viên Ngô Văn Quận, đứng ra bảo-vệ an-ninh trật-tự cho Thị-Xã Pleiku, mỗi đêm, hướng-dẫn đồng-bào đến nơi ẩn-trú cũng như chở đi bệnh-viện những người bị thương mỗi khi bị địch pháo-kích; xác-nhận với các phi-công đang bay trên trời nơi nào là nơi thường-dân đang chạy giặc trong đêm đen chứ không phải là VC để khỏi bị bạn bắn nhầm; nhìn ánh lửa lóe mà báo cho Trung-Tâm Hành-Quân Quân-Đoàn II, Nha CSQG Vùng II, Phi-Trường Cù Hanh, Tiểu-Khu Pleiku, biết là địch đã phóng hỏa-tiễn rồi, trước khi hỏa-tiễn nổ vang lên.
Bận việc như thế nên quên các Phối-Trí-Viên, vì tưởng là họ
cũng cùng nghỉ Tết, đã rời Pleiku từ chiều cuối năm để về Nha-Trang,
nơi họ đặt trụ-sở chính cho toàn Vùng II.
Mới sáng Mồng Ba, tuy chưa hết Ba Ngày Tết, công-sở chưa trở
lại làm việc đầu năm theo lệ Việt-Nam, tôi gọi điện-thoại đến văn-phòng Phối-Trí-Viên
của tôi tại Pleiku là Brad C. Crane (Trung-Tá Không-Quân biệt-phái
qua CIA) thì nghe chính anh trả lời.
Thì ra anh vẫn có mặt tại nhà, trên đường Hoàng Diệu, ở
ngay Pleiku.
Hôm qua, sáng ngày Mồng Hai, một toán VC lạc đường, đi ngang trước mặt nhà tôi trên Đường Hai Bà Trưng, hỏi đường Hoàng Diệu ở đâu; chúng tôi bất-ngờ, tưởng là binh-sĩ của ta, chỉ đường cho chúng; xong mới nhận ra, bắn M-79 rượt theo.
Cũng ngay trong vườn cao-su phía sau khu nhà của Brad
C. Crane, VC ẩn-trú mấy ngày rồi quần nhau với Biệt-Động-Quân của ta.
Tin-tức từ Ty CSQG/Cảnh-Sát Đặc-Biệt Tỉnh Bình-Định cho biết là dân có thấy VC di-chuyển bằng xe GMC của Hoa-Kỳ (?).
Vì thế, tôi tuy biểu-lộ đồng-tình với Nhị, nhưng chỉ thông-cảm với nhau về phía Việt-Nam mà thôi, chứ tôi hẳn phải đắn-đo chờ lúc nào đó nếu thấy thuận-tiện mới đặt vấn-đề thay-đổi Phối-Trí-Viên Đặc-Cảnh tại Tỉnh Bình-Thuận của anh.
Hôm gặp các ông Almy và Chipman, Trưởng và Phó Chi-Nhánh CIA Vùng II, tôi hỏi họ, là các Phối-Trí-Viên Đặc-Cảnh cấp Vùng, thì họ giải-thích là họ bảo-mật tối-đa, giữ đúng nguyên-tắc “an-toàn trước, hiệu-năng sau”, cho nên tùy khi mà không cho phép nhân-viên lộ-diện, tránh cảnh nhân-viên bị bắt, và không để cho nhân-viên tiếp-cận hiểm-nguy.
(Thế nhưng, ở ngay Pleiku,
thì PTV CIA cấp Vùng của tôi lại vẫn ở lại tại chỗ, trên Đường Hoàng
Diệu, phía sau là vườn cao-su, nơi mà địch-quân quần nhau với Biệt-Động-Quân của
ta.)
Dù sao, viên-chức đầu-não của CIA Vùng II cũng đã tế-nhị cử một người khác đến làm Phối-Trí-Viên CSĐB cho Tỉnh Bình-Thuận rồi.
[Về sau Trung-Tá Hồ Đắc Nhị ra làm Chỉ-Huy-Trưởng CSQG Tỉnh Bình-Định.]
(trích từ “Cảnh-Sát-Hóa: Quốc-Sách
Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Hòa” xuất-bản lần đầu năm 2002, các trang 93-97)
***
(hồi kí) LINH-MỤC NGUYỄN KIM BÍNH của LÊ XUÂN NHUẬN
LINH-MỤC NGUYỄN KIM BÍNH
CÓ người ngạc-nhiên tại sao tôi lại bố-trí vào các chức-vụ
chỉ-huy dưới quyền của tôi một số sĩ-quan lúc đầu tưởng chỉ bình-thường chứ
không hơn gì số khác mà đáng lẽ theo thường-tình thì tôi đã phải chiếu-cố nhiều
hơn, nhất là khi tôi trọng-dụng Đại-Úy Nguyễn Công Văn.
Nhiều người vốn có ác-cảm với Văn, vì anh khắt-khe với
các thuộc-viên của mình và hay chỉ-trích công-tác của nhiều Tỉnh và Quận trong
Vùng; nhưng tôi biết rõ lý-do thầm-kín là vì anh hay nói-năng động-chạm đến
phía Đạo Phật trong lúc anh là tín-đồ của Đạo Kitô.
Tôi thì không hề phân-biệt tín-ngưỡng, vả lại nhìn thấy ở
anh có những ưu-điểm: tuy đã lớn tuổi mà còn làm việc hăng-say, hiểu-biết sâu-sắc
các sáng-kiến mà tôi đề ra, tận-tụy thực-hiện các kế-hoạch công-tác đặc-biệt,
theo chiều-hướng mới, đúng ý của tôi.
Văn gốc Quảng-Bình, cùng quê với cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, cư-ngụ trong khu Thanh-Bồ Đức-Lợi, vùng đất hầu như dành riêng, nếu không nói là “tự-trị”, của các đồng-bào Kitô-Giáo ở Đà-Nẵng, là nơi đã từng xảy ra một cuộc xô-xát đẫm máu giữa một số tín-đồ quá-khích thuộc hai đạo khác nhau, mà qua nhiều năm ấn-tượng vẫn còn chưa phai.
Buổi tối hôm đó, tôi vào thăm bạn Trần Xuân Tự, Thiếu-Tá Trung-Tâm-Trưởng Trung-Tâm Huấn-Luyện Cảnh-Sát Sơ-Cấp Vùng I, thuê nhà ở trong vùng này. Anh than với tôi là bị láng-giềng gây sự khi anh gõ mõ tụng kinh. Khi xe tôi ra đến cổng, Nhân-Dân Tự-Vệ chận hỏi, đòi ghi tên-tuổi để trình lên “Cha”. Tôi gọi Văn đến can-thiệp. Anh nạt đám kia:
– Tụi bay vô-lễ với cả “ông-nội” của tụi bay à?
Tôi chưa kịp cười thì anh đã tiếp:
– Tao là “cha” của tụi bay, mà ông này thì là “cha” của tao,
tức là “ông nội” của tụi bay đó!”
Tôi vẫn mong có một cơ-hội nào đặc-biệt cho viên Phó Sở Tác-Vụ [Biệt-Tác & Điệp-Vụ] này trổ tài, nói đúng hơn là đảm-trách và hoàn-thành một công-tác bất-thường nào đó, mà phần quan-trọng nhất, cũng là phần khó-khăn nhất, thì tôi phải cần đến anh, vì chỉ có một mình anh, mới thực-hiện xong.
Và cơ-hội ấy đã đến.
*Việc bổ-nhiệm Đại-Tá Nguyễn Hữu Duệ và Trung-Tá Hoàng Thế Khanh làm Tỉnh-Trưởng & Thị-Trưởng và Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Thừa-Thiên & Thị-Xã Huế, theo như đề-nghị của tôi, đáng lẽ đã thỏa-mãn được ước-vọng trước mắt của Linh-Mục Nguyễn Kim Bính, giúp ông “hòa dịu” lại với Chính-Quyền địa-phương.
Nhưng, ngược lại, có sẵn công-quyền và công-lực trong tay
con chiên của mình, Linh-Mục Nguyễn Kim Bính―người được xem như trái tim
và linh-hồn của nhóm Kitô-Giáo cực-đoan Miền Trung―lại thấy đó
là cơ-hội để không còn sợ sẽ bị đàn-áp trong các cuộc xuống đường. Ông
liền mạnh-dạn tiếp tay với Linh-Mục Trần Hữu Thanh, hoạch-định
chương-trình hành-động tiếp theo, dự-định rộng-lớn và đồng-thời―một loạt biểu-tình
tuần-hành khắp các Tỉnh+Thị có “Giáo-Dân Tranh-Đấu” trên toàn cõi Việt-Nam
Cộng-Hòa.
Khi đã biết chắc quyết-tâm của “Phong-Trào Chống
Tham-Nhũng”―sắp-sửa trở thành biến-cố quan-trọng có ảnh-hưởng xấu cho
an-ninh chung―thì Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia một mặt báo-cáo lên Tổng-Thống,
một mặt trông-cậy vào nỗ-lực đối-phó của các Tỉnh-Trưởng liên-hệ, nhất là khả-năng
duy-trì trật-tự công-cộng của các lực-lượng Cảnh-Sát địa-phương.
Tuy thế, thay vì trước đây―ở Huế mà bị giải-tán là
ở các nơi khác cũng sẽ bị trấn-áp tức-thời―thì nay ở Huế không còn bị
trở-ngại nữa, là ở các nơi khác trên toàn-quốc cũng sẽ noi theo, tiếp-tục chống-phá
chính-quyền. Huế―cái nôi của Miền Trung―sẽ là nơi phát-nguyên của
cả một chiến-dịch đại-quy-mô đã được chuẩn-bị sẽ gây biến-loạn, dồn
Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu tới đường cùng.
Kinh-nghiệm cho thấy, chỉ trừ trường-hợp vừa rồi tại Tỉnh Thừa-Thiên, dưới thời Đại-Tá Tỉnh-Trưởng Tôn Thất Khiên và Thiếu-Tá Chỉ-Huy-Trưởng CSQG Liên-Thành, là một ngoại-lệ―đàn-áp cuộc xuống đường/tuần-hành―còn thì các Tỉnh-Trưởng khác thường không tự mình tận-dụng quyền-hành và phương-tiện sẵn có dưới quyền của mình, mà chỉ đòi-hỏi và chờ-đợi Trung-Ương đưa Cảnh-Sát Dã-Chiến từ Sài-Gòn ra trấn dẹp giùm.
Nay mai, nếu sự lộn-xộn xảy ra cùng lúc tại nhiều địa-phương
thì lấy đâu ra cho đủ lực-lượng CSDC mà tiếp-viện cho các nơi?
Sự lựa-chọn giản-dị nhất mà ít tốn-kém nhất là Bộ Tư-Lệnh CSQG/Ngành Đặc-Biệt Trung-Ương chấp-thuận cho tôi tự mình toàn-quyền giải-quyết vấn-đề, mà không cần có nhân-lực, tài-lực, hay vật-lực gì tăng thêm.
*Tôi chỉ cần đọc lướt lại vài đoạn trong cuốn an-bum tài-liệu tham-chiếu mà tôi tự mình cập-nhật-hóa và luôn luôn mang theo bên mình như vật phòng-thân, chỉ trong dăm phút là tôi đã có thể phác-họa ra trong đầu óc mình một kế-hoạch hành-động với những biện-pháp áp-dụng trong từng tình-huống biến-chuyển của mỗi giai-đoạn thi-hành.
Đây là cơ-hội để tôi sử-dụng Đại-Úy Nguyễn Công
Văn đúng chỗ và đúng lúc nhất.
Tôi cử Thiếu-Tá Ngô Phi Đạm, Chánh Sở Tác-Vụ, làm Trưởng, và Văn làm Phó, một Toán-hai-người đại-diện cho tôi, Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng I, đến Huế để thi-hành một sứ-mạng đặc-biệt.
Trước hết, Toán Đặc-Mệnh ấy của Vùng, cùng với Chánh Sở Đặc-Cảnh Trương Công Đảm (đã đến thay-thế Thiếu-Tá Trương Công Ân) của Thừa-Thiên/Huế, bí-mật đến gặp điệp-viên sinh-viên Hoàng Kim Khánh, sắp-xếp cho Khánh đứng ra công-khai xác-nhận trước cuộc họp báo, theo đúng sự thật, rằng mình đã được Việt-Cộng kết-nạp, bố-trí cho xâm-nhập vào Ban Lãnh-Đạo Hành-Động Chung của “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” với tư-cách đại-diện tập-thể Sinh-Viên Đại-Học Huế, với chủ-đích là lợi-dụng các cuộc xuống đường sắp tới, do Linh-Mục Nguyễn Kim Bính cầm đầu và có sinh-viên tham-gia, để đột-nhập các công-sở, tấn-công các nhân-viên chính-quyền, phá-hoại các kho tàng và tiện-nghi công-cộng, mở đường cho các đơn-vị đặc-công xung-kích của Việt-Cộng đánh phá tổng-quát hoặc từng phần ngay ở thị-thành.
Then-chốt của lời khai chứng là Khánh tránh né tiết-lộ
chi-tiết về Trần Văn Hội và các cán-bộ Việt-Cộng nằm vùng, chỉ
mô-tả sơ một vài cá-nhân nào đó như là phần-tử phiến-tặc đã trực-tiếp chỉ-thị
và giật dây Khánh hoạt-động, mà luôn luôn ở trong bóng tối và che kín
mặt nên anh không thể nhận-diện được; mục-đích là để anh sẽ không bị đồng-bọn
trừng-phạt nếu đã làm vỡ tổ-chức.
Đồng-thời, để xác-nhận rằng Khánh quả thật đã bị
Việt-Cộng móc nối sai-khiến, Đặc-Cảnh sẽ trích đưa ra các báo-cáo của đường dây
Đặc-Nhiệm giám-thị và theo-dõi Khánh, cùng với các tấm ảnh lén chụp Khánh tiếp-xúc
với những kẻ lạ mặt trong đêm khuya, các đoạn băng lén ghi-âm những lời đối-thoại
của Khánh với các kẻ ấy, biên-bản soát-xét và tịch-thu được trong người Khánh một
số tài-liệu gồm có báo-chí, truyền-đơn của Việt-Cộng, cùng với chỉ-thị của
cán-bộ chỉ-đạo anh, và báo-cáo viết tay của chính anh định gửi cho chúng trong
đó có nhắc lại một số vấn-đề đã được anh báo-cáo nhiều lần trước rồi.
Khánh sẽ bình-tĩnh và rõ-ràng đọc lời khai-thú để Đặc-Cảnh
ghi-âm trước, dự-trù khi ra họp báo nếu rủi anh bị khan tiếng, chóng mặt, lời
trình-bày thiếu tính thuyết-phục tự-nhiên, thì Ban Tổ-Chức sẽ cho phát cuốn
băng ghi-âm này; Khánh sẽ trả lời mọi câu hỏi của cử-tọa, nhất là của
giới truyền-thông.
Kế đến, để đề-phòng trường-hợp Hoàng Kim Khánh có thể thay-đổi thái-độ vào phút chót, Toán Đặc-Mệnh cũng làm những việc tương-tự đối với sinh-viên Trần Văn Hội.
Hội được cô-lập để không nghe biết diễn-tiến về phần
trình-bày của Khánh. Đến khi nếu Khánh phản-bội chúng
tôi trong cuộc họp báo thì Hội sẽ được đưa ra ngay.
Hội có nhiều ưu-thế hơn, nếu được đối-chất với Khánh. Khi
đó thì Đặc-Cảnh buộc lòng phải công-khai-hóa hồ-sơ tuyển-dụng Khánh, lời
cam-kết cộng-tác cùng một số báo-cáo và những tài-liệu mà anh đã nạp cho Đặc-Cảnh
lâu nay; đồng-thời Đặc-Cảnh cũng phải phá vỡ điệp-vụ Trần Văn Hội luôn. Tuy
nhiên, chúng tôi cũng bố-trí cho Hội tránh né tiết-lộ lý-lịch
hành-tung của các cán-bộ Việt-Cộng nằm vùng cũng như từ mật-khu lén về, một phần
là để bảo-vệ các điệp-vụ khác quan-trọng hơn, vì Đặc-Cảnh cũng đã khống-chế tuyển-dụng
được một số trong các cán-bộ ấy rồi; một phần là để giúp Hội khỏi bị
Việt-Cộng kết tội nếu làm hại chúng; xem như chỉ một mình Hội bị lộ
thì một mình y và số cơ-sở dưới y phải chịu hy-sinh mà thôi.
Ngoài ra, chúng tôi cũng dự-trù chuẩn-bị sẵn ít nhất là một
cán-bộ hoặc cơ-sở Việt-Cộng khác, là điệp-viên của Đặc-Cảnh, được cầm chân sẵn,
để nếu cả Khánh lẫn Hội đều không đáp-ứng kế-hoạch thì
chúng tôi sẽ cần nhờ đến phần-tử này.
Nguyên-tắc phân-phần [ngăn-cách] đã được tuyệt-đối tôn-trọng
để Khánh cũng như Hội người này không biết gì về những sắp-xếp
của chúng tôi dành cho người kia.
Trước cuộc họp báo, Đặc-Cảnh không cho hai chứng-nhân ấy đi
xa ra khỏi tầm kiểm-soát của mình; đến đêm rạng ngày đã định thì cả hai đều được
cầm chân mỗi người tại một nhà an-toàn riêng, chờ đến phiên mình.
*Tuy nhiên, chìa-khóa của vấn-đề không phải chỉ là sự thỏa-thuận hợp-tác của Khánh và Hội, mà trọng-tâm công-tác của Toán Đặc-Nhiệm của Vùng là đạt được thái-độ thân-thiện, sự hợp-tác của Linh-Mục Nguyễn Kim Bính đối với chúng tôi.
Trong bầu không-khí căng-thẳng giữa số “Giáo-Dân Tranh-Đấu”
mà Linh-Mục Bính cầm đầu, với Chính-Quyền mà chúng tôi thay mặt,
không ai thích-hợp hơn Nguyễn Công Văn trong nhiệm-vụ tiếp-xúc và
thuyết-phục ông tham-dự cuộc họp báo này.
Có sự hiện-diện của Linh-Mục Bính thì cuộc họp báo
mới thành-công.
Tôi chỉ-thị Thiếu-Tá Ngô Phi Đạm và Đại-Úy Nguyễn Công Văn tổ-chức cuộc họp báo tại Viện Đại-Học Huế, nhất là tại Trường Đại-Học Văn-Khoa ở đại-khách-sạn Morin cũ―là trung-tâm sinh-hoạt của tất cả các Khoa, cũng là trụ-sở của Tổng-Hội Sinh-Viên Huế―mời Đại-Tá Nguyễn Hữu Duệ, tân Tỉnh/Thị-Trưởng địa-phương chủ-tọa, Giáo-sư Lê Thanh Minh Châu, Viện-Trưởng Viện Đại-Học Huế, đồng-chủ-tọa, với quan-khách là hầu hết các nhân-vật tai-mắt đứng đầu Hội-Đồng Tỉnh và Thị-Xã, Tòa Án, các cơ-quan hành-pháp, các đơn-vị quân-sự, Tổng-Hội Sinh-Viên, các trường trung-học, Hội Văn-Nghệ-Sĩ & Ký-Giả, Luật-Sư-Đoàn, Y-Sĩ-Đoàn, Dược-Sĩ-Đoàn, Phòng Thương-Mại, các giáo-hội, các nghiệp-hội, đài phát-thanh, đài truyền-hình, Ty Thông-Tin, v.v...
Trọng-tâm của cuộc họp báo, theo chương-trình phổ-biến bên
ngoài thì là tố-cáo cộng-sản xâm-nhập vào các đoàn-thể dân-chúng, nhưng theo nội-dung
mà tôi phác-họa cho cặp Đạm+Văn thì là tố-cáo Tổng-Hội Sinh-Viên Đại-Học
Huế và nhóm “Giáo-Dân Tranh-Đấu” trong Phong-Trào Chống
Tham-Nhũng của Linh-Mục Nguyễn Kim Bính đã bị cộng-sản
xâm-nhập vào lợi-dụng.
Họp báo tố-cáo sinh-viên ngay tại Viện Đại-Học của họ, trong lúc “Sinh-Viên Tranh-Đấu” chống Chính-Quyền, mà lại do Ngành Đặc-Cảnh chủ-trì, trong lúc Đặc-Cảnh đã bị sinh-viên tố-cáo là đã bắt cóc khủng-bố sinh-viên, là một việc làm đầy thách-thức.
Nhưng tôi ước-tính là dù cho các sinh-viên hiện-diện có phản-đối
ngay tại hội-đường đi nữa thì cuộc họp báo vẫn cứ diễn ra như thường, vì nếu
sinh-viên mà bạo-động thì tức là họ trực-tiếp xúc-phạm Chủ-Tọa-Đoàn và
quan-khách, những người này tất-nhiên sẽ không phản-đối nếu Cảnh-Sát dùng biện-pháp
thích-ứng để ổn-định trật-tự.
Ngoài ra, hệ-quả của cuộc họp báo là đã có một tiền-lệ cho Đặc-Cảnh
vào làm việc ngay trong khuôn-viên Viện Đại-Học, và công-khai xác-nhận vị-trí của
Viện-Trưởng là nếu không đứng hẳn về phía Chính-Quyền thì cũng là phải đứng giữa,
chứ không đứng hẳn về phía sinh-viên, nhất là “Sinh-Viên Tranh-Đấu” như
giới này vẫn mong.
Tóm lại, tôi không sợ sinh-viên, song tôi rất ngại Cha Xứ Phú-Cam, họ đạo và là trú-quán lâu đời của dòng họ Ngô Đình.
Tố-cáo rằng “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” đã bị cộng-sản
lợi-dụng mà nếu không có Linh-Mục Nguyễn Kim Bính hiện-diện thì cuộc
họp báo sẽ không có hiệu-quả. Mà mời ông đến dự một cuộc họp báo như
thế thì: một là ông sẽ dứt-khoát chối-từ; hai là ông sẽ đến để lớn tiếng phủ-nhận
nội-dung của cuộc họp báo, vì ông là một người kiêu-căng, tự cho là mình chống
Cộng triệt-để không thể dễ bị cộng-sản đánh lừa, nóng tính, lại mang mối hận đã
bị Cảnh-Sát Dã-Chiến của Thiếu-Tá Liên Thành xịt nước đẩy lui kỳ rồi.
Linh-Mục Nguyễn Kim Bính mà phản-đối thì
sinh-viên sẽ phản-đối theo, khi đó Cảnh-Sát sẽ không dám hành-động gì, vì
Chính-Quyền sở-tại là Đại-Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh+Thị-Trưởng, cùng
Trung-Tá Hoàng Thế Khanh, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực, đã là người cùng
phía với linh-mục ấy rồi.
Đó là lý-do và mục-đích của việc tôi biệt-đãi Đại-Úy Nguyễn
Công Văn từ lâu nay.
*Tại Huế, Văn đã hành-động đúng theo ý tôi. Anh là tín-hữu của Linh-Mục Bính, lại là dân gốc Quảng-Bình, gần-gũi trong tinh-thần đồng-đảng đồng-đạo đồng-địa với ông, lại là đại-diện chính-thức của Ngành Đặc-Cảnh cấp Vùng, đích-thân đến với ông, tự-nguyện đứng ra giúp ông gỡ rối, trong lúc lâu nay các cơ-quan chính-quyền cấp Tỉnh sở-tại đã xem ông như không có mặt trong địa-phương mình, huống chi cấp Vùng thì ở xa xôi.
Việc đó đã tạo thuận-lợi cho kế-hoạch của tôi.
Thiếu-Tá Ngô Phi Đạm đã nhường cho Đại-Úy Nguyễn
Công Văn trình-bày; và Văn đã nhân-danh một Kitô-Hữu, một cựu đảng-viên
Đảng Cần-Lao,
tiết-lộ với Linh-Mục Bính những gì có thể có hại cho uy-tín của ông,
của cả Phong-Trào Chống Tham-Nhũng do ông cầm đầu ở Miền
Trung, mà Văn biết được qua các điệp-vụ mà Văn dự phần đảm-trách.
Văn gợi ý là khi ra trình-bày trước cử-tọa Văn sẽ
xác-nhận [bịa] rằng chính Linh-Mục Bính đã có báo riêng cho Đặc-Cảnh
biết là ông đã đề-cao cảnh-giác và đã có nghi-ngờ Hoàng Kim
Khánh ngay từ lần đầu tiên Khánh nhân-danh tập-thể
sinh-viên Huế đến tiếp-xúc với ông để bàn về việc công-khai đại-diện
sinh-viên Huế tham-gia phối-hợp hoạt-động với Phong-Trào. Lời
xác-nhận đó sẽ cứu-vớt danh-dự cho ông, cho Phong-Trào của
ông, và còn tăng thêm giá-trị cho cá-nhân ông nữa, khiến ông thấy được thỏa-mãn
tự-ái, nên ông đã sốt-sắng nhận lời tham-dự cuộc họp báo của chúng tôi.
Linh-Mục Nguyễn Kim Bính đã nhận lời tham-dự, thì
cặp Duệ+Khanh lại càng tích-cực hơn trong việc giúp-đỡ chúng tôi tổ-chức
và thực-hiện cuộc họp báo mà tôi thiết-kế và cặp Đạm+Văn phối-hợp với
Sở Đặc-Cảnh Tỉnh/Thị Thừa-Thiên–Huế, bây giờ do Trương Công Đảm đứng
đầu, chiếu từng chi-tiết mà chấp-hành.
*Tôi vẫn ở lại tại trụ-sở Ngành Đặc-Cảnh Vùng I để tiếp-tục điều-hành mọi công-tác khắp Vùng, và dự-trù sẽ chỉ ra Huế khi nào Đạm+Văn gặp trở-ngại. Tất-nhiên tôi cũng tính sẵn những việc nếu cần phải làm liên-quan đến cuộc họp báo nói trên.
Theo nguyên-tắc của Ngành Đặc-Cảnh, mọi công-tác cài-cấy người vào hàng-ngũ Việt-Cộng hoặc móc-nối người của đối-phương làm tay-trong cho ta đều đòi-hỏi nhiều phương-tiện, mà, sau Lý-Tưởng [Tinh-Thần] và Tình-Cảm, thì chủ-yếu là Quyền-Lợi [Tiền].
Các huấn-luyện-viên tình-báo đều có phác-họa cho học-viên thấy
là trong các hoạt-động tương-lai mọi viên-chức sẽ được cấp nhiều tiền; các độc-giả,
khán-giả của sách báo và phim kịch cũng thấy là các điệp-viên tiêu tiền như nước. Nhưng
Ngành Đặc-Cảnh mà hoạt-động chính là tình-báo thì không được Cấp Trên cấp cho một
xu nào, nên phải nhờ đến sự tài-trợ của Người Bạn Đồng-Minh.
Mà Người Bạn Đồng-Minh [CIA của Mỹ] thì họ xem điệp-vụ
của Đặc-Cảnh do họ tài-trợ như là điệp-vụ của chính họ, và họ chỉ muốn nuôi-dưỡng
lâu dài để ở lâu, đi sâu và trèo cao, nên ít khi chịu phá vỡ. Bộ
Tư-Lệnh Đặc-Cảnh Trung-Ương cũng như Phủ Đặc-Ủy Trung-Ương Tình-Báo cũng cần có
những điệp-vụ chiến-lược, nín thở ở lì trong nội-bộ địch, nên hạn-chế việc phá
vỡ. Bản-thân tôi cũng đã suýt bị trọng-phạt khi ra lệnh cho các Tỉnh/Thị
thuộc quyền phá vỡ một số điệp-vụ hiện có để phục-vụ cho Kế-Hoạch “An Trung”
vào dịp Tết Nguyên-Đán 1975.
Vì thế, tôi phải khó-khăn lắm mới thuyết-phục được Bộ Tư-Lệnh
Đặc-Cảnh Trung-Ương cũng như các Người Bạn Đồng-Minh liên-quan
để họ bằng lòng hy-sinh các điệp-viên Hoàng Kim Khánh và Trần
Văn Hội, và thêm một vài cán-bộ Việt-Cộng khác nữa, nếu cần.
Như thế là tôi đã có đủ điều-kiện để bật đèn xanh, một mệnh-lệnh cuối cùng, cho Thiếu-Tá Đạm, Đại-Úy Văn, và Đại-Úy Đảm tiến-hành cuộc họp báo.
*Và cuộc họp báo ấy đã được diễn ra tốt đẹp đúng y như tôi dự-kiến, và đã được phổ-biến trên báo-chí, đài phát-thanh và đài phát-hình tại Thủ-Đô Sài-Gòn và khắp các nơi trên toàn-quốc.
(Một thắng-lợi nội-bộ đáng ghi nhận là Hoàng Kim
Khánh đã thành-thật và linh-động hợp-tác với chúng tôi trong cuộc họp báo ấy,
nên Ngành Đặc-Cảnh khỏi phải hé lộ biệt-tác của Trần Văn Hội cho nên
khỏi phải đốt cháy một số điệp-viên liên-quan.)
*Linh-Mục Nguyễn Kim Bính với Đại-Tá Nguyễn Hữu Duệ và Trung-Tá Hoàng Thế Khanh đã nhiệt-thành góp phần to lớn vào cuộc họp báo với mục-đích bảo-vệ thanh-danh của Cha Xứ Kitô-Giáo Phú Cam và Phong-Trào Chống Tham-Nhũng chống chế-độ Nguyễn Văn Thiệu.
Còn Ngành Đặc-Cảnh Vùng I do tôi lãnh-đạo và chỉ-huy,
qua Ngô Phi Đạm+Nguyễn Công Văn của Sở Tác-Vụ cấp Vùng và
qua Trương Công Đảm của Sở Đặc-Cảnh Thừa-Thiên–Huế, đã làm tròn
một sứ-mệnh trọng-đại, theo trách-nhiệm nghề-nghiệp của mình, là chận đứng được
âm-mưu của cộng-sản len-lỏi vào giật dây các đoàn-thể dân-nhân, chấm dứt
tình-hình hỗn-độn do nhóm sinh-viên hiếu-động thuộc Tổng-Hội
Sinh-Viên Huế, là khối đại-học lớn mạnh thứ nhì sau Tổng-Hội
Sinh-Viên Sài-Gòn, và nhóm tín-đồ Kitô-Giáo cố-chấp
trong Phong-Trào Chống Tham-Nhũng mà trung-tâm phát-khởi biểu-tình
là họ đạo Phú-Cam, Huế, gây nên.
Cuộc họp báo của chúng tôi, vào tháng 2 năm 1975, đã dập tắt hết mọi mưu toan của cả Tổng-Hội Sinh-Viên Huế lẫn Phong-Trào Chống Tham-Nhũng và cả Việt-Cộng, mà ý-đồ và nỗ-lực sau cùng của “liên-minh” ấy là tái-phát-động các cuộc xuống đường do Linh-Mục Nguyễn Kim Bính cầm đầu, mà họ tin chắc là từ nay trở đi thì không còn bị Cảnh-Sát đàn-áp nữa: các tỉnh+thành khác, nhất là Thủ-Đô Sài-Gòn, và các địa-phương đông dân Kitô-Giáo cũng như có nhiều sinh-viên, cũng sẽ thừa thắng từ Huế mà xông lên, đồng-loạt gây xáo-trộn khắp toàn-quốc, đưa đến xung-đột đẫm máu giữa nhiều phe phái khác nhau.
Ðó là quyết-tâm trước hết của nhóm các Linh-Mục Trần Hữu
Thanh và Nguyễn Kim Bính, mà theo phân-công thì Linh-Mục Bính điều-khiển
từ Huế vào các tỉnh Miền Trung, còn Linh-Mục Thanh,
ngôn-sứ của chủ-nghĩa “Nhân-Vị”, chủ-tịch “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” ở
trung-ương, thì đảm-trách lãnh-đạo hoạt-động tại các phần đất còn lại
trong Miền Nam.
Nếu tôi không thực-hiện được lời hứa với Thiếu-Tướng Nguyễn
Khắc Bình, Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, đại-diện Chính-Quyền Trung-Ương, mà để
cho các sự-kiện nói trên xảy ra theo ý của các kẻ chủ-trương, thì có thể một Việt-Nam
Cộng-Hòa vô-chính-phủ đã tự sụp-đổ sớm hơn đại-nạn vào Tháng Tư
Đen 1975.
Chúng tôi đã phục-hồi và duy-trì được trật-tự công-cộng tại hậu-phương, để các chiến-sĩ chống Cộng ở tiền-tuyến an-tâm chiến-đấu, không bị đâm sau lưng, ít nhất thì cũng cho đến tận ngày Cộng-Sản Bắc-Việt Xâm-Lược vi-phạm Hiệp-Định Paris, tiến quân cưỡng-chiếm Miền Nam.
Bài-viết này đã được phổ-biến trên nhiều báo giấy và báo mạng, rồi in trong cuốn hồi-kí “Về Vùng Chiến-Tuyến” của Lê Xuân Nhuận do nhà Văn Nghệ ở Nam Cali xuất-bản năm 1996, trong lúc
Cựu Tg-Thg Nguyễn Văn Thiệu còn sống; mãi đến 2001, 5 năm
sau ông mới từ-trần;
Trg-Tg Ngô Quang Trưởng còn sống; mãi đến 2007, 11 năm sau
ông mới từ-trần;
Ch-Tg Huỳnh Thới Tây còn sống; mãi đến 2010, 14 năm sau ông
mới từ-trần;
Linh-Mục Trần Hữu Thanh còn sống; mãi đến 2007, 11 năm sau
ông mới từ-trần.
***
ĐẠI-TÁ NGUYỄN HỮU DUỆ
TÔI đã phát-biểu với Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, có cả Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây, Trưởng Ngành Đặc-Biệt Trung-Ương, cùng nghe, rằng nếu tôi còn đảm-trách an-ninh & phản-gián Vùng I ngày nào thì ngày đó tôi còn ngăn-chận được mọi cuộc biến-loạn, cho Vùng ấy, và, do đó, cho cả Miền Nam*.
Tôi nói như thế liền sau khi tôi đề-nghị bổ-nhiệm hai
sĩ-quan tín-đồ Kitô-Giáo làm Tỉnh/Thị-Trưởng và Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh/Thị,
là hai chức-vụ quan-trọng nhất trong chính-quyền tại Tỉnh Thừa-Thiên và
Thị-Xã Huế. Như thế nghĩa là sau khi thay-đổi hai quan-chức ấy, mà nếu
tình-hình ngoài đó vẫn còn bất-an, thì chính tôi mới là người có thể dẹp yên
các mưu-đồ quấy rối nội-chính tại Huế và Thừa-Thiên.
Đề-nghị của tôi đã được Trung-Ương chuẩn-y ngay.
Thế rồi, mới dự lễ giao+nhận chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh/Thị giữa Liên Thành và Hoàng Thế Khanh ở Huế xong, tôi đã phải ra ngoài đó lại để chủ-toạ lễ giao+nhận chức-vụ Chánh Sở Đặc-Cảnh Tỉnh/Thị: Trương Công Đảm thay-thế Trương Công Ân.
*Nhớ hôm Trung-Tá Hoàng Thế Khanh nhậm-chức, ngay sau buổi lễ tôi đã đi vào một số văn-phòng thuộc Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực cũng như thuộc Sở Đặc-Cảnh Tỉnh/Thị sở-tại, để quan-sát và nghe-ngóng tình-hình chung. Ngoại-trừ số đông lâu nay vốn có thiện-cảm với tôi, có một số ít viên-chức sắc-phục cũng như dân-phục mà qua ánh mắt của họ nhìn nhau trước, trong và sau khi họ nói chuyện với tôi, tôi cảm thấy rõ-ràng rằng, dù Ngành Công-Lực ở cố-đô có do cá-nhân hay phe-nhóm nào đứng đầu đi nữa, thì bây giờ, đối với thiểu-số ấy, tôi vẫn chỉ là một người khách lạ, một người dưng, đáng nghi, đáng phòng.
Trước kia, Liên Thành tưởng tôi ăn-ý với Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng I, là Đại-Tá Nguyễn Xuân Lộc, vốn có khuynh-hướng Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng, để chống phe-phái Đại-Việt Cách-Mạng-Đảng mà trong đó anh cùng Trương Công Ân là đảng-viên cấp cao.
Giờ đây, cánh ấy lại tưởng tôi thoả-hiệp với lớp mới là những
phần-tử cực-đoan của dư-Đảng Cần-Lao để chống phá Phật-Giáo.
Trong lúc đó, chính Hoàng Thế Khanh cũng lo đề-phòng
tôi, vì tôi nguyên là nhân-vật đầu tiên công-khai đơn-độc chống chế-độ độc-tài
nhà Ngô, bị mật-vụ triều Ngô gán cho là thành-viên quá-khích của Đảng Đại-Việt để
phát-vãng tôi ra khỏi Miền Trung vào năm 1960...
Tôi thì xưa nay vẫn là một người độc-lập. Tôi coi nhẹ các cấp lãnh-đạo nhất-thời; tôi chỉ chú-trọng quảng-đại quần-chúng miên-viễn ngoài đời và đa-số công-chức & quân-nhân trung-chính trong Chính-Quyền mà thôi.
Tôi tách mình riêng ra khỏi các bộ-phận đón-tiếp và
tháp-tùng, để tiện tiếp-xúc với một số cá-nhân bộc-trực, trong số này có Đại-Uý Trần
Vĩnh Thuận tức “Thuận Xù”*. (*Xem “Ông Đồn Lợi”). Anh
có một bộ tóc bù-xù nên bạn-bè đặt cho anh cái tên như trên.
Thuận là một trong số các bạn thân của tôi ngày xưa, nhất là giai-đoạn liền trước biến-cố 1960, là năm chúng tôi xa nhau. Bây giờ anh là Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực một Quận ngoại-ô trong Tỉnh Thừa-Thiên.
Được tôi kéo ra để chuyện-trò riêng với nhau, câu nói đầu
tiên của anh là trách-móc tôi:
– Tôi tưởng anh đã quên hết dĩ-vãng và bạn-bè!
Tôi chưa kịp nói gì thì Thuận đã nói tiếp, như để tăng phần
khuấy-động tình-cảm trong lòng tôi:
– Anh Đặng Hữu Lợi đã chết, anh Trần Văn Cư đã mất, anh Phan
Văn Trực đã qua đời, anh Lê Tấn Lực đã đi xa, anh Nguyễn Mầm đã thành phế-nhân,
anh Nguyễn Duy Hát đã ra khỏi Ngành...
Những việc ấy, và cả nhiều việc khác nữa, tôi đã biết từ bao lâu rồi; nhưng khi nghe “Thuận Xù” nhắc lại tự-nhiên lòng tôi bỗng nhói đau như mới lần đầu tiên nhận được tin buồn về những người thân thương.
Chưa hết, “Thuận Xù” còn oái-oăm thò tay vào trong cổ áo
tôi, nắn tìm xem tôi có mang một sợi dây chuyền nào không. Khi không
thấy gì, anh mới ôm chầm lấy tôi mà hôn.
Ngày xưa, khi Ông Ngô-Đình Diệm mới về nước chấp-chánh, tôi là người đã ủng-hộ ông tận-tình, đơn-độc, liều-lĩnh dùng phương-tiện của Quân-Đội Quốc-Gia lúc ấy đang chống Diệm để phát-triển ảnh-hưởng ban sơ đang còn mong-manh của họ Ngô, mở đường cho thế-lực nền Đệ-Nhất Cộng-Hoà sớm vững mạnh bắt đầu từ Miền Trung.
Do đó, sau khi chính-quyền Diệm đã ổn-định, giới-chức hữu-trách
trong Quân-Đội đã đề-nghị Trung-Ương ban thưởng “Quân-Công Bội-Tinh” cho
tôi. Các sĩ-quan lãnh-đạo Ngành Chiến-Tranh Tâm-Lý tại Đệ-Nhị
Quân-Khu, lúc đó toàn là những phần-tử thân-tín của Cố-Vấn Ngô Đình
Cẩn, đã tặng tôi một sợi dây chuyền có treo một thập-tự-giá bằng vàng để
làm kỷ-niệm khi quân-nhiệm của tôi đã mãn hạn-kỳ.
Thủa ấy, có nhiều công-chức và quân-nhân bỏ đạo của mình để theo Đạo Kitô. Số người cả trong lẫn ngoài chính-quyền tuy không phải là con chiên của Chúa mà cũng đeo thập-tự-giá dưới cổ thì khá đông. Không rõ do ai kể lại mà Thuận biết tôi cũng có một cái, nên anh cứ dòm chừng tôi, xem tôi có đeo hay không.
Ngày nay, “Thuận Xù” cố ý nhắc tôi nhớ lại cái vật trang-sức
ấy, cái ý-nghĩa tượng-trưng của một phản-ứng người, trước một bối-cảnh đời.
Chỉ vừa mới thay-đổi cấp lãnh-đạo chính-viện Tỉnh có mấy hôm, và đến hôm nay thì mới thay-đổi cấp chỉ-huy Ngành An-Ninh (chưa động đến Ngành Phản-Gián) sở-quan, mà màu-sắc tín-ngưỡng của cá-nhân họ đã tác-động sâu-đậm lên tâm-lý của số đông viên-chức địa-phương như thế này sao?
Tôi cũng đã có linh-tính và ước-tính là sẽ có một cái gì đó
xảy ra, nhưng tôi đã cắt đứt chiều-hướng xung-khắc của nhóm Linh-Mục Nguyễn
Kim Bính ở Phú Cam đối với Chính-Quyền Tỉnh/Thị dưới thời Đại-Tá Tôn
Thất Khiên rồi. Thế mà đường-lối đối-nghịch của họ lại nhắm sâu vào cả các
chính-đảng và tôn-giáo khác, nhất là Phật-Giáo, mà tổ-chức quần-chúng là “Lực-Lượng
Hoà-Hợp Hoà-Giải Dân-Tộc” thì cũng đang cùng đương-đầu với Chính-Quyền
Trung-Ương.
Trong trường-hợp Đại-Việt Cách-Mạng-Đảng bất-hòa với Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng, chắc “Thuận Xù” không cần nhắc-nhở gì tôi. Chỉ có trường-hợp Kitô-Giáo chèn ép Phật-Giáo, mới khiến anh phải bày-tỏ thái-độ như thế với tôi.
Thế mới biết, làm một người trung-lập không phải là việc dễ. Hầu
như mọi người, nhất là trong Chính-Quyền, trong các giáo-hội và trong các
chính-đảng, đều đinh-ninh rằng, người nào cũng phải là đảng-viên của một đảng
nào đó, tín-đồ của một đạo nào đó, hay ít nhất cũng là đồ-đệ của một nhân-vật
nào đó. Điều tệ-hại nhất là khi người ấy không thuộc cùng một cánh với
mình thì người ta coi người ấy như kẻ phản-động, như kẻ thù.
Đáng lẽ tôi nói cho “Thuận Xù” biết về lập-trường của tôi; nhưng tôi lại ngại là anh sẽ kể lại với người khác, và người khác ấy lại tưởng rằng tôi cốt thanh-minh để mong cầu một chút ân-huệ gì của họ chăng.
Năm 1954, nếu tôi vượt qua những thủ-tục thông-thường
trong các cơ-quan quân-sự và hành-chánh, nhất là vượt qua lòng tự-trọng của
chính mình, như lắm kẻ đã làm, đến kể công với Cố-Vấn Ngô Đình
Cẩn, hoặc Cố-Vấn Ngô Đình
Nhu, hoặc chính Thủ-Tướng Ngô Đình
Diệm, thì chắc-chắn là tôi đã được ban cho nhiều đặc-quyền đặc-lợi rồi. Năm 1967,
nếu tôi kể công với Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu rằng tôi đã bí-mật nhúng tay
phá vỡ âm-mưu đảo-chính của Thiếu-Tướng Nguyễn Cao Kỳ để bảo-toàn kết-quả
cuộc bầu-cử đem lại thắng-lợi cho ông ngồi vững trên ghế Nguyên-Thủ Quốc-Gia,
thì cũng chắc-chắn là tôi đã được trọng-thưởng nhiều rồi.
Vì tự-trọng và tự-ái, tôi chấp-nhận im-lặng, chỉ mình tự biết
lấy mình.
Và mình đã nghĩ đúng, nói phải, làm hay, là đủ rồi.
Tuy nhiên, về vấn-đề đối-nghịch giữa Kitô-Giáo với Phật-Giáo thì tôi phải nói, vì tôi là một chứng-nhân.
Xét chung thì chế-độ Ngô Đình Diệm đã tạo hoàn-cảnh
cho một số tín-đồ Kitô-Giáo, và cả một số không phải là con chiên của Chúa,
xúc-phạm đến các tôn-giáo khác, nhất là Phật-Giáo mà tổng-số tín-đồ lên đến
trên chín mươi phần trăm dân-số, nên các lãnh-tụ Phật-Giáo phải đứng lên
tranh-đấu đưa đến cuộc Cách-Mạng 1-11-1963.
Ngày xưa, dưới thời Pháp-thuộc, các quan cai-trị thực-dân
Pháp và triều-đình Huế tay-sai đều nằm trong vòng ảnh-hưởng của các cha-cố thuộc
Toà Thánh Vatican, nhưng việc lấn-át chỉ xảy ra trong một số lãnh-vực và
nhắm vào một số đối-tượng nhất-định, chứ không chèn-ép tràn lan người dân nô-lệ Việt-Nam vốn
đại-đa-số là đệ-tử Cửa Thiền.
Liền trước thời Diệm, khi đế-quốc Pháp trở lại với súng đạn
viễn-chinh thì cụ Trần Văn Lý lên chấp-chánh ở Miền Trung. Dù là
một nhân-sĩ Kitô-Giáo, được Pháp và giáo-hội hậu-thuẫn và nể-vì, nhưng cụ có ỷ
vào chức quyền để rẻ-rúng người nào không cùng tín-ngưỡng với mình đâu.
Dù sao, nếu cho rằng mọi tín-đồ Đạo Kitô dưới thời Diệm đều muốn đè bẹp Đạo Phật thì cũng không hoàn-toàn đúng.
Năm 1960, tôi bị đày lên xứ Thượng và bị “mật theo-dõi
hành-vi chính-trị”, nghĩa là tôi thuộc thành-phần “phản-loạn” (dưới chế-độ Diệm
không có “đối-lập”). Trớ-trêu thay, tôi được Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An
trên này cử làm Trưởng Ban Điều-Tra Đặc-Biệt của Nha, bất-chấp lệnh cấm của Tổng-Nha. Nhiệm-vụ
và quyền-hạn của tôi là bắt giữ, thẩm-vấn và lập hồ-sơ truy-tố các vụ vi-phạm,
cả hình-sự lẫn chính-trị, khắp các Tỉnh ở cựu-Hoàng-Triều Cương-Thổ này.
Tại thủ-phủ của Cao-Nguyên, tôi đã đối-diện với nhiều
tín-đồ Kitô-Giáo, vừa là thanh-niên học-thức, vừa là chấp-sự thân-cận của các
Cha Xứ ở các Địa-Điểm Dinh Điền và Khu Trù Mật nổi
tiếng thịnh-vượng và an-ninh của đồng-bào Miền Bắc di-cư, như Châu
Sơn, Kim Châu Phát, Khuê Ngọc Điền, v.v...
Về mặt chính-trị nội-bộ, các thành-viên Kitô-Giáo bị báo-cáo
là có ngôn-ngữ và thái-độ chống-đối Chính-Quyền, mà tôi lần-lượt mời đến hỏi
cung, đều mạnh-dạn vạch rõ sai-lầm của chế-độ Diệm trong vấn-đề tôn-giáo, và khẳng-định
rằng họ phản-đối mọi âm-mưu và hành-động của những kẻ đàn-áp Phật-Giáo. Chính
Linh-Mục Nguyễn Viết Khai, là cha đỡ-đầu của Diệm, mà cũng chống Diệm về vấn-đề
này. Theo họ, Thánh-Kinh tức là Lời Chúa, có khuyến-khích con chiên mở rộng
Hội Thánh, nhưng bằng rao-giảng chứ không phải bằng bạo-lực hay mồi-bả vật-chất
của thế-gian.
Biên-Tập-Viên Nguyễn Hữu Liêm và Thẩm-Sát-Viên Nguyễn
Giang, ngồi cùng phòng với tôi, vừa làm việc vừa liếc nhìn tôi mà cười. Mà
buồn cười thật, chính tôi cũng tự cười mình: một viên-chức an-ninh bị chế-độ trừng-phạt
vì chống-đối chế-độ mà lại nhân-danh chế-độ đứng ra bắt lỗi những phần-tử cũng
chống-đối chế-độ như mình!
Không lâu trước ngày tôi bắt đầu điều-tra các đối-tượng này,
ở Ban Mê Thuột đã xảy ra một cái chết gây sôi-nổi dư-luận gần
xa. Nguyên dưới quyền của Biên-Tập-Viên Liêm có một Đội Biệt-Kích
Công-An, chuyên đi lùng diệt Việt-Cộng tại khắp các tỉnh Cao-Nguyên. Một
hôm, có một đội-viên tên Nguyễn Văn Nam, cùng với đồng-đội mới đi công-tác về,
bị mót đại-tiện nên vừa từ trên xe nhảy xuống là đã vội-vàng chạy tuốt vào
trong nhà tiêu. Vì gấp-rút và không có gì khác hơn nên anh đã dùng một mảnh
giấy báo mà lau hậu-môn. Ngẫu-nhiên có một đội-viên khác, cũng vào cầu-tiêu,
trông thấy mảnh giấy báo của Nam có in ảnh của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm,
nên lưu-ý anh về việc này. Người bị bắt gặp quả-tang “phạm-thượng” đã rút
súng tự bắn vào đầu chết ngay tại chỗ―Anh sợ bị đưa ra “phê-bình” trong các buổi
“Học-Tập Chính-Trị và Công-Dân Giáo-Dục”, và sau đó là những hậu-quả
khôn lường.
Một số trong các tín-đồ Kitô-Giáo nói trên, trong lúc
khai-cung, đã đề-cập với tôi về vụ đó, và một người đã chất-vấn tôi:
– Dưới thời Nho-Giáo cực-thịnh, mọi người đều phải tôn-trọng
ngay cả bất-cứ một mảnh giấy nào trên đó có Chữ Nho, vì Chữ Nho là biểu-tượng của
Đạo Nho, của Đức Khổng-Tử. Tuy thế, nếu có kẻ dùng sách giấy có Chữ Nho,
hình-ảnh Đức Khổng-Tử, mà lau hậu-môn, thì kẻ ấy chỉ bị quở mắng, hoặc bị đánh
đòn, một lần rồi thôi, chứ có ai vì cái lỗi ấy mà bị hành-hạ tàn-nhẫn đến độ
thà tự-tử chết còn hơn để bị bắt giam? Qua cái chết của anh ấy, cũng là đồng-nghiệp
Công-An với các anh, các anh nghĩ sao về chế-độ này?
Các anh Liêm và Giang đã đồng-ý với tôi, dẹp bỏ biên-bản chấp-cung,
để cho các phần-tử “Công-Giáo công-chính” ấy tự tay viết các lời khai theo ý họ,
xong để họ ra về tự-do, rồi đệ-trình hồ-sơ lên Cấp Trên “để tuỳ-nghi thẩm-định”
với cái đề-nghị đã trở thành công-thức là “tiếp-tục mật theo-dõi hành-vi
chính-trị” của các đương-nhân.
Tôi nhấn mạnh với “Thuận Xù” điều đó, và nhắc thêm về biến-cố 1960: cùng bị đày ra khỏi Huế và các tỉnh thành lớn, lên miền lam-sơn chướng-khí một lần với tôi, còn có các anh Trần Văn Liệu và Trần Tòng; họ cũng là tín-đồ Kitô-Giáo, cũng là dân Phú-Cam, trung-tâm ảnh-hưởng của gia-đình họ Ngô. Trước đó, nhân-sĩ Trần Điền mà tôi quen thân hồi ông còn làm Giám-Đốc Nha Thông-Tin và hầu hết đồng-bào gần xa đều biết tiếng, là thủ-lãnh Hướng-Đạo Việt-Nam, là một nhà trí-thức Kitô-Giáo lừng danh, mà cũng chống-đối Diệm và bị Diệm kết án tử-hình...
Thế thì đâu có phải là đồng-bào Kitô-Giáo nào cũng dễ-dàng đồng-minh
với Quỷ Satan?
Thế mà hiện nay vẫn còn có một số thuộc cả hai bên chưa chịu
làm lành với nhau.
Ở Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia, người ta kháo chuyện với
nhau về một chuyến đi thanh-tra Thừa-Thiên/Huế vừa rồi của
Trung-Tá Trần Văn Hương.
Các cấp chỉ-huy ở đây bố-trí cho Hương ngủ ở khách-sạn, ăn ở
nhà-hàng, và chi-tiêu linh-tinh gì đó. Khi anh về Trung-Ương rồi, Bộ Chỉ-Huy
Cảnh-Lực ngoài này, dưới thời Thiếu-Tá Liên Thành, liền gửi một xấp
hoá-đơn vào Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, nơi đã phái Hương đi công-tác, để xin
thanh-toán tiền phòng, tiền ăn, v.v... cho Hương!
Phóng-ảnh trang 290 “Về Vùng Chiến-Tuyến” (1996)
Ngoài việc Hương bị xem như đã có đòi-hỏi địa-phương cung-phụng
này kia, các viên-chức khác từ đó về sau đều ngán Miền Trung, nếu phải
ra Huế là lo giữ mình đủ điều.
Nguyên-do là Hương nguyên là Cảnh-Sát-Trưởng ở Huế, dưới thời
Đệ-Nhất Cộng-Hoà, và là tín-đồ Đạo Kitô.
Vấn-đề tôi đặt ra với anh+em, không phải chỉ là
cá-nhân Trần Văn Hương thật ra là một người tương-đối không quá xấu,
không đáng để bị chơi khăm cách đó, nhưng mà là đối với bất-cứ ai, dù trong
quá-khứ đã làm việc gì không hay, mà sau đó tình-trạng đã được giải-quyết rồi,
và trong hiện-tại họ là người mới, không phạm lỗi gì, thì mình không nên tiếp-tục
oán thù vì chuyện đã qua.
Chúng ta ai nấy đều có rất nhiều bạn thân, kể cả thân-nhân,
không cùng tôn-giáo với mình. Đừng để sự khác-biệt tín-ngưỡng xen vào làm
sứt-mẻ mối gắn-bó trong đời sống giữa những con người với nhau.
*Trong nội-bộ Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên, có hai Phòng quan-trọng, là Nghiên+Kế và Tác-Vụ; mà hai Chủ-Sự Phòng thì không hợp nhau vì tín-ngưỡng khác nhau.
Trước kia, tôi được cho biết là Trung-Uý Dương Đại Chung
báo-cáo tình-hình chính-trị quốc-nội cho Linh-Mục Nguyễn
Kim Bính, ngay cả trước khi lập công-điện hay công-văn trình lên Cấp
Trên. Đây là một vấn-đề phức-tạp và tế-nhị vô cùng. Đúng ra, trên
nguyên-tắc thì công-chức và quân-nhân không được tham-gia hoạt-động cho một đảng-phái
chính-trị nào; nhưng trên thực-tế thì, dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà, Đảng
Cần-Lao Nhân-Vị đã rập khuôn đảng cộng-sản mà đặt nền-móng bên trong
các cơ-quan chính-quyền và đơn-vị quân-lực; và, dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Hoà, Đảng
Dân-Chủ tuy ra đời sau nhưng cũng đã lan tràn bên trong các công-sở và
quân-doanh; cho nên không ai nhớ đến cái nguyên-tắc ấy nữa. Trong lúc đó,
không có văn-bản nào cấm các tín-đồ tiết-lộ việc công và việc quân cho các vị
“lãnh-đạo tinh-thần”. Có thể là người ta tin rằng việc ấy sẽ không xảy ra;
hoặc có thể là người ta cố ý tránh né vì sợ làm mếch lòng các giáo-phái; mà
cũng có thể là người ta mặc-nhiên chấp-nhận và cho phép việc làm này? Và,
lẽ tất-nhiên, một khi các chính-trị-gia đã có tai+mắt trong các công-đường và
binh-trại rồi, thì các tu-sĩ cũng chẳng chịu thua-kém gì ai. Cho nên tôi
không trách phạt gì Chung, vì thật ra có một số viên-chức thuộc các giáo-hội
khác, các chính-đảng khác, ở khắp nơi, sau này cũng có bắt chước hành-động như
Chung, mặc dù không nhất-loạt và tích-cực bằng. Bù lại, lần nào ra Huế tôi
cũng tiếp-xúc với anh, để xoá cho anh cái mặc-cảm bị lạc-lõng vì khác phe, và để
tận-dụng trong anh cái tinh-thần phục-vụ vốn tiềm-tàng của mỗi người.
Tôi đã lập lại cái thế thăng-bằng trong quan-hệ đối-nhân, và
thấy được kết-quả tốt. Ít nhất thì anh cũng đã góp phần gỡ bí chung, khi
Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây trực-tiếp gọi máy hỏi tôi về cuộc
mít-tinh đang diễn ra. Buổi sáng củ-mật ấy, Linh-Mục Nguyễn Kim
Bính triệu-tập giáo-dân trước sân và xung quanh nhà thờ Phú-Cam, chuẩn-bị
khí-thế cho một cuộc xuống-đường mới, dự-trù hùng-hậu và quyết-liệt hơn lần rồi.
Tôi đã ra Huế, có mặt tại chỗ, nhưng phải nhờ đến
Chung, là người trong cuộc, mới biết đủ những gì khuất kín bên trong giáo-đường,
vì các nhân-viên khác tín-ngưỡng khó lòng mà len-lỏi vào được trong cái tập-thể
chọn-lọc và có cảnh-giác cao ấy, để chụp ảnh, ghi-âm, nhận-diện thành-phần cực-đoan,
thu-thập hành-tung những kẻ khả-nghi, và định-vị cái đài vô-tuyến phát-thanh mà
nhà thờ này được phép sử-dụng từ thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà―ngày xưa là để giúp các
tín-đồ già-yếu bệnh-tật, không đến giáo-đường nổi, cũng có thể ở nhà mà nghe
giáo-lễ do đồng-đạo cử-hành; ngày nay là để phổ-biến đến khắp ngõ hẻm hang cùng
những lời hô-hào chính-trị phát-động các cuộc mít-tinh, xuống đường chống
chính-quyền.
Ngày nay, có Đại-Tá Nguyễn Hữu Duệ và
Trung-Tá Hoàng Thế Khanh, Chung và các bạn của anh đương-nhiên thoả-thích
hơn.
Ngược lại, Trung-Uý Dương Văn Sỏ, Trưởng Phòng Tác-Vụ, trước các cấp chỉ-huy đều mới, thì không khỏi giao-động tinh-thần, vì không ai đoán được chữ ngờ.
Thượng-Sĩ Lê Văn Y, một Trưởng Lưới Tình-Báo xuất-sắc của Đặc-Cảnh
Quận Ba, Đà-Nẵng, mà vì Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực địa-phương không ưa nên đã
phải đổi vùng. Thiếu-Uý Nguyễn Ba, một điệp-trưởng hữu-công của Tỉnh Thừa-Thiên,
lại là người của Đảng Đại-Việt lúc đương-quyền, mà vì không được
lòng các cấp chỉ-huy cùng Đảng nên cũng đã bị đẩy đi xa. Thiếu-Uý Trương
Quang Thanh năng-động của Tỉnh Quảng-Nghĩa, phải sống xa quê vì tuy là đảng-viên Việt-Nam
Quốc-Dân-Đảng mà không cùng hệ-phái với các cấp chỉ-huy.
Huống gì gốc-gác của Trung-Uý Sỏ thì rõ-ràng xa-cách với thế-lực
cầm quyền hiện giờ.
Do đó, tôi phải duy-trì chỗ đứng của Sỏ, vì đó vừa là tai+mắt
vừa là tay+chân của Ngành, không thể để lọt vào người khác phe, khi mà vấn-đề
phe-phái đã được chính Trung-Tá Hoàng Thế Khanh không ngần-ngại
công-khai nêu lên với Đại-Tá Nguyễn Xuân Lộc và tôi.
Một mặt, tôi giao-tiếp với Sỏ nhiều hơn, để tỏ là đã có tôi
đích-thân chăm-sóc khả-năng phục-vụ của anh; mặt khác, tôi đề-cao hai viên-chức
khác, chủ ý là nếu phải thay-thế Sỏ thì hẳn là Khanh sẽ phải chấp-nhận một
trong hai người này mà thôi. Tôi làm như thế là để vẫn giữ cái thế thăng-bằng
trong nội-bộ cơ-quan; nếu không thì một mình Chánh Sở Đặc-Cảnh Trương Công
Đảm bị kẹt ở giữa khó lòng mà hoàn-thành trách-vụ của mình.
*Cũng như ở các Tỉnh khác, ngoài các viên-chức Đặc-Cảnh địa-phương, tôi đã có một số bạn-bè thân-tín, thuộc nhiều giới, ở Thị-Xã Huế và Tỉnh Thừa-Thiên.
Dù không phải là kẻ đa-nghi, song kinh-nghiệm bản-thân không
cho phép tôi làm kẻ dễ tin. Thỉnh-thoảng tôi vẫn phải xét lại một vài vấn-đề,
dù là bề ngoài không có gì bất-thường.
Tôi tin vào các cộng-sự-viên của mình; nhưng nếu chính các
đương-nhân thật tình không nắm vững tình-hình hoặc bị đánh lừa, thì lẽ nào tôi
chịu để cho mình cũng cùng bị thiếu-sót hay sai-lầm sao? Nhiều khi gặp phải
những bài toán khó giải, tôi đã nhờ vào linh-tính, trực-giác hay “giác-quan thứ
sáu”, nhất là thái-độ vô-tư của mình. Nhưng xác-thực nhất bao giờ cũng là tin-tức,
tài-liệu, và sự hiểu-biết của các thân-tình-viên nói trên; nhờ họ, tôi đã nhiều
lần biết được, và cả biết trước, những mưu-đồ ám-muội của một số nhân-vật này,
phe-phái kia...
*Sau cuộc họp báo của Ngành Đặc-Cảnh chúng tôi tố-cáo Tổng-Hội Sinh-Viên Huế và cả “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng”, qua Linh-Mục Nguyễn Kim Bính tại Phú-Cam, đều đã bị Việt-Cộng xâm-nhập và lợi-dụng, thì tình-hình nội-an ở Huế, và cả toàn-quốc, đã lắng dịu đi rất nhiều.
Sinh-viên ở Huế trở lại sinh-hoạt bình-thường,
chăm lo trau dồi kiến-thức văn-hóa, không còn bung xung hò hét ồn-ào như thời-gian
qua.
Sinh-viên ở Sài-Gòn, mà cái Tổng-Hội trong đó vốn cũng
đã bị Cảnh-Lực Quốc-Gia tố-cáo là bị cộng-sản giật dây, nay thêm sáng mắt―chỉ
trừ số ít phần-tử cơ-sở Việt-Cộng và thân-Cộng mà thôi.
Về phần “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng”, thì Linh-Mục Nguyễn Kim Bính, Cha Xứ Phú-Cam, đã bị khựng lại, nên ngưng xuống đường; và Linh-Mục Trần Hữu Thanh trong Nam thì cũng, do đó, ngưng các mưu-tính biểu-tình.
Như thế là chúng tôi đã thành-công trong việc ngăn-chận và dập
tắt các nỗ-lực xúi-giục toàn-quốc đồng-loạt tuần-hành, gây xáo-trộn trật-tự
công-cộng, làm mất an-ninh chung trong mọi giới dân-nhân, tạo hoàn-cảnh và
cơ-hội cho kẻ địch lèo-lái mà biến thành xung-đột đẫm máu, kể cả cơ nguy bị đối-phương
xâm-chiếm từng cơ-quan, đơn-vị, hay khu-vực ly-khai hay tự-trị ngay trong nội-địa
lãnh-thổ Quốc-Gia, mà ảnh-hưởng dây chuyền có thể là mất hẳn cả Miền Nam.
(Tuy nhiên, về mặt tinh-thần, “Phong Trào Chống Tham Nhũng” vẫn còn cố-thủ, tiếp-tục và gia-tăng các nỗ-lực sách-động cũ, trong các nhà thờ, trong các họ đạo, và cả trong giới giáo-dân quân-nhân, thậm chí kêu gọi làm binh-biến, dùng bạo-lực lật đổ Tổng-Thống Thiệu―tức là tuy không mở cổng cho địch vào đồn, mà lại mở lòng, mở ý, sẵn-sàng đón mời “đồng-minh”, vì cùng là kẻ thù của tổng-thống Việt-Nam Cộng-Hòa!)
Mục-đích của nhóm tu-sĩ Kitô-Giáo quá-khích không phải chỉ là lật đổ Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu, mà là tái-lập một chế-độ kiểu Ngô Đình Diệm, nghĩa là dù cho sẽ không có một Tổng-Thống tín-đồ Đạo Chúa với một mạng lưới khủng-bố kiểu Đảng Cần-Lao―vì vào thời đó không có một nhân-vật nào có thể có đủ điều-kiện là một ứng-viên kiểu đó vào chức-vụ đó―thì họ cũng sẽ tìm đủ mọi cách đưa vào Chính-Quyền những nhân-vật và những chính-sách hoàn-toàn do họ giật dây, mục-đích là đàn-áp các giáo-hội khác, để phát-triển Đạo Kitô.
Bây giờ, kế-hoạch thứ nhất―toàn-quốc xuống đường xáo trộn an-ninh, tạo sức ép lớn cả trong lẫn ngoài đủ để lật Thiệu―vì tôi mà đã bất-thành, thì họ xoay qua kế-hoạch thứ hai.
Tôi đã cài-cấy tay-trong trong mọi tổ-chức, dù là chính-trị,
kinh-tế, văn-hóa, xã-hội, kể cả tín-ngưỡng. Đặc-biệt trong vấn-đề này tôi càng
theo sát ý-đồ và đường-lối của các mục-tiêu, bắt đầu từ Huế, từ
xóm Phú-Cam mà ra.
Kế-hoạch thứ hai của họ là triệt-hạ dần các phần-tử nguyên là thành-viên hoặc có cảm-tình, hoặc bị nghi là liên-hệ gần+xa với phe “Phật-Tử Tranh-Đấu” vốn đã góp phần lật đổ Nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa. Đối-tượng của họ nằm ở mọi nơi, dân cũng như quân, ở cả ba ngành lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp trong Chính-Quyền Đệ-Nhị Cộng-Hòa.
Và họ bắt đầu ra tay.
Một hôm, không lâu trước ngày Thừa-Thiên triệt-thoái
rồi Vùng I lui quân, một số đơn-vị Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa đi
hành-quân trong hoạt-vực của Chi-Khu Phong-Điền, thuộc Tỉnh/Tiểu-Khu Thừa-Thiên,
đã phá vỡ được một căn-cứ của Việt-Cộng, và tịch-thu được của chúng nhiều chiến-lợi-phẩm,
trong đó có một số tài-liệu quan-trọng, kể cả một Nghị-Quyết của Đảng-Ủy
Liên-Khu IV về Tỉnh Thừa-Thiên/Thị-Xã Huế. Nghị-Quyết này đề-cập đến
tình-hình các mặt của Việt-Nam Cộng-Hòa tại Tỉnh liên-quan, nhiệm-vụ của chúng,
và kế-hoạch cho một cuộc tấn-công mới, nhằm chiếm-giữ thành-phố Huế lâu
dài hơn, rút kinh-nghiệm từ cuộc tổng-công-kích vào mùa xuân năm 1968―Tết
Mậu-Thân.
Như đã nói trên, nhiều tu-sĩ Kitô-Giáo đã tổ-chức cho tín-đồ mà là nhân-viên an-ninh & tình-báo của các cơ-quan & đơn-vị khắp nơi báo-cáo tình-hình, tin-tức mới nhất cho các linh-mục, ngay cả trước khi thực-hiện công-điện công-văn trình lên Cấp Trên của mình. Kết-quả hành-quân lần này cũng không ra ngoài lệ thường.
Cho nên người ta đọc thấy đoạn kết của bản Nghị-Quyết Việt-Cộng
ghi rõ: sau khi chiếm được Thành-Phố Huế, dứt điểm Tỉnh Thừa-Thiên,
chúng sẽ dựng lên một chính-quyền mới, gồm toàn những “đồng-chí nằm vùng
công-khai hợp-pháp” của chúng, đó là sáu Nghị-Viên đương-kim của guồng máy
dân-cử sở-tại của Việt-Nam Cộng-Hòa, mà đứng đầu danh-sách là
Ông Nguyễn-Khoa-Phẩm, Chủ-Tịch Hội-Đồng Tỉnh Thừa-Thiên, và Ông Nguyễn-Khắc-Thiệu,
Chủ-Tịch Hội-Đồng Thị-Xã Huế, v.v...
Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu Thừa-Thiên đã làm báo-cáo kèm với bản chụp
sao các trang tài-liệu đánh máy của Đảng-Ủy Việt-Cộng nói trên, trình lên Bộ
Tư-Lệnh Quân-Đoàn I và Quân-Khu I, Bộ Tổng-Tham-Mưu, v.v...
Chánh Sở Đặc-Cảnh Thừa-Thiên/Huế trình lên tôi, tôi trình
lên Trưởng Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương, rồi Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia (kiêm Đặc-Ủy-Trưởng
Trung-Ương Tình-Báo) trình lên Tổng-Thống.
Kết-quả trông thấy trước mắt là các ông Nguyễn Khoa Phẩm, Nguyễn
Khắc Thiệu, cùng bốn nhân-vật dân-cử nói trên, sẽ bị giải-nhiệm tức-thời.
Giải-nhiệm các Nghị-Viên Hội-Đồng Tỉnh+Thị-Xã không phải là một việc khó.
Trước đây, có một số Nghị-Viên Hội-Đồng Tỉnh Quảng-Nghĩa đã
hành-sử tư-cách dân-cử của mình, xin Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu sở-tại cấp phương-tiện
phi-cơ trực-thăng cho họ chở thực-phẩm, thuốc-men, và nông-cụ lâm-cụ lên các Quận
miền núi để cấp-phát cho đồng-bào vùng đó đang gặp khó-khăn. Đa-số các vật-phẩm
ấy đã lọt vào tay những kẻ buôn lậu và tiếp-tế cho Việt-Cộng, thay vì đến tay
người dân khó-nghèo. Thiếu-tá Đặc-Cảnh Hồ Anh Triết đã điều-tra ra sự
thật, và kết-quả là Trung-Ương đã giải-nhiệm các Nghị-Viên liên-can.
Nhưng trong trường-hợp trên, các Nghị-Viên ấy chỉ phạm tội
buôn lậu, chỉ bị biện-pháp hành-chánh hoặc bị phạt tiền. Đằng này, theo tài-liệu
kể trên, thì nhóm Nguyễn Khoa Phẩm rõ-ràng là tay-sai của Việt-Cộng nằm
vùng, lâu nay đã hoạt-động cho địch đắc-lực đến độ được chúng tín-nhiệm chọn cử
cầm đầu bộ máy chính-quyền mà chúng sẽ dựng lên nay mai. Với bằng-chứng đó, các
đương-nhân sẽ không những chỉ bị giải-nhiệm, mà chắc-chắn là sẽ còn bị câu-lưu
truy-tố về tội phá rối trị-an, ở tù, và có vết-tích xấu về mặt chính-trị trong
hồ-sơ lý-lịch cá-nhân, mất hết mọi cơ-hội để ra tham-gia chính-sự dù ở bên
dân-cử hay bên công-quyền.
*Ngay sau khi tài-liệu Việt-Cộng nói trên được Tiểu-Khu và chính-quyền Tỉnh Thừa-Thiên và Thị-Xã Huế làm bản sao gửi đi các nơi, tôi được nguồn tin tín-cẩn báo riêng cho biết: đoạn kết trong bản Nghị-Quyết Việt-Cộng ấy là do một nhóm dư-đảng Cần-Lao quá-khích thông-đồng với nhau mà ngụy-tạo thêm.
Ông Nguyễn Khoa Phẩm, ông Nguyễn Khắc Thiệu, và tất
cả các Nghị-Viên có tên trong đoạn kết của bản Nghị-Quyết Việt-Cộng ấy, đều là
tín-đồ Phật-Giáo, có quan-hệ chặt-chẽ với Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất;
họ đồng-thời cũng là đảng-viên quan-trọng của Đại-Việt Cách-Mạng-Đảng.
Đạo Phật và Đảng Đại-Việt, cùng các giáo-phái và chính-đảng
khác, đã bị chế-độ Ngô Đình Diệm đàn-áp, và đã góp phần tích-cực vào
việc lật đổ chế-độ ấy.
Hiện nay, Đại-Việt và Phật-Giáo đang ngăn-chận dư-đảng Cần-Lao,
là một nhóm tín-đồ Kitô-Giáo và giáo-phái khác mà quyền-lợi vật-chất hoặc
tinh-thần đã quá gắn-bó với chế-độ Diệm, không để cho họ tái-lập quyền sinh-sát
để trả thù cho gia-đình họ Ngô.
Từ nhiều năm qua, hầu như mọi quyền hành-pháp và lập-quy tại
Tỉnh Thừa-Thiên/Thị-Xã Huế đều nằm trong tay Đảng Đại-Việt, và hầu như lần bầu-cử
nào các liên-danh Phật-Giáo cũng thắng phiếu vào Hội-Đồng Tỉnh và Thị-Xã địa-phương.
Bây giờ thì nhóm cựu Cần-Lao ấy, cái thiểu-số tác-yêu
tác-quái đã là tác-nhân tác-hại cho chính cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và
các anh+em của ông phải mất mạng, và cho Đảng ấy phải tự xóa tên của mình, nhóm
ấy đã lại nắm được vị-thế cầm đầu cả quyền hành-pháp lẫn ngành công-lực của
toàn Tỉnh & Thị rồi.
Theo kế-hoạch thứ hai của các Linh-Mục Trần Hữu Thanh và Nguyễn Kim Bính, họ muốn gấp-rút thanh-toán các phần-tử đối-nghịch hiện còn cầm đầu cơ-quan dân-cử của Tỉnh+Thị nầy.
*Đồng-thời với tin-tức mật riêng của tôi, đích-thân Chánh Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên/Thị-Xã Huế, Trương Công Đảm, trình-bày với tôi là thuộc-viên của anh bị giao-phó công-tác thực-hiện việc giả-mạo đoạn văn vu-khống các Nghị-Viên kia.
Anh là bạn thân của Trung-Tá Hoàng Thế Khanh, hiện là cấp
chỉ-huy tại chỗ của anh; nhưng việc này là “một tệ-nạn rất nguy-hiểm, vì nó
là mầm-mống gây thù-nghịch ngay trong hàng-ngũ của những người đang đứng chung
cùng một chiến-tuyến”. Do đó, vì “trung-thực”, vì “chính-tâm”,
anh đã chọn đặt chính-nghĩa lên trên tình-cảm hay quyền-lợi cá-nhân, nên anh liền
báo-cáo Sự Thật lên tôi.
Tài-liệu ngụy-tạo của Nguyễn Hữu Duệ thì chỉ đi
theo hệ-thống báo-cáo tình-hình, chứ không thông-qua kỹ-thuật kiểm-tra; vả lại
vấn-đề Việt-Cộng chủ-trương tái-diễn biến-cố Tết Mậu-Thân ở Huế là điều hầu như
mọi người đinh-ninh là chuyện đương-nhiên; nghĩa là các cấp nhận được báo-cáo đều
đã tin chắc nội-dung là đúng 100%.
Tôi liền lấy bản chụp sao của Nghị-Quyết ấy ra xem lại, chú
ý nhìn kỹ thì thấy, dù bằng mắt thường, quả thật đoạn cuối đã được đánh máy bằng
một máy đánh chữ khác, khác hẳn với các trang trước và với đoạn trước cùng
trang.
Tôi lặng người đi một lát, rồi nhắm mắt lại ôn lại lời dạy của
Đức Phật Thích-Ca: “Oán-cừu nên cởi, không nên buộc!” Năm trăm năm sau, Đức
Giê-Su cũng rao-giảng như trên: “Hãy hết sức mình sống hòa-thuận với mọi người...
Đừng tự mình trả thù ai... Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện
mà thắng điều ác!” (Romans 12:18,21). Tôi lại lật lui, đọc thêm trong sách
Proverbs 10:12: “Tính ghen-ghét phát-sinh tranh-chấp; chỉ có lòng thương yêu mới
lấp hết tội-khiên”. Trước hết, và trên tất cả là “Mười Điều Răn” đã có từ xưa,
trong sách Exodus 20:16: “Các con không được làm chứng gian để hại người xung
quanh!”...
Kể từ biến-cố 1-11-1963, đã mười hai năm trôi qua, Đệ-Nhất Cộng-Hòa không còn, mà một nhóm nhỏ phần-tử thân-Diệm còn rơi-rớt lại vẫn còn hiểm-độc như thế. Họ mới gặp dịp chó-ngáp-phải-ruồi ngóc đầu lên được một chút mà đã gian-manh bày mưu thâm, tính kế hiểm vu-oan giá-họa để hãm-hại người khác tín-ngưỡng ngay, huống gì khi cái chế-độ độc-tài độc-tôn bạo-ác ấy đang còn phủ trùm lên khắp quê-hương, mà họ lại nắm chính-quyền trong tay, thì họ đã tác-yêu tác-quái đến mức nào.
Nếu vụ ngụy-tạo tài-liệu Việt-Cộng ở Huế mà đạt kết-quả do họ
mong muốn, rồi các nơi khác cũng sẽ noi theo―giống như kế-hoạch biểu-tình, Huế
mà làm xong là các nơi khác cũng sẽ làm theo―không cần Tỉnh-Trưởng, Tư-Lệnh
Hành-Quân; chỉ cần bất-cứ một cá-nhân nào có thể báo-cáo tin-tức, chuyển trình
tài-liệu, là đã có thể thêm-thắt theo ý của nhóm chủ-trương: hậu-quả sẽ như thế
nào trên khắp vùng đất gọi là Miền Nam Tự-Do?
Tôi không là người của bất-cứ một chính-đảng hay giáo-hội
nào; mà Trương Công Đảm thì cũng không nặng tình đậm nghĩa với ai đến
độ mù-quáng lý-trí và thui-chột lương-tâm mà bao che cho lũ gian-manh. Huống gì
anh đã thấy rõ là chúng sẽ còn lợi-dụng anh thêm trong nhiều âm-mưu tiếp theo.
Trong vụ giả-mạo tài-liệu này, điều bí-mật đã được báo-cáo lên tôi cũng rất có thể sẽ được tiết-lộ cho người khác biết, và hậu-quả tất-nhiên sẽ là một phản-ứng mạnh của giới Phật-Tử, với mối liên-kết có sẵn với nhiều tổ-chức khác, thí-dụ Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng và Đại-Việt Cách-Mạng-Đảng, mà ngoài Lực-Lượng Hòa-Hợp Hòa-Giải Dân-Tộc ra thì riêng Đại-Việt cũng đã là một chính-đảng có khối lượng đảng-viên đông nhất và mạnh nhất trên toàn cõi Việt-Nam Cộng-Hòa.
Việc làm bất-lương của vài ba con chiên ghẻ, làm chứng dối
như thế, rất có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc nội-chiến khốc-liệt giữa hai giới
Phật-Tử và cựu Cần-Lao cực-đoan, sớm đẩy Việt-Nam Quốc-Gia đến bờ vực thẳm
tương-tàn.
*Hôm qua, tài-liệu bắt được của Việt-Cộng mà Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên/Thị-Xã Huế trình lên thì tôi đã giao cho Sở Nghiên+Kế Khu I làm Phiếu Chuyển đệ-trình lên Bộ Tư-Lệnh CSQG/Ngành Đặc-Biệt Trung-Ương theo lệ thường rồi.
Nhưng hôm nay, về vấn-đề ngụy-tạo đoạn kết, có tầm quan-trọng
lớn-lao đối với tình-hình an-ninh và nội-chính của Quốc-Gia, thì tôi đã tức-tốc
vào báo-cáo riêng với Đại-Tá Nguyễn Xuân Lộc, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng
I, và tự tay đánh máy một Phiếu Trình mật, gửi riêng cho Chuẩn-Tướng Huỳnh
Thới Tây, Trưởng Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương, bản sao gửi Thiếu-Tướng Nguyễn
Khắc Bình, Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, và cử đại-diện thân-tín mang thẳng đến
văn-phòng của hai vị ấy ở Sài-Gòn.
Tất-nhiên tôi đã nêu tên nguồn tin và giải-thích rõ trường-hợp
nhận tin, đặc-biệt là Trương Công Đảm, để giúp Cấp Trên kiểm-chứng dễ-dàng.
Ngoài ra, tôi còn tuyệt-đối giữ kín vụ này tại địa-phương mình, để tránh náo-loạn
trong khi chờ-đợi quyết-định của Trung-Ương.
Nguồn tin của tôi nói rõ rằng chính Đại-Tá Nguyễn
Hũu Duệ, Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa-Thiên & Thị-Trưởng Thị-Xã Huế, là nhân-vật
chủ-chốt trong việc thi-hành thủ-đoạn này, việc mà, nếu ông mà từ-chối―nhân-danh
dân Chúa, làm theo lời Chúa hơn là lời Cha―thì hẳn chưa biết chờ đến bao giờ
Linh-Mục Nguyễn Kim Bính mới kiếm ra cho được một con chiên
ngoan đạo kiểu đó theo ý của mình.
Đại-tá Duệ mà lên làm Tỉnh-Trưởng ngoài đó là do đề-nghị đặc-biệt có tính-toán của tôi, chứ không phải là do “tài” hay “đức” gì của ổng.
Nhưng ổng đã để lộ ra “tài đức” thật-sự của ổng.
Ổng đã nuôi lòng trả thù từ ngót mười hai năm nay, đúng theo
lời trối của cố Tổng-Thống Ngô Đình
Diệm (“Tôi chết thì trả thù cho tôi!”), lạm-dụng
Trung-Tá Hoàng Thế Khanh―tôi nghĩ là Khanh ở thế bị-động, vì Khanh bản-chất
chính-trực―hiện là Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh/Thị ở dưới quyền mình,
hành-động theo kế-hoạch của nhóm “lãnh-đạo tinh-thần” cực-đoan của
mình―đứng đầu Miền Trung là Linh-Mục Nguyễn
Kim Bính, Cha Xứ Phú-Cam―trong chương-trình chung là bứng-tỉa các
nhân-sự mà họ cho là kẻ thù của phe Kitô-Giáo quá-khích và cựu-Cần-Lao ác-ôn,
mà bước khởi đầu là ngụy-tạo đoạn kết vu-oan giá-họa tha-nhân trong bản Nghị-Quyết
của Việt-Cộng nói trên.
Phóng-ảnh đoạn trích thư của Ô. Trương Công Đảm,
cựu Chánh Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên & Thị-Xã Huế:
Trương Công Đảm hiện ở Thành-Phố Denver, Colorado, USA.
Phóng-ảnh thủ-bút của cựu Đại-Tá Nguyễn Hữu Duệ:
“Tôi đổi ra Huế năm 1973* làm Tỉnh Trưởng Thừa Thiên và Thị Trưởng Huế - Tôi không nhớ rõ ngày tháng chỉ nhớ là thời gian rất ngắn khi rút lui khỏi Huế*.
Ngoài ra tôi chưa hề phục vụ ở Huế bao giờ.
Xin kính chúc ông và gia quyến an khang.
Kính thư,
(Chữ ký)
Xin cáo lỗi vì già nên tay run khi viết thư.”
*Làm Tỉnh/Thị-Trưởng Thừa-Thiên/Huế “năm 1973” rồi “rút lui khỏi Huế” vào tháng 3-1975 mà bảo là “thời-gian rất ngắn”!
Viết thư là có thì-giờ tra-cứu, chứ không phải là trả lời
tức-thì trên máy điện-thoại, mà còn nhớ sai ngày làm Tỉnh-Trưởng (thực-sự là
vào tháng 11 năm 1974), thì làm sao mà viết nổi sách hồi-ký lịch-sử (cuốn
“Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm”)?
(hồi kí) TIẾN-SĨ NGUYỄN XUÂN LẠI của LÊ XUÂN NHUẬN |
Nhuan Le <thanh-thanh@thanh-thanh.com> |
Fri, Mar 4, 2022 at 7:01 PM |
|
|
ĐẠI-TÁ CAO VĂN KHANH
Thiếu-Tá Cao Văn Khanh, nguyên Chánh Sở I An-Ninh Quân-Đội, Vùng I Chiến-Thuật, từ Đà-Nẵng, được bổ-nhiệm vào làm Giám-Đốc Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II Chiến-Thuật, thay-thế viên-chức dân-sự là Kiểm-Tra Nguyễn Bính, sau khi Nha này vừa được lệnh dời trụ-sở từ Buôn Ma Thuột lên Pleiku, để ở sát cạnh Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II, vào hạ-bán-niên 1967.
Việc thay-đổi này
nằm trong kế-hoạch của Thiếu-Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ-Tịch “Ủy-Ban Hành-Pháp
Trung-Ương” (tức Thủ-Tướng Chính-Phủ dưới thời “Hội-Đồng Quân-Nhân Cách-Mạng”),
bên ngoài là để duy-trì và củng-cố chế-độ Quân-Lực cầm-nắm chính-quyền, bên
trong là để loại-trừ Trung-Tướng Nguyễn Văn Thiệu ra khỏi chức-vị Chủ-Tịch “Ủy-Ban
Lãnh-Đạo Quốc-Gia” (tức Tổng-Thống).
Cánh tay mặt của
Thiếu-Tướng Nguyễn Cao Kỳ là Thiếu-Tướng Nguyễn Ngọc Loan, vừa là Cục-Trưởng
An-Ninh Quân-Đội, kiêm Đặc-Ủy-Trưởng Trung-Ương Tình-Báo, vừa là Tổng-Giám-Đốc
Cảnh-Sát Quốc-Gia.
Thiếu-Tá Cao Văn
Khanh, nguyên Chánh Sở I An-Ninh Quân-Đội, ở dưới quyền của Cục-Trưởng ANQĐ
Nguyễn Ngọc Loan, nay làm Giám-Đốc Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II Chiến-Thuật,
thì cũng vẫn ở dưới quyền của Tổng-Giám-Đốc CSQG Nguyễn Ngọc Loan.
Rõ-ràng Thiếu-Tá
Cao Văn Khanh thuộc phe Thiếu-Tướng Nguyễn Ngọc Loan, tức thuộc phe Thiếu-Tướng
Nguyễn Cao Kỳ.
Và công-tác
ưu-tiên trước mắt là chuẩn-bị cho cuộc bầu-cử Tổng-Thống & Phó Tổng-Thống,
vào ngày 3-9-1967.
Đây là bước thứ
hai và là bước kết-thúc, mà Hội-Đồng Quân-Nhân Cách-Mạng, qua Ủy-Ban Lãnh-Đạo
Quốc-Gia và Ủy-Ban Hành-Pháp Trung-Ương, đã nhượng-bộ đòi-hỏi của dân-chúng và
giới “Phật-Tử Tranh-Đấu”, chấp-nhận xây-dựng cơ-cấu dân-chủ, thực-hiện xong bước
khởi đầu là Hiến-Pháp cho nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa (do Quốc-Hội Lập-Hiến [được bầu
vào ngày 11-9-1966] thông-qua vào ngày 18-3-1967 và được Chính-Phủ ban-hành vào
ngày 1-4-1967).
(Xem bài “Tôi
đã góp phần giữ ghế tổng-thống cho ứng-cử-viên Nguyễn Văn Thiệu” – Bấm vào
đây)
* Trong khuôn-khổ cài-cấy các Trưởng-Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia (cấp Tỉnh/Thị) bằng người của phe Nguyễn Cao Kỳ & Nguyễn Ngọc Loan, một số Trưởng Ty đã được thay-thế.
Rất nhiều cơ-quan
Cảnh-Sát Quốc-Gia thời ấy đều ở trong tình-trạng bất-ổn. Các cấp chỉ-huy từ bên
Quân-Lực được biệt-phái qua, gồm nhiều gốc-gác quân/binh-chủng khác nhau – chỉ
trừ Nghĩa-Quân là chưa có dịp “nếm cơm Cảnh-Sát” – qua làm “ông Cò” mà thôi.
Sự lấn-cấn
& lủng-củng ấy đã để lại trong tôi, và hẳn là trong Thiếu-Tá Cao Văn Khanh,
ít nhất là một kỷ-niệm, đúng hơn là một hậu-quả, bi+hài khó quên. Lần đó tôi
cùng Ông Nguyễn Khắc Nghị (Chủ-Sự Phòng Nhân-Viên của Nha) tháp-tùng Thiếu-Tá
Giám-Đốc Cao Văn Khanh lên Đà-Lạt để ông chủ-tọa lễ bàn-giao chức-vụ Trưởng Ty
CSQG Tỉnh Tuyên-Đức & Thị-Xã địa-phương. Từ sân bay chỉ có Ông Vũ Đình Mai
là Trưởng-Phòng Nhân-Viên của Ty ra đón, và về tới Ty thì cũng chẳng thấy viên
thiếu-tá nào, trong hai nhân-vật tân và cựu Trưởng-Ty, đứng ra tiếp-xúc với
Giám-Đốc của mình, mặc dù họ cũng hiện-diện mà với vẻ mặt tỉnh bơ.
Thấy lạ, tôi bèn
gật đầu sơ qua như chào hai viên thiếu-tá nhà-binh, xong hỏi Ông Vũ Đình Mai,
Trưởng-Phòng Nhân-Viên của Ty:
– Chương-trình thế
nào, sao chưa thấy ai đứng ra giới-thiệu gì cả?
Một viên thiếu-tá
nói với viên kia nhưng nói lớn tiếng:
– Tao không còn
là Trưởng-Ty, tao hết nhiệm-vụ.
Viên kia trả lời:
– Tao chưa nhậm-chức,
tao chưa phải là Trưởng-Ty, nên tao chưa thuộc quyền Nha!
Tôi nghĩ chắc họ
đều cùng cấp-bậc thiếu-tá như nhau, lại khác binh-chủng, nên chẳng nhường-nhịn
gì nhau; nhưng hẳn mỗi người đều có một thế-lực nào khá mạnh nâng-đỡ đằng sau.
Kẻ đến thì có chỗ ngồi, thế nhưng người đi thì chưa hẳn đã mất ghế – mà là chuyển
vùng tới nơi nào khác béo-bở hơn chăng (?).
* Với Thiếu-Tá Cao Văn Khanh, ở cương-vị mới, có những cái mới, khác với chốn cũ:
Vùng I chỉ có 6 Tỉnh
& Thị; Vùng II có đến 13 Tỉnh & Thị. Địa-thế Vùng II gồm có Cao-Nguyên
và Duyên-Hải; đồng-bằng thì có người Chiêm, sơn-cước thì có người Thượng và
Phong-Trào “Fulro”. Quân-Đội Đồng-Minh thì có đến 2 Sư-Đoàn (Sư-Đoàn I Bộ-Binh
và Sư-Đoàn 101 Không-Kỵ); ngoài Mỹ còn có thêm 2 Sư-Đoàn Đại-Hàn (Sư-Đoàn Bạch-Mã
và Sư-Đoàn Mãnh-Hổ). Bên cạnh Cảnh-Sát Quốc-Gia lại có 2 giới cố-vấn Hoa-Kỳ:
PSD (Public Safety Division= An-Toàn Công-Cộng [Công-An], phụ-trách Cảnh-Sát Sắc-Phục)
và CSD (Combined Studies Division= Nghiên-Cứu Phối-Hợp, tức Phối-Trí-Viên CIA,
yểm-trợ Cảnh-Sát Đặc-Biệt).
So với các phần-hành
khác, công-tác của Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt có tầm quan-trọng nổi bật về mặt
chính-trị cả trong hoạt-động chống-Cộng lẫn về nội-tình dân-chúng và chính-quyền.
Do đó, Thiếu-Tá Cao Văn Khanh, trước những vấn-đề mới+lạ, nhất là đối với các
Phối-Trí-Viên, thường hỏi ý-kiến của tôi, đi đâu cũng thường kéo tôi đi theo.
Thiếu-Tá Cao Văn Khanh cùng tôi tổ-chức một cuộc hội-thảo An-Ninh và Phản-Tình-Báo (tức Cảnh-Sát Đặc-Biệt) toàn Vùng II, tại “Biệt-Điện Bảo Đại” ở Nha-Trang, với sự tham-dự của tất cả Trưởng-Ty CSQG, Trưởng-Phòng CSĐB, Trưởng-Ban Hoạt-Vụ của các Tỉnh & Thị, mời Thiếu-Tướng Nguyễn Ngọc Loan từ Sài-Gòn ra chủ-tọa.
(Xem bài tường-thuật
trong cuốn “Cảnh-Sát-Hóa” – Bấm vào
đây)
Cuộc hội-thảo ấy
đã đạt được kết-quả tốt-đẹp:
Thiếu-Tướng Nguyễn
Ngọc Loan hài lòng, nói sẽ bảo các Vùng khác làm theo, và về Tổng-Nha thì thăng
thiếu-tá Cao Văn Khanh lên trung-tá.
Từ đó, uy-tín của
Trung-Tá Giám-Đốc Cao Văn Khanh đối với các Trưởng-Ty CSQG toàn Vùng II được
nâng cao rõ-ràng.
Và cá-nhân tôi
cũng được Thiếu-Tướng Nguyễn Ngọc Loan nhớ mặt nhớ tên, cho nên, sau đó, khi
ông họp mật với các đơn-vị-trưởng CSQG và An-Ninh Quân-Đội Vùng II và các Tỉnh
& Thị trực-thuộc tại Cam-Ranh, ông đã nói với Trung-Tá Cao Văn Khanh: về bảo
“thằng Nhuận” nó lập kế-hoạch chi-tiết [nâng Kỳ hạ Thiệu] gửi gấp cho các Ty
thi-hành.
(Đã kể trong
bài “Tôi đã góp phần...”nêu trên – Bấm vào
đây)
* Trung-Tá Cao Văn Khanh đến Pleiku cùng với vợ, không thấy có con. Bà vợ thì hay đến ngồi đồng-bóng tại một ngôi đền bên cạnh tư-dinh của Tư-Lệnh Quân-Đoàn II.
Tại tư-thất của
giám-đốc, có một toán nhân-viên CSQG, chừng mươi người, bảo-vệ. Có lần tôi đến
quan-sát thì thấy có một thanh-nam lạ mặt; hỏi dò thì được biết đó là một người
con riêng của ông, từ Sài-Gòn lên, nhưng mang họ là Lê-Bá...
Trong những lần
nghe ông nói chuyện với bạn-bè, tôi để ý thấy ông nhắc đến Huế, đặc-biệt là xóm
bờ sông Phát-Lác. Đó là con đường men theo con sông An-Cựu (Núi Ngự-Bình:
trước tròn, sau méo; sông An-Cựu: nắng đục, mưa trong) ở phía nội-ô
thành-phố, từ cầu qua chợ, đến các dinh-thự của các quan-chức thời Pháp-thuộc
và Nam-Triều, rồi Trường Tiểu-Học An-Cựu, xuống đến con cầu bắc ngang cái cống
gọi là Cống Phát Lác. Tương-truyền trước kia đó là một khu rậm lác, vua
Quang-Trung từng dừng chân ở đó, dân-chúng đua nhau đi “phát lác” để có
chỗ trống cho binh-sĩ dựng lều trú tạm, và cho chiến-mã uống nước và tắm sạch bụi
đường.
Đến khi tôi nghe
trung-tá Chánh Sở II An-Ninh Quân-Đội tiết-lộ tên của Trung-Tá Cao Văn Khanh là
Vận, tôi bỗng giật mình. Hồi nhỏ, tôi học ở Trường Tiểu-Học An-Cựu; vì tôi học
giỏi nên các giáo-viên rất thương và thường đến nhà thăm gia-đình tôi, trong đó
có Thầy Trợ Cử (tức Trợ-Giáo Tráng Cử, con của Kỳ-Ngoại-Hầu Cường-Để, thân-phụ
của cựu Thiếu-Tá Liên Thành) và Thầy Lê-Bá Vận. Khi Việt-Minh lên, sau cuộc
Cách-Mạng Mùa Thu 1945, đa-số các thầy đi theo kháng-chiến hoặc đổi vùng, tôi
không còn gặp lại nữa.
Lén dò hồ-sơ
cá-nhân của ông tại Phòng Nhân-Viên, tôi thấy ông khai là sinh ở Lào (Ai-Lao).
Phải chăng một số cán-bộ Việt-Minh (cộng-sản Việt-Nam), phiêu-bạt qua Lào, rồi
người thì sống lưu-vong, kẻ đổi lý-lịch về mật hoạt-động tại Miền Nam nước ta?
Sau đó, có lần
theo ông lên Kontum, ghé nhà bà-con của ông, tôi mới biết được đó là người anh
của ông, tên Lê Bá L...
Trong vụ Việt-Cộng
tấn-công Thị-Xã Pleiku đêm 30 rạng ngày mồng một Tết Mậu-Thân, tư-thất của
Trung-Tá Cao Văn Khanh là một mục-tiêu đầu tiên của địch; kết-quả cả 10
nhân-viên CSQG bảo-vệ nhà ông đều bị tử-thương, kể cả con trai của ông, cũng là
nhân-viên Cảnh-Sát từ Sài-Gòn lên ăn Tết với ông.
Sau khi ông đã rời
khỏi CSQG, có dịp ghé nhà thăm ông tại Sài-Gòn, tôi thấy ông có một người con
trai và một người con gái ở đó, không biết con của bà nào; nhưng bà hồi ở
Pleiku thì không thấy nữa.
* Trung-Tá Cao Văn Khanh, thời-gian làm Giám-Đốc Nha CSQG Vùng II Chiến-Thuật, ngoài công-vụ ra, cũng có lem-nhem về tiền-bạc và đàn-bà.
Thí-dụ trong vụ
VC tấn-công dịp Tết Mậu-Thân, Ty CSQG Tỉnh Darlac có bắt một số thương-gia Hoa-Kiều,
ông đã ra lệnh chuyển hết nội-vụ lên Nha. Không biết ông đã nhận được bao
nhiêu, nhưng khi viên Lý-Sự-Trưởng Hoa-Kiều từ Ban Mê Thuột lên xin ký giấy “bảo-lãnh”
cho các nghi-can, để trả tự-do cho họ, trong lúc chính tôi không được ông giao
thẩm-vấn cứu-xét gì cả, Trung-Tá Cao Văn Khanh đã chỉ vào tôi mà nói với nhà
“chạy-chọt”: Gặp riêng Ông Nhuận để lập thủ-tục giấy-tờ, mọi sự đều nằm
trong tay của ông ấy đó! (Dù sao đó cũng là một ý “tốt” của cấp chỉ-huy
của tôi, muốn giúp cho tôi được dịp có tiền – mặc dù tôi không làm theo.)
Có lần ngủ đêm tại
một khách-sạn ở Thị-Xã Quy-Nhơn, Trung-Tá Cao Văn Khanh đã bảo tôi ngủ chung
phòng với một nữ-nhân-viên, dù cổ là một người cháu họ xa của ông...
* Trung-Tá Cao Văn Khanh là người đầu-tiên, có lẽ duy-nhất, áp-dụng quy-chế về cấp-hiệu của CSQG, mang lon 2 sao, không chỉ ở Vùng II mà còn vào tận Sài-Gòn.
Xem hình dưới đây
thì thấy (theo trí nhớ riêng của tôi):
Chữ V là Phó Thẩm-Sát-Viên, tương-đương Hạ-Sĩ, Trung-Sĩ, Trung-Sĩ Nhất.
Vạch thẳng là Thẩm-Sát-Viên,
tương-đương Thượng-Sĩ, Thượng-Sĩ Nhất, Chuẩn-Úy.
Vạch thẳng có viền
là Biên-Tập-Viên, tương-đương Thiếu-Úy, Trung-Úy, Đại-Úy.
Cúc bạc 8 cánh là
Quận-Trưởng, tương-đương thiếu-tá, trung-tá, đại-tá. Các Quận-Trưởng Đồng-Hóa
(có bằng cử-nhân) bắt đầu mang 1 cúc (thiếu-tá). Khi làm Trưởng-Ty hoặc nhập Quận-Trưởng
Chính-Ngạch thì mang 2 cúc.
Sao 4 cánh là Kiểm-Tra,
tương-đương thiếu-tướng 2 sao, trung-tướng 3 sao, đại-tướng 4 sao.
Ở Vùng II, có Phó
Giám-Đốc (cao hơn Trưởng Ty) Nguyễn Đức Thịnh dưới thời Giám-Đốc Nguyễn Bính
mang 3 cúc (đại-tá); Phó Giám-Đốc (cao hơn Trưởng Ty) Lê Tú Trúc dưới thời Cao
Văn Khanh mang 3 cúc (đại-tá); nên Giám-Đốc Cao Văn Khanh mang 2 sao (thiếu-tướng).
Sau khi Thiếu-Tướng
Nguyễn
Ngọc Loan bị thương, rời khỏi Cảnh-Sát Quốc-Gia, Đại-Tá (về sau là Chuẩn-Tướng)
Trần
Văn Hai qua thay-thế.
Tôi giúp Trung-Tá
Cao Văn Khanh tổ-chức buổi lễ khánh-thành trụ-sở Nha Giám-Đốc CSQG Vùng II Chiến-Thuật
tại Pleiku, có Chuẩn-Tướng Trần Văn
Hai từ Sài-Gòn lên chủ-tọa.
Xong xuôi, được thăng lên cấp, Đại-Tá Cao Văn Khanh rời khỏi CSQG, được chuyển về làm Phụ-Tá Đặc-Ủy-Trưởng Trung-Ương Tình-Báo, dưới quyền Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình.
Tại Phủ Đặc-Ủy, Đại-Tá Cao Văn Khanh cũng đích-thân tổ-chức các đường dây tình-báo. Ông có một số “nhà an-toàn”, trong đó có một phòng ngủ trên lầu của một khách-sạn lớn ở Sài-Gòn. Là chỗ thân-tình, ông ghi cho tôi số phòng và mật-hiệu để khi tôi đến thì nhân-viên văn-phòng khách-sạn trao ngay chìa-khóa cho tôi. Ông nói:
– Vô đây mà có bồ-bịch
thì dẫn đến đó.
* Rồi Đại-Tá Cao Văn Khanh lại được chuyển qua làm Tổng-Giám-Đốc Quan-Thuế.
Có lần tôi cùng
Ông Nguyễn Khắc Nghị, Chánh Sở Nhân-Huấn Bộ Chỉ-Huy CSQG Khu II, nhân có việc
vào Bộ Tư-Lệnh, ghé thăm Đại-Tá Cao Văn Khanh tại nhà riêng của ông.
Chúng tôi hỏi đùa
về chuyện các bà, các cô. Vị Tổng-Giám-Đốc Quan-Thuế của Việt-Nam Cộng-Hòa đáp:
– Trời ơi, đuổi
đi không hết! Có vụ cả mẹ lẫn con đều cùng tranh nhau hiến thân...
Lần khác, riêng tôi với ông, tôi hỏi phải chăng hồi ấy [1967] chính ông đã báo-cáo cho Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu biết vụ Thiếu-Tướng Nguyễn Cao Kỳ, qua Thiếu-Tướng Nguyễn Ngọc Loan, âm-mưu lập-kế giành ngôi tổng-thống, nên tổng-thống [Nguyễn Văn Thiệu] mới dành đặc-quyền đặc-lợi cho ông như thế này, thì ông mỉm cười, gật gật đầu, không trả lời thẳng, mà nói qua chuyện khác:
– Ở Phủ Đặc-Ủy
mình chẳng có gì...
* Và rồi thì xảy ra cuộc đổi đời, đúng nghĩa đổi đời đối với toàn-dân Miền Nam Việt-Nam, trong đó có cựu Đại-Tá Cao Văn Khanh.
Sau hơn 12 năm bị
tập-trung “cải-tạo”, về nhà vào năm 1987 thì tôi nhận được thư thăm của nhiều
thân-nhân & bạn-hữu ở xa Nha-Trang; nhưng nhiều nhất và liên-tục nhất là nhạc-sĩ
Lê Mộng Bảo
và cựu Đại-Tá Cao Văn Khanh.
“Anh” Cao Văn Khanh (xưng-hô theo kiểu VC) kể-lể, tâm-sự với tôi thật nhiều, đại-ý là ông bị tù lao+cải xong về mất hết tài-sản, vợ+con, thất-nghiệp, làm thử nhiều nghề, cuối-cùng thì đành giúp việc cho một trại heo kiếm sống qua ngày.
Thư thì thật dày,
mỗi tuần mấy lần; tôi thấy ông viết trên nhiều loại giấy, màu mực chỗ đậm chỗ
nhạt, nghĩ ông quá nghèo, tôi gửi vào ông mấy chục con tem, ông gửi thư trách,
tiếng Huế: Mi coi thường tau, tệ chi đến nỗi không có con tem gởi thơ cho
mi?
Trạng-huống của
ông khiến tôi ân-hận là mình đã từng có những tháng ngày nghi ông là một điệp-viên
nằm vùng của cộng-sản Việt-Nam.
Cuối năm 1991, tôi vào Sài-Gòn để lập thủ-tục đi Mỹ theo diện HO. Tôi tìm thăm ông tại một địa-chỉ mà ông ghi cho. Đó là một ngôi biệt-thự hai tầng vốn rất lộng-lẫy, mà nay xuống cấp như nhiều cơ-ngơi của “người Quốc-Gia” trước kia. Phần chính phía trước đã bị cưỡng-chiếm, chủ-nhân chỉ được chừa cho một phòng phần phụ phía sau.
Tôi đến lúc ông vắng
nhà, được một thiếu-phụ tự nhận là vợ của ông. Tôi tự giới-thiệu liên-hệ giữa
tôi và cựu Đại-Tá Cao Văn Khanh, bà ấy vui-vẻ như gặp được người “phe ta”,
cởi-mở chuyện-trò với tôi.
Bà kể, đại-ý:
Bà là một cô bạn
gái của ông từ hồi xa xưa, nhưng vì hoàn-cảnh mà phải xa nhau.
Bây giờ mới gặp lại
nhau thì ông không còn trẻ-trai, lại bị quốc-biến mà phải long-đong, tứ-cố
vô-thân, mà bà thì cũng gặp cảnh khó-khăn, nên bà mủi lòng thông-cảm đem ông về
đây.
Đến đây thì ông về
nhà. Tôi đứng dậy chào, bắt tay, ôm nhau thật lâu. Xong tôi ngắm ông, thấy ông
hồng-hào, áo quần tươm-tất, lộ vẻ ngạc-nhiên. Như hiểu ý tôi, bà liếc xéo ông
mà nói:
– Lúc đầu tôi
không nhận ra. Ông đen và hôi như một con heo. Tôi phải tẩy rửa lột xác cho
ông, rồi đưa đi sắm áo quần, giày dép, phục-vụ cho ông ăn ngon ngủ kỹ nên mới
tươi-tỉnh như thế này đấy.
Cả ba chúng tôi
cùng cười.
Vợ+chồng cựu Đại-Tá Cao Văn Khanh mời tôi ở lại ăn cơm. Chúng tôi nói chuyện với nhau thật nhiều, thật vui, và thật thân-mật, ấm-cúng như người trong nhà.
Điều tôi mừng nhất
là ông gặp được một người vợ tuy tuổi trung-niên nhưng còn dáng-dấp trẻ-trung,
xinh-đẹp, dịu-hiền, đảm-đang, nhất là nồng-thắm yêu ông, để ông từ đây thực-sự đổi
đời, làm lại cuộc sống trong hạnh-phúc gia-đình.
Tôi tin ở người bạn
đời mới có của ông. Bà ấy ân-cần ngỏ ý mời tôi, và vợ+con tôi, khi vào Sài-Gòn
để đợi lên đường thì đến ngụ tạm ở đây với hai ông+bà, chịu chật với nhau, (lời
bà) nhưng có như thế thì mới thân, mới vui.
Cựu Đại-Tá Cao
Văn Khanh tiếp lời:
– Chúng ta đều
cùng cực-khổ, đều cùng đợi ngày ra với Thế-Giới Tự-Do.
https://lexuannhuan.tripod.com/CaoVanKhanh.html