728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

    Thao Ngoc “SỬ GIA” PHẠM HỒNG TUNG NÓI GÌ VỀ VIỆC DẠY LỊCH SỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG?

    “SỬ GIA” PHẠM HỒNG TUNG NÓI GÌ VỀ VIỆC DẠY LỊCH SỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG?


    TAP CHI DAN VAN

    DANVAN MAGAZINE

    Email: danvanmagazin@gmail.com

    ----------------------------------------

    BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

    (XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

    Về cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược năm 1979

    Thao Ngoc

    “SỬ GIA” PHẠM HỒNG TUNG NÓI GÌ VỀ VIỆC DẠY LỊCH SỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG?

    Hàng năm cứ đến ngày 17 tháng 2, những người dân VN có lương tri đều tưởng nhớ đến những người VN đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh (BK).

    Sau khi xúi giục bọn đàn em PolPot-Ieng Sary gây chiến và giết hại hàng ngàn đồng bào ta tại biên giới Tây-Nam, bị quân ta đánh cho đại bại, thì tập đoàn bành trướng BK đã “dạy cho VN một bài học” bằng cách huy động 60 vạn quân, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, ồ ạt tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. (chữ TC: Trung Cộng. Chữ VC: Việt Cộng. Chữ PHT: Phạm Hồng Tung).

    Phía VC không công bố số thương vong trong quân đội, nhưng nói nhiều về số 100 nghìn thường dân bị thiệt mạng.

    Lịch sử đã đúc kết “những cái nhất” của cuộc chiến tranh này như sau:

    Thứ nhất: đây là một cuộc chiến tranh xâm lược có quy mô lớn nhất nhưng lại diễn ra trong một thời gian ngắn nhất (từ 17/2/1979 đến ngày TC tuyên bố rút quân (5/3/1979).

    Thứ hai: Từ đòn đánh bất ngờ ấy, một cuộc chiến tranh đẫm máu nhất đã diễn ra trong lịch sử nước ta.

    Thứ ba: Đây là cuộc chiến dai dẳng nhất (kéo dài chục năm có lẻ) trong lịch sử cận đại VN.

    Thứ tư: Trong cuộc chiến này, TC đã vi phạm luật tù binh thô bạo nhất và đối xử dã man nhất với thường dân VN.

    Thứ năm: Đây là cuộc chiến được chính quyền và các sử nô lãng quên một cách nhẫn tâm và chóng vánh nhất.

    Sơ lược một số tội ác của quân TC:

    Sư đoàn 163 của TC được lệnh từ cấp trên, là “sát cách vô luận”, tức giết người không bi buộc tội. Do vậy lính TC đã thẳng tay sử dụng đại bác, hỏa tiển, súng phun lửa, mìn và cả xăng để tiêu diệt từ làng này sang làng khác, hết chục người này đến trăm, đến ngàn người khác không chùn tay.

    Nếu như, ở Bát Xát (Lào Cai), hàng trăm phụ nữ bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân TC tràn sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9/3/1979, trước khi rút lui, quân TC đã giết 43 người gồm 23 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai.

    Tất cả đều bị giết bằng dao. 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.

    TC đã gây ra một cuộc chiến đẫm máu với nhiều tội ác với nhân dân VN như thế. Nhưng ngày nay người ta lại đang cố tình lãng quên hoặc làm lu mờ và xuyên tạc về bản chất cuộc chiến này.

    Người ta không dám chỉ mặt đặt tên đúng bản chất cuộc chiến là TC xâm lược VN, mà nói tránh đi là cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Đặc biệt là sách giáo khoa lịch sử lớp 12, chỉ vẻn vẹn có 4 câu với 11 dòng nói về cuộc chiến này. Một cuộc chiến vệ quốc oai hùng của dân tộc, đẫm máu và dai dẳng như thế, nhưng sách lịch sử chỉ ghi như một bản tin chiến sự.

    Đặc biệt là về cuộc chiến này không bao giờ có trong đề thi lịch sử của học sinh, nên lớp trẻ chóng quên...

    Một trong số những tên sử nô tích cực nhất muốn làm lu mờ và đánh lạc hướng để định hướng dư luận về cuộc chiến này là GS Phạm Hồng Tung (PHT), giảng viên Trường ĐH Khoa học XH&NV (ĐHQG Hà Nội), là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

    Báo Vietnam.net ra 13/02/2019 đăng bài trả lới phỏng vấn của PHT với tựa đề “Chiến tranh biên giới 1979 được dạy trong chương trình phổ thông mới ra sao”?

    (https://vietnamnet.vn/…/chien-tranh-bien-gioi-nam-1979…)

    Chỉ một đoạn ngắn trong bài này, đã lột trần bộ mặt thật của PHT 3 vấn đề.

    Đó là: không để những người tìm hiểu cuộc chiến này tại nước ngoài do người nước ngoài viết. Vì những tài liệu này “chưa được kiểm chứng về tư liệu và nội dung tư tưởng”. Nghĩa là chưa được đẽo gọt để định hướng dư luận.

    Hai là: PHT không dám gọi tên đây là cuộc xâm lăng của TC, mà là “cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979”, và cái mà PHT gọi “Một cách khoa học, đúng đắn” là gì? Là không dùng những danh từ làm phật lòng quan thầy.

    Mục đích chính của PHT là không muốn nhắc lại tội ác của TC đã gây ra cho hàng triệu đồng bào ta trong hàng chục năm chiến tranh do chúng gây ra. Ngược lại phía TC lại ghi vào sử sách và dạy cho con em họ rằng, đây là cuộc “phản kích tự vệ chống Việt Nam”.

    Tư tưởng thần phục thiên triều của nhóm Hán gian còn thể hiện qua việc thu hồi sách Gạc ma-Vòng trong bất tử của tướng Lê Mã Lương, tuy đã được phép xuất bản rồi sau đó bị thu hồi. Lý do bị thu hồi do sách trích câu nói của tướng Lê Đức Anh khi ra lệnh: “Không được nổ súng”, làm mất lòng quan thầy.

    Sự hèn hạ còn thể hiện ở chỗ, cột bia Khánh Khê ở Lạng Sơn ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979, đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược.”

    (https://www.facebook.com/…/%E1%BA%A3nh…/577904998902918/)

    Không những đục bia, mà người ta còn đục luôn cả thơ.

    Trong bài thơ Gửi em ở cuối sông Hồng của nhà thơ Dương Soái, bốn khổ thơ hay nhất của bài thơ đã bị cắt bỏ là:

    “Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình

    Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc

    Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt

    Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông

    Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng

    Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã

    Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả

    Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

    Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

    Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc

    Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục

    Máu giặc loang ố cả một vùng”.

    Vì đã dám gọi quân xâm lược là giặc, là thù…

    (https://www.rfa.org/…/destroy-tomb-destroy-poem…)

    Thiết nghĩ rằng:

    Để cho những tên sử nô như PHT chỉ biết tôn thờ thiên triều, nay ngậm những tư tưởng ấy phun vào lịch sử bằng việc viết sách, nhồi nhét vào đầu lớp trẻ với đầu óc thuần phục ngoại bang, thì là đại họa cho dân tộc.

    Nếu như PHT chỉ là tên Hán gian chui rúc trong bộ máy nhà nước, không giữ cương vị cao, thì những tin tức tình báo do PHT cung cấp cho đối phương gây nguy hại một, thì PHT đứng vai trò viết sách và giảng dạy, sẽ nguy hiểm gấp nghìn lần. Vì sẽ đầu độc nhiều người VN và nhiều thế hệ, hiểu lầm về bản chất cuộc chiến xâm lược của TC.

    Tướng Trương Giang Long từng nói đại ý rằng, những kẻ được TC cài cắm đang chui rúc trong bộ máy nhà nước VN để lũng đoạn đường lối chính sách thần phục Tàu, không chi một trăm mà là nhiều trăm.

    Ngày 7/2/1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Phải dạy cho Việt Nam một bài học”.

    Mười ngày sau, 17/2/1979, bọn bành trướng Bắc Kinh mở cuộc tấn công toàn biên giới phía bắc VN.

    Mấy chục năm sau, Phạm Hồng Tung người có bằng tiến sĩ sử học với cái hàm giáo sư lại phun vào lịch sử một câu xanh rờn:

    Cần phải “bàn bạc” với TQ trước, rồi mới dạy cho học sinh VN những gì liên quan đến cuộc bành trướng này.

    Giọng lưỡi của PHT còn tanh mùi máu người dân VN khi biện hộ cho quân xâm lược giết hai đồng bào ta, là sự sỉ nhục và vô ơn với hàng chục vạn chiến sĩ và nhân dân đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ tổ quốc, chống lại mộng bá quyền của Bắc Kinh./.

    Thao Ngoc

    ------------------------- 

    TÀI LIỆU LỊCH SỬ:

    Lịch Sử ải Nam Quan, Bí Mật Cầu Sông Chu

    Hoàng Hoa

    2022/10/25

    Lịch Sử ải Nam Quan, Bí Mật Cầu Sông Chu

     

    Lịch Sử ải Nam Quan, Bí Mật Cầu Sông Chu


    • Blogger Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: Thao Ngoc “SỬ GIA” PHẠM HỒNG TUNG NÓI GÌ VỀ VIỆC DẠY LỊCH SỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG? Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ
    Scroll to Top