728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

    MINH DI: PHÊ BÌNH CUỐN ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ

     MINH DI: PHÊ BÌNH CUỐN ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ


    TẠP CHÍ DÂN VĂN

    DANVAN MAGAZINE

    Email: danvanmagazin@gmail.com

    ----------------------------------------

    BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

    (XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

    ---------------------

    Kính thưa quý độc giả các Diễn Đàn,

    Bài phê bình của Minh Di về bản dịch cuốn “Đại Đường Tây Vực Ký” được phổ biến rộng rãi trên các Diễn Đàn Internet, Dịch giả Thích Như Điển chưa thấy “lên tiếng” mà chỉ có lác đác vài người “mệnh danh” là Phật tử “chống đỡ èo uột” cho Sư Phụ, và dưới đây là bài trả lời cho những sự “chống đỡ èo uột” đó. Riêng Tạp Chí Dân Văn không nhận được các bài viết  “chống đỡ èo uột” này nên đã không phổ biến được.

    Trong lãnh vực VĂN HỌC - HỌC THUẬT, chúng ta phải  xét xem người phê bình có những điểm nào sai, để “phản bác”, điều này sẽ tạo cho một tác phẩm được hoàn chỉnh hơn chứ không vì “cảm tính” mà nhắm mắt “bênh vực”…như vậy chẳng giúp ích gì cho sự tiến bộ chung.

    Bổn báo Chủ Nhiệm là một Huynh Trưởng GĐPT trước năm 1975, Thấy Bổn Sư là Đại Lão HT/TTC, hiện Ngài tu hành tại Canada.

     Germany, 04.09.2010 (đăng lần 1), đăng lần 2, ngày 10.11.2014.

    -       Chủ Nhiệm TCDV,

    -       Điều Hợp Viên DĐ Ngôn - Ngữ - Việt.

    Lý Trung Tín

    ----------------------------------------

     Trả Lời Phan Minh Tài.

     Bài phê bình của tôi về Bản dịch cuốn “Đại Đường Tây Vực Ký” của ông Chủ Chùa Viên Giác đăng trên “thôngtinberlin” có một đoạn văn ngắn của một Phật tử (PT) tên Nguyễn C Hòa nào đó. Ông Nguyễn C Hòa viết:

     - “Kính thưa quí Bác, quí Cô Chú, quí Anh Chị Em Phật tử trên diễn đàn.

    Chúng con (chúng tôi) xin được vô cùng đồng ý và hoan hỷ với lời nhận xét góp ý của cư sĩ Phan Minh Tài về bài phê bình của Minh Di. Thật rất đáng tiếc cho bút gia Minh Di, có lẻ vì quá ưu tư nên sinh ra bực tức, mà đã có lời lẽ hơi khiếm nhã không nên có cho Dịch giã Thích Như Điển chăng?

    Đây là một bài học rất đáng nhớ cho tất cả chúng ta. “Làm việc gì cũng phải suy nghĩ đến hậu quả của nó”. Cho dù bắt đầu bằng một khởi điểm tốt chăng nữa, cũng nên cẩn thận cách dùng lời và ứng xử của mình.

    Tuy nhiên phải chi chư Tôn Đức Tăng gia, khi làm Văn Hóa Phật Giáo cẩn thận hơn, đừng khinh thường đọc giả, đừng chạy theo số lượng tác phẩm mà quên đi chất lượng, thì đâu ra nông nổi. Cho đến bây giờ, dù đã có Cư sĩ Phan Minh Tài giúp giùm một chút, nhưng làm sao Dịch giả TND khỏi được tai tiếng vốn đã mang nhiều tai tiếng như thế này...

    Quí Thầy, quí Hòa Thượng dịch từ tiếng Hán, tiếng Nhật, hay tiếng Anh, Pháp… sang Việt Văn, phải luôn nhớ rằng, đọc giả không chỉ là thành phần không biết ngoại ngữ, mà còn những thành phần rất chuyên nghiệp, rất rành rẻ, mà họ chưa có điều kiện để in sách, như trường hợp của cây bút Minh Di chẳng hạn. Chúng tôi chắc chắn rằng, sẽ còn rất nhiều Minh Di nữa, chứ không phải 1 Minh Di như thế đâu.

    Âu đây cũng là một Tang Thượng Duyên hay Thắng Duyên cho tình hình Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam hiện tại và tương lai.

    Rất mong những tác phẩm dịch thuật khác sẽ không bị đem lên “bàn mổ” như tác phẩm này nữa.

    Mong lắm thay,

    PT Nguyễn C Hòa”.

                                                                               #

    Trước hết, tôi chưa được đọc bài góp ý của Cư sĩ có tên Phan Minh Tài cho nên ở đây tôi xin trả lời một số điểm trong đoạn văn ngắn trên đây của Phật tử Nguyễn C Hòa. Tôi lần lượt nói từng điểm một.

     (1). Phật tử Nguyễn C Hòa nói tôivì quá ưu tư nên sinh ra bực tức mà đã có lời lẽ hơi khiếm nhã” đối với Thích Như Điển?

    Trước hết, tôi chẳng có chi phải “ưu tư” hết, do đó, cũng chẳng có “sinh ra” cái chi cả!

    Nếu nói là tôi “khiếm nhã” thì xin hỏi Phật tử Nguyễn C Hòa rồi tôi và độc giả phải dùng hình dung từ nào để diễn tả cho thực chính xác cái thứ phàm phu Thích Như Điển (còn có các tên Thích Sáu Thành Bảy, Thích Du Việt Hắc) đây?

    Này nhé, chẳng phải tự dưng không tôi nói phàm phu Thích Như Điển là ngu dốt, là thất học và thất tu!

    Như tôi đã nói, và nói với những chứng cứ không thể chối vào đâu được, Bản dịch Tập “Đại Đường Tây Vực Ký” của Thích Như Điển là cả một đống rác, không thể nào nói cách nào khác hơn, không còn tiếng nào thích đáng hơn! Như vậy, Thích Như Điển in bản dịch này cho mọi người đọc thì có khác chi liệng rác vào mặt mọi người không? Hành vi “liệng rác vào mặt mọi người” này của Thích Như Điển rồi phải gọi thế nào cho xứng đáng đây? Nguyễn C Hòa, Phan Minh Tài?

    - Nếu nói “Khiếm” thì phải gọi là “Khiếm” cái chi đây? Gọi là “Khiếm Giáo Dục”? hay là “Khiếm Dạy” (nói rõ ra là Mất Dạy)?  

    Nguyễn C Hòa và Phan Minh Tài chắc chắn phải có Bản dịch của Thích Như Điển, đọc lại đi để suy gẫm lại những lời phê bình của tôi!

    Chưa nói trình độ Hán văn, chỉ nói Viết văn thôi thì viết văn như Thích Như Điển rồi có khác chi thứ thất học hay không?

    Tiếp đó, thân danh là một tu sĩ Phật giáo, tu mấy chục năm mà Thích Như Điển rồi đến không biết các tiếng “tập định”, “Dược xoa”, “Kiếp sơ”, “Vô Già Đại Hội”... là những danh từ cực kỳ thông thường trong Nội học, là gì?

    Cứ đó thì Nguyễn C Hòa, Phan Minh Tài cho độc giả, và tôi, biết gọi Thích Như Điển là hạng “thất tu” có chính xác, có đúng, hay không!

    Phật tử Nguyễn C Hòa, Cư sĩ Phan Minh Tài hãy định nghĩa cho mọi người nghe mấy tiếng “ngu dốt”, “thất học” và “thất tu” cho mọi người nghe thử!

    Định nghĩa xong đối chiếu với những cái sai của Thích Như Điển tôi nêu ra rất rõ ràng trong Bài Phê bình coi có đúng không, có khớp không? nếu đúng, nếu khớp thì thầy trò đóng cửa lại mà dạy nhau, đừng vì tình thầy trò mà binh nhau thì càng mất mặt hơn!

    Nghe Nguyễn C Hòa gọi Phan Minh Tài là Cư sĩ thì chắc ông Cư sĩ này cũng phải đọc Kinh Điển Phật giáo. Bây giờ tôi nói chuyện Kinh điển với ông Cư sĩ chút nhe.

    Kinh Hoa Nghiêm có đoạn viết:

    ~ Phật tử, hà đẳng vi Bồ Tát Ma Ha Tát Văn Tạng?

    - Thử Bồ Tát tri thị sự hữu cố thị sự hữu; thị sự vô cố thị sự vô; thị sự khởi cố thị sự khởi; thị sự diệt cố thị sự diệt......

                                                                /  Thập Vô Tận Tạng Phẩm XXII  /.

    ~ Phật tử, gì gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát Văn Tạng?

    - Bồ Tát này biết việc này có nên việc này có; việc này không nên việc này không; việc này khởi nên việc này khởi; việc này diệt nên việc này diệt......

     - Nếu Thích Như Điển “không liệng rác vào mặt mọi người thì sao có Bài phê bình của tôi”! Bên cạnh đó, Phan Minh Tài và Nguyễn C Hòa có biết là nếu Thích Như Điển không quá háo danh đến mê muội, bị vô minh chướng mà lừa bịp tất cả mọi người với bản dịch rác rến của Thích Như Điển thì làm gì có bài Phê bình của tôi!

    Đây chính là “thị sự hữu cố thị sự hữu...... thị sự khởi cố thị sự khởi”!

    Còn nếu muốn “thị sự vô cố thị sự vô” thì từ lúc đầu Thích Như Điển đừng khởi tâm háo danh. Bồ Tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả, Phan Minh Tài có rõ việc này chăng?

    Phan Minh Tài có đọc Kinh Hoa Nghiêm không đây?

    Lại nữa, Đại Tượng từ Quẻ Tụng (Càn / Khảm) nói:

    - Thiên dữ Thủy vi hành, Tụng, quân tử dĩ tác Sự mưu Thủy”.

    - “Trời và Nước vận hành nghịch chiều là Tượng của Quẻ Tụng, người quân tử coi đó mà khi làm Việc gì cũng toan tính từ đầu”.

    Có toan tính từ đầu thì mới không xảy ra tranh tụng! Cũng vậy, nếu toan tính từ đầu để dằn lại lòng háo danh thì Thích Như Điển đã không bị vạch mặt như đã thấy!   

    Cho nên, không phải tự dưng không mà tôi đây nói Thích Như Điển là “ngu dốt”, là kẻ “thất học”, là kẻ “thất tu”. Câu Kinh Hoa Nghiêm và lời Đại Tượng của Quẻ Tụng trong Kinh Dịch tôi dẫn trên đây có đủ cho Phan Minh Tài mở mắt ra chưa?

    Cũng cần nói rõ ra cho Nguyễn C Hòa và Phan Minh Tài hiểu rằng ở đây tôi “nói” chứ không phải chửi, vì lẽ các tiếng “ngu dốt, thất học, thất tu” tôi viết trong bài phê bình rất chính xác cả về kiến thức lẫn về công phu tu hành của Thích Như Điển!

    Tôi không chửi Thích Như Điển, như Phan Minh Tài và Nguyễn C Hòa có thể nghĩ, cỡ Thích Như Điển thì chưa xứng đáng đâu, Thích Như Điển có sao tôi nói vậy!

    (2). Nguyễn C Hòa nói:

    - “Cho dù bắt đầu bằng một khởi điểm tốt chăng nữa, cũng nên cẩn thận cách dùng lời và ứng xử của mình”.

    - Này Nguyễn C Hòa, tại sao tôi lại phải cẩn thận lời lẽ và cách “ứng xử” với một kẻ như Thích Như Điển đây nhỉ?

    Nguyễn C Hòa, Phan Minh Tài là Phật tử, và là đệ tử của Thích Như Điển, nếu như có xót ruột vì những lời lẽ cực kì chính xác của tôi thì cứ tự nhiên!

    Có điều, cứ như tôi thấy, khi đã rõ rõ ràng thầy của mình vừa ngu lại vừa dốt như thế thì cách “ứng xử” thích đáng nhất của Nguyễn C Hòa và Phan Minh Tài phải như sau:

    1). Ngậm miệng là tốt hơn cả, mở miệng cố vớt vát bênh vực cho “cái ngu dốt kia” của Thích Như Điển thì càng làm cho thiên hạ tìm kiếm Bài Phê bình của tôi mà đọc, từ đó càng có nhiều người hơn biết tới cái ngu dốt và thất tu của Thích Như Điển!

    Có đâu thầy viết bậy lừa bịp mọi người, sự việc bị vạch trần thì một đệ tử góp ý gỡ gạc cho thầy mình, một Phật tử đứng ngoài tán đồng “vô cùng đồng ý và hoan hỷ”! Thiệt là khôi hài và dại dột, không biết mắc cở!

    2). Cư sĩ Phan Minh Tài và Phật tử Nguyễn C Hòa phải lánh xa một kẻ bất xứng như Thích Như Điển!

    Không biết thì thôi, đã biết, và biết rõ như tôi đã chứng minh trong bài Phê bình, thì đây là hành động thích đáng hơn hết! Đây mới đích thực là con của Phật. Thế nào mới là một Phật tử hẳn Nguyễn C Hòa và Phan Minh Tài phải rõ, lẽ nào để tôi phải nói ra!

    Sau cùng.

    Một điều tôi đã viết trong bài Phê bình Thích Như Điển, ở đây tôi xin lập lại:

    - “Các đệ tử thân tín của Thích Như Điển, những người còn tin theo Thích Như Điển nếu có tài, cứ thử chỉ ra chỗ nào tôi phê bình Thích Như Điển là sai!”.

    để bắt đầu, Phan Minh Tài hãy bắt đầu với 9 danh từ Nội học mà Thích Như Điển viết bậy tôi nêu lên ở phần cuối bài Phê bình của tôi cho mọi người thấy cái “thất tu” và luôn cả cái “thất học” của Thích Như Điển!

    Nào, xin mời Phan Minh Tài!

    Nếu Phan Minh Tài, Nguyễn C Hòa làm nổi việc tôi nói trên đây thì hãy mở miệng, còn như không làm được thì ngậm miệng cho thật kín là tốt hơn hết, cho cả thầy lẫn trò!

    (3) Nguyễn C Hòa nói:

    - Tuy nhiên phải chi chư Tôn Đức Tăng gia, khi làm Văn Hóa Phật Giáo cẩn thận hơn, đừng khinh thường đọc giả, đừng chạy theo số lượng tác phẩm mà quên đi chất lượng, thì đâu ra nông nổi.   

     Đây, điểm trên đây mới là điểm đáng nói!

    Đọc câu trên tưởng là trách Thích Như Điển, nhưng thực ra là cố vớt vát chống đỡ cho Thích Như Điển!

    Vô ích thôi, ở đây tôi khẳng định là không phải Thích Như Điển “không cẩn thận”, như Nguyễn C Hòa ngụy biện!

    Vì lẽ nói cẩn thận tức có khả năng, có khả năng tránh được những sơ sót, cũng như những sai lầm về mặt kiến thức, cả về tổng quát lẫn chuyên môn.

    Còn ở đây, qua những chứng cứ tôi nêu ra, và phân tích cặn kẽ, thì ai cũng có thể thấy Thích Như Điển, thầy của Nguyễn C Hòa, và Phan Minh Tài, rồi ra chỉ là 1 tên thất họcthất tu ngu dốt! Thích Như Điển đã vừa ngu lại vừa dốt, Thích Như Điển có lừa bịp những đệ tử, và Phật tử, không rành Hán văn như Nguyễn C Hòa, Phan Minh Tài đây thì cứ việc bịp, chẳng ai nói! Nhưng, xa hơn, rộng hơn nữa, Thích Như Điển lại hòng đi bịp cả thiên hạ thì phải nói là không còn gì ngu hơn, không còn gì đáng nói hơn!

    Đã ngu thì chỉ có viết càn, viết bậy, làm gì có sự “cẩn thận” để mà tránh sai lầm, bởi lẽ có biết gì đâu để mà cẩn thận! Một chuyện dễ hiểu tới vậy mà Phật tử Nguyễn C Hòa cũng không hiểu nữa sao?

    Một tên thầy viết bậy, viết ngu gói trong cái tâm lừa bịp cả thiên hạ, bị vạch mặt thì có 2 đệ tử, một kẻ (Phan Minh Tài) thì góp ý rằng người phê bình có “lời lẽ khiếm nhã”, và một kẻ (Nguyễn C Hòa) đứng bên “xin được vô cùng đồng ý và hoan hỷ” với Bài góp ý của kẻ kia (Phan Minh Tài).

    Cứ như cái nhìn của tôi:

    - Ở đây, nếu phải góp ý thì Cư sĩ Phan Minh Tài và Phật tử Nguyễn C Hòa phải góp ý với Thích Như Điển mới đúng.

    Một lần nữa, Nguyễn C Hòa, Phan Minh Tài một là Phật tử, một là Cư sĩ, vậy 2 ông có đọc Kinh Hoa Nghiêm không đây, có biết hạng tỳ kheo như Thích Như Điển đây trong Kinh Phật gọi là gì không?

    Chúng ta lại nói Kinh Hoa Nghiêm nha, Phan Minh Tài và Nguyễn C Hòa!

    Kinh Hoa Nghiêm:

    ~ Dạ Thần ngôn:

    - .............. Pháp dục diệt thời hữu thiên Bộ dị chúng, thiên chủng thuyết Pháp. Cận ư Mạt Kiếp, Nghiệp hoặc chướng trọng, chư ác tỳ kheo đa hữu đấu tranh, nhạo trước cảnh giới, bất cầu công đức, nhạo thuyết Vượng luận, Tặc luận, Nữ luận, Quốc luận, Hải luận, cập dĩ nhất thiết Thế gian chi luận.

                                                                       /  Nhập Pháp Giới Phẩm XXXIX  /.

    ~ Dạ Thần nói:

    - ............... Lúc Pháp sắp diệt có cả ngàn Bộ dị chúng, thuyết Pháp cả ngàn thứ. Gần thời Mạt Kiếp, Nghiệp hoặc chướng nặng, (giữa) đám tỳ kheo ác rồi nảy sinh nhiều tranh chấp, (bọn này) rồi chỉ biết chấp vào thế lực, chẳng cầu công đức, thích nói về sự Sung túc, thích nói những việc Bại hoại, thích nói những chuyện Trai gái, thích luận Quốc sự, thích luận đủ mọi thứ chuyện, thậm chí thích nói mọi chuyện Thế gian!  

    [Minh Di ghi chú: Dạ Thần dẫn ở đây tức chỉ Thủ Hộ Nhất Thiết Thành Dạ Thần].

     Phan Minh Tài đọc lại Kinh Hoa Nghiêm và suy nghĩ cho thực kỹ nha!

    Không suy nghĩ đáo bỉ ngạn thì cư sĩ Phan Minh Tài có cần tôi viết tiếp 100 trang nữa phê bình ông thầy Thích Như Điển của ông nữa không! Và cũng cần nói rõ ở đây rằng có thêm 100 trang nữa thì vẫn chưa nói hết được những cái sai lầm, cái dốt nát của Thích Như Điển đâu, tôi khẳng định như thế, và tôi có thừa khả năng viết được!

    Chừng nào đây chúng ta sẽ tiếp tục cho mọi người trên diễn đàn gần xa thưởng thức tiếp cái “tài”, cái “giỏi” Hán văn của Thích Như Điển đây, Phan Minh Tài?

    - Tỳ kheo nhận cúng dường của bá tánh thì có bổn phận thí Pháp - và nói chung là thí những điều hay, điều đúng, đáp lại bá tánh!

    Thích Như Điển nhận tiền của một số Đạo hữu cũng như Phật tử ở tại Úc Châu để in bản dịch “Đại Đường Tây Vực Ký”, nhưng hỡi ơi, để rồi cuối cùng Thích Như Điển đã liệng vào mặt những người đã góp phần công đức đó bằng những rác là rác!

    Ác tai, ác tai!

    Tôi mong những đạo hữu, Phật tử đã góp phần công đức cho Thích Như Điển in sách đọc được bài Phê bình của tôi về Thích Như Điển!

    Minh Di.

    Úc Châu. 04 tháng 9 / 2010.

     


    • Blogger Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: MINH DI: PHÊ BÌNH CUỐN ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ
    Scroll to Top