728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

    QUỐC SỰ:" QUỐC GIA HƯNG VONG, THẤT PHU HỮU TRÁCH"

     QUỐC SỰ:" QUỐC GIA HƯNG VONG, THẤT PHU HỮU TRÁCH"

    Quốc sự: "Quôc gia hưng vong, thất phu hữu trách"

    ***

    Việt Nam Cộng Hòa

    Thủ Tướng Chính Phủ Pháp Định

    Kính gởi

    Ngài Antonio Guterres

    Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc

    New York, NY 10017

    Trích yếu: Nhân kỷ niệm 75 năm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

    Thưa Ngài:

    Vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua và công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền đến 2023 đã được 75 năm.

    Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc cam kết thúc đẩy sự tôn trọng, tuân thủ áp dụng và phổ biến các nhân quyền cơ bản.

    Điều 1 của bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc nêu rõ một trong những mục đích của Liên Hiệp Quốc là thúc đẩy và khuyến khích sự “Tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tín ngưỡng”.

    Bản Tuyên Ngôn nêu rõ một phần rằng “Không ai phải chịu sự tra tấn đối xử bất công, trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục. Không ai có thể bị bắt, giam giữ hoặc lưu đày một cách tùy tiện. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm hay tín ngưỡng”.

    Đảng cộng sản Bắc Việt dùng vũ lực xâm lược, chiếm đóng và cưỡng đoạt quyền quản trị hợp pháp của chính quyền miền Nam Việt Nam năm 1975, đã vi phạm

    Điều 11 Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 ấn định “Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định các thể chế chính trị tương lai của miền Nam Việt Nam thông qua các cuộc tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế” và vi phạm

    Điều 21(3) của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền nêu rõ “Ý chí của người dân là cơ sở cho quyền lực của chính phủ; ý chí này sẽ được thể hiện trong các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và được tổ chức bằng phiếu kín hoặc bằng các thủ tục bỏ phiếu tự do tương đương”.

    Ngày 2 tháng 3 năm 1973, các vị Bộ trưởng Ngoại giao của 12 nước gồm có Việt Nam Cộng Hoà, Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Gia Nã Đại, Cộng hoà Nhân Dân Trung hoa,  Ba Lan, Hung Gia Lợi, Nam Dương, Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam VN và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, đã ký kết trước sự chứng kiến của Ngài Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bản văn “Định ước”, khẳng định chủ đích của Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam và thủ tục giải quyết nếu có vi phạm.

    Điều 2 của Định ước này nêu rõ “Hiệp định đáp ứng nguyện vọng và các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, và mong muốn hòa bình tha thiết được chia sẻ bởi tất cả các nước trên thế giới. Hiệp định góp phần quan trọng vào hòa bình, quyền tự quyết, độc lập dân tộc và cải thiện quan hệ giữa các nước. Hiệp định và Nghị định thư phải được tôn trọng nghiêm chỉnh và thực hiện nghiêm ngặt”.

    Điều 7 của định ước quy định

    (a)  “Trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp định hoặc Nghị định thư đe dọa hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, hoặc quyền tự quyết của người dân miền Nam Việt Nam, các quốc gia ký kết Hiệp định và Nghị định thư sẽ, riêng lẻ hoặc cùng nhau, tham khảo ý kiến của các Bên khác trong Định ước này nhằm xác định các biện pháp khắc phục cần thiết.

    (b) Hội nghị quốc tế về Việt Nam sẽ được triệu tập lại theo yêu cầu chung của Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thay mặt cho bên ký kết Hiệp định,

    (c) hoặc theo yêu cầu của sáu Bên trở lên của Định ước này.”

    Nhà cầm quyền của chế độ độc tài đảng trị Cộng sản Việt nam đã vi phạm tất cả các điều khỏan thượng dẫn kể từ năm 1975. Tuy vậy, các quốc gia liên hệ thường viện dẫn vì lý do tình hình  chính trị và quân sự quốc tế bất ổn nên chưa giải quyết được vấn đề vi phạm Hiệp Định Ba Lê năm 1973, ẩn ý nầy được thể hiện qua các phúc thư của các quốc gia gởi cho Chính phủ Pháp  Định.

    Vì vậy, chúng tôi kính yêu cầu Ngài Tổng Thư Ký trợ lực, can thiệp, nhắc nhở, hướng dẫn các Bên ký kết bản Hiệp Định Ba Lê năm 1973, mà vị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc tiền nhiệm đã  thay mặt thế giới chứng kiến các quốc gia ký kết, nhằm thúc đẩy các quốc gia ký kết thực thi những gì họ đã kết ước trên giấy trắng mực đen chiếu theo

    (1) nguyện vọng của toàn dân Việt Nam muốn thực thi quyền dân tộc tự quyết để tự lựa chọn thể  chế  chính trị  tự do dân chủ  thay thế  chế  độ  độc tài đảng trị Cộng sản,

    (2) chiếu theo Công Ước Vienna về Hiệp ước quốc tế ký kết năm 1969 ấn định “Các hiệp ước quốc tế phải được thi hành” và

    (3) chiếu theo bản Định ước ngày 2 tháng 3 năm 1973 để triệu tập Hội nghị quốc tế về Việt Nam nhằm nghiêm chỉnh thi hành Điều 11 của Hiệp định Ba Lê như đã quy định: “Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua cuộc tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát của quốc tế”.

    Kính chúc mừng ngài Tổng Thư Ký và Tổ Chức Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm 75 năm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10 tháng 12 năm 2023, một tuyệt tác đáng ghi nhớ của Liên Hiệp Quốc nhằm thăng tiến tinh thần, “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo” trong sứ mệnh xây dựng và bảo vệ hoà bình thế giới.

    Xin ơn Trên phù hộ ngài Tổng Thư Ký và quý vị đại diện các quốc gia thành viên.

    Kính thư

    Ngày 22 tháng 11 năm 2023

     Trần Xuân Thời

    **

    Bản sao kính gởi:

    Qúy vị Đồng hương quôc nội và hải ngoại

    Quý vị Đại sứ các quôc gia thành viên Liên Hiệp Quốc

    " Để kính tường"

     


    • Blogger Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: QUỐC SỰ:" QUỐC GIA HƯNG VONG, THẤT PHU HỮU TRÁCH" Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ
    Scroll to Top