SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 11-2022 VETERANS DAY-HAPPY THANKSGIVING
***
Mỹ Hân còn chút gì để nhớ để thương
https://youtu.be/eS7NfgI5rck
*KÍNH MỜI QUÝ VỊ THƯỞNG LÃM & CHUYỂN TIẾP
***
*NHỮNG ĐỀ MỤC CHÍNH:
*BIẾM MINH HỌA-TRANG ĐẶC BIỆT VĂN THƠ LẠC VIỆT*
*CT TÁC PHẨM & TÁC GIẢ, GS TRẦN KHÁNH & MỘNG LAN.
*TẢN MẠN-HỒI KÝ-NHẠC-THƠ-TRUYỆN NGẮN-DIÊN NGÂM
*XƯỚNG HỌA-TÀI LIỆU HIẾM-GIÁ TRỊ LỊCH SỬ-THƯ GIÃN.
***
*QUÝ VĂN NGHỆ SĨ THỜI DANH GÓP MẶT TRONG SỐ NÀY:
*PHẠM THIÊN THƯ-TRẦN QUỐC BẢO-LÊ VĂN HẢI *
HÀ NGUYÊN DU-LÊ TUẤN-PHƯƠNG HOA-THANH THANH*
GS TRẦN KHÁNH-MỘNG LAN-LUÂN TRƯỜNG-LÝ TRUNG TÍN
*BS NGUYỄN XUÂN QUANG -GIA THẾ*THANH LAN*
*NGUYỄN VĂN THƠ-GIÁNG HƯƠNG-TUỆ TÂM-HỒ BẢNG *TIỀU PHU*
*CHU LYNH-BÙI PHẠM THÀNH-LÊ PHÚ NHUẬN-MINH ĐẠT
*LM NGUYỄN HỮU LỄ-GS LÊ ĐÌNH THÔNG-CAROL KIM*
*PHẠM ANH DŨNG-HUỲNH NGUYỄN THANH TÂM-BẢO YẾN*
*NGỌC QUY-HẠ ĐỎ BÍCH PHƯỢNG-TRỌNG BẮC*
*THỤY MI-LÊ TẤT ĐIỀU-BẢO HUÂN-TÌNH HOÀI HƯƠNG*
*PHAN LẠC PHÚC-ĐOÀN DỰ-THẰNG BỜM-KIMCHI HOANG
*PHẠM MINH THUẬN-NGUYỄN HẢI NHƯ-ĐỨC CHIẾN*
*VÕ TÁ HÂN-PHAN NHƯ LIÊN-TUẤN NGHĨA-KHẮC DŨNG*
*VĨNH ĐIỆN-MẠC PHƯƠNG ĐÌNH-LÊ HỮU NGHĨA-QUỐC KỲ
*TUYỀN LINH-TRUNG NGHĨA-HOÀI PHƯƠNG*VIVI*
*CHƯƠNG HÀ-LNCHÂU6168-SONG CHÂU DIỄM NGỌC NHÂN*
*ĐỖ BÌNH-DUY NGUYÊN-PHAN NGỌC-DUY TUẤN*
*LUÂN HOÁN-NGUYỄN ĐÌNH HOÀI VIỆT-TIỂU BÌNH*
*YÊN SƠN-TUY HÀ-SƯƠNG LAM-THÙY LIÊM-MAILOC*
*NGUYỄN THỊ THANH YẾN-SONG THU-NHẤT HÙNG*
*NGUYỄN KHẮC TIẾN TÙNG-ĐẶNG QUANG CHÍNH-
*NGUYỄN VĂN LUẬN-TẠ VƯƠNG KIM-LIÊU XUYÊN*
*HỒ CÔNG TÂM-MAI XUÂN THANH-SONGQUANG*
*CAO BỒI GIÀ-NGÔ VĂN GIAI-CHUNG VĂN-NHƯ THU*
*ĐÀO VĂN BÌNH-LÝ ĐỨC QUỲNH-NGUYÊN TRẦN*
*NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH-NGUYỄN HẢI HOÀNH -CHU TẤT TIẾN*
*KIM HOA-NGỌC AN-ĐÔNG NGUYỄN-SA CHI LỆ*
*
***
*BIẾM MINH HỌA NGÀN LỜI
[su_image_carousel source="media: 22969,22970,22971,22972,22973,22974,22975,22976,22977,22978,22979,22980,22981,22982"]
***
*KÍNH MỜI XEM VIDEO THỜI SỰ ĐẶC BIỆT:
Today We Honor Our Veterans
https://youtu.be/aSYXlc89jxE
***
Welcome Home Vietnam Veterans Day
Xin click vào link dưới:
Welcome Home Vietnam Veterans Day - YouTube
***
Luật Sư Thục Minh, và Thiếu Tướng Lục Quân Hoa Kỳ (hồi hưu) Lương Xuân Việt,
Tâm Tình Tại Việt Museum San Jose.
Video clip của Thái Hà Collection
https://www.youtube.com/watch?v=gwxCesbTTEk&ab_channel=ThaiHaCollection
***Giới Thiệu Tập Thơ “Trận Chiến Trên Căn Cứ Hoả Lực Charlie"
BÙI PHẠM THÀNH Hôm thứ Ba, ngày 5 tháng 7 năm 2022, một buổi lễ đặc biệt được cử hành ở White House với Tổng thống Joe Biden truy tặng Huân Chương Danh Dự (Medal of Honor), huân chương cao quý nhất của quân đội Hoa Kỳ, cho bốn cựu quân nhân Mỹ đã có công trạng đặc biệt và chứng tỏ sự can đảm và trách nhiệm phi thường trong việc giúp chính phủ và quân đội miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt. Trong số bốn cựu quân nhân đó, có Thiếu Tá John J. Duffy, sĩ quan cố vấn cho Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù (được biết qua biệt danh “Song Kiếm Trấn Ải”), dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, tốt nghiệp Khóa 14 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ở Đà Lạt. Trong trận đánh ngày 14 và 15 tháng Tư năm 1972, sau khi Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã hy sinh trên đỉnh đồi Căn Cứ Hoả Lực Charlie và khi đó Thiếu Tá John Duffy cũng đã bị thương, nhưng ông từ chối ưu tiên lên trực thăng, để biết chắc rằng tất cả những người sống sót đều được trực thăng bốc ra khỏi chiến trường.
Thiếu Tá John Duffy không những là một chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt can trường, mà còn là một thi sĩ có tài. Thơ của ông đã được chọn để khắc trên bia đá của nghĩa trang không quân Hoa Kỳ ở Colorado. Đây là một vinh dự hiếm có cho người làm thơ, và như thế, tên của ông sẽ sống mãi với thời gian.
Nhân dịp cuối tuần của dịp lễ Cựu Chiến Binh (Veterans Day), chúng tôi xin gửi tặng đến quý vị tập thơ “The Battle for Charlie" của Thiếu Tá Duffy, được chuyển dịch qua thơ Việt ngữ bởi tác giả Bùi Phạm Thành để lưu lại cho thế hệ mai sau một chứng tích oai hùng, bi tráng, cũng như tình bạn tuyệt vời giữa quân nhân Mỹ và Nam Việt Nam, cùng chung vai chiến đấu chống lại sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt.
Tập thơ của Thiếu Tá Duffy, như là một sử thi, trong đó mỗi bài thơ là một đoạn phim mô tả lại từng cảnh tượng của cuộc chiến đấu hào hùng và bi tráng của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù trên Căn Cứ Hoả Lực Charlie.
Nhận thấy gần đây trên các trang mạng xã hội và YouTube có phổ biến những bài viết, vô tình hay cố ý, sai lạc về sự kiện lịch sử quan trọng này. Thế cho nên chúng tôi quyết định phổ biến tập thơ “Trận Chiến Trên Căn Cứ Hoả Lực Charlie" đến toàn thể quý vị và thân hữu. Hy vọng rằng quý vị sẽ đón nhận tập thơ và tiếp tay phổ biến rộng rãi như một chứng tích, quân sử và lịch sử, quan trọng trong cuộc chiến Quốc-cộng kéo dài hơn 20 năm trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Trăm năm thân xác cũng tan
Ngàn năm danh tiếng còn vang trên đời.
Quý vị có thể download theo đường link dưới đây:
https://drive.google.com/file/d/18aDSXl2eDFNjlJFWhJmaXu92LZkGvboC/view?usp=sharing
Hoặc trong tủ sách của Đặc San Lâm Viên:
http://www.dslamvien.com/p/tu-sach.html
Rất trân trọng,
Bùi Phạm Thành
https://drive.google.com/file/d/18aDSXl2eDFNjlJFWhJmaXu92LZkGvboC/view
***
Điều Phi Thường Của Một Phụ Nữ Việt hay Hành Trình Của Lá Cờ Bất Khuất
VFC <chulynh@gmail.com>
Kính gởi đến Quý Vị Video cuộc phỏng vấn người phụ nữ Việt chạy Marathon vòng quanh thế giới.
Điều Phi Thường Của Một Phụ Nữ Việt hay Hành Trình Của Lá Cờ Bất Khuất
https://youtu.be/4o07lIGt7DY
Chu Lynh
Vietnam Film Club
www.vietnamfilmclub.org
***
Video các cuộc phỏng vấn cho bộ phim My South Vietnam
.
Kính gởi đến Quý Vị Video các cuộc phỏng vấn cho bộ phim My South Vietnam:
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ về Tôn giáo tại Việt Nam trước và sau năm 1975
https://youtu.be/24Lr9Cf2MWI
Ông Lê Phú Nhuận về Truyền thông và báo chí thời Việt Nam Cộng Hòa
https://youtu.be/J-JiUgHeKK4
Chu Lynh
Vietnam Film Club
www.vietnamfilmclub.org***ĐOÀN DỰ GHI CHÉP VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THỤY VŨĐôi nét về nhà văn Nguyễn thị Thụy VũĐoàn Dự ghi chép
Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, tên thật là Nguyễn Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. “Băng” là băng giá, băng tuyết; “lĩnh” là ngọn núi cao; “băng lĩnh” là ngọn núi cao quanh năm băng giá. Nhưng văn chương của chị Thụy Vũ thì chẳng băng giá một tí nào mà nó sinh động, hấp dẫn, hết sức tự nhiên, gần như… hơi can đảm vì dám nói thẳng ra những gì mình nghĩ, không sợ phái nữ phiền lòng.
Đây, chúng ta hãy coi thử những câu chị viết trong truyện ngắn “Lìa sông”:
“Em lo lắng lắm, không muốn dạy ở đây lâu hơn. Lật bật rồi đây học trò cũ có cháu nội cháu ngoại, mình phải làm bà cố bà cốc thì còn gì là đời em nữa. Nước mắm càng để lâu càng ngon, con gái để lâu như hũ mắm treo đầu giường, mà lại treo bằng loại chỉ rút ở thân cây chuối bẹ thơm thì thảm ghê gớm lắm! Nhiều khi nghĩ ngợi xa xôi, em ngáp ồn ào, chán đời nhưng không có can đảm cắt tóc đi tu”.
Ngay đến phái nam chị cũng chẳng tha: “Vào một buổi sáng, ông Trưởng ty chợt nhớ tới trường tụi em đã lọt sổ nhiều năm nay. Ổng dùng xuồng máy cùng ông Thanh tra rẽ nước lướt sóng mấy giờ đồng hồ mới tới nơi. Còn cách trường chừng một trăm mét, ông Trưởng ty muốn gặp quả tang cách làm việc và tác phong của bọn thầy giáo, cô giáo ở xa Ty, bèn đề nghị ông Thanh tra tắt máy ho-bo, dùng dầm bơi vô để không gây tiếng động. Hai ông có dáng dấp khác nhau. Ông Trưởng ty ốm như cây tre miễu, ông Thanh tra có vẻ xổ sữa hơn. Hai ông cột ho-bo cách chừng mười thước, đổ bộ lên núp sau hè lớp giống như cặp hề, chú ốm chú mập, Laurel và Hardy trong phim chọc cười. Ông Hiệu trưởng vẫn thản nhiên nằm lim dim trên võng phơi bụng, thịt da chảy nhì nhùng. Mùi rượu đế nặc nồng tỏa một góc lớp. Hai ông nhìn nhau thì thầm điều gì không rõ. Ông Hiệu trưởng ngỡ là mấy đứa học trò lớp nào đi tiểu ngoài hè. Ông tằng hắng một tiếng cho hạ đàm rồi nhiếc: “Quân nào rình mò ngoài vách đó? Tao bận xà-rông chớ chưa ở truồng mà!”. Hai ông bèn qua lớp khác thì thầy giáo đã đi đánh bài đâu mất, bỏ lũ học trò nhốn nháo như đàn vịt. Thua buồn, hai ông xuống ho-bo ra về. May quá, hôm đó các ông tới muộn, em đã ăn sáng xong, lá tẩy em chưa bị lật!”. Thật, hết chỗ nói và… hơi tức cười!
Năm 28 tuổi, chán không muốn làm cô giáo làng và không chịu nổi không khí bí bách, ngột ngạt ở nơi tỉnh nhỏ, Thụy Vũ bỏ Vĩnh Long tìm lên Sài Gòn để sống và viết. Khởi nghiệp từ năm 1965, chị viết truyện ngắn gửi đăng trên các tạp chí văn nghệ và nhanh chóng được chú ý nhờ lối viết sắc sảo, mạnh bạo, có duyên, nhất là với các đề tài riêng biệt khác hẳn các cây viết nữ cùng thời lúc đó. Chị viết về giới bán phấn buôn hương, các cô gái “snack bar”, các me Mỹ và các chuyện phá thai, những giấc mơ bị cưỡng hiếp, những người đàn bà bán trôn nuôi miệng nhưng luôn luôn sợ hãi một ngày nào đó mông teo ngực nhão không còn kiếm ra tiền, đói nghèo sẽ tới, bệnh hoạn sẽ cướp đi cuộc sống. Những đề tài này không lạ đối với các tác giả phái nam nhưng lại do một cây bút phái nữ đề cập, đó là chuyện lạ. Tại Sài Gòn, chị thuê một căn nhà mái tôn, vách ván, nằm trong một xóm lao động nghèo ở phía đối diện với chợ Đũi, quận 3, gần Tòa đại sứ Miên ở chỗ ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng (nay là đường Cách Mạng Tháng 8 và Nguyễn Đình Chiểu, gần rạp ciné Nam Quang)...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/oan-du-ghi-chep-ve-nha-van-nguyen-thi.html
***
SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT CỦA HAI ÔNG DIỆM-NHU
TẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
--------------------
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
LTS: Lịch sử cận đại, ngày 02 tháng 11 năm 1963, và cho đến hôm nay, 09.11.2022, cũng chưa có một tài liệu nào nói rõ, ai là NGƯỜI đã xiết cổ ông Ngô Đình Nhu cho đến chết tại Bộ Tư Lệnh CSQG/VNCH, ai đã trói thúc ké TT Ngô Đình Diệm? TT Ngô Đình Diệm còn sống hay đã chết khi ông Đại Úy Nguyễn Văn Nhung nhảy vào xe M113 bắn các phát đạn “ân huệ”? Mời qúy độc giả và các nhà viết sử VN đọc kỹ bài viết này, người thuật lại là một vị Thượng Sĩ Thiết Giáp đang sinh sống tại nước ÚC.
Germany, 09.11.2022
- Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,
- Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
---------------------
SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT CỦA HAI ÔNG DIỆM-NHUNhằm soi sáng về cái chết của 2 ông Diệm-Nhu vào buổi sáng ngày 2-11-1963. Trước hết, chúng tôi cho trích 1 đoan ngắn bài viết “Tâm Sự Người Lính Già” của tác giả Thằng Bờm đăng trên tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong số 355 tháng 11-1990.
TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH GIÀ
KHÓC CHO CHA
63 tuổi đời, 36 vết thẹo kéo dài từ đầu đến chân, có cái đỏ hỏn, có cái lõm sâu, có cái nhăn nhúm chằng chịt… Vừa vuốt ve những vết thương, ông vừa kết luận:
- Mày thấy đó! Sau hơn 28 năm cầm súng đánh nhau với giặc, bỗng dưng tao bị mất nước.
- Trong suốt 63 năm, cuộc đời tao đã 5 lần phải bật… khóc. Một con người ngang dọc như tao mà cũng biết khóc cũng là lạ. Lần thứ nhất khóc cho cha, thứ nhì khóc cho một mối tình, thứ ba khóc cho một lãnh tụ, thứ tư khóc cho một người lính, và lần thứ năm là mới hôm qua đây thôi, tao phải khóc cho thân phận nổi trôi của tao, của người tỵ nạn trên đất Úc.
KHÓC CHO MỘT LÃNH TỤ:
Những giờ phút cuối cùng của TT Ngô Đình Diệm.
Trong các vết thương, không vết thương nào đau dai dẳng như vết thương lòng. Tao nhức nhối, tao khổ sở, tao căm hờn đến suốt mấy năm trời, Nó chỉ thật sự chấm dứt vào sáng ngày 2-11-1963, khi tao tận mắt chứng kiến cái chết của cổ TT Ngô Đình Diệm. Cái chết bi thảm oan nghiệt của một lãnh tụ, và tao một lần nữa đã không thể cầm được nước mắt. Tao đã khóc! Đúng ra, đời tao, tao cóc coi ai là lãnh tụ. Tánh tao là phè, ngang ngược đã quen, thế nên trong đời, ngoài việc thờ phượng Đức Phật và thờ bố, tao đếch có coi ai ra gì. Với tao, ai cũng thế thôi, cũng có bằng đó cái đầu, bằng đó cái tay và bằng đó cái chân, chứ nào có nhiều hơn tao cái gì?
Tao nghĩ tao đi lính là để trả thù nhà, đền nợ nước, chứ có phải vì ông kẹ, ông lãnh tụ nào đâu. Ngay cả khi ông Diệm về chấp chính, lòng tao cứ thản nhiên, không mảy may xúc động. Ông không về thì ông khác về. Ông không làm Thủ Tướng thì ông khác làm Thủ Tướng. Trong suốt 9 năm dưới triều đại uy nghi của ông, tao chớ có bao giờ đứng lên ngoác mồm ra hát bài… suy tôn Ngô Tổng thống “Ai bao năm vì sông núi quên thân mình. Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do...” Nhìn lại trong dòng sử Việt, thiếu gì người vì sông núi quên thân mình, thiếu gì người vì nước mà tranh đấu cho tự do, chứ đâu phải chỉ có mình ông Diệm mà phải đem ông ấy ra suy tôn. Chưa hết, nào là “Ngô tổng thống muôn năm.” Sao lại muôn năm? Muôn năm có nghĩa là hơn một ngàn năm. Con người ta sống thọ lắm chỉ được trăm năm. Rán gân cổ lên mà tung hô chúc tụng thì cũng không cướp quyền tạo hoá được. Nếu định ám chỉ là danh thơm của ông sẽ lưu truyền đến muôn năm thì cũng đúng là nói phét. Ông đã chết đâu, ông đã làm xong việc đâu mà biết ông thơm hay thối để dựa vào đó mà bốc hay chửi. Ôi, hát với hò cái kiểu như vậy chẳng khác gì hại ông, cho ông uống viên thuốc độc bọc đường. Cũng chỉ vì cho là như thế nên thế giới giữa tao và ông Tổng thống nó nhạt nhẽo, nó xa lắc xa lơ. Tao chưa bao giờ được nhìn con người thật của ông, ngoại trừ một lần thoáng thấy ông xa xa, tay đang cầm ba-toong, đầu đội mũ nỉ, mặc com lê xám đang đi kinh lý tại thị xã Đông Hà.
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://hangoc2020.blogspot.com/2022/11/ban-tin-cua-tap-chi-dan-van-su-that-ve.html
**
THI VĂN TAO ĐÀN NGÀY XƯA - Phan Lạc Phúc
Gia đình hắn vào nam năm 1953, lúc đó chỉ có 5 anh chị em, đúng ra là 6 mà một người anh chết lúc còn ở Hà Nội, người miền bắc gọi người con đầu là cả và như thế hắn được gọi là "cậu Sáu"...căn nhà bố mẹ hắn mua vẫn còn được chú em hắn giữ làm nơi thờ tự... Một thời gian sau đó mỗi buổi tối bố mẹ hắn hay nghe ngâm thơ của hội thơ Tao Đàn, hắn cũng nằm gần đấy và cũng nghe, những vần thơ cũng ngấm vào trí óc thơ ngây lúc đó, cũng nghe giới thiệu nào là Đinh Hùng Quách Đàm, Hoàng Thư, lại còn giọng ngâm nữ là Hồ Điệp, có cả tiếng sáo của Tô kiều Ngân.
Lớn lên một chút hiểu thêm gốc tích hai chữ Tao Đàn, vốn là một hội thơ đình đám của vua Lê thánh Tông sáng lập mà ngài là chủ soái cùng 28 thành viên được gọi là
" Tao Đàn nhị thập bát tú" hay vắn tắt là Hội Tao Đàn. Đây là tập hợp các nhà thơ nổi tiếng ở Thăng Long cuối thế kỷ 15.
Lúc hắn học đệ tam, vào ngày "xá tội vong nhân" được nghe nữ sĩ Hồ Điệp ngâm bài "văn tế thập loại chúng sinh" của Nguyễn Du, bà ngâm nghe rợn người, nhưng nghe nói từ đó về sau không được phép ngâm lại bài này vì làm xao động những người đang bảo vệ quê hương khi nghe "nhất tướng công thành vạn cốt khô"
.....
Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
Dãi thây trăm họ nên công một người
....
Ông Phan lạc Tiếp với văn phong thật đẹp, chữ nghĩa chải chuốt đã giúp chúng ta hiểu thêm về những sinh hoạt một thời của những văn nghệ sĩ di cư vào nam tránh những kiểu văn nghệ chỉ huy của chính quyền vô sản .
Ara
Phan Lạc Phúc
THI VĂN TAO ĐÀN NGÀY XƯA
Đầu năm 1956 tôi từ biệt nghề “chiến binh lội ruộng” về Phòng 5 bộ Tổng tham mưu làm sĩ quan thông tin báo chí. Lúc bấy giờ tôi chưa có vợ con gì, khoác cái ba lô lên lưng là có thể đi cùng trời cuối đất...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/phan-lac-phuc-thi-van-tao-ngay-xua.html
***
MỜI ĐỌC SỐ BLOG HÔM NAY:MEXICO: VỰC ĐỒNG (BARRANCAS DEL COBRE) (1).
Xin bấm vào link để vào blog:
https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2022/11/18/mexico-vuc-dong-las-barrancas-del-cobre-copper-canyon//
--
Quang X. Nguyen
My Blog: http://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/
***
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
LTS: Giới thiệu bài viết mới của GS LÊ ĐÌNH THÔNG, gởi riêng cho TS Luật CÙ HUY HÀ VŨ. Tạp Chí Dân Văn sẵn sàng đăng tải các ý kiến của Tiến Sĩ CHHV.
------------------------
Trách Nhiệm Hình Sự các Vi Phạm của họ Hồ xét theo Luật Quốc Tế
GS. Lê Đình Thông
https://lediemchihue.com/wp-content/uploads/2021/04/Trách-Nhiệm-Hình-Sự-các-Vi-Phạm-của-họ-Hồ-xét-theo-Luật-Quốc-Tế.pdf
-----------------------------------
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CÁC VI PHẠM CỦA HỌ HỒ XÉT THEO LUẬT QUỐC TẾ ‘‘L’histoire de fait rien. C’est l’homme, réel et vivant, qui fait tout.’’ Karl Marx Trang web của chính phủ Hà Nội ghi ‘‘tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969)’’ như sau: ‘‘Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).’’Chính phủ Việt Nam 1945-1998, NXB. Chính trị Quốc gia, 1999. Theo tài liệu vừa kể, họ Hồ đã liên tục giữ chức chủ tịch đảng kiêm chủ tịch Nước từ 1946 đến 1969. Trong suốt 23 năm cầm quyền, Hồ Chí Minh đã phạm nhiều trọng tội (crime), hoặc cá nhân, hoặc là chủ tịch Nước. Các Hiệp ước năm 1949 và các nghị định thư năm 1977 đều không quy định vấn đề thời hiệu của các tội ác chiến tranh. Hiệu ước LHQ về tố quyền không thời hiệu của các tội ác chiến tranh chống nhân loại (imprescriptibilité des crimes de guerre contre l’humanité) được áp dụng cho việc truy tố và thi hành hình phạt, nhất là những vi phạm các Hiệp ước Genève, tội chống nhân loại, tội phân biệt chủng tộc (apartheid), tội tàn sát hàng loạt người còn gọi là tội diệt chủng (génocide) trong thời chiến cũng như thời bình. Mặt khác, theo Hiệp ước Rome, Tòa án Hình sự Quốc tế (Cour pénale internationale) quy định các tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội diệt chủng, tội xâm lược (crime d’agression) đều không có thời tiêu (điều 29). Một người có thể bị truy tố vì đã ra kế hoạch gây ra trọng tội (une personne peut être tenue pour pénalement responsable au regard du droit pénal international pour avoir planifié, tenté de commettre ou incité à commettre de tels crimes) như trường hợp họ Hồ.
(XEM TIẾP TRONG ATTACHMENTS KÈM THEO)
Trách-Nhiệm-Hình-Sự-các-Vi-Phạm-của-họ-Hồ-xét-theo-Luật-Quốc-Tế.pdf
***
KÝ GIẢ VỊT TRỜI PHỎNG VẤN VĂN THIÊN TƯỜNGPHỎNG VẤN VĂN THIÊN TƯỜNG
- Ký giả VỊT TRỜI -
LGT: Ký giả Vịt Trời là một bút hiệu của nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn. Loạt bài “Phỏng Vấn Các Nhân Vật Đông Tây Kim Cổ” viết theo lối giả tưởng (fiction) nhưng lại rất gần với sự thật vì tác giả y cứ vào các tài liệu và tiểu sử các nhân vật được phỏng vấn.
Những ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975 ở miền Nam là những ngày đen tối của đất nước, của quân dân miền Nam. Trong những ngày đen tối đó, một số tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, của Lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, các cán bộ, công chức vẫn vững vàng chiến đấu trên cương vị riêng của mỗi người.
Cuối cùng, khi Tổng Thống không do dân cử Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng, một số không nhỏ những người này đã tự lấy cái chết để trả nợ núi sông. Họ là những Nguyễn Tri Phương, những Hoàng Diệu của thế kỷ 20. Khi Hà Nội thất thủ và Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết, người ta thấy lưu hành, truyền miệng bài “Hà thành thất thủ ca” và “Chính khí ca” của Nguyễn Văn Giai, một nhà thơ trào phúng người làng Hồ Khẩu, phủ Vĩnh Thuận, sau là huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, Bắc Việt.
Cách đây mấy năm, khi sắp đến ngày giỗ của các Hoàng Diệu miền Nam trong thế kỷ 20, ký giả Vịt Trời ngồi ngâm nga mấy câu đầu trong bài “Chính khí ca” của Ba Giai bằng thể thơ lục bát:
Một vùng chính khí lưu hành
Khoảng trong trời đất nhật tinh sơn hà.
Hiệu nhiên ở tại lòng ta
Tấc vuông son sắt hiện ra khí cùng...
và đọc “Chính khí ca” của Văn Thiên Tường cuối đời Tống:
“Thiên địa hữu chính khí, tạp nhiên phú lưu hình. Hạ tắc vi hà nhạc, thượng tắc vô nhật tinh. Ư nhân viết hiệu nhiên, bái hồ tắc thượng minh. Hoàng lộ đương thanh di, hàm hoà thổ minh đình. Thời cùng tắc nãi hiện, nhất nhất thùy đan thanh...”
Một luồng gió lạnh bỗng làm lay động bức màn cửa. Một bóng người hiện ra càng lúc càng rõ. Cuối cùng, một người đàn ông trung niên, râu ba chòm, ăn mặc theo lối đời Tống bên Trung Hoa xuất hiện. Người đàn ông trịnh trọng, đường hoàng vén áo ngồi xuống ghế đối diện với ký giả Vịt Trời, Giật mình, ký giả Vịt Trời hỏi người đàn ông lạ:
-KGVT: Ông là ai? Đến đây có việc gì?
-Người lạ: Ta là ai ấy à? Ngươi chẳng vừa đọc bài “Chính khí ca” của ta làm cách đây bảy trăm mười bốn năm đó sao. Ta là Tống triều Trạng nguyên, Khu mật sứ, Thừa tướng Văn Thiên Tường đây!...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/ky-gia-vit-troi-phong-van-van-thien.html
***
Chứng Nhân Một Sự Kiện Lịch Sử
(Về ngày 2 tháng 11 năm 1963)TAP CHI DAN VAN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
----------------------------------------
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
LTS:
Chứng Nhân Một Sự Kiện Lịch Sử
(Về ngày 2 tháng 11 năm 1963)
Tình Hoài Hương
... Thụy Mi, Ngọc Lan và ba anh bạn sẽ trở thành số ít người hiếm hoi, tận mắt chứng kiến một sự việc đặc biệt ghi đậm nét như một dấu ấn lịch sử: Từ đầu đến cuối sự kiện trọng đại nầy: đã có nhiều dư luận, có nhiều lý thuyết, có nhiều phán đoán, có nhiều nghi vấn. Nhưng “trăm nghe không bằng mắt thấy” về những nhân vật trọng đại, liên quan đến lịch sử Việt Nam.
Đó là một buổi chiều định mệnh… vô cùng đớn đau bi thảm từ ngày 02 tháng 11 năm 1963, ông Trần Trung Dung (nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Ông Dung đã gọi phone đến nhà Năm Anton. Trong nhà Năm có thêm bạn: Trung, Thạch, Thụy Mi, Ngọc Lan ngồi gần bàn làm việc.
Năm bắt phone và chuyển cho ông Ba chủ trại hòm Tobia. Sau một hồi trao đổi, giọng ông Ba trở nên lo lắng. Bối rối. Quắt quay. Bồn chồn. Như có điều gì bức bách lắm. Cuối cùng ông Ba thở dài, buông phone và cây viết bic xuống quyển sổ dày, ông Ba Tobia e dè nhìn mọi người hiện diện, đôi mắt ông rướm lệ rồi ngập ngừng nói nhỏ:
- Tổng thống, và ông cố vấn đã chết lúc 11 giờ 15’, họ đọc cho tôi nghe rõ từ giấy chứng tử hai ông, do Đại-úy y sĩ trưởng bệnh xá hành dinh Tổng Tham Mưu khám nghiệm, thành lập hồ sơ. Hai ông đã chết trong chiếc thiết vận xa M113 mang số 80.989, bởi lệnh của ông Dương văn Minh, sát thủ là Nguyễn văn Nhung giết hại rùi.
Sửng sốt, bàng hoàng. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, tất cả vội túc trực trong phòng khách, mở radio lên lắng nghe. Hội đồng tướng lãnh do Trung-tướng Dương Văn Minh đứng đầu đảo chánh đã thành công. Ông Minh tuyên bố: “Tôi tạm thời lãnh đạo quốc gia”. Đài Phát Thanh Sài Gòn chỉ mở nhạc hoà tấu, nhưng luôn luôn nói đi nói lại: “Anh em ông Diệm đang ẩn nấp, hoặc tẩu thoát đâu đó”…
Chẳng nói chẳng rằng, ông Ba vội vã kiếm người đi gọi đạo tỳ tới xưởng hòm chuẩn bị “hậu sự” cho Tổng Thống Diệm và ông cố-vấn Nhu.
Ở nhà kho của ông Ba có nhiều hòm tuy đẹp, đắt tiền. Nhưng không mấy xuất sắc. Có một cái hòm tốt nhứt bằng gỗ gia tỵ rất quý hiếm, bọc sẵn thêm cái hòm kẽm ở bên trong. Ý ông Ba muốn để cái hòm nầy cho ông cố vấn Nhu. Ngoài ra, còn một cái hòm nhôm mới toanh láng cón của quân đội Mỹ rất đẹp, làm bằng nhôm nhẹ, có hai lớp. Bên ngoài mạ lớp sơn bóng loáng, bên trong bọc một lớp đệm nhung mỏng, êm ái như tấm đệm giường ngủ, hòm có thể dễ dàng mở nắp ra đóng vào bằng kính, lộ cả khuôn mặt người quá cố, cho mình nhìn tiễn biệt phút cuối cùng, hòm có chốt cài bên hông.
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/tinh-hoai-huong-chung-nhan-mot-su-kien.html
***
VŨ TRỤ HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
LÊ TẤT ĐIỀUTAP CHI DAN VAN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
--------------------
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
LTS: Trân trọng giới thiệu
VŨ TRỤ HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Lê Tất Điều
Hôm trước, một cô em đi chợ về, ghé qua, cho hai trái dừa. Chiều nay oi bức, tạm gác mục cà phê, ta thưởng thức hương vị ngọt ngào của đất nước quê hương, và nhân tiện bàn một vấn đề muôn đời không nguội lạnh:
Vũ trụ hình thành như thế nào?
Tạm quên “Big Bang” và những thuyết cao siêu về gốc nguồn Vũ trụ đi, sẽ thấy trái dừa, trái cam… đưa ta đến gần sự thật rất nhanh, rất tự nhiên.
Vũ trụ đầy nhóc thiên thể, tinh cầu, hành tinh… khô cằn đất đá, nên có vẻ là một khối khoáng sản vô sinh khổng lồ. Nhưng nó đang nở lớn, không như đất đá mà giống một thực thể hữu sinh. Để cục đá cạnh trái cam, thấy ngay đá không đủ điều kiện là một vũ trụ. Vinh dự ấy phải dành cho trái cam trên cành. Như vũ trụ, trái cam đang nở lớn.
Vũ trụ cam thành hình như thế nào?
Một cành cam vươn tới vùng không gian tương đối trống rỗng. Mầm nguyên thủy của trái cam bung ra, phát triển. Mầm lớn dần thành trái nhờ nhựa cây nuôi. Nguồn dinh dưỡng từ cây, cành, qua cuống, tuôn vào, lan tỏa theo dạng sóng hình cầu, đưa sự sống, sức lớn dậy, đến từng phân tử trái cam...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/le-tat-ieu-vu-tru-hinh-thanh-nu-nao.html
***
Vợ tôi
Bảo Huân
Câu chuyện dài mà tôi muốn kể lể là chuyện tôi sợ vợ. Cho đến giờ phút nầy, tôi vẫn không hiểu, tại tôi nhu nhược (như lời mắng nhiếc của mấy thằng bạn), hay tại bản chất yêu chuộng hoà bình của tôi, lúc nào cũng muốn giữ cho cửa nhà êm ấm.
Năm nay tôi bốn mươi sáu tuổi, cầm tinh con heo. Vợ tôi bốn mươi ba, cầm tinh con cọp. Có lẽ, vì cái vía “ông ba mươi” của vợ tôi, nên tôi phải sợ. Hơn nữa, tôi lại là người luôn tin rằng, số trời đã định, nên tôi thường không dám kêu ca. Nhưng không dám kêu ca, không có nghĩa là vui lòng sống trong cái cảnh bị khủng bố gần như hàng ngày. Tôi vẫn thầm oán trách trời xanh mỗi khi chứng kiến vợ người ta ngọt ngào với chồng. Thấy mà phát ham, nghĩ lại thân phận mình sao hẩm hiu quá đỗi.
Thật ra, trước kia, tình cảnh đâu có tệ như vậy. Tôi nhớ, gia đình tôi đã có một thời rất hạnh phúc, rằng là phu xướng, phụ tuỳ. Nhưng, kể từ ngày thằng con lớn bắt đầu quậy ở cái tuổi “teenage”, chúng tôi hay cãi nhau, mà tính tôi hay nhịn, ít hờn giận. Thế là vợ tôi, được đằng chân, lại lân đằng đầu, lấn từng bước… từng bước thầm. Cho đến hôm nay thì tôi thua trắng tay!
Mỗi tuần, vợ bỏ vào ví tôi mười đồng. Cuối tuần còn nguyên, thì bà khen giỏi tằn tiện, nếu xài hết, bà không tiếc lời phê phán:
– Anh ăn cơm nhà phủ phê (ăn thì có no, chứ làm gì mà phủ phê), có bia, có nước ngọt ê hề trong tủ lạnh (mỗi tháng mua được có một thùng bia chứ mấy, mà cứ nói như là hàng đống bia chất trong nhà kho). Ði làm thì có cơm nhà đem theo, xăng thì trả bằng “credit card”, vậy thì làm gì mà hết tiền? Chị Linh, bạn tôi nói, anh Bốn – chồng của chị – một tuần xài không hết năm đồng bạc (Trời ơi! ngó xuống mà coi, ông Bốn phải gió nào đó hại người dưng mà)...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/bao-huan-vo-toi.html
***
Lời nguyền trên đỉnh đèo Rù RìBẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
LTS: Huynh Trưởng Bằng Phong Đặng Văn Âu đã được nghe vị Linh Mục người Bồ Đào Nha nói về
Lời nguyền trên đỉnh đèo Rù Rì
Tôi khom người xuống. Chiếc xe đạp đổ đèo mỗi lúc một nhanh. Đường vắng. Đến gần khúc quẹo đầu tiên, tôi đạp nhẹ chân thắng phía sau, vừa đủ để bẻ một vòng cua thật hách. Xe tiếp tục đổ nhanh, đợi gần đến miếu, tay bóp thắng trước, chân đạp thắng sau, nghe phựt, rồi phựt, bóp mạnh thắng tay, gót chân phải đè xuống thắng chân phía sau. Tất cả đều nhẹ hều, chiếc xe như một mũi tên bắn, cứ lao nhanh về phía trước, tôi gập người xuống đến mức tối đa, lạng xe qua khúc quành, chiếc xe vượt khỏi tầm kiểm soát của tôi, lao thẳng giữa hai bệ chắn, mũi tên đã đạt tốc độ tối đa, vút về phía trước. Bên dưới là thung lũng đen ngòm. Tôi bay, bay, bay... từ trên cao độ gần 50 mét, so với mặt đường bên dưới chân đèo. Tôi nhắm mắt, hét lớn. Vùng dậy... Cả người vã mồ hôi…
Giấc mơ trở đi trở lại nhiều lần, làm cho tôi, dù cố gắng quên đi lời nguyền, nhưng không thể nào thoát khỏi. Vâng, đó là một lời nguyền hết sức cay độc, từ xa xưa lắm, đã được ông Cố tôi đích thân chôn xuống trên đỉnh đèo Rù Rì.
*****
Ba Má tôi quyết định đưa gia đình về sống tại một vùng thôn quê hẻo lánh này từ đầu năm 1970. Từ đỉnh đèo Rù Rì, nhìn về hướng đông bắc, một eo biển nhỏ hiện giữa những đồi núi chập chùng. Eo biển đó là eo biển Lương Sơn, trên đường ra Ninh Hòa. Làng quê đó, chính là làng Lương Sơn như mọi người thường gọi. Đây là một làng nhỏ, cách chân đèo Rù Rì khoảng 3 km và trung tâm thành phố Nha Trang chừng 12 km. Lưng dựa vào núi, mặt nhìn về hướng biển, nên dân trong làng sống chủ yếu vào nương rẫy trên núi và tôm cá ngoài biển khơi.
Từ lúc hiểu được, tôi đã nghe, đã biết về những tai nạn thảm khốc trên đèo Rù Rì. Lên 6, 7 tuổi, tôi đã nghe những lời than khóc buồn bã từ thân nhân của những người mất, bị tai nạn trên vùng đèo này. Lớn lên tí xíu, tôi đã chính mắt nhìn thấy những thân thể đầy máu, sau những tai nạn nơi đây. Khi tôi bắt đầu vào Trung học, mỗi ngày dắt xe đạp lên đèo, xổ đèo, những hình ảnh đó luôn ám ảnh tôi. Tôi lo một, nhưng ba má tôi lo đến mười...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/bang-phong-ang-van-au-loi-nguyen-tren.html
***VTLV CHÚC MỪNG LỄ TẠ ƠN
Kính gửi tất cả thành viên Văn Thơ Lạc Việt và quý thân hữu,
Thật là xin lỗi, trang web của VTLV vừa qua bị vấn đề, nên bài vở của quý bị, nhất là bài cho Lễ Tạ Ơn bị chậm trễ chưa đăng kịp sớm hơn. May mà Trưởng BBT đã sửa xong (vừa mới sửa xong tức thì) nên xin đăng vội và gửi muộn đến quý vị những sáng tác dành riêng cho ngày Lễ Tạ Ơn, cũng vừa kịp trong buổi tối ngày Lễ này. Kính mời quý vị ghé vào đọc trong đường link bên dưới.
Xin cám ơn và kính chúc tất cả quý vị cùng gia đình đuọc vạn an trong mùa Lễ.
HAPPY THANKSGIVINGVĂN THƠ LẠC VIỆT kính đôi lời
MỪNG LỄ TẠ ƠN chúc khắp nơi
Đất nước HOA KỲ luôn sáng toả
Quê hương HIỆP CHỦNG mãi tươi ngời
Gia đình rôm rả cùng mâm dọn
Bè bạn xôn xao với tiệc mời
Cảm kích, lòng tri ân Mỹ Quốc
Đêm tàn ly rượu cứ đầy vơi…
Phương Hoa - THANKSGIVING 2022
Xin cám ơn .
TM BBT VTLV
P.Hoa
***
*Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, Cùng Với Nhóm Mõ Nhân Ái, Tạo Một Chuyện Lạ Hiếm Có Trong Mùa Tạ Ơn 2022Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, Cùng Với Nhóm Mõ Nhân Ái, Tạo Một Chuyện Lạ Hiếm Có Trong Mùa Tạ Ơn 2022: Gây Nhiều Ngạc Nhiên Thích Thú! Chưa Bao Giờ Thấy! Chưa Nơi Nào Có!
*Khách Không Nhà (Homeless) được đối xử như Thượng Khách! Ăn có ghế ngồi! vừa nhâm nhi ly cà phê nóng hổi, trong thời tiết giá lạnh, vừa dùng bữa ăn thịnh soạn 3 món Việt Nam và dĩ nhiên, không thiếu thịt Gà Tây! Lại còn được nghe nhạc hòa tấu sống du dương, với dàn nhạc lớn, vĩ đại trên… 30 nhạc công!
*Vẫn chưa hết, còn được sinh hoạt với nhiều tiết mục vui mừng Lễ Tạ Ơn. Với 20 phần quà giá trị, gồm quà và một số tiền mặt khá lớn, cho những người may mắn trúng số! Tuy nhiên, những người không may mắn, mỗi người cũng được tặng một bao lì xì!
-San José, Trong 2 ngày Thứ Năm trong 2 tuần vừa qua, nhất là hôm nay, Thứ Năm, ngày 24 tháng 11, chính thức là ngày Lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ! Happy Thanksgiving Day!
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/hoi-truyen-thong-nguoi-viet-bac-cali.html
***
Mừng Lễ Tạ Ơn Năm Nay San Jose Có Gì Lạ? Lời Mời Tham Dự Chiều Ca Nhạc: “Hát Vang Lời Ca Tri Ân!”Happy Thanksgiving 2022! Mừng Lễ Tạ Ơn!
Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali:
Lời Mời Tham Dự Chiều Ca Nhạc: “Hát Vang Lời Ca Tri Ân!”Kính thưa Quý Vị,
Truyền thống Biết Ơn, Nhớ Ơn, là truyền thống tốt đẹp của con người. Nhiều con vật, vừa sinh ra, đã có thể đứng dậy, đi kiếm thực phẩm, tự sống! Con người thì không thế, trong những năm đầu, nếu không có người chăm sóc, không có Mẹ cho bú mớm, chắc chắn đứa trẻ sẽ chết! không thể sống nổi!
Nói theo các triết gia: “Con người là con vật của Xã Hội!” Luôn luôn cần đến nhau, dựa lưng nhau, mới có thể sống còn.
Người Việt dùng hai chữ “Đồng Bào” thật đúng. Tất cả chúng ta đều là Anh Em, cùng chung một Bào Thai!
Nên Cha Ông chúng ta đã từng khuyên: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết!” hay “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn…núi cao!”
Trong kỳ bầu cử vừa qua, cử tri người Việt San Jose, đã thực hiện, một cử chỉ Đoàn Kết quá tốt đẹp, rất tuyệt vời! Tinh thần “Diên Hồng” đã đưa được một Nghị Viên Người Việt, lấy lại ghế khu vực 7, trong Hội đồng Thành phố.
Nên buổi ca nhạc này, cũng có mục đích chính, để Tân Nghị Viên Khu Vực 7, Anh Biên Đoàn, có cơ hội ngỏ lời cảm tạ đến các cử tri, đã bỏ phiếu cho Biên Đoàn. Cảm tạ Cộng Đồng, Đoàn Thể, Cá Nhân, đã ủng hộ, giúp đỡ, cổ động, để Anh đạt được chiến thắng áp đảo, vẻ vang như thế!
Và cũng trong tinh thần, Tạ Ơn Trời, Tạ Ơn Đời, Tạ Ơn Người. Tất cả, đã cho chúng ta một đời sống an khang, thịnh vượng, hạnh phúc, no ấm, trên Quê hương thứ hai này
Nên, Trân trọng Kính mời Quý Vị, cùng tham dự:
Chiều Nhạc “Hát Vang Lời Ca Tri Ân!”
Lúc 3 giờ chiều Chủ nhật tuần này! ngày 20 tháng 11 năm 2022
Tại Quán Cà phê Lover, đường Airborn Rd, San Jose.
*Chương trình văn nghệ, vào cửa, nước giải khát, hoàn toàn miễn phí! Chưa kể nhiều mục vui, có quà tặng kỷ niệm.
*Muốn góp vui cho chương trình văn nghệ, xin liên lạc (408) 790-9218
Một lần nữa, Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali:
Kính Chúc toàn thể Quý Vị và Gia Quyến, Một Mùa Lễ Tạ Ơn 2022, An Lành, Vui Tươi, Hạnh Phúc, Thành Công.
Trân Trọng Kính Mời.
Lời Cảm Tạ
Kính Quý Anh Chị trong
Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali,
Đã ủng hộ, giúp đỡ Biên Đoàn, từ vật chất, tiền bạc, cho đến những bài vở cổ động mạnh mẽ, để Cử Tri người Mỹ gốc Việt, biết đến những hoạt động của Biên Đoàn, trong suốt thời gian tranh cử.
Sự giúp đỡ qúy báu này, là một món quà rất tinh thần khích lệ rất lớn với Biên Đoàn. Chính vì sự cổ động của Quý Anh Chị Truyền Thông, đã góp phần không nhỏ, để Biên Đoàn có đủ số phiếu chiến thắng dành lại ghế Nghị viên khu vực 7, thành phố San jose...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/mung-le-ta-on-nam-nay-san-jose-co-gi-la.html
***
***
Chiều Nhạc Tri Ân
https://youtu.be/97BUTPINMiw
VTLV
http://macphuongdinh.blogspot.com
***
Happy Veterans Day! Thứ Sáu Tuần Này, Ngày 11 Tháng 11 Năm 2022, Mừng Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ!Happy Veterans Day!
Thứ Sáu Tuần Này, Ngày 11 Tháng 11 Năm 2022, Mừng Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ!
*“Cái chết ý nghĩa nhất, vinh dự nhất, đó là hy sinh cho đồng bào và tổ quốc của mình!”Ngày cựu chiến binh, ban đầu là ngày Ngày đình chiến, là ngày lễ mỗi năm một lần tại Hoa Kỳ để tôn tinh các cựu chiến binh. Nó là một ngày lễ toàn quốc được tổ chức mỗi năm vào ngày 11 tháng 11. Ngày này cũng là ngày đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất. (Các chiến trường chính thức ngừng chiến vào lúc 11 giờ ngày 11 tháng 11 năm 1918, khi Đức ký bản ngừng chiến.)
Ngày Cựu chiến binh nhiều người bị nhầm lẫn với Ngày Chiến sĩ trận vong. Ngày Cựu chiến binh là ngày kỷ niệm những công sức, hy sinh của tất cả các cựu chiến binh Mỹ dù còn sống hay đã tử vong. Trong khi đó, Ngày Chiến sĩ trận vong, là một ngày để nhớ những người nam nữ đã hy sinh cuộc sống của họ và đã thiệt mạng trong khi phục vụ.
Tổng thống Woodrow Wilson là người đầu tiên ngày lễ Cựu chiến binh vào ngày 11 tháng 11 năm 1919. Trong khi công bố ngày lễ, ông nói:
"Đối với chúng ta, công dân nước Mỹ, sự phản ánh của ngày này, bao phủ bởi niềm tự hào của tinh thần anh hùng của những chiến binh dũng cảm đã hy sinh ngã xuống để phục vụ đất nước và chúng ta, hãy bày tỏ lòng biết ơn về chiến thắng họ đã mang lại. Vì nó đã mang lại cơ hội cho Hoa Kỳ bày tỏ lòng cảm thông với hòa bình và công bằng thịnh vượng trên toàn thế giới."
Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn kiến nghị 7 năm sau đó vào ngày 4 tháng 6 năm 1926.
Vào năm 1953, một người đàn ông tên Alvin King ở Emporia, Kansas, người chủ của một cửa hàng sửa dày dép. Ông có một ý tưởng là mở rộng Ngày đình chiến, để kỷ niệm không những người người đã chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, mà cho tất cả những cựu chiến binh còn sống từ trước tới nay. King hoạt động tích cực trong hội American War Dads. Ông bắt đầu mở chiến dịch kêu gọi đổi Ngày đình chiến thành ngày "Ngày cựu chiến binh". Viện thương mại ở Emporia ủng hộ chiến dịch của ông, bằng cách 90% các cửa hàng đóng cửa vào ngày 11 tháng 11 để tôn vinh các cựu chiến binh. Với sự giúp đỡ của đại biểu quốc hội Ed Rees, người đến từ Emporia, đã cho ra dự luật và đã được quốc hội phê chuẩn. Tổng thống Dwight Eisenhower ký dự luật thành luật chính thức vào ngày 26 tháng 5 năm 1954...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://hangoc2020.blogspot.com/2022/11/happy-veterans-day-thu-sau-tuan-nay.html
***
Văn nghệ: Một câu chuyện rất cảm động nhân Lễ Tạ Ơn! (Sự hy sinh âm thầm của những người Lính)(Thanh Trúc),
Thanksgiving Day, Ngày Lễ Tạ Ơn, một truyền thống tri ân cao đẹp ở đất nước Mỹ mà chính các di dân đến Hiệp Chủng Quốc cũng thấy mình học hỏi được rất nhiều điều hay từ ngày lễ này.
Và nhân ngày Lễ Tạ Ơn để xin được chia sẻ cùng quí vị câu chuyên cảm động và ý nghĩa về một người đã khuất, ông Al Christine, còn gọi là Alex Christine Sr., qua lời thuật từ linh mục Martino Nguyễn Bá Thông.
Một người Mỹ luôn tươi cười
Giáo đường Saint Mary On The Hill, Augusta, Georgia, đã không biết tự bao giờ, hàng cuối cùng bên tay phải, ghế thứ ba từ ngoài đếm vào, mỗi chiều thứ Bảy, đó là chỗ ngồi của ông.
Một người Mỹ trắng, cụt một tay, cụt một chân, mặt luôn tươi cười mà chừng như thân xác đang chịu đựng nỗi đau triền miên, đó là Alex Christine. Và câu chuyện bắt đầu:
Chúng ta đang sống được trên thế giới tự do, chúng ta phải cám ơn những người như ông. Trong ngày Lễ Tạ Ơn này chúng tôi cám ơn ông.
LM Nguyễn Bá Thông
“Thật sự đó là một phần mình viết cho bài giảng trong Lễ Tạ Ơn này. Như quí vị biết tôi chịu chức linh mục năm 2004, về một giáo xứ hoàn toàn là người Mỹ trắng. Tôi cứ nói đùa là giáo xứ chỉ có một mình tôi không giống ai.
Trong mỗi buổi thánh lễ thì tôi cũng nhìn ông và ông cũng nhìn tôi. Là một linh mục thì tôi cũng chào hỏi ông, dừng lại hỏi năm ba câu. Được vài tháng thì bà vợ của ông đến nói: “Cha ơi xin Cha, bà dùng chữ là xin Cha thân mật với ông một tí, bởi vì ông có nhiều điều muốn chia xẻ với Cha lắm, mà thật tình ông không dám. Ông có những tâm sự bên trong bởi vì ông đã từng ở chiến trường Việt Nam.”
Sau đó, linh mục Martino cố tình làm thân và trò chuyện với người đàn ông tàn tật đó nhiều hơn, biết được ông là người chuyên tháo gỡ mìn, đã qua chiến trường Việt Nam hai lần:
“Đầu tiên ông qua chiến trường Việt Nam là năm 65, sau đó ông trở lại nữa. Ông là người chuyên môn hướng dẫn các quân nhân cách gỡ mìn và bom đạn được cài đặt.
Năm 70 khi ông trở lại chiến trường Việt Nam lần thứ hai, lúc đó ông đứng đầu quân đoàn chuyên dạy cho người ta cách gỡ bom mìn. Trong một lần như thế thì mìn nổ, ông mất đi một chân và cụt một tay, trong thân xác còn nhiều mảnh đạn và ông cứ đau đớn triền miên như vậy...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/van-nghe-mot-cau-chuyen-rat-cam-ong.html
***
MỜI ĐỌC TIN MỚI NHẤT - NÓNG HỔI
PHƯƠNG HOA
Kính quý vị và các anh chị.
Xin gửi bài viết mới nhất của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên.
Cấc sáng tác khác của quý vị xin hẹn sẽ đăng sớm.
https://vantholacviet.com/dai-vna-tv-ky-niem-12-nam-thanh-lap-ky-gia-kieu-my-duyen/
Xin cám ơn và kính chúc vui
BBT
VTLV
PH
Kính tất cả quý vị,
Hôm nay VTLV kính mời quý vị ghé vào đọc bài mới và thưởng thức ca khúc + ngâm thơ.
THƠ TRẦN CÔNG /LÃO MÃ SƠN
https://vantholacviet.com/tho-chieu-mua-nho-ban-tran-cong-lao-ma-son/
TẾT TRUNG THU - KIỀU MỸ DUYÊN:
https://vantholacviet.com/tet-trung-thu-ruoc-den-di-choi-kieu-my-duyen/
Kính tất cả quý vị,
Hôm nay VTLV kính mời quý vị ghé vào đọc bài
Giới Thiệu Sách Mới:
GIỚI THIỆU SÁCH - MẢNH DA VÀNG - Chu Lynh - PHƯƠNG HOA.
https://vantholacviet.com/gioi-thieu-sach-moi-manh-da-vang-chu-lynh/
Và mời thưởng thức ca khúc mới :VÒNG ÔM TANGO - NHẠC VĨNH ĐIỆN - THƠ PHƯƠNG HOA - CA SĨ HOÀI PHƯƠNG
https://vantholacviet.com/ca-khuc-vong-om-tango-tho-phuong-hoa-nhac-vinh-dien-ca-si-hoai-phuong/
Xin cám ơn và kính chúc vui
BBT VTLV
***
THÔNG BÁO THU NHẬN BÀI CHO ĐẶC SAN XUÂN QUÝ MÃO -VTLV
PHƯƠNG HOA
Kính gửi tất cả quý thành viên Văn Thơ Lạc Việt và thân hữu,
Năm Nhâm Dần chàng Cọp sắp ra đi, và chú Mèo Quý Mão đang mon men bước đến. Vẫn theo thông lệ, mỗi đầu Năm Mới Văn Thơ Lạc Việt đều thực hiện một Đặc San Xuân. Trân trọng kính mời quý vị gửi tác phẩm tham gia Đặc San Xuân Quý Mão VTLV 2023.
Sáng tác bao gồm tất cả các thể loại với chủ đề Mùa Xuân, văn, thơ, nhạc, họa, biên khảo, bút ký, truyện cười, truyện dịch, câu đối, phú, sớ Táo Quân, tranh ảnh, v.v... ngoại trừ những đề tài về chính trị gây tranh cãi, hoặc đả phá tôn giáo, cá nhân, để giữ hòa khí cho đúng nghĩa là một diễn đàn văn thơ.
Thể lệ:
1. Bài viết (văn): 10 trang đánh máy, font chữ 12 Times New Roman.
2. Thơ: 6 bài
3. Nhạc: 2 bài
4. Tranh ảnh hoặc hội họa: 5 tác phẩm
Ban Biên Tập sẽ bắt đầu thu nhận bài từ nay cho đến 31 tháng 12/2022.
Kính mời quý vị, quý thành viên, và thân hữu VTLV cùng tham gia.
Bài vở xin gửi về: vantho21lacviet@gmail.com
Subject: Bài cho Đặc San Xuân Quý Mão
Trân trọng cám ơn.
Thay mặt Ban Biên Tập VTLV
P.Hoa
***TRANG GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH NHẠC DO GS TRẦN KHÁNH BIÊN SOẠN, MỘNG LAN THỰC HIỆN*CHUYỆN KỂ SAU BỨC MÀN NHUNG SỐ 3, MỘNG LAN PHỎNG VẤN CAROL KIM
"Những Tình Khúc Bất Tử" số 3 (Part 1)GS Trần Khánh biên soạn do Mộng Lan thực hiện
https://youtu.be/BCfoza2L9-I
***
Tác Phẩm & Tác Giả số 22 (Phần 2) do Giáo sư Trần Khánh biên soạn với phần thực hiện của Mộng Lan
https://youtu.be/wS2cmtc488o
Tác Phẩm & Tác Giả số 24 (Phần 1) do Giáo sư Trần Khánh biên soạn với phần thực hiện của Mộng Lan
https://youtu.be/jchrr6LTHZs
***
"Những Tình Khúc Bất Tử" số 3 (Part 1)GS Trần Khánh biên soạn do Mộng Lan thực hiện.
https://youtu.be/ScFfUhmeiC4
Những Tình Khúc Bất Tử số 3 (Part 2) GSTrần Khánh biên soạn do Mộng Lan thực hiện
https://youtu.be/6rObGRe0kMc
***
*TRANG ĐẶC ĐIỆT NHẠC SĨ PHẠM ANH DŨNG GIỚI THIỆU PHỔ THƠ THI SĨ HUYNH NGUYỄN THANH TÂMHuỳnh Nguyễn Thanh Tâm và thơ do Phạm Anh Dũng viết nhạc *
Thưa quý vị
Lúc sau này tôi có post vài bản nhạc phổ vào thơ của Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm.
Xin giới thiệu vài hàng về thi sĩ:
Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm sinh ra tại Cần Thơ và lớn lên tại Sài Gòn.
Và đã là phi công trực thăng trong binh chủng không quân của Việt Nam Cộng Hoà.
Ông từng có nhiều thơ đăng trên các báo tại Sài Gòn.
Hiện ông định cư tại Sacramento, California, USA.
Nhạc Phạm Anh Dũng phổ thơ Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm (9 bài)
gồm các ca sĩ Bảo Yến (5), Quỳnh Lan (1), Quang Minh (2) và Ngọc Quy (1);
với các nhạc sĩ hòa âm Quốc Dũng, Nguyễn Quang, Khải Ca và Sonar Production;
và video thực hiện do Đào Cận, Hoàng Khai Nhan, Mỹ Ngọc, Clara Ngô...
Sương Mờ Kỷ Niệm (Phạm Anh Dũng-Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm) Bảo Yến
https://youtu.be/oGm7N0H2E1c
***
Vẫn Là Tôi (Phạm Anh Dũng-Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm) Bảo Yến
https://youtu.be/uw-1_QwGk2E
***
Lỗi Hẹn (Phạm Anh Dũng-Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm) Ngọc Quy
https://youtu.be/Lp8K9nX5yOc
***
Một Người (Phạm Anh Dũng) Bảo Yến
https://youtu.be/aHu-bqEUUzM
Mai Anh Về (Phạm Anh Dũng-Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm) Quang Minh
***Tình Thu Cho Em | Phạm Anh Dũng & Hạ Đỏ Bích Phượng | Trọng Bắc trình bày | 4K 20221114
https://youtu.be/7TK5Lw5HcWs
Xin click vào từng video nghe 1 bài hay vào Play all để nghe tất cả) nghe:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL0FJzQa1Qa89oKSCBNB-Ec62g_Ru-z78A
Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm
Phạm Anh Dũng
http://phamanhdung.wordpress.com/
NS PHAM ANH DŨNG GiỚI THIỆU THI SĨ HUỲNH NGUYEN ANH TÂM LISTS 9 BÀI:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL0FJzQa1Qa89oKSCBNB-Ec62g_Ru-z78A
***
TRANG DÒNG NHẠC QUÝ NHẠC SĨ CA SĨ THỜI DANH GÓP MẶT:
Em Ngồi Chằm Nón Bài Thơ
Thơ: Trần Quốc Bảo / Nhạc: Lê Hữu Nghĩa / Ca sĩ: Ngọc Quy
Em Ngồi Chằm Nón Bài Thơ - Ngọc Quy
***
NHỚ HUẾ | Thơ: Trần Quốc Bảo | Nhạc: Lê Xuân Mai | Ca sĩ: Hà Thanh
***
EM LÀ VÒNG NHẬT NGUYỆT | Thơ: Hà Nguyên Du | Nhạc: Phạm Duy | Ca sĩ: Thanh Lan | Hoà âm: TVT music
https://youtu.be/7VIbtZu5WUc
***
TỰ TÌNH XÓT XA | Thơ - Nhạc: Hà Nguyên Du | Hoà âm: Đỗ Hải | Ca sĩ: Minh Đạt
https://youtu.be/y9fb1dsJ7lc
YÊU, MÃI YÊU | Nhạc & lời: Kimchi Hoang | Hoà âm: Đỗ Hải | Ca sĩ: Anh Bằng
https://youtu.be/lJpZcC2Rnzg
***
YÊU NGƯỜI - KARAOKE CÓ LỜI
Thơ TUYỀN LINH-Nhạc: NGUYỄN VĂN THƠ
Ca Sĩ GIÁNG HƯƠNG
https://youtu.be/6DabR6k-g6o
***
Ca sĩ Trung Nghĩa || CẠN CHÉN MEN ĐỜI ||Tác giả Tiều Phu
https://youtu.be/0b4A_EbtO20
***
BÀI THƠ CHO CHA - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Phan Như Liên - Ca sĩ Tuấn Nghĩa
https://youtu.be/THkRYhAGijQ
***
Em xa quê năm tháng có quay về. Nhạc. Phạm Minh Thuận. Thơ. Nguyễn Hải Như. Ca sĩ. Đức Chiến
https://youtu.be/2QlxPE_mo3A
***
Quê Hương Niềm Đau
NHẠC: HỒ BẢNG
Tiếng hát: KHẮC DŨNG
https://www.youtube.com/watch?v=S7viSpYCGP8
**
Vòng Ôm Tango - Thơ Phương Hoa - Nhạc Vĩnh Điện - Ca sĩ Hoài Phương
https://youtu.be/_aitlyrE-4M
***
Thơ: Song Châu Diễm Ngọc Nhân
Phổ nhạc: LNChâu6168 / Tango
Trình bày tài tử + Video: Châu6168
https://youtu.be/YkBy8hvzLdY
***
Mưa Chiều Kỷ Niệm
nhạc Quốc Kỳ và Duy Nguyên
trình bày Chương Hà
Mời thân hữu cùng chia sẻ
https://youtu.be/vs-nEseVJf8
******
CA KHÚC TÌNH CA BIỆT XỨ TIẾNG HÁT GIÁNG HƯƠNG
https://youtu.be/eU_vM5tRwuU
MYHANCHANNEL
https://www.youtube.com/@myhanchannel
***
*TẠ ƠN CANADA XỨ LẠNH TÌNH NỒNG | Thơ: Sa Chi Lệ | Nhạc: Nguyễn Văn Thơ, ca sĩ GIÁNG HƯƠNG.
https://youtu.be/c4uPJJQ_IuQ
***
*GỬI HƯƠNG THEO GIÓ MÂY NGÀN BAY...
*THI SĨ ĐA TÀI PHẠM THIÊN THƯPHẠM THIÊN THƯ
SO DÂY SÓNG GỢN
Tơ chùng tưởng cuốn mưa sa
Hiên Văn khép mở phên hoa khói trầm
Bao năm vùi giữa cát lầm
Như cánh sen trổ trong đầm hạ xanh
Giờ Kiều lại nối âm thanh
Thử đem sương gió tựu thành cung dây
Tiếng đàn rã liễu rời mây
Ngón tay dã hạc vờn bay dặt dìu
Hai hàng lau lách đìu hiu
Đồi phong lá gọi bóng chiều xác xao
Hạt đàn tấm tức nao nao
Suối tuôn mạch đá đau bào lòng non
Lơ thơ hoa trải đường mòn
Bâng khuâng ráng đỏ theo con nhạn về
Năm cung da diết đê mê
Nắng hoen thềm phấn mây kề song hương
Ngón cong – đàn trổ nụ hường
Ngón xuôi – tơ rụng, hoa vương mấy dòng
Bước đàn cao thấp long đong
Dư ba tóc biếc mơ mòng liễu xanh
Lòng nào thoảng khói mong manh
Lệ rơi ánh mắt tan tành sầu oan
Lúc thì như điếng như tan
Lúc thì phiêu lãng như làn trầm bay
Hóa thân vào mấy cung dây
Lửng lơ mây nhạc vơi đầy dòng thơ
PTT (Hậu Kiều Đoạn Trường Vô Thanh)
***
*THI SĨ & DỊCH GIẢ TRẦN QUỐC BẢOTrọn Đời Tạ Ơn Thơ Trần Quốc Bảo
Trọn Đời Tạ Ơn
Hết lòng cảm tạ Ơn Trên,
Mỗi ngày được sống bằng yên dưới trần.
Cho dù là kiếp phù vân,
Tôi như cây cỏ ân cần nở hoa!
Tạ ơn Mẹ. Tạ ơn Cha,
Đã cho con được sinh ra cõi đời.
Tạ ơn Thày, dạy làm người,
Biết yêu thương, biết nụ cười bao dung.
Tạ ơn hiền Hữu thủy chung,
Đồng hành, đồng hướng, lại cùng đồng tâm.
Tạ ơn Em. Bạn trăm năm,
Cho anh hạnh phúc, như mâm cỗ đầy!
Tạ ơn: Trăng, Nước, Cỏ, Cây,
Từng đêm say đắm, từng ngày mộng mơ.
Tạ ơn cung Nhạc, dòng Thơ,
Để hồn lãng mạn, thẫn thờ đam mê!
Xin tạ ơn mảnh đất Quê,
Sắt son vẫn một lời thề trong tim!
Cầu mong vận Nước chuyển mình,
Tôi về hôn đất, tạ tình Quê Hương!
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của tác giả:
quocbao_30@yahoo.com
***
NHỚ HUẾ ! Thơ: Trần Quốc Bảo
Bao năm xa cách Miền Trung,
Nhớ thương chi lạ!... vô cùng Huế ơi!
Ngự Bình lờ lững mây trôi,
Hương Giang lồng bóng trăng soi đôi bờ.
Nhớ tà áo trắng phất phơ,
Trường Tiền nghiêng nón bài thơ qua cầu.
Ai chờ ai, dốc Nam Giao?
Thuyền ai khoan nhặt đôi câu Nam Bình?
Gió trăng Bến Ngự hữu tình,
Hàng cau Vỹ Dạ lung linh nắng vàng.
Răng chừ, trở lại Phú Cam,
Về thăm Gia Hội, ghé sang Nguyệt Biều…
Chuông chùa Thiên Mụ phiêu diêu,
Thời kinh Diệu Đế, mõ chiều âm vang.
Đường lên Bạch Hổ trồng bàng,
Văn Thánh, Võ Thánh hai hàng mù u.
Huế ơi! Những buổi vào Thu,
Dòng sông An Cựu mịt mù sương đêm.
Huế mộng mơ, Huế êm đềm,
Càng xa, nỗi nhớ càng thêm đậm đà!Một thời, Huế những xót xa,
Mậu Thân, máu đổ chan hòa Cố Đô!
Thuở chừ, Huế chít khăn sô!
Đau thương Huế đến dại khờ! … Huế ơi!
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của tác giả:
quocbao_30@yahoo.com
***
"Bánh Xèo" Món Ngon Quê Mẹ
Thơ Trần Quốc Bảo
"Bánh Xèo" Món Ngon Quê Mẹ
Trong các thức ăn ngon của người Việt,
Món đặc biệt, phải công nhận: “Bánh Xèo”!
Thực phẩm bình dân, nhưng tuyệt cú mèo!
Thưởng thức bánh, cả ngũ quan tận hưởng.
Hãy vào trong bếp, đứng nhìn nội tướng,
Bắc chảo lên xào tôm thịt hành tây.
Ngửi mùi thơm, tỏa nhè nhẹ ngất ngây,
Đổ muôi bột, nghe cái… “xèo”… thiệt đã !!!
Nhân đậu xanh hấp chín, thêm hành lá,
Lại rắc vào ít giá, trắng phau phau!
Đậy kín vung, chừng hơn một phút sau.
Bánh xèo chín dòn, nổi mầu vàng ánh.
Già lửa chút xíu cho cháy xém cạnh,
Nhìn rất ngon mà huơng vị đậm đà.
Lật nửa phần bột đã chín, úp qua,
Là có ngay, bánh xèo hình bán nguyệt.
Bánh xèo, phải ăn bằng tay mới tuyệt!
Hương vị thơm tho, màu sắc hài hòa.
Dùng đĩa lớn, ta đặt bánh xèo ra,
Xắt một miếng, quấn rau thơm xà lách.
Sở dĩ bánh xèo ngon lành "số dách",
Là nhờ bí quyết, chấm nước mắm pha
Cũng chỉ, chanh đường ớt tỏi, chung hòa
Nhưng hương vị, thì mỗi nhà mỗi khác
Bánh Xèo cho ta cái ngon ngũ giác
Nghe, ngửi, nếm, nhìn, cầm bánh trên tay
“Bánh xèo Việt Nam”… Ôi! tuyệt vời thay!
Thực phẩm Quê Hương, món này nhất hạng!
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của tác giả:
quocbao_30@yahoo.com
***
*THƠ SONG NGỮ THANH THANH- ĐỖ BÌNH***
(thơ song ngữ) HỒN THƠ THEO GIÓ của ĐỖ BÌNH & THANH-THANH
Nhuận Lê lexuannhuan@gmail.com
· Nhà thơ Đỗ Bình (Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam tại Paris) đã cùng Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Văn Cảnh (Pháp - thành viên danh dự Hội Đồng Âm Nhạc Quốc Tế thuộc UNESCO) chủ biên tuyển tập “Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại – từ sau 1975”
· Nhà thơ Đỗ Bình đã ra đi, chúng tôi đăng bài thơ này để tưởng niệm chàng. Xem thêm:
· https://poem.tkaraoke.com/10271/do_binh/
· http://motgocpho.com/forums/showthread.php/12969-Khung-Tr%E1%BB%9Di-Paris-Th%C6%A1-%C4%90%E1%BB%97-B%C3%ACnh
HỒN THƠ THEO GIÓ
Mai ta chết nguồn đắm say buông thả
Nỗi buồn xưa vương mãi cuối trời xa
Tình non nước từng bờ đê biển cả
Đời tha hương hồn phảng phất quê nhà.
Mai ta chết trăng không còn sầu lặng
Thơ sẽ bay như tan giấc chiêm bao
Nơi xa lắm chẳng có vầng mây trắng
Dòng sông quê biết ẩn hiện phương nào!
Mai ta chết giã từ hành tinh mộng
Khép buồn vui thả vào cõi hư vô.
Nếu ngàn sau hồn lạc lõng phiêu bồng
Ta vẫn cảm màu nắng quê trong gió.
ĐỖ BÌNH
INSPIRED BY THE WIND
Tomorrow I am gone, all passion I give up
As floats in the air far away the old bitter cup.
Patriotism in each dam normal or sea grand,
Tho’ in exile my soul hangs about my homeland.
Tomorrow I am gone, the moon no longer gray,
My poetry will fade like a dream to slip away.
In the remote region there is no cloud white,
And the pastoral river will loom in what site?
Tomorrow I am gone, vale the planet of vision!
Pleasure or dolor, into the nil: only a rescission.
If in the future my soul is drifted, so chagrined,
I will still feel the country sunshine in the wind.
Translation by THANH-THANH
Thanh-Thanh.com
***(thơ song ngữ) NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI cuả NGỌC AN & THANH-THANH
NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI
Từ một nước xa xôi đây gian khổ
Thêm chiến tranh tàn phá nát quê hương
Dân tộc tôi vì thời cuộc nhiễu nhương
Ôm mối hận ra đi tìm đất sống...
Trên thế giới có bao nhiêu thành phố
Dân Việt tôi chẳng thiếu mặt nơi nào
Từ những nơi tuyết phủ núi đồi cao
Thân tị nạn xin bằng lòng tất cả.
Hai bảy năm bềnh bồng nơi xứ lạ
Người gặp cơ may nên cửa nên nhà
Tạo công danh xứng mặt Việt Nam ta;
Cũng có kẻ thân tàn theo vận nước!
Hai bản năm bao nhiêu là ân phước
Của Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Úc, Canada
Giúp dân tôi trong cuộc sống vừa qua
Có đầy đủ cả tinh thần và vật chất...
Riêng về tôi... mười năm nơi đất khách
Thấy tự do, báo chí, thấy nhân quyền
Thấy văn minh tân tiến khắp mọi miền
Siêng làm việc, học hành là thành đạt.
Xin cảm ơn bao tấm lòng nhân ái
Bằng lời thơ chân thật của tim tôi
Nguyện trong tâm dân Việt sẽ một đời
Tận tâm phục vụ nơi mình định cư...
NGỌC AN
THE HUMAN HEARTS
From a far-away hardship-ridden country,
A war-ravaged native land sunk in welter,
My people, trying to survive troubled times,
Swallowed resentment to flee and seek shelter.
How many cities there are on the globe,
My Vietnamese compatriots are in most present;
Even on the snow-covered high mountain areas,
We, as refugees, willingly accepted, pleasant.
Twenty seven years adrift in this new country,
Many have luckily succeeded getting homes to own,
Creating positions and fame worthy of being Viet,
Though some with their old state into perils thrown.
Twenty-seven years, so much favor and felicity!
The US, Germany, France, Canada, Australia, so on
Have so far helped our folks in their lives with
Physical and intellectual comforts to build upon.
As for me... ten years in this foreign land
I have witnessed freedoms, press, human rights,
Civilization, modernization everywhere
As hard working, hard studying lead to heights.
Thank you for all of your humane hearts
With my genuine rhymes of inmost laudation.
We Vietnamese communities pledge devotion
To lifetime service to every resettlement nation...
Translation by THANH-THANH
Thanh-Thanh.com
***
*GIỚI THIỆU DÒNG THƠ THI SĨ ĐA TÀI LÊ TUẤNLê Tuấn
Tạ Ơn Tự DoTạ ơn bằng trái tim
Thần linh xin chứng giám
Ta ơn bằng tiếng nói
Lời kinh nào bay xa.
Tạ ơn về tất cả
Vùng đất của tự do
Cưu mang người viễn xứ
Tạ ơn người ban cho.
Tạ ơn đời tỵ nạn
Có nơi chốn dung thân
Nỗi đau nào uất hận
Ướt cả đời lưu vong.
Tạ ơn hoa đã nở
Quên tháng ngày âu lo
Xóa đêm đen tăm tối
Tạ ơn đời tự do
Lê Tuấn
Thanksgiving 2022
hình minh hoạ, sáng hôm nay, tôi chụp khung cửa kính nhà tôi rồi thêm
vào đó hình thiếu nữ áo dài. photoshop by lê tuấnMưa Gió
Gió mưa tạt vào khung kính cửa sổ
Từng hạt mưa lỗ chỗ mờ chân mây
Ngoài sân lá rụng vàng bay tan tác
Em ngẩn ngơ ngắm trời mưa gió bay.
Ngoài kia mưa gió sụt sùi thương nhớ
Dáng em buồn im lặng lắng tai nghe
Tiếng chim kêu lạc loài vang tiếng gọi
Dáo dác đi tìm mời gọi nhau về.
Lê Tuấn
**Mưa Thu
Gió mưa cuốn lá rơi đầy trước ngõ
Còn đâu em, đồng cỏ với hoa vàng
Còn đâu lá, nhánh cây khô gầy héo
Em nơi nào bỏ dấu vết tan hoang.
Để lại đây dấu vết cuộc tình si
Và ánh mắt cong vút ướt đôi mi
Gợi chút thèm đôi môi em ướp mật
Mùa thu xanh sao nỗi nhớ thầm thì.
Tế Luân
**
Thi Nhân
Tâm thi sĩ biết đời là cõi tạm
Trốn trần gian nơi trú ẩn vãn sinh
Tiền tài danh vọng chỉ là hư ảo
Sống bình an tự tại nơi lòng mình.
Ngọn sóng dạt dào con thuyền viễn xứ
Vỗ vào bờ trắng xoá bọt vô thường
Thi nhân mang nặng cõi hồn lãng tử
Có sá gì mưa bão chốn phong sương.
Những ánh mắt đăm đăm như họng súng
Soi mói phận người, trách ẩn hờn căm
Đời đã qua nỗi kinh hoàng chinh chiến
Đống tro tàn phế tích buồn trăm năm.
Nhìn đời sống bồng bềnh theo nước mắt
Gánh vô thường, cát bụi nặng hai vai
Thương mây, khóc gió trong đêm thao thức
Chữ nghĩa dệt thơ, quanh mối tình dài.
Lỗi hẹn trăm năm tình vừa chớm nở
Đem lời thơ tô đỏ nét môi em
Nỗi niềm gặm nhấm tình thêm ray rứt
Ngôn ngữ trong thơ chưa đủ cơn thèm.
Thi nhân là lữ khách đường xa đến
Sưởi ấm tâm hồn bằng những câu thơ
Tình yêu nhân thế cõi hồn say đắm
Để sầu đọng lệ, thao thức trong mơ.
Rồi mùa thu dát vàng trên ngõ vắng
Em trở về khu phố bỗng hân hoan
Vạt áo bay mùi nước hoa thơm ngát
Hồn thi nhân bay bổng tận mây ngàn.
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/kinh-gioi-thieu-dong-tho-thi-si-tai-le.html
***
*NỮ SĨ THÙY LIÊM
꧁༺ THÁNG MƯỜI MỘT
Tháng Mười Một đã về nơi góc phố
Sương giăng đầy làm nỗi nhớ dài thêm
Gió mùa sang lạnh tái cánh hoa mềm
Sông lặng lẽ chở êm ngày Đông giá.
Tháng Mười Một tiễn Thu đi vội vã
Dưới tàng cây trải thảm lá khô vàng
Cánh chim hiền cõng sợi nắng lang thang
Gieo nhoà nhạt đổ loang màu hoang hoải.
Có nụ xanh trên nhánh xương rồng dại
Sẽ nở thôi dẫu phải đón Đông về
Khói lam chiều trên mái lá gần đê
Tô diệu vợi cho khoảng trời xa tím.
Tháng Mười Một yêu thương rồi cũng đến
Phút giao mùa giấu hò hẹn chờ mong
Nắm bàn tay và sưởi ấm môi nồng
Choàng thêm áo, chào Đông - Tình khúc mới.
Thuỳ Liêm
https://m.facebook.com/groups/615963705736069/posts/1065962450736190/?__tn__=%2CO%2AF
***
THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG !
Giống như bài thơ của cô giáo Trần thị Lam— that hay ca 2 bài thơ— đặt câu hỏi mà khó trả lời
TRĂN TRỞ CỦA CẢ HƠN 90 TRIỆU DÂN!
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Yến!
Đã viết lên những điều trăn trở của toàn dân.
"THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG”
Thời đại tôi đang sống
Trẻ con học chữ cái không bắt đầu bằng chữ a
Tiếng gọi đầu tiên không phải là bà
và trên vai đã chất chồng khoản nợ
Thời đại tôi đang sống
Cứ mở mắt là thấy mình khó ở
Tháng tư vấn vương hoa sữa
Đông sang vẫn nóng như hè
Trẻ con không đón hè bằng những tiếng ve
mà bằng iphon, ipad
Thức ăn ngập tràn các market
Nhưng nuốt vào mồm là ngập hoá chất dư thừa
Thời đại bây giờ ai cũng như lừa
Chỉ biết phận mình, thản nhiên bịt tai còn mặc đâu thiên hạ
Vào trang các hót gơn hót boi like còm tung lả tả
Chuyện xã hội đau nhưng nhức lại im lìm
Thời đại bây giờ con người sống thiếu hẳn trái tim
Mượn gió bẻ măng, gắp lửa bỏ tay người đâu ra mà nhiều thế
Thượng tầng nát bươm hạ tầng lẽ nào không thể
Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần
Xã hội bây giờ người chế tạo máy bay lại là nông dân
Ông tiến sĩ cất bằng đi nuôi lợn
Người hiền lành luôn thua người bặm trợn
Chân thực ngủ vùi cho xảo trá lên ngôi
Thời đại bây giờ thủ khoa là con hộ đói mà thôi
Nhưng tuổi trẻ tài cao đương nhiên là con sếp
Bài thơ thần ngàn đời bất diệt
Bỗng đâu tan vì cái mới lên ngồi
Thời đại bây giờ thiên hạ um xùm vì mất một con ruồi
Con voi lọt qua lỗ kim thì thản nhiên công nhận
Lấy hoạt động từ thiện nuôi thân còn mang lòng thù hận
Rắp tâm gieo tiếng ác cho người
Thời đại gì mà thương cái thân tôi
Bao chuyện trái ngang cứ vờ như không biết
Tai vẫn tinh mà như bị điếc
Miễn sao không vơi cơm vơi gạo nhà mình
Có những lúc trách mình rồi lại tự phân minh
Phận mình đàn bà biêt sinh con nuôi con là đủ
Những thứ lớn lao mang tầm vũ trụ
Xin nhường cho cánh đàn ông...
Đã thế rồi mà nhiều khi vẫn thấy lông bông
Ngơ ngác trước “Bụi Chương Mỹ, đĩ Đồ Sơn”
có khả năng trở nên thành ngữ
Niềm tin lung lay trước một xã hội hèn, mình cũng hèn đủ thứ
Dạy con thế nào đây trước bộn bề sóng gió cuộc đời
Tự thấy mình như kẻ dở hơi
Dẫu không còn trẻ vẫn muốn sinh thêm đứa nữa
Lại lo lúc ra đời trán con in dòng chữ
“Nợ ngân sách" mẹ ơi!!!"
NGUYỄN THỊ THANH YẾN
***
*NỮ SĨ KIM HOA
LẠNH ĐÔNG
Thu
Ném vào đông
Luồng gió rét
Cuộn tròn mình ..
Trong
Tấm chăn len
Nhắm mắt
Tắt đèn
Nuôi giấc ngủ
Nghe
Đêm trăn trở , nỗi buồn chen
Nhà vắng
Đông về ...thêm lạnh giá
Một mình
Chợt
Nhớ đến phương xa
Giấu cô đơn trong từng sợi tóc
Vắt
Giọt nồng
Quá
Mỗi sát na
KIM HOA (Việt Nam)
***
*THI SĨ YÊN SƠN***
THI SĨ TÚY HÀ***
THI SĨ NHẤT HÙNG***
THI SĨ SƯƠNG LAM***
THI SĨ CAO NGUYÊN
Quảng Trị Bắc California
Em đâu biết sau giờ em xuống bãi
Ta còn đi bới cát, vớt thêm dầu
Theo kế hoạch bốc hai ta hai điểm
Để cuối cùng xuống “ghế” lớn gặp nhau
Mưu vượt thoát phải chăng là tội lỗi
Bỏ bạo quyền là phản quốc hay sao
Ta vẫn biết trốn đi là hèn nhát
Tránh hùm beo, thú giữ há chi nào !
Thế nhưng đã năm ba lần bảy lượt
“Mưu sự ại nhân thành sự tại thiên”
Ta bị bắt còn em trôi ra biển
Định mệnh an bài ta kẻ vô duyên
Đời trói chặt thân ta vào nô lệ
Ngày không thừa đôi phút ngắm mây bay
Trong tủi nhục nguyện chất cao nghĩa khí
Ta vững vàng ta bất khuất qua ngày
Cầu nguyện cho em sóng yên gió lặng
Đừng gặp giữa đường hải tặc, Liên Sô
Biển chẳng xanh hơn dẫu em bón xác
Thắp cả chân tình vái lạy hư vô
Em đã đến chưa hỡi em yêu dấu ?
Trại tị nạn nào hân hạnh đón em
Thở hít tự do chắc là thú lắm
Nhung nhớ những gì hãy cố gằng quên
Xin cầu chúc em định cư thật sớm
Xứ lạ quê người chóng có người yêu
Có chợt nhớ ta đốt dùm điếu thuốc
Trong khói phiêu bồng hồn ta đó em yêu.
Luân Hoán
Quảng Trị Bắc California
Khi tất cả những căn nhà lên đèn
không còn thấy những con đường nhầy nhụa
không còn thấy những tuyên ngôn dán nơi cánh cửa
không thấy cả tàn tro trong bếp lửa trêu người
Và thế là ta có một Sài Gòn
với tên tuyệt vời Hòn Ngọc Viễn Dông
từng góc cạnh kim cương lóng lánh
sáng trên nền trời xanh thẳm Việt Nam
Cám ơn em gợi cho anh nhớ lại
ba trăm năm huyền thoại Sài Gòn
những ngọn đèn giữa lòng đêm mãi rọi
sáng lung linh xao xuyến đến vô cùng
Khi những con tim Sài Gòn vụt sáng
ta có đêm Sài Gòn rực rỡ yêu thương
những ánh mắt vượt trùng dương say đắm
tìm thấy nhau - đêm lãng mạn Sài Gòn
Cao Nguyên
***
*THI SĨ NGUYỄN ĐÌNH HOÀI VIỆT
PUTIN BỊ THANH TRỪNG
Số phận Putin đã hết thời
Thiên cơ số mệnh được an bài
Hậu trường chính tri thay quyền lực
Quyết định Putin tạm nghỉ chơi. (1)
Quyền lực tối cao tạm hoán ngôi
Putin chết cháy phải thay thôi
Làm sao can nổi hồi chuông trống
Triều đại Putin đã hết thời. (2)
Thôi nhé về vườn tạm nghỉ chơi
An cư lạc nghiệp thế xong rồi .
Chờ ngày phán xét nơi Tòa Án
Có tội hay không do lệnh Trời .
NGUYỄN ĐÌNH HOÀI VIỆT
***
THI SĨ NGUYỄN KHAC TIEN TUNG
Bát Ngát Xanh*
Màu xanh
của nước biển,
Màu xanh
của da trời,
Màu lúa xanhcủa ruộng đồng bát ngát,
Màu cây xanh
của rừng núi xa xôi,
Ngày vạn màu xanh trên trái đất
Tô thắm
cho lá cờ hiền hòa,
Tô thêm thắm
cho màu cờ thanh thoát.
Phần phật lá cờ mênh mang vươn rộng
Theo gió,
Xanh tươi !
Nguyen Khac Tien Tùng
Hải phòng 1953 - 54
**
NHẸ GÁNH
Nhẹ nhàng quẩy gánh như không
Bao nhiêu ưu uất trong lòng buông trôi .
Thênh thang thanh thoát biển trời
Không đi, không đứng, không ngồi... , an nhiên !
Munich, 22.11.22
Nguyễn- Khắc Tiến - Tùng
***
Biết cuối đời
Sống đến tuổi nào mới hiểu ra
Hiểu nhanh đứa trẻ lên ba hiểu
Không hiểu sáu mươi cũng lờ mờ
Phụng hoàng sơ sinh xem không nhỏ
Lão ô trăm tuổi cũng như không
Biết mình là biết cao hơn cả
Biết kẻ cùng ta hết cuộc đời
Có gì quí giá hơn thế nữa !...
Đặng Quang Chính
***
Chu Niên Tình
Tiểu Bình
Rét rồi đấy mình ơi,
Quấn chăn vào chả buốt.
Đêm tháng Chạp cóng người,
Ủ cho em ấm với!
Ừ nhỉ,
Lạnh chưa ngơi,
Ra Giêng còn ấp ủ.
Thủ thỉ mấy khi rời,
Tình khăng khít nào lơi?
Tháng Hai làn môi cong,
Chống cằm con mắt ngước.
Tóc rối em vừa hong,
Nụ hôn nào mong mỏng?
Tháng Ba chừng nán lại,
Còn mải họa truyền-chân.
Tô mầu xuân thần-thoại,
Lên má người Thiên-Thai…
Dài tháng Tư khôn lường,
Lời nào đem chia sẻ?
Mênh mang sầu viễn phương,
Gượng quên đi,
Vô-thường.
Bằn bặt tháng Năm trường,
Chưa nằm đà bảnh mắt.
Cà phê nửa độ đường,
Chia người nửa ngụm thương.
Vén màn sương vào hạ,
Hừng tháng Sáu bờ Tây.
Con mắt nheo nắng lóa,
Dắt díu bàn chân xa…
Giọt Ngâu nào thật mẩy,
(Chứ) Vong-nhân tội gì ta?
Nhập vào ai tháng Bảy?
Hồi-hướng cả mùa chay.
Tháng Tám chui vào mây,
Mười Rằm trăng vẫy gọi.
Tuổi thơ nhé vui vầy,
Dung-dăng về đêm ấy.
Thời gian kể chi ngày,
Xem lịch thương tháng Chín.
Hôm qua bận từng giây,
Nay, mai yêu
Cũng vậy.
Chưa cười trời lại tối,
Tháng Mười để dành mơ.
Cung-thương tràn ngập lối,
Nghê-Thường là là lơi.
A ha!
Tháng Một rồi (*),
Tình sắp lên năm mới.
Thời gian… thôi ngừng trôi,
Nhịp đời thôi… đừng vội.
Rét rồi đấy mình ơi,
Quấn chăn vào chả buốt.
Đêm tháng Chạp cóng người,
Ủ cho nhau ấm với.
Tiểu Bình
(Đặc San Lâm Viên)
***
CÔ ĐƠN
Tôi thường ra đứng ở sân ga
Lặng lẽ cô đơn, mắt lệ nhòa
Nhìn cảnh đoàn viên mừng hội ngộ
Thấy người giã biệt khóc chia xa
Luyến lưu tình cảm đầy thân ái
Đầm ấm gia đình ngập thiết tha
Tủi phận lạc loài ôm bóng chiếc
Lạnh lùng ngày tháng cứ dần qua.
Sông Thu
***
*THI SĨ CHU TẤT TIẾN
KHÓC MẸ.
Trái sầu riêng mang nhiều gai nhiều cạnh
Đời mẹ già
Chi chít nhánh sầu riêng.
Mỗi đưá con một nhánh nặng ưu phiền
Mẹ đeo mãi nên lưng còng trước tuổi.
Con tép rời sông,
Con tép lội.
Ngày Mẹ tản cư xa Hà Nội,
Rong rêu
Mẹ long đong chạy gạo mỗi chiều
Mắt muốn nhắm mà chân luôn đều bước
Đưá địu trên vai,
Đưá đeo đằng trước
Vẫn sợ "mọt chê" xé nát con trai
Nên tay mẹ dài ra
Cuốn lại sau vai
Để chắc chắn đầu con còn đó
Rồi những ngày ngược xuôi
Nhanh không kịp thở
Bùi Chu, Nam Định , Phủ Lý, Hưng Yên
Mẹ như chiếc xe "ca",
Bụi đỏ gập gềnh
Đò ngang , đò dọc, thuyền đinh, tầu thuỷ
Mẹ qua những đoạn đường
Mìn phá tung xương tuỷ
Tay chân người vương vãi bụi cây
Tầu đắm, ca nô chìm, đạn rải trên mây
Mẹ vẫn dịu dàng: " Các con còn đói""
Tuy có lúc làn roi mẹ vút qua,
Bốc khói !
Con dẫu tung người,
Vẫn ôm mẹ, ăn năn
Vẫn nghe mẹ ngâm thơ , kể chuyện "Nửa chừng Xuân"
"Cô giáo Minh", "Gánh hàng hoa", "Đôi Bạn"...
Và cuộc sống cứ trôi đi , tản mạn
Con mang hồn thơ, hồn dân Việt tang thương
Cũng giang hồ, xuôi ngược long đong
Nhìn lục bình trôi, nghe giọng hò ngọt mát
Trong vườn sầu riêng, tưởng như còn tiếng hát
Mẹ ru con những năm tháng xa mờ
Cho đến bây giơ,
Con vĩnh viễn không còn nghe tiếng mẹ
Dù mẹ mắng, mẹ la, hay dịu dàng khe khẽ
Mẹ đã thiên thu rồi !
Trong khi,
Con vẫn chưa trọn đạo làm người
Vẫn là chiếc lá khô trong dòng đời xuối ngược
Con chỉ có vài câu thơ thấm nước
Nước mắt con, hay máu tự trái tim
Dâng mẹ già trong khói nến cuộn lên
Cầu xin cho mẹ về với Chúa bình yên
Để mai mốt con cũng về gặp mẹ.
Chu Tất Tiến.
**
NGHE EM HỎI
Nghe Em hỏi: gió có buồn không?
Gió thở dài, khẽ luồn qua khe cửa.
Nghe Em hỏi: mây có bao giờ nức nở?
Mây vươn mình, theo gió cuốn đi xa
Nghe Em hỏi: Suối có biết nhớ nhà?
Từ khe núi, suối lặn nhòa với biển.
Nghe Em hỏi: tình yêu nào hiện diện
Chung quanh đây, với tiếng đập tim thơ?
Tôi rung mình, nhìn sóng vỗ vật vờ
Dòng nước chẩy miên man như thác
Trong lòng tôi, thác mang mầu đá bạc
Chở hẹn hò và kỷ niệm ngày xưa
Trôi đi mãi hết một thời mộng mơ
Và như thế, lặng thinh là lời nói.
Xin em hiểu, ngôn ngữ không chói lọi
Mà thinh không rộn rã biết bao tình
Hãy cho tôi tiếng chim gọi bình minh
Để tôi nuối giấc mơ dài rộn rã…
Chu Tất Tiến
**
EM-SAIGON CÓ VẤN VƯƠNG?
Ta chừ lạc bước mười phương
Phong sương, gió bụi.. nỗi thương vẫn đầy
Saigon một thoáng mây bay
Mặt trời bên ấy, bên này trăng sao
Nhớ em ngào nghẹn Đa Kao
Ly chè thạch trắng vẫn trào trong tim
Công viên, dẫy ghế đứng im
Nhìn tình yêu nở, buồng tim dạt dào
Nguyễn Du nghe lá lao xao
Hoa me rụng trắng hôm nào trên vai
Đường xưa thoải những bước dài
Ngôi nhà thờ cổ sáng hoài trong đêm
Duy Tân phố cũ êm đềm
Tiếng đàn ai vọng cho mềm chân chim
Những đêm phố vắng im lìm
Giọng hò Nam Bộ như chìm trong sương:
“Hò ơ… Trồng trầu thì phải khai mương
Làm trai hai vợ, phải thương cho đồng”
“Trời mưa, bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng, con ở với ai..”
Xóm nghèo, nghe tiếng thở dài
Bóng ai kẽo kẹt, hai vai gập gềnh
Mái tôn gợn sóng lênh đênh
Thương người mẹ trẻ, bồng bềnh sớm mai
Xích lô đạp mỏi chân dài
Hoàng hôn đổ xuống, bóng ai dặm trường
Em-Saigon có vấn vương?
Những chiều mưa đổ, góc đường, mình ta?
Ngồi đây trong nước mắt nhòa
Nhớ em quằn quại, nhớ nhà triền miên
Chu Tất Tiến.
***CÔ ĐƠN -Thơ Sông Thu và Thơ Họa của nhiều thi sĩ
CÔ ĐƠN
Tôi thường ra đứng ở sân ga
Lặng lẽ cô đơn, mắt lệ nhòa
Nhìn cảnh đoàn viên mừng hội ngộ
Thấy người giã biệt khóc chia xa
Luyến lưu tình cảm đầy thân ái
Đầm ấm gia đình ngập thiết tha
Tủi phận lạc loài ôm bóng chiếc
Lạnh lùng ngày tháng cứ dần qua.
Sông Thu
( 07/11/2022 )
Thơ Họa:
CHIỀU TIỄN ĐƯA
Một chiều đưa tiễn ở ngoài ga
Nước mắt tuôn rơi ướt nhạt nhòa
Những kẻ gặp nhau vui hạnh ngộ
Vài người cảm xúc lặng đi xa
Giờ đây giữ chặt niềm lưu luyến
Mai mốt quên vùi chuyện vị tha
Trở lại đường xưa thành phố cũ
Nhìn thời gian vẫn lạnh lùng qua...
TẠ VƯƠNG KIM
(07/11/2022)
NGOẢNH LẠI…
(Hoạ 4 vần)
Có kẻ sầu tình đứng cuối ga,
Nhìn con tàu đến nắng tươi nhoà.
Người xưa non biển thề chung bước,
Giấc mộng trần duyên đã cách xa !
Xe lửa tới lui... tơ liễu biệt,
Chàng trai mong đợi tháng năm qua !
Rồi đành bỏ cuộc buồn đi mãi…
Ngoảnh lại đầu xanh đã hoá già !
Liêu Xuyên
THÙ… NHÀ TÙ CẢI TẠO!
Chia tay ngày ấy tại Nhà Ga
Hà Nội - Gia Lâm… lệ nhạt nhòa!
Những tưởng anh em mình… tạm biệt,
Nào ngờ huynh đệ… phải lìa xa!
Bắc Nam chia cắt thêm thù hận,
Quốc Cộng tương tàn hết… vị tha!
Thống nhất… bao năm tù cải tạo,
Đất bằng dậy sóng… nổi can qua!
Brussels, Belgium 7/11/2022
HỒ CÔNG TÂM
THƯƠNG “EM”
Tiễn vợ lên tàu chuyến cuối ga...
Thân đơn quyến thuộc lệ rơi nhoà
Chia ly chột dạ tình cay đắng...!
Vĩnh biệt nén lòng nghiệp xót xa...!
Trở lại quê xưa nơi cố lý
Qui hồi cựu vị chốn hương tha
Thương em mãi đợi mòn đôi mắt...!
Một kiếp phù sinh luống tuổi qua...!
Mai Xuân Thanh
Nov. 05, 2022
DUYÊN KIẾP
Chia tay đôi bạn “đợi” tàu ga...
Bịn rịn ôm nhau lệ đẫm nhoà
Thấy “họ” tương phùng lâu lại gặp
Nhìn ai hội ngộ phải lìa xa...
Bần cùng ích kỷ không đồng cảm
Hoàn cảnh tuỳ duyên ít vị tha
Số phận long đong người một nẻo
Chung tình lận đận tuổi đời qua...!
Mai Xuân Thanh
October 06, 2022
VĨNH BIỆT CỐ NHÂN
Hôm nay nán đợi ở nhà ga
Độc mã cô thân lệ ướt nhoà
Đưa bạn âu sầu đang ly biệt
Đón người buồn bã sắp rời xa
Đoàn viên mái ấm thương cùng nhớ
Sum họp gia đình thiết với tha
Âu yếm bù trừ bao ấp ủ
Ôm hôn bỏ ghét chuỗi ngày qua...!
Mai Xuân Thanh
Oct. 07, 2022
PHÚT CHIA LY
Thấy vợ “ ngập ngừng “ lúc xuống ga
Lòng tôi tan nát lệ hoen nhoà
Nhìn em tay yếu thân suy kiệt
Ngó bậu hơi tàn dạ xót xa
Bịn rịn phút giây như níu kéo
Cầu xin cõi tử hãy buông tha
Đồng hành trên chuyến tàu xuôi ngược
Kỷ niệm êm đềm chợt thoáng qua
Songquang
20221107
NỖI ĐAU TỘT CÙNG !
Còi rút, tới rồi phải xuống ga
Trần gian quay tít lệ loà nhoà
Ba sinh ấm cúng nghìn thu biệt
Hương lửa mặn nồng vạn cổ xa.
Phút cuối sắt se hồn vướng víu
Hơi tàn nhẹ nhõm xác buông tha.
Hành trình bí mật người sau trước
Đau đớn tột cùng lúc bước qua !
Mailoc
11-07-22
MỘT MÌNH VỀ GA CUỐI…
Lầm lũi một mình bước xuống ga
Chẳng còn ai nữa chốn vời xa
Đơn lòng hồn bổng sương mây viễn
Cô bóng thân theo cát bụi nhòa
Vay nợ xong rồi, đều sạch trả
Giận hờn tan hết, thảy buông tha
Sướng cười, nhưng mắt sao đìa …lệ
Thảng ngẩn trăm năm đã vút qua
CAO BỒI GIÀ
07-11-2022
NHỚ SÂN GA
Chị đã đi rồi! bạn nhớ ga,
Một chiều thu lạnh gió sương nhoà,
Mưa rơi lác đác trên đường vắng,
Nhạn lạc bơ vơ dưới bến xa.
Huynh trễ chuyến tàu làm muội đợi,
Anh hoài kỷ niệm được em tha.
Bây giờ hai đứa chia đôi ngã,
Thoáng hiện nàng về mới tối qua.
Ngô Văn Giai
11/7/2022
XA NHÀ
( Họa 4 vần )
Bao nhiêu nước mắt nhỏ hoen nhòa
Mủi cảnh vui, buồn trước trạm ga
Tiếng hú còi tầu gây rạo rực
Màn đen cuộn khói nhắc lìa xa
Người đi , mang cả trời thương nhớ
Kẻ lại , đem xuân đất thái hòa
Đứa nhỏ năm xưa hồn lạc nẻo
Sông trôi , đường sắt thản nhiên qua ...
Chung Văn
7/11/2022
ƯU HOÀI
Viễn khách ưu hoài trước cổng ga
Niềm tây gợi nhớ đẫm mi nhòa!
Bơ phờ bóng nhỏ sang đường lạ
Lẳng lặng vai gầy bước nẻo xa
Nhiều lúc e dè nghi bậu dỗi
Bao lần ái ngại nhủ lòng tha
Dầu vơi bấc lụn ngưng đàn khảy
Cạn chén men sầu gắng vượt qua!
Như Thu
11/07/2022
TÌM NHAU
Lạc loài hai đứa ở hai ga
Bến đỗ tìm nhau giữa bụi nhòa
Náo nức họ cầm tay thỏa gặp
Bơ phờ ta ngước mắt nhìn xa
Thầm mong những chuyến tàu quay lại
Lặng ngó từng đàn kiến chạy tha…
Một tối đông sầu thôi ngóng đợi
Em về sương khói ngỡ ai qua…
Lý Đức Quỳnh
7/11/2022
TAN TÁC
Buồn nhìn cảnh sắc vắng đường ga
Hình bóng người xưa chẳng xóa nhòa
Mắt biếc ngậm ngùi câu cách biệt
Trăng thề lờ lững chữ lìa xa
Một thời vóc liễu sao mềm mại
Trọn kiếp dáng kiều mãi thướt tha
Thân phận lạc loài đời lữ thứ
U sầu nhìn bóng thời gian qua./.
Toronto 7/11/2022
Nguyên Trần
***
TÌNH CA BIỆT XỨ
Lá vàng ắp tháng năm gầy tóc rụng
Chở mùa thu neo bến ngủ sơn khê
Gió thở dài chạnh lòng em muốn khóc
Nhớ thì thầm quyện khói mái tranh quê
Em gõ cửa chiêm bao chiều phố cũ
Phố gia long cầu ba nhịp thân thương
Thoáng nhìn xa núi Bà xanh huyền thoại
Về sông Vàm quán Dịch thủy lưu hương
Bao người đi trở về nghe tiếng lạ
Mẹ đau lòng ngọng nghịu học làm sang
Từng bước buồn vang trong hồn phế tích
Nắng rong rêu trăn trở gọi Saigon
Đời tặng em qua trăm nghìn cay đắng
Như mây bay ôm ấp bóng quê hương
Giải gian truân biết bao mùa hoa tuyết
Buốt tình người rơi rớt lạnh khói sương
Dường như tim thì thầm anh còn nợ
Ân tình quê dòng sữa mẹ chưa vơi
Ơn biệt xứ hành trang luôn nặng trĩu
Và nợ em hoa tuyết nở trên môi…
SA CHI LỆ cuối thu 2022 Toronto
***
TẠ ƠN CANADA
XỨ LẠNH TÌNH NỒNG
Cắn bể dâu chẻ đôi vầng nhật nguyệt
Cát bụi này theo gió cuốn nhân duyên
Trưa phi trường như chim non rời tổ
Ngơ ngác nhìn người lạ tiếng chưa quen
Bước viễn xứ chợt nghe cay lòng mắt
Túi hành trang trĩu nặng bóng quê hương
Nghe cô đơn lớn dần trong nỗi nhớ
Vuốt ve ta gió biển ngợp phố phường
Bỗng tình cờ sóng xô thuyền gió ngược
Ta gặp em trôi giạt nắng hoàng hôn
Tình yêu nở hoa trăm năm hò hẹn
Xây lâu đài tắm mát cõi mê cung
Còng lưng vác biết bao mùa tuyết phủ
Canada đầy ắp lạnh tình nồng
Trăng viễn xứ sưởi niềm đau quá khứ
Hoa tin yêu tỏa nắng bước lưu dung…
Làm sao đếm thời gian trôi nhanh quá
Mấy mươi năm chưa quen được nơi đây
Cơm tình người tràn đầy nuôi giấc mộng
Toronto ơi! Xin đa tạ ơn dày!
Ôi! Hoa tuyết mê hồn say nuốt lệ
Lúa cúi đầu còn lại chút dư âm…
SA CHI LỆ 12-11-2022
***Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Hoa Sẽ Không Lớn Nổi Thành Người
Sẽ Không Lớn Nổi Thành Người
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Hoa
Trong ba năm sau cùng tôi ở Sài gòn, người bạn gần gũi nhất là thằng Kim. Hai thằng biết nhau từ thời học đệ thất (lớp 6) trường Hàm Nghi Huế và về sau là bạn cùng lớp ở trường Cao đẳng Điện học. Bốn năm học kỹ sư, nó là con mọt sách, ngày đêm chỉ biết học và học, trong lúc tôi chuyên môn cúp cua đi dạy trường tư, nhưng vì tật ưa tán ma tán mãnh mà bạn bè nghĩ là đi chơi với đào và phong cho danh hiệu “dân chơi cầu Ba Cẳng.” Thằng Kim tốt nghiệp thủ khoa (tôi đậu thứ nhì) và có thêm bằng Cử nhân Toán ở Đại học Khoa học Sài gòn. Nó được giữ ở trường dạy lại, trong khi tôi đi đánh thuê lập phòng thí nghiệm và dạy ở hai phân khoa của viện Đại học Minh Đức, một đại học tư.
Khi thời hạn hoãn dịch vì lý do học vấn chấm dứt, thằng Kim nhập ngũ, vào trường Bộ binh Thủ Đức huấn luyện quân sự, và khi ra trường, được biệt phái về dạy lại. Trong chín tháng quân trường, dù thể xác và tinh thần bị thử thách cam go, nó vẫn dành thì giờ và đầu óc làm luận án cao học. Đêm đi trực gác nằm dưới giao thông hào, nó trùm poncho bật đèn pin làm toán. Sáu tháng sau khi “đi lính” về, nó đậu bằng Cao học Toán.
Hai năm sau ngày ra trường, tôi về trường Điện dạy lại, làm giảng nghiệm viên trong ban Điện như thằng Kim, và có dịp biết rõ về nó hơn. Cha mất sớm, nhà nghèo lại đông em, nó là con lớn phải giúp mẹ nuôi em ăn học. Tôi cố gắng giúp nó có chuyện làm thêm lợi tức: Là trưởng phòng Máy Điện của Đại học Khoa học Kỹ thuật Minh Đức, tôi giúp thiết lập chương trình giảng dạy của trường và mời thằng Kim dạy các giảng khóa sở trường của nó. Đồng thời, một đại học tư khác là viện Đại học Vạn Hạnh mở thêm phân khoa Khoa học Ứng dụng đào tạo kỹ sư và mời tôi dạy, tôi lấy cớ bận rộn giới thiệu nó thế chỗ. Ngoài ra, một người bạn tôi mở trường dạy luyện thi vào các trường chuyên khoa như kỹ sư, y khoa, và kiến trúc và đặt tôi viết sách toán luyện thi. Tôi thu góp các đề thi toán đã ra trước đó, giao cho thằng Kim viết phần bài giải, và chia đôi tác quyền.
Cuối tháng Tư năm 1975 tôi bỏ bạn bỏ trường bỏ nước ra đi. Tháng Sáu, thằng Kim đi “học tập cải tạo,” bị tù ba năm, và khi mãn hạn tù, được về trường Điện dạy lại. Vài năm sau khi cuộc sống ổn định ở North Dakota, tôi liên lạc với thằng Kim và thỉnh thoảng gửi biếu nó một ít tiền. Đều đặn như thế được ba bốn năm thì một hôm tôi nhận được thư nó mang lời lẽ khác lạ và xưng hô “tôi bạn” thay vì “mày tao” như mấy chục năm nay,
Bạn cần tăng gia nỗ lực gửi tiền về để cấp cho học bổng cho sinh viên, giúp trường mua dụng cụ, và giúp nhà nước kiến thiết quốc gia . . .
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/truyen-ngan-cua-nguyen-ngoc-hoa-se.html
***
LOUIS TUẤN LÊ LỄ TẠ ƠN ĐẦU TIÊN Happy Thanksgiving to AllHappy Thanksgiving to All
Kính chúc quý vị mùa lễ Tạ ơn (Thanksgiving) tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên
Louis Tuấn Lê
Tôi vẫn còn nhớ mãi ngày lễ tạ ơn đầu tiên trên đất nước Hoa Kỳ, đó là ngày đầu tiên gia đình chúng tôi đặt chân xuống phi trường San Francisco là ngày 20 tháng 11 năm 1994.
Không khí lễ hội tràn ngập một không gian rộng lớn tại đại sảnh của phí trường San Francisco. Một sự vĩ đại hào nhoáng như ùa vào trong lòng tôi, chen lẫn luồng không khí của mùa lễ hội cuối năm, những trang trí đón mừng ngày Thanksgiving với hình ảnh những con gà tây xoè đuôi trông như những con công, hình ảnh (poster) in thật lớn một bữa tiệc được bày sẵn trên bàn ăn có một chiếc mâm thật to bên trên một con gà tây nướng vàng ươm và trang trí thêm những bông hoa cùng với quả Pumpkin (quả bí ngô) thật ngộ nghĩnh.
Những cây thông được thắp sáng bởi những ngọn đèn bé bé xinh xinh, với những quả châu đủ sắc màu treo kèm theo, không khí của ngày Giáng Sinh (Noel), mà từ nơi quê hương tôi (vào thời điểm đó 1993) vẫn bị cộng sản ngăn cấm, người dân vẫn sống trong tăm tối cùng khổ.
Nhóm người tị nạn chúng tôi đến Hoa Kỳ theo dạng HO 20. Mọi người đều nhận hành lý rồi bước ra ngoài, ai nấy đều ngơ ngác trông như những người từ địa ngục trần gian mới trở về xứ sở của con người, chúng tôi bị choáng ngợp bởi sắc màu của không khí tự do...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/louis-tuan-le-le-ta-on-au-tien-happy.html
***
Có người con gái tên Thảo TrangĐông Nguyễn
LOVE STORY..?
Mot truyen{chuyen}tinh dep va cam dong, Van phong gian di va moc mac nhung chinh vi vay cang them an tuong trong long nguoi doc. Oi,nho Gia Long-Trung Vuong lam sao !
Có người con gái tên Thảo Trang
Truyện ngắn: Đông Nguyễn
Tôi có một người bạn thân tên Nguyễn Thảo Lư. Theo tự điển Hán Việt, thảo lư là ngôi nhà nhỏ bằng cỏ, bằng tranh hay bằng lá. Nhớ lại chuyện Tam Quốc chí, khi Lưu Bị đi tìm Khổng Minh để mời người ra làm quốc sư, Lưu Bị đã phải tam cố thảo lư, nghĩa là phải ba lần đến viếng ngôi nhà cỏ của Khổng Minh để chiêu hiền đãi sĩ.
Tôi không rõ có phải vì mê tích Tàu hay không mà ba má Lư đã đặt cho anh cái tên đó. Nói chung, tên của Lư không đẹp mà cũng không xấu. Ngặt nỗi bạn bè không ai gọi anh là Thảo Lư, mà chỉ gọi anh là Thảo Khấu (giặc cỏ).
Quê Lư ở Mỹ Tho. Ba má anh có nhà cao vườn rộng, cây trái quanh năm mùa nào thức nấy. Lư ở Sài Gòn cùng với cô em gái tên là Nguyễn Thị Thảo Trang. Tên cũng đẹp mà người cũng đẹp. Những năm đó, Trang đang ở nội trú trường Gia Long áo tím. Tôi vẫn thích gọi tên ngôi trường đó là Gia Long áo tím, mặc dù vào thập niên 60 nữ sinh Gia Long đã mặc đồng phục áo dài trắng.
Sài Gòn có hai trường nữ trung học nổi tiếng, trưòng Trưng Vương và trường Gia Long. Trường Trưng Vương thì hơi nhỏ, vì chia lại một phần cơ sở của trường Sư phạm Nam Việt cũ, lại nằm liền vai sát cánh với các dãy lầu của Nha Trung học, Nha Tiểu học và trường nam Võ Trường Toản. Trường Gia Long bề thế hơn, nằm riêng biệt trong một vòng rào kín cổng cao tường. Những con đường vây quanh ngôi trường Gia Long cũng đẹp đẽ, thơ mộng và trữ tình.
Tục ngữ Việt Nam có câu nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò nhưng đối với tôi, nữ sinh của cả hai trường này đều có giáo dục. Trong những lần đi dạy thực tập tại hai ngôi trường đó, tôi vẫn nhận được sự hợp tác tốt đẹp và sự tiếp đón kính trọng từ các nữ sinh.
Tôi có một nhận xét sau đây về sự khác biệt giữa nữ sinh hai trường, không biết có đúng hay không. Hay chỉ do một vài hiện tượng cá biệt mà tôi đã vội quy nạp cho cả một tập thể? ...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://hangoc2020.blogspot.com/2022/11/ong-nguyen-co-nguoi-con-gai-ten-thao.html
***
Câu Chuyện Quan Vân TrườngKể từ khi Quan Vân Trường bị Lữ Mông chém đầu rồi đem thủ cấp dâng nạp cho Tào Tháo theo cái kế “Di họa Giang Đông” thấm thoắt đã 1800 năm. Nhờ sư cụ khuyên giải nên hiểu được lý vô thường, nhân quả của nhà Phật, nhờ lòng trung dũng, ngay thẳng, anh hùng, không đánh người ngã ngựa mà được thoát sanh về Cung Trời Đao Lợi hưởng phúc, ngày ngày đánh cờ, uống rượu, bàn luận thế sự với các vị anh hùng khác.
Tại Cung Trời Đao Lợi cứ ba trăm năm một lần, đều có vị bồ tát tên Mục Kiền Liên lên đây thuyết pháp. Đã có rất nhiều vị thượng thủ, nhân những buổi thuyết pháp này mà chứng được đại thừa, phá bỏ hồ nghi, mê chấp, yêu thích thiền định Ba-La-Mật mà thoát sanh về các cung trời cao hơn để từ đó tu chứng quả vị Bồ Tát hoặc A La Hán, Thanh Văn Duyên Giác hoặc Bích Chi Phật. Sau khi thuyết pháp xong, Bồ Tát Mục Kiền Liên toan vén mây để trở về thì Quan Vân Trường bước tới, níu áo, nhỏ nhẹ thưa:
-Xin Bồ Tát hãy thong thả để cho Vân Trường này thưa thỉnh đôi lời.
Bồ Tát Mục Kiền Liên quay lại, ngạc nhiên nhìn Quan Vân Trường rồi hiền từ hỏi:
-Vân Trường à. Ta lên đây thuyết pháp tính ra đã được 1800 năm. Ta thấy nhà ngươi chỉ ngồi chăm chú nghe. Nay vì duyên cớ gì mà nhà ngươi thưa thỉnh ta đây?
Quan Vân Trường sau một vài giây đắn đo, đáp:
-Tôi có chuyện này muốn nhờ Bồ Tát. Với sức thần thông, Bồ Tát có thể giúp tôi trở về thăm thế gian một lần được chăng? Lâu lắm rồi tôi muốn biết sự đời ở dưới đó như thế nào...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/cau-chuyen-quan-van-truong.html
***
CHỊ DẬU NĂM 2017Chu Tất Tiến.
Nghe tiếng chân bước lẹp xẹp trước cửa, chị Dậu ngoái đầu ra, thấy anh Dậu đang lê từng bước mệt mỏi vào, chị vội vã đứng lên, bước tới đỡ lấy cánh tay anh Dậu, lo lắng hỏi:
-Nhà em làm sao thế? Có chuyện gì vậy?
Anh Dậu vật người ra chiếc chiếu cói, thở dài:
-Thì cũng việc cưỡng chế nhà ta đó!
Chị Dậu ngồi xụp xuống cạnh chồng, mở to mắt, miệng như mếu, hỏi tới tấp:
-Thế.. bác Cần, Chủ Tịch, nói sao? Ông ấy không lý gì đến tình trạng thương binh của nhà em à? Nhà em có đưa trình giấy thương binh ra không? Có nói là nhà mình là do cụ Cố tổ để lại không?
Anh Dậu vẫn nằm dài trên chiếu, lắc đầu:
-Thương binh thì ăn thua mẹ gì? Bác Cội ở xóm trên đưa cả giấy liệt sĩ của anh Cội, rồi Huân Chương Chống Mỹ nữa, mà cũng bị đuổi nữa là.
Chị Dậu đột nhiên nổi lôi đình;
-Thế thì còn thể thống gì nữa? Còn ác hơn cả thời Thực Dân Tây nữa à? Bọn nó có còn lương tâm không? Trời cao đấy dầy ạ!
Rồi chị quay ra cửa, khóc rống lên:
-Ối! Bác Hồ ơi! Bác lừa chúng cháu chết cả rồi!
Vừa lúc ấy, có tiếng chân nhiều người xầm xập chạy đến. Một số thanh niên gậy gộc, tay đao, tay súng, ồ ạt tiến vào. Tên đi đầu chỉ tay vào chị Dậu:
-Lày! Chị kia! Chị gọi Bác Hồ nàm rì thế? Chị muốn tuyên truyền phản động hả?
Như bếp than đang âm ỉ được một giọt dầu hôi đổ vào, chị Dậu đứng bật dậy, cũng chỉ tay vào tên cầm đầu:
-Tuyên truyền phản động hả? Mày nói sao? Tao mà tuyên truyền phản động hả? Mày có biết mày đang nói với ai không? Tao này! Tao là dân quân du kích xã Đồng Điếu đây! Tao tuyên truyền phản động ở cái lỗ nào?
Nghe vợ nói lớn, anh Dậu cố chống tay ngồi dậy, giơ tay can vợ:
-Thôi, mình ơi! Giữ mồm giữ miệng! Thời buổi này, con chó con mèo cũng không dám kêu nữa là! Mình nói hăng thế, chúng nó lại chụp mũ..
Một đứa con gái mặt rỗ chằng rỗ chịt, hùng hổ tiến lại, một tay chống bẹn, một tay xỉa váo mặt anh Dậu:
-Lày! Anh lói điêu ngoa thế? Anh lói anh chụp mũ nhà anh hả? Đây đéo thèm chụp mũ nhá! Đây muốn bắt ai thì bắt, muốn nhốt ai thì nhốt, đéo cần chụp mũ...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/chi-dau-2017.html
****NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH: ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬUĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU
Nên dành thì giờ đọc bài này để thông cảm những nguy hiểm, hồi hộp của người vượt biển đi tìm tự do. Tác giả là 1 trí thức chế độ cũ, từng dạy đại học Cần Thơ nhưng đã bị tán gia bại sản, lầm than khổ sở, còn chịu chung số phận của nhóm người bị hải tặc Thái lan cướp bóc hành hạ, trước khi tắp được vào 1 đảo nhỏ, rồi được Cảnh sát Thái lan đưa về trại tỵ nạn !!! Thật là mừng rỡ cho người vượt biển, được toại nguyện sau bao khó khăn, khủng khiếp !
******
Để tưởng nhớ đến các đồng bào VN đã bỏ mình trên bước đường đi tìm tự do.
Hắn và vợ, tay bồng tay dắt 2 đứa con còn nhỏ, lặng lẽ, bùi ngùi bước ra khỏi nhà cha mẹ, nơi mà 2 vợ chồng hắn tá túc từ hơn 1 năm nay tại Saigon. Đồ đạc chỉ vỏn vẹn có 2 cái xách tay nhỏ, đựng một vài bộ quần áo cũ và một ít thức ăn khô.
Đó là ngày 23 tháng 3 năm 1980. Hắn vừa tròn được 37 tuổi. Trời còn tối om khoảng 3-4 giờ sáng. Trong nhà, ngoài một cô em vợ ra thì không còn ai hay biết gì hết. Hắn dặn cô em nhờ nói lại với Ba Má là Anh Chị cần phải về Cần Thơ gấp để xin lại căn nhà bị tịch thu 1 năm trước đó vì đi không lọt và bị bắt...
Đây là lần thứ 3 mà hắn liều mạng lôi vợ con mạo hiểm theo hắn. Chợt một ý nghĩ lóe lên trong đầu hắn, coi chừng "nhứt quá tam" hay "jamais deux sans trois" làm hắn cũng ngài ngại...
Lần đầu năm 78, xuống “cá nhỏ” ngay tại bến Ninh Kiều Cần Thơ nhưng chuyến đi bị gài bẫy từ đầu nên khi vừa leo qua “cá lớn” đậu ngay vàm Cần Thơ thì công an đã chờ sẵn trong ghe đón tiếp nồng hậu không sót 1 mống, chẳng khác nào cá vào rọ.
Hắn và vợ con bị nhốt hết 2 ngày ở Chấp Pháp Cần Thơ nằm gần mé sông, xế khỏi Trại Nhập Ngũ số 4 cũ một quãng trên đường vô Cái Răng...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/nguyen-thuong-chanh-at-lanh-chim-au.html
***Hồi tưởng lại nếp sống tị nạn của người Việt tại 4 trại tạm cư bên Mĩ vào cuối năm 1975.Chuyên mục: Bài Viết của Nhóm Tác Giả Chủ trương
Tác giả đã làm việc mục vụ gần 6 tháng tại một trong 4 trại tạm cư là Fort Indiantown Gap, Pennsylvania. Đã định viết bài này trước đây nhưng vì để thất lạc tư liệu ghi chép về những sự kiện, con số và hình ảnh trong trại nên đành bỏ cuộc. Hồi đó chưa có Internet nên cũng không tìm được tài liệu để viết.
Cổng Trại Fort Indiantown Gap. https://en.wikipedia.org/wiki/Fort_Indiantown_Gap.
Vào dịp kỉ niệm 40 năm mở trại tiếp cư cho người tị nạn Việt Nam, một số người vừa Mĩ và Việt tìm về thăm trại thì thấy có những bài viết trên Internet về trại – nhưng cũng giới hạn và phiến diện, chỉ thích hợp phần nào cho nội dung của bài viết. Nay đã 47 năm, quãng nửa đời người. Trí nhớ đã cùn. Tuy nhiên cũng cố gắng lặn ra trong kí ức và dựa vào Internet để ghi lại nếp sống trong trại, có thể giúp những người đã sống trong trại nhớ lại phần nào những kỉ niệm buồn vui trước đây với lòng biết ơn đối với nhân dân và chính phủ Hoa Kì đã giúp đỡ, và cũng để chia sẻ với độc giả, không được chứng kiến bằng tai, mắt và tâm tình nếp sống ở trại..
Gần trước những ngày tháng Miền Nam Việt Nam thất thủ, Chính Phủ Mĩ dưới thời Tổng Thống Gerald Ford, theo chương trình ‘Operation New Life and Babylift’,chủ trương đưa 130 ngàn nhân viên chính phủ và sĩ quan của “Bên thua cuộc” với gia đình sang Hoa Kì. Tuy nhiên khi người tị nạn Việt Nam tràn vào Toà Đại Sứ Mĩ, leo lên nóc nhà, cố bám vào càng trực thăng; những người khác chạy ra bến tầu, leo lên tầu Mĩ; những phi công VN xin đáp xuống Tàu Hải Quân Mĩ đậu ngoài khơi Việt Nam. Rồi những tàu buôn quốc tế đón những thuyền nhân VN đưa đến những trại tị nạn ở Đảo Guam, Đảo Wake, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái Lan, thì con số người tị nạn Việt Nam nhập cư vào Mĩ đã tăng lên gấp bội.
Ban đầu để tiếp nhận người tị nạn Việt Nam, Chính phủ Mĩ cho lập 4 trại tạm cư (Resettlement centers) để đưa họ đến chờ đợi và làm thủ tục được bảo lãnh xuất trại đến những bang khác nhau, thay vì tập trung họ lại ở những trại định cư cố định...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/11/hoi-tuong-lai-nep-song-ti-nan-cua-nguoi.html
***
NGUYỄN VĂN LUẬN: HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI BỊ KẸT LẠI HÀ NỘI SAU 1954TAP CHI DAN VAN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
----------------------------------------
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
LTS: Trời ơi! nếu năm 1954 tôi không được tầu „há mồn“ chở vào miền Nam tìm Tự Do, thì con người tôi sẽ giống như ông Nguyễn Văn Luận, tôi sẽ trở thành „kịch sĩ“ nói dối trơn chu, „một tấc đến trời“. Thúc phụ tôi bị tuyên truyền, nếu đẻ con trên tầu thuỷ, thì bị vứt cả mẹ lẫn con xuống biển vì lúc đó thím tôi có bầu đứa em thứ tư gần đến ngày sinh, đến lúc chúng phát động chiến dịch „cải cách ruộng đất“, thúc phụ tôi đã bị „đấu tố“ đến chết. Thật là oan nghiệt, sau ngày 30.04.1975, cô ruột tôi vào Saigon đã kể lại chi tiết cuộc sống sau di cư nó thê lương như thế nào!
Mời qúy độc giả, nhất là qúy vị nào còn „mơ hồ“ về cái xã hội do bọn „răng đen mã tấu“ cai trị, đọc đoản văn này để „bừng tỉnh“, sáng mắt, sáng lòng.
Tôi lớn lên tại Saigon, được hấp thụ một nền giáo dục trong sáng và nhân bản, lúc nào cũng nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chỉ vài tháng sau, cuộc sống của gần một triệu người di cư đã ổn định, mọi người sống trong một thể chế tự do, an lạc…
Germany, 25.10.2022 – 04.11.2022
- Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,
- Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
------------------------------
HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI BỊ KẸT LẠI HÀ NỘI SAU 1954
Với bút hiệu tựdo ‒ chữ thường, viết liền ‒ ông Nguyễn Văn Luận là tác giả bài “Người tìm tự do và tượng thần tự do” đã được bình chọn trúng giải chính thức trong giải sơ kết 3 tháng Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1937, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
***
Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.
Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi:
- “Bác ở Hà Nội mà cũng đi ty nạn à…?”
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười:
- “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi… nữa là bác!”
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát.
Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm1982.
Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt. Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.
Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là …Vẹm! Khi họ tiếp quản Hà Nội, tôi đang ở Hải Phòng.
Dân đông nghịt thành phố, chờ tầu há mồm để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://hangoc2020.blogspot.com/2022/11/nguyen-van-luan-hoi-ky-cua-mot-nguoi-bi.html
***“Tình đồng chí” Mao Trạch Đông – Chu Ân LaiBiên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Không lâu sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon, khoảng trung tuần tháng 5/1972, một xét nghiệm nước tiểu thường kỳ phát hiện Thủ tướng Chu Ân Lai mắc chứng ung thư bàng quang. Vấn đề các Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khi nào được chữa bệnh và chữa như thế nào, tất cả đều phải do Mao Trạch Đông quyết định. Các bác sĩ yêu cầu sớm kiểm tra và điều trị cho Chu Ân Lai, khi cần thiết phải tiến hành phẫu thuật. Họ nhấn mạnh chứng ung thư này còn ở thời kỳ đầu, bản thân Chu còn chưa có triệu chứng nào, khả năng chữa khỏi bệnh vào khoảng 80-90%.
Ngày 31 tháng 5, Mao nhanh chóng bút phê: “Thứ nhất, phải giữ bí mật, không được cho Thủ tướng và chị Đặng biết [bà Đặng Đĩnh Siêu, vợ Chu Ân Lai, vì lớn tuổi và có uy tín nên được gọi là chị]. Thứ hai, không cần kiểm tra [bệnh tật]. Thứ ba, không phẫu thuật”. Điều thứ tư, tức điều cuối cùng, không phải là chữa bệnh mà là: “Tăng cường dinh dưỡng và chăm sóc”.
Mao không cho phép Chu chữa bệnh với lý do Chu “tuổi cao rồi”, “tim yếu”, “phẫu thuật không có tác dụng gì”. Nhưng bản thân Mao đã 78 tuổi, hơn Chu Ân Lai 4 tuổi, mắc bệnh tim nặng hơn Chu rất nhiều, thế mà trong nhóm thầy thuốc của Mao lại có bác sĩ ngoại khoa và bác sĩ gây mê.
Một trong các nguyên nhân Mao không cho Chu được điều trị bệnh là ông muốn Chu hàng ngày làm việc 24 giờ cho mình, tiếp đón các yếu nhân chính trị nước ngoài rồng rắn nối nhau đến đây kể từ sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon. Từ thập niên 1940 trở đi, Chu Ân Lai là tổng quản ngoại giao không rời Mao một bước. Trong kháng chiến chống Nhật, Chu từng nhiều năm sống ở Trùng Khánh, kinh đô phụ của Tưởng Giới Thạch. Là người có sức cuốn hút độc đáo, có tài và việc gì cũng tự làm lấy, Chu thu hút được không ít nhân sĩ phương Tây có cảm tình với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thời kỳ mới bắt đầu cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Quốc Dân Đảng sau khi Nhật đầu hàng, Marshall, đặc sứ của Tổng thống Mỹ Truman, từng bị Chu Ân Lai làm cho đầu óc mê muội đến mức lú lẫn, vô tình lập công lớn giúp Mao chiếm được Trung Quốc. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, chính sách ngoại giao đều do Mao hoạch định, Chu Ân Lai chấp hành.
Năm 1971, sau ba ngày làm việc với Chu, Kissinger gửi cho Nixon một bức thư ca ngợi Chu Ân Lai, ý nói: Tôi và Chu đã trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề, cuộc trao đổi đó tựa như một bữa đại tiệc kiểu Tàu, không thiếu một sắc-hương-vị nào, món ăn nhiều vô kể, thơm nức. Đây là kết tinh của truyền thống văn hóa mấy nghìn năm, được những đầu bếp đầy kinh nghiệm chế biến, nấu vừa chín tới ngon miệng. Trên bàn tiệc bầy nhiều món ăn, có món ngọt, có món chua…. Khi tiệc tan, ai nấy đều hài lòng nhưng vẫn còn thòm thèm...
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://hangoc2020.blogspot.com/2022/11/nguyen-hai-hoanh-binh-luan-tinh-ong-chi.html
***
TRANG TÀI LỆU ĐẶC BIỆT QUÝ HIẾM* GIẢI TRÍ
PHIM TÀI LIỆU : 💥 VIỆT NAM 🌺 QUÊ HƯƠNG🌸TÌM LẠI
* Mời Quý Bạn K1 xem một Bộ VIDEO gồm 41 Tập, ký sự bằng Hình ảnh của Huy Hà Media thực hiện công phu , hành trình thăm lại khắp miền Đất Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta :
https://www.youtube.com/playlist?list=PLj0GhlmSL3icsTIg3uaY2eVezPeNM-VgB
***
GS HUỲNH CHIẾU ĐẲNG CHIA SẺ BÀI VIẾT GIÁ TRỊ
https://botayvk.com/wp-content/uploads/2022/11/Vai-tin-nen-biet-ve-thuoc-men-Omega-3-co-tri-ung-thu-khong-copy-anh-tu-Google-Photos-HCD.doc
****MỸ HÂN KÍNH MỜI QUÝ BẠN CHIA SẺ SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 11-2022