KÍNH GIỚI THIỆU BÀI VIẾT TÌNH H.O. CỦA HOÀNG MAI NHÌ & THƠ HỌA
Hôm nay để tiếp nối bài viết “ Tình H.O. “ của Hoàng Mai Nhì (vợ tôi), và cũng để góp thêm vào những bài thơ họa bài thơ “Hiền Thê“ của thi huynh Mặc Hậu. HMN xin gởi bài viết “ VỢ H.O. “ của Hoàng Mai Nhì và bài thơ “ VỢ H.O. “ của tôi đến quý vị để thưởng lãm.
Trân trọng
Hoàng Mai Nhất
H.O. 26 Lê Anh Thượng
VỢ H.O.
Tuy chưa một lần phụ
chồng, chuyển thương, tải đạn và cũng chưa một lần trèo đèo, lội suối, băng rừng gánh
lương thực thăm nuôi chồng tù cải tạo. Nhưng tôi
chính cống là vợ H.O. có“ba tăng” (batent) hẳn hoi, nếu không muốn
nói là “nhản hiệu có cầu chứng tại Tòa”.
Tôi theo chồng cùng
con gái nhỏ (13 tháng tuổi) sang Mỹ định cư theo diện H.O.
Ở nơi xứ lạ quê người
này: ngôn ngữ lạ, phong tục lạ,đường xá lạ,
ngay cả chợ
cũng lạ. Nói chung cái gì cũng lạ hết, chỉ gặp được người Việt là không lạ
mà thôi. Bởi vậy ở đâu có người Việt tụ hội là ở đó có tôi và con còn ẵm
ngữa.
Nhữg người Việt đến
đây theo diện H.O., cùng họp nhau lại thành lập Hội H.O. trước khi chúng tôi đến
HoaKỳ. Còn nhớ những năm đầu tôi đến Mỹ, khi lễ hội Veterans Day chưa chuyển xuống
thành phố Auburn ; buổi diễn binh được tổ chức ở Down Town Seattle.
Khí trời thì
lạnh, gió từ hồ thổi lên càng lạnh. Ôm con co ro bên lề đường nhìn thấy
chồng trong bộ quân phục đứng trong hàng ngũ diễn hành,cộng thêm tiếng gầm
hú của đoàn xe môtô dẫn đầu, làm tôi liên tưởng như đang thật sự
tiễn chồng ra trận; sợ hãi, lo lắng mà hãnh diện. Cảm giác này đã theo
tôi đến tận bây giờ khiến tôi yêu chồng như thế nào và thương lính biết là bao.
Tôi không biết Anh
khi Anh còn mang hia đội mão, nên tôi không có cái cảm giác sung sướng, hãnh diện của
bà Tá, bà Úy hay nỗi lo lắng sợ hãi của người vợ có
chồng đang đối diện trước lằn tên mũi đạn. Tôi cũng không biết
anh khi anh còn khổ sở trong gông cùm của giặc, nên tôi
không có cái cảm giác cực khổ, tủi nhục khi phải thay chồng đang tù cải tạo để chăm
mẹ già, nuôi con dại.
Nhưng tôi thật sự thấm
cái cảm giác của người vợ lính khi ngồi tâm tình với các chị…
Chị Tín, tôi
không biết chị tên gì; chỉ gọi chị bằng tên của chồng chị là anhTín (H.O.Ngô
Tín là một ông Tá chỉ huy một căn cứ ở ngoài Trung, nơi
tuyến đầu lữa đạn) kể: có lần giặc tấn công căn cứ, sau
khi dặn dò các con ẩn núp dưới hầm cẩn thận; chị cùng các vợ
lính khác,lần mò ra các chiến hào để tiếp tế đạn cho chồng, băng bó cho
người bị thương nhẹ, chuyển người bị thương nặng ra phía sau.
Chị kể rất tự nhiên
bình thản nhưng với tôi: tôi thấy vợ lính lúc ấy, không phải là vợ
lính mà là một người lính thật sự đang bảo vệ
chồng,đag bảo vệ con;chồng lo bảo vệ căn cứ,vợ lo bảo vệ chồng. Tình
quá phải vậy không?. Rồi những câu chuyện,
những khó khăn gian khổ khi các anh đi tập trung cải tạo;
khi cả nước lâm vào cảnh đói, các chị phải vượt qua
như thế nào…
Bây giờ trên đất Mỹ, vợ chồng HO.TrịnhQuangMinh (T/T BĐQ)
đã quá tuổi về hưu thật nhiều; con cái đã thành đạt, có gia
đình. Anh Chị có thể nghĩ làm, enjoy cuộc sống; nhưng anh chị vẫn tiếp tục đi
làm để thoải mái ủng hộ mọi sinh hoạt của Hội, giúp đở anh em
nào còn khó khăn trên đất lạ quê người này. Ngoài ra, anh
chị còn âm thầm giúp đở anh em Thương Phế Binh VNCH đang còn kẹt
lại quê nhà.
Hoàn cảnh của chị
Sĩ (chồng tên Sĩ , họ gì tôi không biết ). Anh
sang Mỹ theo diện H.O. Hành trang anh mang theo
là chị với con gái nhỏ chưa đủ tuổi
đến trường, cùng với căn bệnh hiểm nghèo mà nhà tù cộng sản
cho anh. Định cư chưa được bao lâu, anh đã ra đi vĩnh viễn bỏ lại chị và
con thơ nhỏ dại, bơ vơ nơi xứ người, không bà con thân thuộc; một mình nuôi
con, giờ con cũng đã xong Đại Học.
Tôi thương các
chị quá và cũng phục các chị nữa. Tôi ngầm thấy hãnh diện vì mình cũng là
vợ (phu nhân H.O.) Và bây giờ tôi có thể nói dùm anh: “ Bà
xã H.O. ơi! Anh thương Mình….”
Seattle, June 19/2015
Hoàng Mai Nhì
(Vợ HO. 26, Lê Anh Thượng)
Anh lính trận__em là
vợ lính!
Chốn biên thùy…anh
chinh chiến xông pha
Nơi hậu phương…em là
chinh phụ
Hai đứa mình_mỗi đứa ở
một nơi!
Chổ bơm rơi…anh trải
thân giữ nước
Chốn yên bình…em vất
vả nuôi con
Chuyện nước non, hai
đứa cùng chia sẻ
Chuyện gia đình, hai
đứa cũng chung vai
Thôi tiếng súng_tưởng
mình cùng đoàn tụ!
Anh lưu đày_em cô phụ
chờ trông…
Anh khổ nhục trong
gông cùm cộng sản
Em hao gầy cố sức để
thay anh
Chăm con dại, mẹ già,
và...lặn lội
Vượt rừng sâu_xứ lạ…em
tìm chồng
Thăm một chút_em trở
về cay cực!!
Mấy năm dài…rồi cũng
được gần nhau!
Nước mắt chảy vui vì
đoàn tụ
Lệ ngắn dài vì phải
khóc ly hương!!
Nơi xứ lạ mình ngồi
ôn lại…
H.O. già_anh cầm bút
đề thơ
Em bên cạnh nhìn thơ
khẻ hỏi:
“Đến chừng nào
mình trở lại quê hương?!”
Và đó cũng là câu hỏi:
_ của anh
_ của chị
_ của chúng ta
“Đến chừng
nào “Cờ” trở lại Quê Hương?!”
Hoàng
Mai Nhất
Hoàng Mai Nhất (mặc
quân phục Bộ Binh) và Hoàng Mai Nhì
Thân kính mời quý thân hữu thưởng lãm thơ xướng họa cuối tuần. Bài xướng
thi huynh Mặc Hậu, quý thi hữu đã họa: Hoài Việt , Hoàng Dũng , Minh Trí , Kim
Anh , Lâm Hoài Vũ , Peter Do , Hoàng Mai Nhất , Tuyến Lê.
*
HIỀN THÊ
Kính tặng: Quý Bà, Quý Chị Em đã từng lặn lội thăm nuôi chồng nhốt tù bị đày đọa
tại rừng thiêng nước độc. Tác giả thành kính và cảm phục quý Bà, quý Chị Em vô
cùng... đồng thời kính tặng quý vị bằng lời thơ chân thành dưới đây:
Kết hợp con bà
Cụ Tú Xương,
Một lòng một dạ với
người thương.
Khi vinh tiết kiệm từng
"tiền lính",
Lúc nhục rơi vào
tất đảm đương.
Bởi đấng phu
quân tung gió bụi,
Vì đàn trẻ nhỏ
lướt mây sương.
Tình thâm nghĩa đậm
luôn ghi khắc,
Trọn kiếp đời
này vẹn mối vương...
Mặc Hậu
(Hàm Tân/Z.30C/Đông
80)
&
Họa vận 1: Hiền
Thê
Tù nhân "cải tạo"
ốm lòi xương
Để khổ hiền thê thật đáng thương
Chạy gạo quanh năm hoài chẳng đủ
Nuôi chồng bao tháng vẫn còn đương
Ôm sầu than thở cùng mưa nắng
Nuốt nhục âm thầm với gió sương
Một dạ đảm đang danh gái Việt
Muôn đời mãi rạng tiếng Trưng-Vương ...
Hoài Việt
(Oct, 2001)
&
Nương họa 2: Hiền Thê
Thù nhà nợ nước khắc
trong xương
Mối hận lưu đày bao nhớ thương
Tiếc thuở an bình vui hạnh phúc
Mơ ngày tươi sáng đẹp yêu đương
Quyết lòng trui luyện dù gian khó
Y dạ trau dồi dẫu nắng sương
Nâng ngọn Cờ-Vàng - Ba Sọc-Đỏ
Đường về quê Mẹ mãi còn vương ...
Hoàng Dũng (Oct,
2001)
&
Họa vận 3: Hiền
Thê
Ân tình tựa máu thấm vào xương
Như nghĩa vợ chồng vẹn
mến thương
Lúc trẻ chưa lơi niềm kính ái,
Khi già vẫn giữ trọn yêu đương
Tâm đồng đâu ngại điều
mưa nắng
Ý hợp không nề chuyện
gió sương
Chung hưởng nhục vinh
tròn mộng ước
Dặn lòng chớ để nỗi buồn vương
Cố thi hữu Minh
Trí (01/03/2002)
Họa vận 4: Hiền Thê
Ân tình những tưởng khắc vào xương.
Ai chọn kim tiền
bỏ mến thương.
Những ước đoàn viên vui lửa bếp.
Hoài mong tái hợp thắm yêu đương.
Giận người mê mẫn danh cùng lợi.
Xót kẻ âm thầm gió với sương.
Chút nghĩa tào khang thôi đã hết.
Nhủ lòng đừng để mãi tơ vương.
Cố Nữ
Sĩ Kim Anh
Họa 5 – Hiền Thê
Hồi tưởng thời gian
tù ở Bù Gia Mập- 1979
&
Đói khổ nhưng lòng vẫn
nhớ thương
Năm tháng bôn ba quên
hạnh phúc
Đêm ngày vất vả lỡ
yêu đương
Lớp lo cha mẹ thân
xuôi ngược
Phần dậy con thơ tóc
điểm sương
Tiết kiệm dành tiền
chờ giấy gọi
Thăm nuôi chung thủy
mãi tình vương
Lâm Hoài Vũ
July 13 , 2024
Họa 6 -Khổ đau
Dập vùi đầy ải chết phơi xương,
Để lại gia đình bao
xót thương,
Đêm vắng xạc xào,
chăn gối vẫn...
Ngày dài vương vấn, mối
tình đương...
Mẹ già đôi mắt lòa
mong đợi,
Góa phụ cuộc đời phủ
tuyết sương,
Đàn trẻ bơ vơ bên ảnh
bố,
Bao giờ lau hết lệ trào vương ...?
Peter Do
July 13 , 2024
Họa 7
: HIỀN THÊ
Tưởng nhốt anh em sẽ rục xương
Hay đâu vẫn sống bởi
tình thương
Vội buôn tất tả thăm lao cải
Mỏi gánh lo toan
việc phải đương
Nuốt hận vào lòng
tròn bổn phận
Nỗi đau khốn khổ
ngập mù sương
Thằn lằn tắc lưỡi
trong hiu quạnh
Phận nữ thầm mong hết vấn vương
Hoàng Mai Nhất
(7/13/2024)
Họa 8 - THĂM
CHỒNG
Gặp mặt nhìn chồng da bọc xương.
Ba năm biệt tích nhớ
sầu thương.
Thư chồng “cải tạo” rừng
miền Bắc.
Báo vợ thăm nuôi địa
chỉ đương . . .
Áo rách thân gầy đầu
đội nắng.
Quần tơi xác yếu tóc
pha sương.
Chu toàn bổn phận
nuôi con nhỏ.
Tình nghĩa phu thê mãi vấn vương.
Tuyến Lê Sydney
July 14-24