TẢN MẠN:VĂN THI SĨ ĐA TÀI LÊ TUẤN TUỔI GIÀ LÀM THƠ VIẾT VĂN IN SÁCH
Tuổ i già làm Thơ
viế t Vă n in Sách
Louis Tuấn Lê viết và
sưu
tầm
Nhiều người nói với tôi công việc mà ông đang làm là viết văn làm thơ rồi in thành sách hay chia sẻ online, tất cả đều uổng công vì thời buổi này mấy ai còn đọc sách, gần như thiên hạ sống theo chủ nghĩa thực dụng, những thứ gì cần thiết cho đời sống là họ thích, như ăn được uống được, họ sẵn sàng bỏ tiền ăn một tô phở, hay mua ổ bánh mì, nhưng không mua một quyển sách với giá tiền tương đương với tô phở.
Tôi
mặc kệ câu nói này, vì theo tôi mỗi người đều có một quan niệm khác nhau.
Tại sao chúng ta không tự đặt câu hỏi? Sự hiểu biết của chúng ta đến từ đâu, phải chăng
sự hiểu biết của chúng ta chính là sự tổng hợp thông tin học hỏi kinh nghiệm từ sách vở.
Sách chính là biểu tượng của văn hóa qua mọi thời đại.
Không cần đốt sách để phá hủy một nền văn
Các
nhà khảo cổ học đã khám phá trong
các hang động có những hình vẽ lưu lại hình dạng các loài động vật hay hình ảnh sinh hoạt
của thời xưa có niên đại hàng triệu năm, đó cũng
là cách biểu thị một nền văn học cổ xưa vào thời đại con người chưa có chữ viết, họ đã
vẽ ra những hình ảnh thực tế mà họ nhận biết
qua cách nhìn, để lưu lại cho hậu thế, có thể nói
đó chính là những quyển sách trên vách đá trong hang động.
Cho
đến khi con người phát minh chữ viết rồi từ đó phát minh ra quyển sách, tất
cả đều thừa nhận rằng,
sách được xem là “phát minh vĩ đại” của con người.
Sách
là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay đổi và cấu tạo thành
các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy thuộc vào môi
trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi thời đại khác nhau.
Sách
in được nhấn mạnh như là vật phẩm văn hóa có giá trị và là biểu tượng của
giáo dục tự do và nhân văn.
Có một ví dụ khá thú vị cho việc đọc sách. Một người
thật sự buồn ngủ, gục lên gục xuống vẫn có thể xem TV, nhưng đọc sách thì rất khác.
Ngôn
ngữ trong sách mở ra một ấn tượng về tư tưởng sâu xa hơn ấn tượng của
việc nghe và nhìn trên TV, vì nó kích thích và
đòi hỏi sự nỗ lực tích cực của trí tuệ.
Đọc sách cần có nỗ lực của trí tuệ. Đọc để tìm kiếm thông tin có đôi khi vẫn cần đọc đi đọc lại. Còn nếu đọc để phân tách các lớp, các tầng ý nghĩa thì càng phải vừa đọc vừa suy ngẫm một cách thận trọng, nhờ vậy mà sách còn góp phần định hình nhân sinh quan, thế giới quan, và làm cho thế giới tinh thần ẩn giấu trong tâm hồn con người trở nên phong phú, giàu có hơn.
Tôi
càng tìm hiểu thêm về chữ viết và quyển sách, tôi bị cuốn hút sâu thêm vào chủ
đề này, tôi muốn tim hiểu thêm nữa mà càng đào sâu thì nhận ra nó bao la vô cùng tận,
trong lúc tìm hiểu tôi tình cờ nhận ra hệ thống (Guinness Worl Records) kỷ lục thế giới, đã trao giải vô địch cho “Công
trình viết tay vĩ đại nhất thế giới” đó là quyển sách
Codex Gigas hay còn gọi là Kinh Quỷ Dữ, nó được sánh ngang hàng với kỳ quan thế
giới.
Quyển
sách được thực hiện vào đầu thế kỷ thứ 13 trong tu viện Podlazice thuộc
Cộng Hòa Tiệp Khắc (CH Séc). Hiện tại quyển sách vẫn được lưu giữ tại tu viện này.
Theo
truyền thuyết kể lại Kinh Quỷ Dữ là tác phẩm của một tu sĩ Podlazice do phạm điều cấm của tu viện mà chịu án tù chung thân giữa bốn bức tường đá.
Để đổi lấy tự do tu sĩ hứa sẽ viết một tác phẩm lớn nhất thế gian, khi biết không
thể thức hiện lời hứa của mình. Đêm đó ông đã thỉnh cầu quỷ dữ hiện lên giúp đỡ. Lời cầu khẩn được ứng nghiệm. Con quỷ mua linh hồn của tu sĩ, sau này được miêu tả trong kinh
sám hối.
Kinh Quỷ dữ cao 91 cm, rộng 52 cm và nặng 57 kg. (Ảnh: Radio Praha).
“Cuốn sách bao gồm Kinh Tân
ước,
Kinh Cựu ước, tiểu sử những người đã khuất trong tu viện
Podlazice, danh sách những tu viện thành viên
của Podlazice, một
bản viết tay về lịch sử tự
nhiên, biên niên ký cổ xưa nhất về CH Séc Latin - tổng số có 11 đầu mục tất thảy”.
Người ta ước tính phải lột da 160 con lừa mới đủ chất liệu làm nên quyển sách này. Viết bằng thứ tiếng Latin,
Kinh Quỷ Dữ còn mang theo vô số những công thức
“thần dược” bí hiểm chữa đủ loại bệnh, chưa kể hàng trăm mánh khóe giải quyết tình huống bất thường.
Ngoài ra ngành khảo cổ học còn phát hiện
ra Các Cuộn Sách Biển Chết (The Dead Sea
Scrolls) được xem là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ
XX và có lẽ của tất cả
các thời đại.
Chúng bao gồm 972 bản ghi chép từ khoảng 300 năm trước CN tới năm 70 SCN. Trong đó có hơn 200 cuộn thuộc các tác phẩm Cựu Ước, được tìm thấy trong tình trạng rất tốt, mặc dù nó có niên đại cổ hơn bất kỳ bản thảo nào trước đó.
Những bản thảo này cung cấp các bằng chứng phong phú giúp con người xác nhận
văn bản Cựu Ước là chính xác một cách đáng kinh ngạc.
Cuộn Sách Biển Chết
(The
Dead Sea Scrolls) lần đầu tiên
được phát hiện vào năm
1947 ở Qumran,
một ngôi làng nằm ở phía tây bắc Biển Chết, cách Giê-ru-sa-lem khoảng
hai mươi dặm về phía đông.
Một
người chăn dê trong khi đi tìm con dê lạc, đã ném hòn đá vào một trong
những hang động dọc theo vách đá bên
bờ
biển và nghe thấy
một tiếng vỡ, hòn đá đã
làm vỡ một bình gốm chứa các cuộn giấy da và giấy cói, mà sau này người ta đã xác định có niên đại gần hai mươi Thế kỷ.
Mười năm tiếp theo do nhiều người tìm kiếm tiếp nối, mười một hang động quanh
Biển Chết đã được phát hiện có chứa hàng chục ngàn thủ bản.
Hình ảnh Cuộn Sách Biển Chết (The Dead Sea Scrolls)
Nguồn gốc chữ viết:
Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời cuối thiên niên kỷ thứ 3 TCN tại vùng (Lưỡng Hà) ở dạng chữ hình nêm cổ xưa ở vào triều đại Ur thứ ba. Cùng thời gian đó, những dạng tiền chữ viết Elamite phát triển thành chữ viết Elamite có hàng lối (dạng chữ viết này cho đến nay vẫn chưa giải mã được).
Sự phát triển của chữ viết tượng hình Ai Cập song song với những ký tự vùng Lưỡng Hà và không nhất thiết là độc lập với nhau. Hệ thống tiền ký tự của người Ai Cập tiến hóa thành những ký tự tượng hình cổ xưa vào khoảng 3.200 năm TCN và phổ biến rộng rãi ở giữa thiên niên kỷ thứ 3 TCN.
Ký
tự của nền văn minh sông Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ thứ 3 cả ở dạng tiền chữ viết hoặc dạng
chữ viết cổ xưa tuy vậy quá trình
phát
triển này tiến nhanh
hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN.
Hình thức đầu tiên của quyển sách:
Hình
thức đầu tiên của sách là các tấm đất sét được khắc chữ bằng một dụng cụ viết gọi là bút trâm, được người Sumer, người Babylon
và người vùng Lưỡng Hà cổ xưa sử dụng.
Hình thức gần gũi hơn với sách ngày
nay đó là các cuộn
sách (book roll) hay các cuộn
giấy (scroll) của người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ
đại.
Những cuộn giấy này bao gồm các tờ giấy papyrus, loại vật liệu giống như giấy
được
làm từ lõi cây sậy nghiền
nhỏ mọc ở vùng châu thổ sông Nile, được làm thành một
dải liên tục và cuộn lại quanh một cây gậy.
Dải
giấy có chữ viết (bằng bút cũng làm từ cây sậy) thành những
dòng
hẹp và sát nhau trên một
mặt giấy. Khi đọc, dải giấy cuộn được trải ra. Các
cuộn giấy papyrus có độ
dài không giống nhau.
Cuộn giấy dài nhất còn lại đến ngày nay được bảo quản trong Bảo tàng Anh ở
London, dài 40,5m.
Sau
đó, trong suốt thời kỳ Hy Lạp cổ (thế kỷ thứ IV đến thế kỷ I tr.CN),
các cuộn sách dài được chia nhỏ thành các cuộn ngắn hơn, khoảng
10m,
và cùng được bảo quản trong một vật đựng.
Khởi nguyên của những trang sách:
Người Ai Cập cổ đại là nhóm xã hội đầu tiên có ý thức chia các “trang” bằng cách dệt thân cói với nhau, đập phẳng chúng và chia thành các mảnh. Sau đó, họ cuộn chúng lại. Đây là hình thức sơ khai cho những cuộn thông tin bằng da lừa hay cuộn giấy sau này, theo Book Trust.
Kỹ
thuật cuộn tấm cói được sử dụng
hàng trăm năm. Người Hy Lạp, La Mã cũng
sớm áp dụng. Đến thế kỷ VIII sau Công nguyên, loài người cuộn các mảnh “giấy”
quanh một miếng gỗ lớn để dễ dàng vận chuyển và lưu trữ.
Khoảng năm 600 sau Công nguyên, những hình minh họa vẽ tay tuyệt đẹp bắt đầu xuất hiện trên da. Các bức tranh đầy màu sắc, vẽ tỉ mỉ gọi là “bản thảo được chiếu sáng” và có chất lượng tốt.
Nó giúp người dân cổ
đại miêu tả chân thực về cuộc sống và câu chuyện cần
truyền tải. Đây là sự khởi đầu cho sách ảnh sau này.
Người Hy Lạp và La Mã cũng phát minh những viên
sáp. Sản phẩm này có thể khắc thông
điệp lên, sau đó cào phẳng như một cách xóa dòng thông tin cũ và viết nội
dung mới, tái sử dụng nhiều lần. Phát minh trên tương tự bản phác thảo sau này.
Những cuốn sách đầu tiên:
Dần dần, những cuốn sách thuộc sở hữu cá nhân trở nên quý giá. Bởi thường chứa
đựng những thông tin quan trọng hoặc văn bản tôn giáo.
Một số khác để kể lại câu chuyện lịch sử, răn đe
hoặc
noi gương tốt.
Thiên
sử thi đầu tiên của nhân loại là Sử thi Gilgamesh
(The Epic of Gilgamesh). Nó được sáng tác vào thời kỳ các quốc gia cổ Sumer và Akkad, có nhiều dị bản.
Theo các nhà nghiên cứu, The Epic of
Gilgamesh ra đời từ khoảng năm 2750
đến
năm 2500 truớc Công nguyên, có tuổi
đời khoảng 4.500 năm.
The Epic of
Gilgamesh
thiên sử thi đầu tiên của nhân loại. Ảnh: Wiki.
Hình thức in ấn đầu tiên:
Hình thức sớm nhất của in ấn là in
bằng âm bản khắc gỗ, với các nghiên cứu hiện
tại thì in ấn đã xuất hiện ở Trung Quốc có niên đại từ trước năm 220 trước CN và ở Ai
Cập vào thế kỷ thứ 4 sau CN.
Những mảnh vỡ in khắc gỗ sớm nhất còn sót lại là từ Trung Quốc. Chúng được làm bằng lụa in hoa ba màu từ thời nhà Hán (trước năm 220 sau Công Nguyên).
Chúng là ví dụ sớm nhất về in khắc gỗ trên giấy và xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ bảy ở Trung Quốc.
Mộc bản đầu tiên in hoàn chỉnh là
Kinh Kim Cang in năm 868
Mộc bản này còn lưu giữ tại
Bảo tàng Anh Quốc
Vào thế kỷ thứ chín, việc in trên giấy đã bắt đầu phát triển, và cuốn sách in hoàn chỉnh đầu tiên còn tồn tại có ghi niên đại của nó là Kinh Kim Cang năm 868, còn lưu giữ tại thư viện (Anh Quốc)
Đến
thế kỷ thứ mười, 400.000
bản
in một số kinh điển và tranh ảnh, và các tác phẩm
kinh điển của Nho giáo đã được in.
Một thợ in lành nghề có thể in tới 2.000 tờ chứa hai trang mỗi ngày.
Việc in ấn sớm lan rộng đến (Hàn Quốc) và (Nhật Bản), những quốc gia cũng sử dụng
logogram của Trung Quốc, nhưng kỹ thuật này cũng được sử dụng ở Turpan và
Việt Nam bằng cách sử dụng một số chữ viết khác.
Kỹ thuật này sau đó lan sang Ba Tư và Nga. Kỹ thuật này được truyền đến châu Âu thông qua thế giới Hồi giáo, và vào khoảng năm 1400 đã được sử dụng trên giấy cho
các bản in chữ cũ và chơi bài. Tuy nhiên, người Ả Rập không bao giờ sử dụng điều này
để in Kinh Quran vì những giới hạn áp đặt bởi học thuyết Hồi giáo.
Nếu
tiếp tục đào sâu mãi để tìm hiểu về nguồn
gốc chữ viết và in ấn đầu tiên của loài
người thì nó bao la vô cùng, không biết bắt đầu từ đâu và
kết thúc ở thời đại nào.
Tôi chỉ sưu tầm và tóm tắt lại một cách khái niệm căn bản nhất về chữ viết và in
ấn qua từng thế kỷ mà con người lưu lại.
Xin trở về với
chủ đề ban đầu “Tuổi già làm thơ viết văn và in sách”
Sách
được xem là “phát minh vĩ
đại”
của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng
có hứng thú với sách.
Người ta có nhiều lý do, nhiều mục đích để
tìm
đến sách. Có người
đến với sách là
vì mục đích giải trí, có
người
cần tìm kiếm thông tin, kiến thức, kỹ năng phục vụ việc học tập
hay công việc, có người tìm đến sách như một thói quen,
khi họ cần cái gì đó để đọc, có người vì niềm yêu thích, thậm chí là đam mê với sách và đọc sách với họ cũng như bầu không khí để thở vậy.
Mặc dù họ đến với sách
nhầm mục đích nào, thì suy cho cùng cái họ đạt được với
đa phần người đọc, là được thỏa
mãn các mục đích giải trí, tìm hiểu thông tin,
sở thích và đam
mê.
Vậy nên, có vô vàn lời hay ý đẹp, đã được đúc
kết để khẳng định vai trò
không
thể
thay thế của sách trong đời sống, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần của con người.
“Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những
thế kỷ đã trôi qua.” Nhà văn Rene Descartes
"Tất cả những
gì con người làm, nghĩ hoặc trở thành:
được bảo tồn một cách kỳ
diệu trên những trang sách.” (Thomas Carlyle)
Không có gì có thể thay thế văn hóa đọc. (Günter Grass)
Sách
là kho tàng văn hóa chứa đựng tất cả trí tuệ của con người nó được
chuyển tiếp trên lớp sóng thời gian đến thế hệ này qua thế hệ khác.
Trí
tuệ con người cần phải được rèn luyện và phát triển thông qua quá trình học
tập, đặc biệt là qua con đường đọc sách.
Ngày
nay thói quen cầm quyển
sách trên tay là những ấn phẩm được in trên giấy
đóng thành sách để đọc, đang chịu tác động mạnh mẽ bởi sự xuất hiện của nhiều loại sách
và những xu hướng đọc mới qua các phương tiện điện tử trên
hệ thống internet.
Thay
vì mang theo một cuốn sách để
đọc khi đi xa hay khi nghỉ ngơi tại nhà, nhiều
người đã lựa chọn các thiết bị kỹ thuật điện tử, như Cell phone, IPad, Laptop,
Tablet, Ebook.
Internet là không gian vô hạn, trong đó cả một thế giới sách cũng không giới hạn. Thay
vì khái niệm sách in như trước đây, thì ngày nay người đọc đang dần quen thuộc với
sách điện tử Ebook, hay tìm đọc trên trang mạng Google Search.
Sách điện tử đang thay đổi thói quen đọc sách của nhiều người, bất kể già hay trẻ, nam hay nữ.
Đặc
biệt, học sinh, sinh viên, thành
phần cần được quan tâm nhất hiện nay, vẫn
phải duy trì đọc sách với các loại sách
giáo khoa bắt buộc hay giáo trình
liên quan đến môn học đã
được
in thành sách.
Tuy
nhiên sự chọn lựa của giới sinh viên học sinh đang có khuynh hướng đi tìm
các loại tài liệu có liên quan đến chương trình học trên internet, họ sử dụng Ebook và hệ thống
Goocle Search.
Còn
nhà sách và sách in đã dần bị bỏ quên, khi giới trẻ có vô vàn sự lựa chọn trên các
trang bán sách trực tuyến (online), đọc sách online.
Chưa kể, còn được đọc sách miễn phí thay vì tốn tiền mua
sách, hơn nữa sách điện tử
còn được thu nhỏ, mang tính di động và tiện dụng của chiếc điện thoại thông
minh Celphone, hay Ipad, Laptop, luôn sẵn sàng giúp chủ nhân của nó tìm kiếm thông tin bất
kể thời gian, địa điểm miễn là ở nơi đó có kết nối
qua hệ thống internet.
Trong thời gian gần đây trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con
người, đang dần dần lấn áp và càng ngày càng trở nên mạnh hơn trong khả nay tư duy thay thế
trí tuệ con người.
Thông thường, thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thường được sử dụng để mô
tả các máy chủ computer
(máy
tính) có khả năng bắt chước các chức năng nhận thức mà con người thường phải liên kết với tâm
trí, như thông qua học tập để
giải quyết mọi vấn đề.
Khi máy móc ngày càng tăng khả năng, các nhiệm vụ được coi là cần "trí thông
minh" thường bị loại bỏ khỏi định nghĩa về AI, một hiện tượng được gọi là hiệu ứng AI.
AI
lấy cảm hứng từ con người
có các yếu tố từ trí tuệ nhận thức và hiểu cảm xúc của
con người, ngoài các yếu tố nhận thức và xem xét chúng trong việc đưa ra quyết
định.
AI nhân cách hóa cho thấy các đặc điểm
của
tất cả các loại năng lực nghĩa là trí tuệ, nhận thức, cảm xúc
và xã
hội. AI có khả năng tự ý thức và tự nhận thức
được
trong các tương tác.
Một câu châm ngôn trong Định lý của Tesler nói rằng "AI là bất cứ điều gì chưa được thực hiện." Ví dụ, nhận dạng ký tự quang học thường bị loại trừ khỏi những thứ được coi là AI, đã trở thành một công nghệ thông thường.
Mặc
dù sách chịu nhiều
áp lực cạnh tranh qua hệ thống điện tử, nhưng
vẫn không ngăn chận được những tác giả “người viết
sách” vẫn miệt mài viết và sách vẫn tiếp tục
được
in ra.
Theo
thống kê từ Google. Riêng tại Hoa Kỳ, tổng
số đầu sách mới được phát hành hàng năm là khoảng 4 triệu. Có thể ước tính rằng khoảng 500.000 đến 1 triệu đầu sách mới
này được xuất bản thông qua các nhà xuất bản truyền thống. Ít nhất 1,7 triệu đầu sách
tự xuất bản mỗi năm được coi là đã được sản xuất.
Thống kê tính đến ngày
21 tháng
2 năm 2023.
Vào tháng 6 năm 2023. Thư viện Trí tưởng tượng của Dolly Parton, bao gồm hơn
2.700 đối tác chương trình địa phương, đã tặng hơn 2.408.432 quyển sách. Tổng số sách miễn
phí được tặng tính đến tháng 6 năm 2023 là 211.415.579. (trên 211 triệu quyển
sách).
Cũng
dựa trên thống kê của Goolge. Đã có hơn 155 triệu cuốn sách! Tuy nhiên, điều không rõ ràng về cả hai con số này là có bao nhiêu đầu sách tự xuất bản được đưa
vào tổng số. Kể từ năm 2010, tự xuất bản đã tăng vọt. Và xuất bản kỹ thuật số đã tăng
hơn 246%.
Như
vậy đủ thấy sức mạnh của văn hóa đọc sách vẫn không
giảm, nhu cầu viết sách
in sách vẫn đủ sức thu hút thị trường đọc sách.
Mặc
dù sách điện tử đã
làm thay đổi cách mà con người sở hữu một quyển sách, vì sách
điện tử dễ dàng được
mua từ khắp nơi trên thế giới, chì cần người mua
lên online thực hiện vài thao tác là có thể mua một quyển sách rất dễ
dàng.
Tuy nhiên có nhiều người quan niệm rằng sách điện tử chỉ là một (file)
tập
bản tin trên máy tính (computer). Nó không mang lại một cảm giác chạm tay vào và lật từng trang sách, nghe được âm thanh va chạm của
trang giấy và ngửi được mùi hương của loại giấy. Chính điều này là yếu tố quan trọng tạo nên
một cảm giác được sở hữu quyển sách.
Trong nền văn hóa xa xưa nhất của con người, thì quyển sách luôn mang đến một
cảm giác được kết nối tư duy cùng
xã hội, nó được thể hiện kiến thức và trí tuệ cho một nên văn học.
Rất
nhiều gia đình có địa vị trong xã hội, trong nhà
luôn có một tủ sách
đặt ở vị trí sang trọng, trên đó chưng bày những
quyển sách như một thư viện thu nhỏ. Đó cũng là niềm
tự hào của gia chủ.
Trở về đời sống thực tại, tôi đã ấn hành tất cả 7 quyển sách nếu tính thêm quyển sách mà tôi đang tiếp tục viết với chủ đề (Tuyển tập truyện ngắn Tháng ba hoa táo) thì đây là quyển sách thứ 8.
Tôi cũng ngạc nhiên tại sao mình lại in nhiều sách đến thế, đôi khi tôi cũng tự hỏi? in ra đế làm gì, có ai đọc sách đâu mà in. Nói vậy thôi vẫn có nhiếu người đọc sách, có vài quyển sách tôi chia sẻ trên online, nhiều người đã vào Google search và tìm đọc.
Câu
hỏi đặt ra với số lượng sách
in nhiều như vậy chắc là tốn nhiều
tiền
lắm, nếu không ai mua thì lỗ vốn. Xin thưa sách tôi in ra chưa bao giờ bán cho ai, tôi viết sách và
in thành sách là sở thích riêng, nó
đem lại niềm vui lúc tuổi già, trong thời gian về hưu (retire) thời gian nhàn rỗi rất nhiều, nếu không làm gì thì
buồn chán rồi sinh ra bệnh tật.
Những
ai đã và đang bước vào tuổi già, khoảng từ 70 tuổi trở lên, thường phải
đối mặt với một nỗi sợ, đó là sự cô đơn
của
tuổi già. Cô đơn
không hẳn là do không có
người thân hay do hoàn cảnh neo đơn, mà là do những yếu tố rất đặc thù khiến người già phải rút lui vào thế giới riêng của mình.
Có lẽ đây là tâm trạng của tôi, bởi vì tôi bắt đầu viết
sách và in sách là khi tôi bước vào tuổi 70.
Chắc
có một duyên nợ gì đó với sách vở, vì thời gian tôi mới về hưu trí khoảng
năm tôi 67 tuổi, khi ấy
tôi phụ trách làm chủ bút một tờ đặc san, xuất bản vào dịp tết hàng năm. Chủ bút là người đứng mũi chịu sào, nếu không hoàn thành tác phẩm trước tết để kịp
phân phối thì mang tiếng.
Sau
khi hối thức rồi gom góp đủ bài vở cho tổng số 300 trang
sách, tôi phải đi tìm người Layout
làm thành quyển sách, rồi tìm một họa sĩ trình bày trang bìa cho quyển sách,
rất là phức tạp và tốn nhiều tiền, khi ấy tiền công layout một quyển sách là 700 đô
la, thêm từ 500 đến 700 đô cho họa sĩ trình bày trang bìa, nói chung là làm thành
quyển sách là mất 1,500 đô la, một số tiền không nhò.
Đôi
khi không phải tốn tiền là xong, người layout còn làm khó dễ, họ nói bận rộn
nhiều công việc, layout một quyển sách phải mất
từ 2 đến 3 tháng mới xong, mà thời gian
hết hạn (deadline) gần kề, mình phải xuống nước năn nỉ đủ điều.
Sau
đó phải đem đến nhà in người Việt làm chủ tại thành
phố
San Jose, nếu muốn
in giá rẻ thì phải in với số lượng thật nhiều từ 500 quyển sách trở lên với giá vào khoảng
4 hay 5 đô la một quyển, tùy theo số lượng sách in.
Khi ấy anh em chúng tôi mỗi lần in sách phải tốn khoảng 3,500 đô la cho một kỳ ấn hành đặc san, số tiền nay cũng do hội đóng góp, rồi sau đó người nhận sách sẽ tự động đóng góp vào quỹ đặc san của tổng hội.
Kể từ đó tôi bắt đầu tìm hiểu về cách thức Layout
một
quyển sách. Tôi có một cá tính
rất đặc biệt, nếu cái gì tôi thích là phải tìm hiểu cho bằng được.
Tôi
hỏi thăm bạn bè những
người biết về layout
book, mỗi người chỉ một cách, có
người nói phải có software đặc biệt cho layout. Cuối cùng tôi học được cách tự layout làm thành quyển sách thông qua Microsoft Word, không cần mua thêm một software nào
khác.
Tôi
bắt đầu thực tập layout
quyển
đặc san mùa xuân, làm tới đâu học hỏi tới đó, bước đầu cũng hơi khó nhưng tôi đã quyết tâm thì phải làm cho bắng được, một tháng sau
tôi hoàn thành quyền đặc san, đem đến nhà in, nhân viên in
ấn xem xong và nhận xét,
quyền sách layout khá hoàn chỉnh vậy mà anh nói không biết layout.
Kể từ đó tôi chính thức nhận layout
sách
cho bạn bè và những
ai cần với một giá
tượng trưng, nghề dậy nghề cho đến hiện tại, tôi đã trở thành một chuyên
viên layout book rất thành thạo, kể cả trình bày trang trí hình bìa trước và sau cho một quyển sách,
trang trí cũng là sở thích riêng của tôi
vì tôi rất thích hội họa, từng vẽ nhiếu bức tranh qua
nhiều thể loại.
Đọc
qua phần này cũng là một câu trả lời cho câu hỏi: Tiền đâu ra mà in nhiều
sách như vậy? Sách là tác phẩm của chính tôi là tác giả, người layout book cũng là tôi,
thiết kế trang bìa cho quyển sách cũng là tôi, tóm lại tôi không tốn một đồng nào để hoàn
thành một quyển sách.
Sau
khi hoàn thành quyển
sách, thông qua cái laptop
nhỏ
bé với hệ thống internet,
tôi gửi quyển sách
đến nhà in tại Hoa Kỳ, nhà in nhận sách họ tự động hoàn thành một
quyển sách, thế là tôi đặt in một quyển sách mẫu gọi là quyển (Proof)
tùy
theo sách dầy
bao nhiêu trang, in đen trắng hay
in màu, loại giấy gì, bìa sách bình thường hay
bìa
cứng, tôi bấm chọn vào những điều kiện cho một quyển sách. Ngay lập tức nhà in sẽ cho biết giá
tiền.
Thông thường tôi hay in sách hình màu, giấy trắng, bìa sách thường, bề dày của sách khoảng 300 trang, tri phí vào
khoảng 13 đấn 14 đô la, nhưng cộng thêm thuế và tiến
shipping vào khỏang trên dưới 20 đô la, bằng tiền ăn một tô phở.
Cái
hay của hệ thống in ấn của Mỹ là họ sẵn sàng in một quyển cũng OK, không cần in số lượng nhiều, và nếu mình muốn gửi sách tặng bạn bè ở xa thì chỉ cẩn đặt order
và cho địa chỉ thư tín là sách sẽ gừi về.
Do đó mỗi đầu sách tôi chỉ in vào khoảng 20 quyển với số tiến khoảng 200 đô la,
đủ để tặng bạn bè. Với số tiền nhỏ 200 đô la để mua được niềm vui, và có bao nhiêu kỷ
niệm cho sách vở, quyển sách sẽ được
lưu
giữ online và
lưu truyền đến thế hệ mai sau thì còn gì bằng.
Tôi xin tạ ơn Thiên Chúa
tạ ơn
Thượng Đế đã ban cho
tôi nhiều năng khiếu, nhiều sở
trướng (habit) để tiêu khiển lúc tuổi
già.
Có
nhiều lời khuyên cho
tuổi
già là hãy tìm hiểu thêm
các môn nghệ thuật như hội họa,
nghe nhạc, làm thơ, viết sách hay đọc sách,
hay làm vườn, để tăng cường trí nhớ cũng là
hình thức tập luyện
cho não bộ, giúp người già thêm niềm đam mê, mà còn giúp
não bộ vận hành tăng thêm trí nhớ và sáng tạo. Việc rèn luyện
trí óc cũng có thể đẩy lùi suy giảm khả năng suy nghĩ, giữ cho não bộ vẫn hoạt động, hạn chế sự xuất hiện các triệu
chứng trầm cảm dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già.
Năm
nay tôi đã bước vào tuổi 76, tôi nhận thấy sự lão hóa của thân xác hình như
nó diễn biến nhanh
hơn, tuy nhiên tâm trí tôi vẫn còn minh mẫn, trí tuệ vẫn chưa bị lão hóa, nó vẫn tuôn chảy như dòng suối tưới mát tâm hồn tôi.
Như
vậy thời gian nhàn rỗi của tuổi già không bị lãng phí, tôi vẫn còn sáng tạo qua
văn thơ, mỗi ngày tôi vẫn viết một bài thơ hay tập trung viết một câu chuyện ngắn.
Tôi
quan niệm thể xác có già đi theo thời gian, nhưng đừng để tâm hồn già theo nó.
Như vậy thời gian vây quanh tôi không phải là thời gian nhàm chán, mà thời gian ấy chính
là dòng suối tinh khiết của trí tuệ
đang chảy tràn ngập trong tâm hồn tôi.
Có một dòng suối tuổi trẻ, nó luôn luôn nằm trong tâm hồn, tài năng cùa bạn, sự
sáng tạo sẵn có của bạn mang đến cho cuốc đời thông qua những năng khiếu nghệ thuật.
Khi
bạn học được cách lấy nước từ dòng suối này, bạn sẽ thực sự đánh bại tuổi
tác. Tâm hồn của bạn sẽ trẻ mãi theo thời gian.
Mỗi buổi sáng khi thức dậy ngồi nhâm nhi tách cà phê thả hồn vào nàng thơ, tôi vẫn viết được một bài thơ, mỗi ngày tôi viết một bài thơ thì một năm tôi gom lại sẽ có
365 bài thơ đủ đế
làm thành một tập thơ rồi in thành
sách.
Tôi
có nhiều sở thích dành cho nghệ thuật, như hội họa, viết sách, sáng tác nhạc, chụp
ảnh, quay phim rồi thực hiện Video.
Tôi
có một Channel trên Youtube, một trang Blogspot và trang facebook riêng.
Tất cả những bộ môn này đôi khi làm tôi rất bận rộn.
Bà xã tôi thường cằn nhằn về điều này:
- Anh mê computer hơn mê vợ con
-
Mới sáng sớm mở mắt ra đã ngồi chúi mũi vào computer, ngồi còng cả lưng,
thì được ích lợi gì? Thời buổi này ai mà còn đọc sách.
- Anh thử nghĩ xem, cứ ngồi vào cái computer là anh quên hết những gì chung
quanh, quên cả vợ cả con cháu, thậm chí đến giờ ăn cơm cũng phải nhắc đôi
lần mới chịu ra bàn ăn.
Bà xã tôi cằn nhằn rất
nhiều về cái tội của tôi, đôi khi hơi bực tức tôi
cãi lại, nhưng rồi nhận ra
mình sai, thế là bà xã tôi nổi giận không muốn nói chuyện với tôi hai ba ngày.
Cuối cùng tôi phải nhận lỗi, xuống nước năng nỉ mãi bà
xã tôi mới chịu bỏ qua. Mọi
chuyện lại đâu vào đó.
Nhiều nhà tâm lý học cho rằng nếu thiếu đi sự tranh cãi, mối quan hệ vợ
chồng sẽ nhạt nhẽo và dần dần xa nhau. Cãi nhau là
gia vị cuộc sống, nhưng mật độ thường xuyên
quá sẽ làm sứt mẻ tình cảm.
Tôi có một suy
nghĩ
riêng, không bao giờ để sự căng thẳng
giận hờn kéo dài hơn 3
ngày, bằng mọi cách tôi phải làm hòa, đem lại sự bình thường hóa quan hệ vợ chồng.
Nỗi
bất hòa đôi khi chỉ là chuyện đâu đâu, nhưng dẫn đến hậu quả cãi nhau rồi giận hờn, nếu càng
để lâu càng trở nên ù lì, lòng tự ái càng
cao dẫn đến thái độ mặc kệ
muốn tới đâu thì tới, đây chính là yếu tố dẫn đến sự đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng.
Do đó cần phải dẹp
bỏ lòng
tự ái, lỗi phải thuộc về ai không cần
biết,
người chồng phải nhận lỗi và xin lỗi để làm hòa.
Người đàn bà luôn luôn cho
rằng
mình đúng, mình là lẽ
phải.
Tâm
lý của phụ nữ nằm ở trạng thái “giầu cảm xúc” Tuy nhiên, nếu cảm xúc không ổn định, tính khí bất thường, họ sẽ khiến người đàn ông nhàm chán và né tránh,
cảm xúc bất thường của người vợ sẽ làm cho tâm lý người chồng dễ bị cáu gắt, giận dữ.
Có một câu ví von khá hay:
“Khoai tây và cà
chua
vốn không cùng một thế giới, nhưng cả
hai vẫn tới được với nhau. Nguyên do là khoai tây biến thành khoai tây chiên, còn cà chua biến thành sốt cà chua, trở thành một đôi tuyệt vời”
Phật
pháp có thuyết giảng về chữ
“duyên” con người gặp nhau đều là nhờ “duyên”
mỗi người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta đều không phải
vô duyên vô cớ mà đều là vì có
nhân duyên với nhau. Hãy tôn trọng hết thảy, trân quý hết thảy đó chính là cách hóa
giải oán duyên, kết
thiện duyên đem đến hạnh phúc cho bản thân mình.
Trong
kinh thánh cũng đã nói:
Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một
người nữ” (Mc.10:6). Sự gắn bó giữa vợ chồng để trở
nên một là do Thiên Chúa thiết
lập. “Vì thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ để luyến ái với vợ mình, và cả hai sẽ thành một
xương một thịt.” (Mc.10:7).
Bởi đó, “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc.10:9)
Gần đến phần kết thúc câu chuyện ngắn này, tôi lại đề cập đến chuyện vợ chống,
đến đời sống hôn nhân. Bởi vì nguyên nhân chính là tôi mê
computer, mà điều này là cấm kỵ vì bà xã tôi không thích. Bà xã tôi nghĩ rằng vì cái computer, đã làm cho tôi quên mất
vợ con, suốt ngày chúi mũi vào cái laptop
nghồi còng cả lưng.
Gia
tài của tôi có một cái laptop
nhỏ
nhưng đem lại cho tôi nhiều niềm vui, từ nó
tôi có thể sáng tác viết lách đủ mọi vần đế, từ nó tôi có thể kết nối với thế giới bên ngoải
thông qua hệ thống internet.
Mỗi
ngày tôi có thể đọc những email gởi đến từ bạn bè, từ hội đòan mà tôi là thành
viên, tôi có thể vào trang Blogspot riêng để chia sẻ bài vở, tôi có thể vào trang
Facebook cá nhân để chia sẻ.
Hơn
nữa cũng nhờ cái laptop nhỏ bé này “nhỏ nhưng có võ” nói theo kiểu dân gian,
vì laptop của tôi thuộc
loại
khá mạnh có thể truyền tải một lương
lớn thông tin và những
đoạn phim ghi hình với chất lượng hình ảnh 4K, để tôi thực hiện edit làm thành những Video chia sẻ trên youtube, hay chỉnh sửa hình ảnh qua Photoshop.
Tôi
đang cố gắng kiềm chế, điều chỉnh lại thời gian dành cho Computer, phải dành thời
gian cho vợ con. Các con tôi đếu đã trưởng
thành, đều có một gia đình riêng, tuy nhiên
cháu nội, cháu ngọai thì còn bé, đôi khi các cháu cần đến ông bà.
Tôi
xin chấm dứt câu chuyện tại đây. Xin gửi đến độc giả những lời tâm sự về
tuổi già qua bài viết (Tuổi già làm thơ viết văn in sách).
Trân trọng
Louis Tuấn Lê
Viết xong 07-28-23
Ghi chú:
Có một số
tài liệu tôi đã tham khảo trên hệ
thồng
Google Search và Wiklipedia