Trân trọng giới thiệu bài viết về ngôn ngữ Việt của Phạm Đình Lân, F.A.B.I.
TAP CHI DAN VAN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
VIỆT NGỮ THUẦN VIỆT
Trên thế giới có đến 6.900 ngôn ngữ khác nhau bao gồm ngôn ngữ chính thức và các thổ ngữ. Trung Hoa và Ấn Độ là hai quốc gia rộng lớn và đông dân. Trung Hoa có từ 400 đến 500 thổ ngữ khác nhau. Ấn Độ có 2.000 thổ ngữ. Hiến pháp Ấn Độ phải ấn định tiếng Hindi và tiếng Anh là ngôn ngữ chánh thức được lưu dùng trong nước. Phi Luật Tân là quần đảo có trên 7.000 hòn đảo diện tích lớn nhỏ khác nhau. Họ có 13 ngôn ngữ lưu dùng trong nước. Quan trọng nhất là tiếng Tagalog. Ngoài ra còn có 171 thổ ngữ khác nhau được nói ở các địa phương rải rác khắp các quần đảo. Trường hợp Indonesia cũng có những phức tạp ngôn ngữ tương tự. Ở Indonesia có 583 ngôn ngữ và thổ ngữ. Tiếng Javanese được 85 triệu người nói.
Cùng sống chung trong một quê hương nhưng ngôn ngữ khác nhau nên sự thông hiểu và hòa hợp với nhau cũng có ít nhiều trở ngại. Trung Hoa là quốc gia có quá khứ lịch sử lâu đời. Họ có chữ viết nhưng cách đọc khác nhau vì mỗi vùng lãnh thổ có tiếng nói riêng. Cuộc cách mạng văn hóa Trung Hoa ra đời không đầy một thế kỷ sau khi Hu Shi (Hồ Thích), tốt nghiệp đại học ở Hoa Kỳ, và Chen Duxiu (Trần Độc Tú), tốt nghiệp đại học ở Nhật và Pháp về nước. Đến khi Mao Zedong (Mao Trạch Đông) thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc năm 1949, tiếng Quan Thoại (Mandarin) ở miền Bắc được xem là tiếng thống nhất của lục địa Trung Hoa...
Ở điểm này người Việt Nam khoan vội tự hào vì giữ được tiếng nói, mặc dù không có chữ viết sau trên 1.000 năm bị người Trung Hoa đô hộ, vì người Việt như những tộc trong nhóm Bách Việt (Po Yue) ở phía nam sông Yang Tze (Dương Tử) học chữ Hán nhưng phát âm theo ngôn ngữ của tộc mình. Các nhà nho Việt Nam đọc và hiểu chữ Hán nhưng không thể đàm thoại với người Hoa. Nhà cách mạng Phan Bội Châu (Sào Nam) chỉ bút đàm khi đàm đạo với Leang Ki-chao (Lương Khải Siêu) hay Sun Yat-sen (Tôn Dật Tiên). Tiếng Việt nguyên thủy bắt nguồn từ người Mường không liên hệ với ngôn ngữ Môn-Khmer. Người Mường là tác giả của trống đồng, những chuyện cổ tích Việt Nam và là những người rút vào rừng sâu để trường kỳ kháng chiến chống Bắc xâm. Những Động Khuất Liêu, Động Hoa Lư, Động Lam Sơn như nhắc nhở chúng ta về liên hệ Mường của dân tộc. Không phải không duyên cớ mà Ngô Sĩ Liên đề cao người Mường trong Đại Việt Sử Ký, một cuốn sử có giá trị được soạn thời Hậu Lê.Sau 11 thế kỷ Bắc thuộc trong ngôn ngữ Việt có rất nhiều chữ Hán. Tiền nhân chúng ta học chữ Hán. Các kỳ thi tam trường đều được mô phỏng theo Trung Hoa. Chữ Hán được các thầy Đồ (sinh đồ: tú tài) giảng dạy ở các tư thục tại gia, được dùng trong các kỳ thi, trong các tấu, sớ của triều đình và văn thơ hành chánh trong nước. Bên cạnh những từ ngữ nôm có thêm từ ngữ Hán-Việt phát âm giống tiếng Guangdong (Cantonese - Canton - Kuangchou - Guangzhou, Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Guangdong) đại cương như:
Việt |
Hán-Việt (phần lớn là âm theo tiếng Quảng Đông) |
Vua |
Vương |
Một số từ ngữ Trung Hoa liên quan đến thức ăn hay cờ bạc
được Việt hóa và dùng trong đời sống hàng ngày như hoành thánh, dầu cháo
quảy, bánh bao, xá xíu, bò bía, tài xỉu (đại tiểu), dì dách, xập xám v.v…
Hầu hết các từ kép, từ chánh trị, luật học, y khoa, dược học, toán học, âm nhạc,
nghệ thuật, kiến trúc, tôn giáo, lịch sử, địa lý, địa chất học... đều có gốc
Hán–Việt. Ông Hoàng Xuân Hãn soạn ra Danh Từ Khoa Học bằng tiếng Việt dịch từ
tiếng Pháp bằng cách tìm những từ ngữ Hán-Việt tương đương. Ông là nhà Tây học
nhưng biết chữ Hán. Tên khoa học của thảo mộc trên thế giới được mang tên La
Tinh và Hy Lạp. Tên dược thảo ở Đông Phương đều có tên chữ Hán hay tiếng
Hindi, Sanskrit.
Đạo Phật có ảnh hưởng rộng rãi ở Việt Nam. Nhưng Phật Giáo Đại Thừa ở Việt Nam
do các sư tăng Trung Hoa truyền giảng. Kinh Phật được viết bằng chữ Hán. Các
bài chú bằng tiếng Sanskrit được các sư tăng Trung Hoa âm trại ra. Do đó trong
ngôn ngữ Việt Nam không có nhiều từ xuất phát từ tiếng Hindi. Sidharta âm thành
Tất Đạt Ta; Sakya Muni (nhà hiền triết tộc Sakya) trở thành Thích Ca Mâu Ni;
Nirvana: Niết Bàn; karma: nghiệp chướng; bodhi: cây Bồ Đề; Mahayana: đại
thừa; Hinayana: tiểu thừa v.v… (xem tiếp trong attachments)
(Ghi chú riêng của Tạp Chí Dân Văn về Phật Giáo Đại và Tiểu Thừa trong attachments)
Download
all attachments as a zip file