728x90 AdSpace

Smiley face
  • Latest News

    TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU 4 BÀI VIẾT THỜI SỰ CỦA NHÀ VĂN TRẦN PHONG VŨ

     TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU 4 BÀI VIẾT THỜI SỰ CỦA NHÀ VĂN TRẦN PHONG VŨ



    BBC: Tội ác kinh thiên động địa của ĐCSTQ

    * Tù nhân nữ Duy Ngô Nhĩ bị hãm hiếp có hệ thống

    * Chính Tập Cận Bình là kẻ chủ động gây nên tội ác

    * Các nạn nhân đã nói gì với các phóng viên BBC?!

    Trần Phong Vũ

               Trong một bài ký sự dài hôm 05-2-2021, các phái viên Matthew, David Campanale và Joel Gunter của đài BBC đã tường trình chi tiết về trường hợp các nạn nhân nữ người Duy Ngô Nhĩ bị hãm hiếp tập thể tại các trại tập trung do Bắc Kinh kiểm soát. Một câu hỏi để ngỏ xin được nêu ra: sự thật kinh hoàng này BBC đã công bố hơn một tháng, lẽ nào chính quyền của ông Biden bà Harris không biết? (Mời độc giả theo dõi bài “Biden bảo vệ chính sách diệt chủng của Trung Cộng” viết ngày 04-3-2021 và đã được post trên trang mạng Vận Hội Mới).

    Đây là kết quả một cuộc điều tra lâu dài c ủa BBC cho thấy những phụ nữ Duy Ngô Nhĩ  bị đưa vào các trại tập trung  của người Hán đã bị lạm dụng tình dục triền miên, bị tra tấn và hãm hiếp một cách có hệ thống. Điều này có nghĩa là nó nằm trong chủ trương, đường lối của trung ương ĐCSTQ.

    Chi tiết dẫn tới sự việc được các phái viên BBC ghi lại như sau:

    Chính sách này được khởi xướng từ Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, người đã đến thăm Tân Cương vào năm 2014 sau cuộc tấn công khủng bố của lực lượng ly khai người Duy Ngô Nhĩ. Ngay sau đó, theo các tài liệu bị rò rỉ cho tờ New York Times, Chủ tịch họ Tập đã chỉ đạo các quan chức địa phương phải có biện pháp đáp trả "tuyệt đối không khoan nhượng".

                  Hình Bà Tursunay Ziawudun

    Bà Tursunay Ziawudun (nạn nhân có hình trên đây) đã trải qua chín tháng trời trong mạng lưới các trại tập trung của Trung Quốc.

    Theo lời kể của bà Tursunay Ziawudun thì: kẻ xâm hại bà và các phụ nữ Duy Ngô Nhĩ là Những gã đàn ông luôn đeo mặt nạ, cho dù lúc ấy không có đại dịch. Họ mặc âu phục, chứ không phải đồng phục cảnh sát…. Thi thoảng sau nửa đêm, họ đến phòng giam để chọn phụ nữ mà họ muốn và đưa xuống hành lang dẫn đến một ‘căn phòng đen tối’, nơi không có camera giám sát”.

    Nhiều đêm, chính bản thân bà cũng bị như thế. Bà tâm sự:

    "Đây là vết sẹo khó quên nhất trong suốt đời tôi…."

    Bà ngậm ngùi nói tiếp:

    “Thực tâm tôi không muốn nói ra những lời này từ chính miệng mình."

    Theo BBC thì rất hiếm các tường thuật trực tiếp từ bên trong các trại tập trung. nhưng một số người từng bị giam giữ và một lính canh đã nói với BBC rằng họ đã trải qua hoặc nhìn thấy bằng chứng về một hệ thống được tổ chức của việc hãm hiếp, lạm dụng tình dục và tra tấn. Bà Tursunay Ziawudun, người đã trốn chạy khỏi Tân Cương sau khi được thả và hiện đang ở Mỹ, nói rằng phụ nữ bị đưa ra khỏi phòng giam "hàng đêm" và bị cưỡng hiếp bởi một hoặc nhiều đàn ông đeo mặt nạ người Trung Quốc. Bà nói mình đã bị tra tấn và bị hãm hiếp tập thể đến ba lần, mỗi lần bởi hai hoặc ba gã đàn ông.

    Ziawudun đã nói chuyện với giới truyền thông trước đây, nhưng chỉ từ Kazakhstan, nơi bà sống trong nỗi sợ hãi thường trực có nguy cơ bị đưa trở về lại Trung Quốc. Bà bộc bạch rằng bà tin tưởng nếu mình tiết lộ mức độ của việc lạm dụng tình dục mà chính bà đã trải qua và chứng kiến, nếu bị đưa trở về Tân Cương, bà sẽ hứng chịu sự trừng phạt khắc nghiệt hơn trước.

              Theo BBC, trên thực tế, việc xác minh mọi lời nói của Ziawudun là điều bất khả bởi lẽ Trung Quốc đã đưa ra những hạn chế khốc liệt đối với giới phóng viên trong nước. Tuy nhiên, những giấy tờ thông hành và hồ sơ nhập cảnh mà  Ziawudun cung cấp cho BBC đã chứng thực dòng thời gian cho câu chuyện của bà. Những mô tả của Ziawudun về trại ở Tân Cương - được gọi trong tiếng Uighur là Kunes - trùng khớp với hình ảnh vệ tinh do BBC phân tích, và lời tường thuật của bà về đời sống hàng ngày bên trong trại, cũng như bản chất và hình thức ngược đãi, tương thích với các lời kể khác từ những người từng bị giam giữ.

    BBC cũng phỏng vấn một phụ nữ Kazakh -cô Gulzira Auelkhan ở Tân Cương-, người bị giam 18 tháng trong hệ thống trại.

    H. Auelkhan, từng bị giam 18 tháng (Getty Images}

    (Hình này của cô Auelkhan chụp tại nhà ở trong làng khi cô chưa bị bắt)

    Sau một thời gian, cảnh sát giao ‘việc’ cho cô.

    Cô Auelkhan cho biết:

    "Việc của tôi là cởi bỏ quần áo của nạn nhân phía trên thắt lưng và còng tay để họ không thể cục cựa", Gulzira Auelkhan vừa nói, vừa bắt chéo cổ tay sau đầu để minh họa. "Sau đó, tôi để những người phụ nữ đó ở lại phòng và một người đàn ông bước vào - một số là đàn ông Trung Quốc từ bên ngoài hoặc là cảnh sát. Tôi ngồi lặng im bên cửa, và khi người đàn ông rời khỏi phòng, tôi dọn dẹp các phòng ốc, đưa người phụ nữ đi tắm gội”

    Cô cho hay: "Những người đàn ông Trung Quốc sẽ trả tiền để được chọn những phụ nữ trẻ đẹp nhất ".

    Một số người từng bị giam giữ trong các trại đã tả lại rằng họ bị buộc phải hỗ trợ lính canh nếu không sẽ chịu hình phạt. Auelkhan cho biết cô bất lực trong việc kháng cự hay can thiệp vào. Khi được hỏi liệu có chuyện hãm hiếp được tổ chức có hệ thống không, cô xác nhận là: "Có."

     

    Lai lịch Tursunay Ziawudun.

    Bà thuộc sắc dân Duy Ngô Nhĩ, một nhóm thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu theo Hồi giáo với số lượng khoảng 11 triệu dân ở Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. Khu vực này giáp với Kazakhstan và cũng là nơi sinh sống của dân tộc Kazakhstan. Bà Ziawudun, 42 tuổi, chồng bà là người Kazakhstan.

    Hai vợ chồng trở về Tân Cương vào cuối năm 2016 sau 5 năm trú ngụ tại Kazakhstan, họ bị thẩm vấn khi đặt chân đến đó và bị tịch thu hộ chiếu. Vài tháng sau, bà được cảnh sát thông báo đến tham dự một cuộc họp cùng với những người Uighur và Kazakhstan và cả nhóm bị vây bắt và giam giữ.

    Bà cho hay, khoảng thời gian đầu bị giam tương đối dễ dàng. Sau một tháng, bà bị loét dạ dày và được thả ra. Hộ chiếu của chồng bà đã được trả lại và ổng trở lại Kazakhstan để làm việc, nhưng chính quyền đã giữ Ziawudun, nhốt bà ở Tân Cương. Các báo cáo cho thấy Trung Quốc đã cố tình giam giữ những người thân lại để ngăn việc những người rời đi sẽ lên tiếng. Bà bị đưa trở lại cơ sở giống như nơi giam giữ trước đây ở quận Kunes, nhưng địa điểm đã được sửa sang lại. Những chiếc xe buýt xếp hàng dài bên ngoài đưa xuống những người 'tù nhân mới'.

    Những phụ nữ bị tịch thu đồ trang sức. Ziawudun nói, bông tai của bà bị giật phăng, khiến tai bà chảy máu, và bà bị nhốt vào phòng với một nhóm phụ nữ khác. Trong số họ có một phụ nữ lớn tuổi mà sau này trở thành bạn của Ziawudun.

    Ziawudun kể lại, lính canh đã kéo chiếc khăn trùm đầu của những người phụ nữ ra và quát mắng người phụ nữ già vì mặc váy đầm dài - một trong những hình thức biểu đạt tôn giáo đã bị coi là hành vi chống đối mà người Uighurs có thể bị bắt giữ hồi năm đó. Bà Ziawudun kể lại: "Họ lột hết quần áo của người phụ nữ lớn tuổi, chỉ còn độc mảnh nội y. Bà ấy ngượng ngùng đến độ phải cố lấy tay che. Tôi khóc nấc lên khi chứng kiến cách bà ấy bị đối xử tàn bạo!


    Hình ảnh vệ tinh từ năm 2017 (trái) và 2019 (phải) cho thấy sự phát triển đáng kể của các trại, trông giống như các tòa nhà ký túc xá và nhà máy (Nguồn hình ảnh, Maxar)

    Những đòn tra tấn hãi hùng

    Là một nạn nhân thoát thân được qua Hoa Kỳ, bà Tursunay Ziawudun là người đã cung cấp cho BBC khá nhiều chứng tá về bản thân cũng như những phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bà gặp trong trại tập trung. Nối kết những đoạn trong ký sự của BBC, trong một đoạn sau đó, bà Ziawudun cho biết  từng gặp cô Auelkhan khoảng tháng 5 năm 2018 với dáng rất trẻ, chỉ khoảng 20 tuổi. Đêm ấy cô ta bị đem đi cùng với một cô gái khác.

    Bà nhớ lại: "Ngay khi cô gái được dưa vào trong đó, nghe tiếng cô bắt đầu la hét. Tôi không biết phải giải thích làm sao với bạn, tôi nghĩ họ đang tra tấn cô ấy. Tôi chưa nghĩ đến việc họ cưỡng dâm."

    Khoảng một tiếng sau, người bạn cùng phòng của bà được đưa trở lại. Ziawudun cho biết: "Cô ấy trở nên khác hẳn sau hôm đó, cô không nói chuyện với bất cứ ai, cô ấy ngồi lặng lẽ nhìn chằm chằm như thất thần. Có nhiều người trong những phòng giam bị điên loạn.”

                  Cô Auelkhan (Nguồn hình: Getty)

     Bà nói: " Họ không thể tiết lộ với bất kỳ ai những gì đã xảy ra, họ chỉ có thể nằm xuống, cam đành trong yên lặng. Việc này được thiết kế để hủy hoại tinh thần của mọi người."

    Vẫn theo bà  ZiaWudun, một số phụ nữ đã bị đưa ra khỏi phòng giam vào ban đêm không bao giờ quay về nữa. Những người được đưa trở lại bị đe dọa không được hé môi với người khác trong phòng giam về những gì đã xảy ra với họ. Sau khi nhập trại, những người phụ nữ được yêu cầu nộp hết giày dép và bất kỳ quần áo nào có dây thun hoặc cúc áo, sau đó được đưa đến các ô giam lỏng - "trông giống như một khu phố nhỏ của người Hoa nơi có những dãy nhà cao ốc"

    Không có gì xảy ra đáng nói trong một hoặc hai tháng đầu tiên. Họ bị ép phải xem các chương trình tuyên truyền trong phòng giam và buộc phải cắt tóc ngắn. Sau đó, cảnh sát bắt đầu thẩm tra Ziawudun về người chồng vắng bóng của bà, đánh bà gục xuống sàn khi bà phản kháng và đá vào bụng. Bà cho hay

    "Giày ống c ủa cảnh sát rất cứng và nặng, vì vậy thoạt đầu tôi nghĩ rằng hắn đã đánh tôi bằng thứ gì khác. Sau đó, tôi nhận ra rằng hắn ta đang đạp lên bụng tôi. Tôi gần như ngất xỉu - tôi cảm thấy một cơn nóng bừng chạy qua người."

    Một bác sĩ của trại nói với bà rằng bà có thể bị tụ máu bầm. Khi các bạn cùng phòng quan tâm đến việc bà bị chảy máu, các cai ngục trả lời rằng “phụ nữ bị chảy máu là chuyện bình thường", bà kể lại.

    Đoạn phim bí mật do nhóm hoạt động Bitter Winter thu được cho thấy các phòng giam có song sắt và camera (Nguồn hình ảnh, Bitter Winter)

    Theo Ziawudun, mỗi phòng giam là nơi ở của 14 phụ nữ, với giường tầng, song sắt ở cửa sổ, bồn rửa mặt và nhà vệ sinh kiểu ngồi chồm hổm trên nền nhà. Bà nói, lần đầu tiên nhìn thấy phụ nữ bị đưa ra khỏi phòng giam vào ban đêm, bà đã không hiểu tại sao. Bà đã nghĩ họ đã được chuyển đi nơi khác.

    Bản thân bà Ziawudun, buổi tối hôm Auelkhan bị đem đi bạo hành, bản thân bà cũng bị đưa vào phòng bên cạnh phòng cô gái. Bà ngậm ngùi kể lại:

    “Họ có một cây gậy điện, tôi không biết gọi nó là gì, và nó đã được thọc vào bên trong cơ thể tôi, tra tấn tôi bằng giật điện!”

    Ziawudun đã xúc động đến bật khóc khi xác nhận các đoạn phim quay và hình ảnh các trại tập trung giam giữ người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ (Hình hụp lại)

     Ông Zenz, một nhân vật khác đã nói với BBC rằng lời kể được thu thập cho câu chuyện này là "một số bằng chứng kinh khiếp nhất mà tôi từng thấy kể từ khi những hành động bạo tàn bắt đầu". Ông nói thêm:

    "Điều này xác nhận lại những thứ tồi tệ nhất mà chúng tôi đã từng nghe trước đây. Nó cung cấp bằng chứng cụ thể mang tính cách thẩm quyền và chi tiết về việc lạm dụng và tra tấn tình dục ở cấp độ rõ ràng, lớn hơn những gì chúng ta đã hằng nghĩ."

    Qelbinur Sedik, một phụ nữ người Uzbek ở Tân Cương, là một trong số các giáo viên dạy tiếng Trung Quốc được đưa vào trại và bị cưỡng ép giảng bài cho những người bị giam giữ. Sedik đã trốn khỏi Trung Quốc và công khai nói về trải nghiệm của mình.

    Trại dành cho phụ nữ bị "kiểm soát chặt chẽ", Sedik nói với BBC. Nhưng cô đã nghe thấy những câu chuyện liên quan tới những dấu hiệu và tin đồn về việc hãm hiếp. Một ngày nọ, Sedik thận trọng tiếp cận một nữ cảnh sát trại người Trung Quốc mà cô quen biết.

    "Tôi hỏi cô ta là, 'Tôi đã nghe một số chuyện khủng khiếp về việc hiếp dâm, cô có biết không?' Cô ấy nói chúng ta nên nói chuyện ở trong sân vào bữa trưa.

    Cô cho biết tiếp "Nghe lời, tôi ra chỗ sân, nơi không có nhiều camera giám sát. Cô ấy nói: ‘Đúng vậy, hãm hiếp đã trở thành dạng văn hóa. Đó là hiếp dâm tập thể và cảnh sát Trung Quốc không chỉ cưỡng hiếp họ mà còn dùng điện giật họ. Họ phải chịu đựng sự tra tấn khủng khiếp."

    Đêm đó Sedik nói cô không tài nào chợp mắt được chút nào. "Tôi đã nghĩ về đứa con gái đang đi du học của mình và khóc cả đêm."

    Sayragul Sauytbay, một giáo viên, cho biết bà đã chứng kiến một vụ cưỡng hiếp kinh tởm. Sau đó bà bị buộc tội vượt biên trái phép vào Kazakhstan.

    Trong lời khai riêng với Dự án Nhân quyền Uyghur, Sedik nói cô đã nghe về một chiếc gậy có điện được đưa vào thân thể phụ nữ nhằm tra tấn họ - đồng nhất với trải nghiệm mà Ziawudun đã mô tả-.Sedik nói đã có "bốn loại giật điện - ghế, găng tay, mũ, và hãm hiếp lỗ hậu bằng gậy. Những tiếng gào thét vang vọng khắp tòa nhà’", cô nói. Tôi có thể nghe thấy chúng trong bữa trưa và thi thoảng lúc tôi đứng lớp."

                                 Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Sayragul Sauytbay, một giáo viên khác bị buộc phải giảng dạy trong trại, nói với BBC rằng "hãm hiếp là phổ biến,và các lính canh chọn các cô gái và phụ nữ trẻ mà họ muốn và đưa họ đi".

    Bà mô tả đã chứng kiến một vụ cưỡng hiếp tập thể đáng ghê tởm của một cô gái chừng 20 hoặc 21 tuổi, cô bị đem ra trước khoảng 100 người bị giam giữ khác để thú tội. Sauytbay nói:

    "Sau đó, trước mặt mọi người, bọn cảnh sát đã thay phiên nhau cưỡng hiếp cô ấy, Trong khi thực hiện bài kiểm tra này, họ quan sát mọi người rất kỹ lưỡng và chỉ ra bất kỳ ai có cử điệu chống cự, siết chặt nắm tay, nhắm mắt hoặc nhìn đi chỗ khác và rồi bắt những người đó chịu hình phạt."

    Sauytbay kêu lên:.

    "Thật khủng khiếp! Tôi cảm thấy như mình đã chết. Tôi đã chết."

    Bà Ziawudun cho biết, phụ nữ buộc đeo vòng tránh thai hoặc cưỡng bức triệt sản, kể cả người mới chỉ độ 20 tuổi.

    Việc cưỡng bức triệt sản người Uighurs đã phổ biến rộng rãi ở Tân Cương, theo một cuộc điều tra gần đây của Associated Press. Chính phủ Trung Quốc nói với BBC rằng các cáo buộc là "hoàn toàn vô căn cứ".

    Cũng như các biện pháp can thiệp y tế, những người bị giam giữ trong trại Ziawudun phải dành hàng giờ để hát các bài ca yêu nước của Trung Quốc và xem các chương trình truyền hình về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bà nói.

    "Bạn quên mọi suy nghĩ về cuộc sống ngoài kia. Tôi không biết họ đã tẩy não chúng tôi hay đó là tác dụng phụ của việc tiêm và uống thuốc, nhưng bạn không thể nghĩ gì hơn ngoài việc ước mình được ăn no, giản dị vì trong các trại tập trung, tình trạng đói ăn rất trầm trọng".


    Họ Tập: Kiến Trúc Sư cuộc diệt chủng dân Duy Ngô Nhĩ

    Các nhà phân tích cho rằng chính sách chống lại người Uighur xuất phát trực tiếp từ Chủ tịch Tập Cận Bình (Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Theo lời một cựu lính canh nói với BBC qua video từ một quốc gia bên ngoài Trung Quốc thì những người bị giam giữ bị bỏ đói vì những vi phạm như không nhớ chính xác các đoạn trong sách về Tập Cận Bình. Ông nói:

    "Có lần chúng tôi đưa những người bị bắt vào trại tập trung, và tôi thấy mọi người bị buộc phải thuộc lòng những cuốn sách đó… Những người không đạt yêu cầu phải chịu các mức hình phạt khác nhau, bao gồm bị bỏ đói và đánh đập. Tôi đã vào những trại đó. Tôi đưa những người bị bắt vào những trại đó, Tôi đã nhìn thấy những người bệnh, khốn cùng đó. Họ chắc chắn đã trải qua nhiều kiểu tra tấn khác nhau. Tôi chắc chắn về điều đó."

    Tuy không thể xác minh một cách độc lập lời khai của người lính canh nhưng người này đã cung cấp các tài liệu có vẻ như đúng là đương s đã làm ở trại tập trung một thời gian. Ông đồng ý kể lại với điều kiện ẩn danh. Người lính gác này nói ông ta không biết gì về việc hãm hiếp trong các khu vực phòng giam. Khi được hỏi liệu lính canh trại có dùng các dụng cụ giật điện không, ông nói:

    "Có. Họ sử dụng những dụng cụ giật điện đó."

    Sau khi bị tra tấn, những người bị giam giữ bị buộc phải thú tội về một loạt các hành vi phạm tội.

    "Tôi nhớ những lời thú nhận đó từ trong tâm can," ông nói.

    Vẫn theo ông thì Chủ tịch Tập hiện diện mọi nơi của các khu trại. Hình ảnh và khẩu hiệu của ông ta tô điểm cho các bức tường;. Ông là đỉnh điểm, là trọng tâm của chương trình "cải tạo".

    Charles Parton, cựu quan chức ngoại giao Anh tại Trung Quốc và hiện là cộng sự cấp cao tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia cho biết ông Tập là kiến trúc sư của chính sách diệt chủng nhắm vào người Uighurs. Parton nói:

    "Nó mang tính trung ương và đi đến đầu não. Không có nghi ngờ gì về việc đây là chính sách của Tập Cận Bình."

    Chính phủ Trung Quốc đã không trả lời trực tiếp các câu hỏi của BBC về các cáo buộc hãm hiếp và tra tấn. Nữ phát ngôn viên nói và cho biết chính phủ "rất coi trọng việc bảo vệ quyền của phụ nữ".

     

    Theo bà Ziawudun, kẻ ác đã không nương tay. Bà nói trong nước mắt:

    "Họ không chỉ hãm hiếp mà còn cắn khắp nơi trên cơ thể bạn, bạn không biết họ là người hay súc vật", bà nói, lấy khăn giấy chậm để ngăn dòng nước mắt và dừng lại một lúc lâu để thu xếp ý nghĩ. "Chúng không chừa bất cứ nơi nào trên cơ thể, chúng cắn xé khắp nơi để lại những vết hằn kinh khủng.

    Tôi đã trải qua điều đó ba lần. Và không chỉ một người hành hạ, không chỉ một kẻ thủ ác. Mỗi lần là hai hoặc ba gã đàn ông."

    Tursunay Ziawudun ở Mỹ với bà chủ, người đã giúp đỡ bà

    (Hình chụp lại)

      Ziawudun được thả tự do vào tháng 12 năm 2018. Họ đã trả lại hộ chiếu cho bà.  Ngay lập tức bà đã bỏ trốn đến Kazakhstan và sau đó, với sự hỗ trợ của Dự án Nhân quyền Uyghur, bà đến Mỹ. Bà đang nộp đơn để được ở lại. Bà sống ở một vùng ngoại ô yên tĩnh không xa Washington DC với một chủ nhà thuộc cộng đồng Uighurs địa phương.

    Hai người phụ nữ cùng nhau nấu ăn và đi dạo quanh các con phố gần nhà. Đó là một nhịp sống chầm chậm, không biến động. Ziawudun để đèn không quá sáng khi bà ở trong nhà, bởi vì ở trại, đèn được chiếu rất sáng và liên tục.

    Theo một nghiên cứu độc lập - một hệ quả mà các nhà phân tích đã mô tả là "nạn diệt chủng nhân khẩu học".

    “Nhiều người trong cộng đồng đã chuyển sang uống rượu”, Ziawudun nói.

    Nhiều lần, bà nhìn thấy người từng bị giam cùng với mình gục trên đường - người phụ nữ trẻ bị đưa ra khỏi phòng giam cùng với bà vào đêm đầu tiên, người mà bà nghe thấy tiếng la hét trong một căn phòng sát vách.

    Bà nói:

    “Cô ấy giống như một người đơn giản chỉ tồn tại, hoặc là cô ấy đã chết, hoàn toàn bị kết liễu qua những cuộc cưỡng hiếp. Họ nói rằng mọi người đã được trả tự do, nhưng theo tôi, tất cả mọi người rời khỏi trại cũng đồng nghĩa cuộc đời họ chấm dứt."

    “Và đó, -bà nói-, là Kế-hoạch. Giám-sát, Giam-giữ, Huấn-luyện, Ác-qủy- hóa, Dạy-dỗ, Làm-mất-nhân-tính, Triệt-sản, Tra-tấn, Hãm-hiếp…  Mục tiêu của họ là hủy hoại tất cả mọi người. Và ai cũng biết điều đó".

     Một tuần sau khi đến Mỹ, bà Ziawudun đã phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung - hậu quả của bạo lực, bạo dâm, vi phạm nhân phẩm.

    "Tôi đã không còn cơ hội làm mẹ", bà nói. “Tôi muốn chồng tôi được qua Mỹ. Hiện tại, anh ấy đang ở Kazakhstan”.

                    Nam California, ngày Thứ Hai 08-3-2021

                                    ***

    Biden bảo vchính sách diệt chủng của Trung Cộng

    *Video mật do Tàu cộng sở hữu bị rò rỉ đã cho thấy điều gì?

    *Các Dân biểu CH: Biden quá nhu nhược đối với Bắc Kinh!

    *Dự kiến của NSC trước hành vi đạp đổ của ông Jos Biden!

    Trần Phong Vũ

     

    Từ cuộc phỏng vấn ông Biden của CNN…

    Căn cứ vào một Video mật của đảng cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) bị rò rỉ, Federal  Review đã tiết lộ nhiều chứng từ tồi tệ phát xuất từ cửa miệng ông Biden. Nó cho thấy ông ta chỉ là một thứ con rối trong tay Tập Cận Binh, ông vua không ngai của dân Tàu khốn khổ ngày nay.

    Ngay sau khi được phe cực tả đảng Dân Chủ mà người đứng đầu là Barrack Obama và những thế lực ngầm trao cho chức vị Tổng thống Hoa Kỳ thứ 46, ông Biden đã công nhiên xoay lưng lại với lập trường cứng rắn của người tiền nhiệm đối với Bắc Kinh. Hành vi đầu tiên của ông ta là công khai lên tiếng tán đồng và bảo vệ chính sách diệt chủng của họ Tập.

    Chính từ video mật này, một sự thật không ai có thể phủ nhận đã được phơi bày cho thấy ĐCSTQ hiện đang điều hành một mạng lưới rộng lớn các trại tập trung, một hình thái nhà tù trá hình. Tại đâyhàng ngàn người thuộc nhiều nhóm đối lập với chế độ độc tài toàn trị bị giam cầm, hành hạ đến chết. Những nạn nhân thường bị Bắc Kinh phanh thây lấy nội tạng đem bán*. Đông đảo những nạn nhân này là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các thành viên Pháp Luân Công. .

    Khi được hệ thống truyền thông thiên tả CNN phỏng vấn về vấn đề nghiêm trọng này hôm 16-2-2021, câu trả lời của Biden thật đần độn và cũng thật đáng xấu hổ khiến những người còn có lương tri không thể nào hiểu được.

    Nó khẳng định thêm những gì mà những người hiểu biết đã thấu rõ về tội trạng độc ác, phi nhân tính cố hữu của bọn lãnh đạo cộng sản đang ngự trị trên Hoa Lục ngày nay. Từ đấy, người ta nhận ra rằng: Joe Biden là một kẻ đáng phỉ nhổ, rằng: ông ta thiếu tất cả các nguyên tắc đạo đức cần phải có của một con người còn có nhân tính, hơn thế, một vị Tổng Thống của một siêu cường thế giới.

    Với những cái nhíu mày vô duyên, không cần thiết, Jos Biden đã có những câu trả lời của một con người vô cảm, thiếu vắng tình thương đối với các nạn nhân khốn khó, mà người nghe không khỏi có ý nghĩ là ông ta nói như thế chỉ vì nhu cầu phải bao che và bênh vực cho người cầm đầu đàng ĐCSTQ -ông Tập Cận Bình.

    Khi được CNN hỏi về cách đối xử tàn bạo đến kinh hoàng của Cộng sản Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các nhóm khác như Pháp Luân Công, Biden đã bắt đầu theo cách nói vòng vo tam quốc của ông ta:

    “Vâng, như bạn biết về các nhà lãnh đạo Trung Quốc -nếu bạn biết bất cứ điều gì về lịch sử đất nước này- đã luôn là thời điểm mà Trung Quốc là nạn nhân của bên ngoài thế giới vào lúc họ chưa đoàn kết trên sân nhà. " (“Ya know, Chinese leaders—if you know anything about Chinese history—it has always been a time when China has been victimized by the outer world is when they haven’t been united at home.”)

    Người ta tự hỏi Biden có thể học được bài học này trong lịch sử Trung Quốc từ đâu? Phải chăng nó từ chính các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ như Tập Cận Bình và đám quần thần vây quanh ông ta?

    Chắc chắn như vậy.

    Những kẻ tham quyền và bạo chúa luôn tìm cách tập trung và củng cố quyền lực của họ. Họ luôn bao biện và nói dối để gây khó dễ và khiến mọi người khiếp sợ khi thực hiện các âm mưu của họ và tiếp tay củng cố quyền lực cho họ. Một trong những đối tượng phổ biến nhất của những lời nói dối này luôn là dân đen, lớp người dễ bị tổn thương nhất nếu quốc gia không “đoàn kết” - trong đó “đoàn kết” theo c ách nói của chế độ, chỉ là một từ ngữ ngụy trang cho những traị “tập trung đặt dưới quyền kiểm soát của đám lãnh đạo độc tài, tàn bạo.

    Dĩ nhiên khi Biden bắt đầu trao đổi câu chuyện về các trại tập trung của Trung Quốc, mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

    Ông ta nói:

    “… phải có một Trung Quốc thống nhất, được kiểm soát chặt chẽ… Tôi sẽ không lên tiếng phản đối những gì (Tập Cận Bình) đang cố gắng thực hiện ở Hồng Kông, những gì ông ấy đang làm đối với người Duy Ngô Nhĩ ở vùng núi phía tây Trung Quốc…”

    (But of course, when Biden began discussing China’s concentration camps, things only got worse.

    He said, 

    “…there must be a united, tightly controlled China … I’m not going to speak out against what [Xi Jinping] is doing in Hong Kong, what he’s doing with the Uyghurs in the western mountains of China …”)

    Tại sao Biden không lên tiếng phản đối những điều này? Tại sao Biden lại khó lên án một chế độ độc tài?

    Rất nhiều người đã chết trong các trại tập trung của Trung Quốc. Theo bất kỳ tính toán hợp lý nào, những gì đang diễn ra tại Hoa Lục là nạn diệt chủng. Đất nước này cũng có một hệ thống "tín dụng xã hội" đáng sợ và ghê rợn như chuyện của Orwell. Nó nhằm vào mục tiêu xóa bỏ mọi chủ nghĩa cá nhân và biến người dân của họ trở thành những nông nô ngoan ngoãn, biết tự hạ và thu nhỏ mình lại. Những người đủ dũng cảm để chống lại bất kỳ điều gì trong trường hợp này hẳn khó có thể tránh được những đòn thù khắc nghiệt.

    Tại sao Biden không lên án điều này?

    Và chắc chắn đây không phải là "hớ hênh".

    Ông ta nói rõ ràng rằng ông sẽ không phản đối những gì mà giới lãnh đạo Trung Quốc đang làm. Với những mối liên hệ sâu rộng —thí dụ tiền bạcnhững lợi nhuận khác — giữa bản thân Biden, gia đình và cơ cấu quyền lực của ông ta cũng như của Trung Quốc. Và hẳn rằng tất cả mọi người đều có thể suy đoán s ự  thể ra sao?

     

    https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEjgCQU2UHUEO1fEcq0tOywf-OEPiErUUVZ2Tff88ex00V56fMaWZPpuGN87CeJDtp3Me8K4qbnFUl8p7doy1OrkV7ibcam5FQXYdbzB2w7G4LF1zgIDcQjvkAjnsjDLSV3h13-63-FOpwnXf6gCFTMclyb3KCNgWS1t3JXUA0reuPJ6Ynedq47cFQ=s0-d-e1-ft

                                    Ông Joe Biden (ảnh chụp màn hình Breitbart).

     

    … Tới cái nhìn về ông Biden của giới lập pháp Cộng Hòa

    Cùng lúc, thông tấn xã Breitbart News đưa tin:  Các nhà lập pháp thuộc  đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện cũng vừa khởi động một cuộc chiến rốt ráo về  phương diện lập pháp nhằm phơi bày sự yếu kém của ông Jos Biden tân Tổng thống Hoa Kỳ đối trước hành vi và thái độ hung hăng, khinh nhn của ĐCSTQ.

    Họ cho rằng ngay trong những ngày đầu vừa bước chân vào tòa Bạch Ốc, ông Biden đã tỏ ra thân thiện một cách đáng báo động đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh khiến người dân Hoa Kỳ không khỏi quan ngại. Vẫn theo Breitbart News, chủ trương này do dân biểu Jim Banks, tiểu bang Indiana kiêm Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa (RSC) dẫn đầu. Cuộc chiến lập pháp này bao gồm việc thúc đẩy các thông điệp, giới thiệu và triển khai một loạt các dự luật nhằm kiềm chế ảnh hưởng và sự hung hăng của ĐCSTQ, đồng thời vạch trần sự yếu kém của đảng Dân chủ và Biden trong vấn đề Trung Quốc.Trả lời cuộc phỏng vấn của  phái viên Breitbart News, dân biểu Jim Banks cho hay:

    “Chính quyền ông Biden đã hủy bỏ hầu hết những chính sách, hành động cứng rắn mà chính quyền ông Trump đã thực hiện đối với Trung Quốc và đã cho thấy một hình mẫu rõ ràng rằng (ông ta đã) quay lại với chiến lược nương tay và đã thất bại trong việc ủng hộ ‘sự trỗi dậy của ĐCSTQ’ mà các đời TT Obama trở về trước đã th nghiệm và đã chuốc lấy những bài học cay đắng”.

    Ông nhấn mạnh:

    “Cạnh tranh với Trung Quốc chưa đủ. Chúng ta còn phải tiếp tục cách tiếp cận quyết liệt và cứng rắn của Tổng thống Trump trong việc đối đầu với ĐCSTQ trong suốt nhiệm kỳ đầu 2017-2020. ĐCSTQ thực chất không phải là đối tác. Đó là mối đe dọa lớn nhất đối với tự do và thịnh vượng của Hoa Kỳ và thế giới. Nếu chúng ta không thể đối xử với họ như (cách ông Trump đã làm), chúng ta sẽ nếm trải những hậu quả nghiêm trọng.”

    Được biết, từ lâu nhóm dân biểu bảo thủ thuộc đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện Quốc Hội Mỹ đã thành lập một Ủy Ban đặc biệt có tên là: Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa - Republican Study Committee (RSC). Đương kim Chủ tịch Ủy Ban này là dân biểu Jim Banks. Chức năng chính của RSC thay đổi theo từng năm, nhưng nó luôn thúc đẩy cắt giảm đáng kể chi tiêu phi-quốc-phòng, đi đầu trong nỗ lực thông qua các hiệp định thương mại tự do, ủng hộ luật bảo thủ xã hội và ủng hộ quyền giữ và mang vũ khí. Những vấn đề liên quan tới ngoại giao cũng thường được Ủy ban chú ý. Đặc biệt năm nay Ủy ban đã soạn một bản ghi nhớ 6 trang giải thích cặn kẽ quan điểm bảo thủ của đảng, đòi buộc các dân biểu Cộng Hòa theo sát cách tiếp cận của Biden đối với ĐCSTQ so với cách làm của cựu Tổng thống Trump trong 4 năm qua.

    RSC cũng lưu ý rằng, trong 27 ngày đầu tiên nhậm chức, ông Biden đã thực hiện nhiều “bước tai hại nhằm xóa bỏ thành quả của Tổng thống Trump trong việc chống lại ĐCSTQ.”

    Những sai lầm này bao gồm: Cho phép Hoa Kỳ tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mặc dù tổ chức này đã cố gắng che giấu nguồn gốc gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán; cho phép Trung Quốc và các đối thủ nước ngoài khác tiếp cận hoặc sở hữu các phần của lưới điện Hoa Kỳ; gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mặc dù hội đồng này cũng bao gồm các quốc gia lạm dụng nhân quyền như Nga, Trung Quốc và Cuba; rút lại lệnh cấm với Viện Khổng Tử, nơi truyền dạy cho sinh viên bằng cách tuyên truyền lý tưởng của ĐCSTQ.

    RSC đã so sánh sự táo bạo của ông Trump trong việc đối đầu với Trung Quốc và sự “mềm mỏng” dị thường của ông Biden, vốn là sự tiếp nối chính sách xoa dịu đến mức nhu nhược, làm phương hại tới quốc thể của chính quyền Barack Obama đối với Bắc Kinh. Cụ thể như trong cuộc thăm viếng Bắc Kinh lần chót trước khi kết thúc nhiệm kỳ 2 năm 2016, ông Obama và bầu đoàn đã không được dón tiếp bằng cửa trước mà phải lủi thủi lòn cửa hậu!

    RSC viết trong bản ghi nhớ

    “Tổng thống Donald J. Trump là Tổng thống đầu tiên trong một thế hệ đối đầu với ĐCSTQ. Chính quyền ông Trump đã đối đầu trực diện với ĐCSTQ vì đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, xâm nhập vào hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, chiếm quyền điều khiển các tổ chức quốc tế và phát tán thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19. Tổng thống Trump đã củng cố một cách chiến lược các liên minh của chúng ta ở Ấn Độ-Thái Bình Dương thông qua sự lãnh đạo của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ”.

    Đề cập chính quyền hiện hữu, bản ghi nhớ RSC cho biết, nhóm của Biden cho đến nay đã bộc lộ rõ ràng sự kém cỏi và đầy mặc cảm là quay trở lại với cách tiếp cận thất bại của Obama để ngày càng lệ thuộc thêm vào Bắc Kinh thay vì buộc kẻ thù phải chịu trách nhiệm về hành vi xấu của họ.    

    Nhắc lại thời ông Biden còn là phó cho ông Obama từ năm 2009 đến năm 2016. RSC cho hay ông ta vốn đã tỏ ra mềm yếu qua việc làm ngơ cho Bắc Kinh tiếp tục hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ tràn lan và trở nên hung hăng hơn về mặt quốc tế trong khi gia tăng đàn áp đối với người dân của mình.

    Trong tuần đầu nhậm chức của Biden, ứng viên Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo do ông ta đề cử, đã từ chối đưa công ty công nghệ Trung Quốc Huawei vào danh sách thực thể của Bộ này, vốn có thể ngăn công nghệ của Huawei được ủy quyền tại Hoa Kỳ. Một ngày sau đó, Bộ Tài chính của Biden hoãn lệnh hành pháp do ông Trump ban hành để trừng phạt các công ty quân sự Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ đến tháng 5. Đây là những động thái đầu tiên trong tuần đầu tiên nhậm chức của ông Biden.

    Tài liệu RSC tiếp tục hết trang này đến trang khác giải thích cách Biden đã làm suy yếu Hoa Kỳ và trao quyền cho ĐCSTQ trong cách tiếp cận chính sách Vành đai Thái Bình Dương ngay từ những ngày đầu chính quyền của ông.

    Tài liệu cũng bao gồm thông tin cơ bản về một số quan chức được bổ nhiệm trong bộ máy chính trị của Biden. Nhiều người trong số họ có quan hệ với ĐCSTQ. Các quan chức có tên trong tài liệu bao gồm Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, người được đề cử làm Đại sứ Liên Hip Quốc Linda Thomas-Greenfield, đề cử cho Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách Colin Kahl , Bộ trưởng Ngoại giao Tony Blinken, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas và Giám đốc CIA William Burns… Breitbart nhận định, nói cách khác, mối quan hệ của chính quyền Biden với ĐCSTQ lan rộng khắp chính phủ liên bang, từ Tòa Bạch Ốc đến CIA đến Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và Bộ An ninh Nội địa, và thậm chí đến các vị trí cấp cao trong Bộ Tài chính và Thương mại.

    Những nỗ lực của Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa nhằm vạch trần và chống lại Biden sẽ bao gồm ít nhất 17 điều luật do ít nhất 10 đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện đề xuất, nhằm phân loại mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Hoa Kỳ. Nhiều dự luật trong số này nhằm phơi bày những hành động mà TT Biden đã thực hiện để giúp đỡ ĐCSTQ hoặc bày tỏ ý định thực hiện các hành động với ĐCSTQ.

    Những dự luật này bao gồm năm dự luật do chính ông Banks đề xuất, bao gồm dự luật ngừng cấp vốn cho Quân đội Giải phóng Nhân dân, hạn chế việc thu mua lại của ĐCSTQ và 3 đạo luật đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ trước. Đạo luật đầu tiên do Thượng nghị sĩ Marco Rubio đề xuất tại Thượng viện là Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng Trực tuyến. Đạo luật thứ hai và ba là Đạo luật Chuyển đổi nghề nghiệp An toàn cho Chuyên gia Tình báo và An ninh Quốc gia và Đạo luật Bảo vệ các Trường Đại học của Chúng ta (Protect Our Universities Act).

    Ngoài ra, còn có các dự luật khác được các dân biểu khác thúc đẩy để chống lại sự trổi dậy của ĐCSTQ. Như dự luật của dân biểu Ronny Jackson (bang Texas) cấm ông Biden dỡ bỏ lệnh trừng phạt của ông Trump đối với các công ty quân sự Trung Quốc. Dân biểu Joe Wilson (bang Nam Carolina) giới thiệu lại dự luật đòi hỏi báo cáo minh bạch liên quan đến các Viện Khổng Tử. Dự luật của dân biểu Jeff Duncan (bang Nam Carolina) ngăn ông Biden dỡ bỏ lệnh cấm của ông Trump đối với các công ty Trung Quốc và Nga truy cập vào mạng lưới năng lượng của Mỹ. Dự luật của bà Debbie Lesko (bang Arizona) ngăn cản các quan chức và các thành viên cấp cao của ĐCSTQ vào Hoa Kỳ cho đến khi ĐCSTQ ngừng đánh cắp tài sản trí tuệ từ Mỹ…

     

    Vài suy tư của người viết

    Qua những lời lẽ ông Biden công khai tán thưởng chính sách diệt chủng của ĐCSTQ và qua nhận định của RSC về những gì chính quyền mới đã và đang làm nhằm đạp đổ tất cả chủ trương chính sách của người tiền nhiệm, nhất là những biện pháp liên quan tới nguy cơ Tàu cộng, nhất thời cho chúng tôi nhận ra hai điều:

    1/ Theo cách phán đoán nhẹ nhàng, dung tục nhất dựa vào cảm tính con người, nó giống như một cuộc trả thù cá nhân phe đảng tương tự như việc cánh lập pháp thuộc đảng Dân chủ liên tiếp tổ chức bằng được hai cuộc tập hợp nhằm đàn hặc ông Trump trong thời gian vừa qua.

    2/ Nhưng xét cho kỹ có lẽ không hẳn như vậy. Phải có cái gì sâu xa hơn.

    Nguyên nhân cơ bản, tiềm ẩn trong một chủ trương, một sách lược qui mô là “xóa bàn làm lại” đã được thai nghén trong một thời gian dài khi đảng Dân Chủ ngày càng nghiêng về phía tả mà sự xuất hiện của ông Barrack Obama là điểm nhấn. Tiếc rằng hai nhiệm kỳ 8 năm ở cương vị chủ nhân ông tòa Bạch Ốc không đủ để ông thực hiện giấc mộng “xóa bàn”!

    Không còn cách nào khác, ông đành tìm người thừa kế.

    Sau khi mất cơ hội thứ nhất đặt vào bà Hilarry trong cuộc bầu cử tưởng chắc ăn như bắp năm 2016, bốn năm sau, cùng với nhóm cực tả trong đảng Dân Chủ và những thế lực ngầm, cựu TT da đen dốc toàn tâm toàn lực -kể cả gian kế- cho lá bài Jos Biden (và để phòng xa, kèm thêm con ngựa chứng háu đá Kamala Harris). Và ông đã thành công trong bước đầu.

    Nhưng, “xóa” cái gì và “làm lại” cái gì?

    Để trả lời câu hỏi cần trở lại với ông cựu TT có gốc gác đạo Hồi Obama.

    Nơi chương 10 tác phẩm “Dark Agenda -Cuộc chiến hủy diệt Tôn giáo ở Mỹ-”, David Horowitz** đã dành nhiều trang để nói tới lai lịch thân cộng sản của ông TT tuổi trẻ tài cao này.

    Mở đầu tác giả đã ghi lại một câu rất đắc ý của ông Obama được in đậm trên tấm thảm trang trí văn phòng tòa Bạch Ốc ngày ông bước vào khởi đầu cho triều đại của ông năm 2008. Đó là: "Vòng cung của vũ trụ đạo đức dài, nhưng nó uốn cong về phía công lý."

    Câu này gói trọn tâm tư, lý tưởng và tham vọng “đội đá vá trời” của con người muốn làm một cuộc cách mạng xoay ngược bánh xe lịch sử mấy trăm năm của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ (được xây dựng trên nền tảng Văn Minh Kitô Giáo, -lấy tôn giáo, đạo Đức làm mẫu mực cho mai sau, “In GOD, we trust”). Nhưng “đạo đức” đã hết thời và phải nhường chỗ cho “công lý”, cho “cào bằng xã hội”!?

    Theo nhận định của tác giả “Dark Agenda” thì “đây là tiền đề tôn giáo của chính trị cấp tiến. Đó là lý do tại sao những người cánh tả xác định đối thủ của họ là "đi ngược lại với lịch sử", và do đó chống lại công lý, vì đó là nơi mà lịch sử đang hướng tới. Những người chống lại công lý rõ ràng là tội phạm. Ngược lại, những người cấp tiến đứng về “phía bên phải” của lịch sử vì đó là sứ mệnh của họ: “công bằng xã hội” - tạo ra một thế giới nhân đạo, như chưa từng tồn tại trước đây. Sứ mệnh này quá hoành tráng và là một hành động cứu chuộc xã hội cao cả đến mức có quyền làm mọi cách để đạt được nó, đồng thời khơi dậy lòng căm thù dành cho những người chống lại nó”.

    Từ thâm ý gói ghém trong câu “châm ngôn” đắc ý trên đây của riêng ông Obama tới dẫn giải của David Horowitz, gợi nhớ tới những cuộc xuống đường làm loạn, lập khu tự trị, đốt phá siêu thị, công thự, Giáo đường, giật sập tượng đài danh nhân Quốc gia, tượng đài các Thánh, Đức Maria, Chúa Giêsu của BLM, Antifa… gắn kết với những gì nhà cầm quyền mới của ông Jos Biden đã và đang làm trong mấy chục ngày đầu trong vai trò người thừa kế ông Barrack Obama… chúng ta có thể hình dung được phần nào điều cánh tả muốn “làm lại”. Đó là biến đất nước này thành một thứ “Chủ Nghĩa Cộng Sản Mới” như điều tác giả David Horowitz đề cập trong “Dark Agenda”.

    Có điều, tương lai nền văn minh kitô giáo của Hiệp Chúng Quốc Mỹ do các bậc Quốc Phụ đã dày công xây đắp, tô bồi sẽ ra sao chắc chắn không nằm trong tham vọng của những kẻ ngông cuồng, điên loạn chỉ biết ngụp lặn trong bả quyền lực, ấu dâm, giàu sang vật chất.

    Nó hoàn toàn tùy thuộc vào ý nguyện thuần lương, chính đáng, chân thành và thánh thiện của mấy trăm triệu người dân trên đất nước này

    Miền nam California, Thứ Năm ngày 04-3-2021

        ***

    * Điều này đã được Bác sĩ phẫu thuật Enver Tohti Bughde người Trung Hoa công khai vạch trần trước các diễn đàn quốc tế, sau khi đào thoát an toàn ra hải ngoại. Vì hoàn cánh “cá chậu chim lồng” trong thời gian còn phải sống ở lục đia Trung Hoa, ông đã bị cưỡng bách sắm vai “đồ tể” mổ bụng các tù nhân cho ĐCSTQ lấy nội tạng nạn nhân đem đi rao bán

    ** Để biết David Horowitz viết gì trong “Dart Agenda -cuộc chiến hủy diệt tôn giáo ở Mỹ” mời đọc bài viết của chúng tôi: “Coi chừng Chủ Nghỉa Xã Hội sắp tới của ông Biden” vừa được post trên mạng Vận Hội Mới (vanhoimoi.org).

                                   ***

    Giấc mơ 10 năm Tổng Thống của bà Kamala Harris

    *  Người đọc thấy gì về ước mơ trên The League Of Power ?

    *  Nghĩ gì về 10 năm Kamala Harris ngự trị ở tòa Bạch Ốc?

    *  Liệu một cuộc khủng hoảng Hiến pháp có thể sẽ xảy ra ?

    Trần Phong Vũ

             

    Đâu là giấc mơ lớn của bà Kamala Harris?

    The League Of Power mở đầu bài viết hôm 11-3-2021 tiêu đề “Kế sách lớn 10 năm của Kamala Harris đang chờ đợi một cuộc khủng hoảng Hiến pháp” – (Kamala Harris’s Big 10-Year Plan is a Constitutional Crisis In Waiting)-, với những giòng sau đây:

    “Giấc mơ lớn trong thâm tâm Kamala Harris, cũng như nhiều đảng viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội, là nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 10 năm.

    Bạn có thể tưởng tượng được không? Mười năm với Kamala Harris trong tòa Bạch Ốc?! Điều đó sẽ đủ dài để cuối cùng đảng Dân chủ thành toàn ý tưởng về một “Mỹ Quốc” mà họ vốn ghét cay ghét đắng.

    Họ có thể khai mở một chế độ cộng sản độc tài toàn trị do họ cầm quyền và gia đình bạn sẽ u mê nghĩ rằng bạn có quyền sở hữu tư nhân hay điều gì đó.”.

    (The big dream in the back of Kamala Harris’s mind, as well as many Democrats in Congress, is a 10-year presidency.

    Can you imagine? Ten years with Kamala Harris in the White House? That would be long enough for the Democrats to finally stick a fork in this whole idea of “America” that they hate so much.

    They could usher in a full communist dictatorship with them in charge and your family in a gulag for thinking you have private property rights or something.)

     

    Để chuẩn bị đi vào phần khai triển đề tài: “Kamala Harris’s Big 10-Year Plan is a Constitutional Crisis In Waiting”, tác giả bài viết nêu lên một điều kiện tối thiết. Đó là “để đạt điều này, họ phải giữ cho Joe Biden trụ được  trong hai năm tới” (in order to pull this off, they have to keep Joe Biden propped up for the next two years.)


    Tình trạng sa sút về trí nhớ của ông Biden

    Trước hết, bài viết nêu lên những chỉ dấu về những sai sót nghiêm trọng liên quan tới hiện tượng ấp úng, trì độn trong nhận thức của ông Biden. Nó đã xuất phát từ  lâu, và vừa tái hiện công khai trước mắt mọi người

    Bài viết cho hay, ngay trong tuần này, tân TT Jos Biden đã quên tên Bộ trưởng Quốc Phòng của ông ta. Từ sự kiện tai hại đó, ông quên luôn tên bản doanh nơi vị Bộ trưởng này làm việc mà ai cũng biết, đó là Lầu Năm Góc – Pentagon.

    Bài viết cũng nhắc tới một chi tiết khác là trong suốt 50 ngày qua từ Thứ Hai 11-3 trở về trước, ông Biden chưa hề tổ chức một cuộc họp báo nào và cũng không hề trả lời trực tiếp giới truyền thông mà không trao câu hỏi trước.

    Tác giả bài báo cũng nhắc tới sự kiện chưa từng xảy ra qua các dời TT Mỹ là cho đến nay, hơn 50 ngày sau khi tuyên thệ  nhậm chức, ông Biden vẫn chưa có Thông điệp về tình trạng Liên Bang.

    Sau khi nêu lên những yếu kém trên đây, bài báo đật câu hỏi:

    Như thế, liệu ông ta có thể trụ thêm hai năm nữa để giúp cho giấc mơ 10 năm Tổng thống của bà Kamala Harris trở thành hiện thực?

     

    Tu chính án 22 nói gì?

    Dựa vào Tu chính án thứ 22 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, bài báo chỉ ra như sau:  trong trường hợp một Tổng thống vì bất cứ lý do nào không hoàn tất nhiệm kỳ của họ, Phó Tổng thống sẽ trở thành Tổng thống.

    Số nhiệm kỳ và thời gian Tổng thống thay thế có thể tại vị bao lâu tùy thuộc vào thời điểm vị tổng thống trước đó rời nhiệm sở.

    Nếu ông Joe Biden rời nhiệm sở trong hai năm đầu của nhiệm kỳ một, bà Harris chỉ có thể phục vụ phần còn lại của nhiệm kỳ này, cộng thêm một nhiệm kỳ nữa nếu đắc cử (có thể là 6 đến 7 năm).

    Nhưng nếu ông Joe Biden giữ được ngôi vị TT đến ngày 21 tháng 1 năm 2023 và sau đó từ bỏ, người thay thế ông thời gian còn lại của nhiệm kỳ này, cộng thêm hai nhiệm kỳ nữa. Trong trường hợp này giấc mơ lớn của đương sự sẽ trở thành sự thật, tức là thời gian nắm giữ vai trò TT của bà kamala Harris có khả năng kéo dài tới 9-10 năm).

    Trước khi bàn tiếp, tác giả bài báo đưa ra quan điểm riêng về một giả định là Kamala Harris thắng trong cuộc tranh đua vào vị trí ứng viên đảng Dân chủ trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 thì cung cách vận động tồi tệ của bà ta cũng khiến bà không thể đến được các cuộc họp kín sơ bộ đầu tiên ở Iowa.

    Tác giả cũng cho rằng ngoài bà Hillary Clinton, Harris là chính trị gia thứ hai khó thương nhất còn đang sống hiện nay. Có rất nhiều tính từ bạn có thể sử dụng để mô tả Kamala Harris. Nhưng những từ như "thân thiện", "ấm áp" và "đáng tin cậy" không hề tìm thấy trong danh sách đó.

     

    Dự kiến về một cuộc khủng hoảng Hiến pháp

    Điều gọi là khủng hoảng Hiến pháp đang chờ đợi không phải là về việc Harris thay ông Biden sớm nhận chức vụ tổng thống.

    Đó là chuyện ai sẽ trở thành Phó Tổng thống trong kịch bản bà Kamla Harris đang chờ đợi? Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống mới sẽ chỉ định Phó TT của mình -dĩ nhiên sau đó đương sự còn phải được chuẩn nhận bằng một cuộc bỏ phiếu của cả Hạ viện và Thượng viện.

    Theo dự kiến của tác giả bài báo, chính chuyện này có khả năng dẫn tới một cuộc khủng hoảng Hiến pháp, nếu vì một biến cố nào đó xui khiến chuyện đổi ngựa giữa dòng xảy ra sau cuộc bầu cử năm 2022.

    Với đa số mong manh mà đảng Dân chủ đang dẫn tại lưỡng viện QH, nhất là tại Thượng viện, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ như thông lệ  vào năm 2022, đảng Cộng hòa chỉ cần chiếm thêm một ghế là đương nhiên sẽ giành lại quyền kiểm soát viện này. Trong khi ấy, họ cũng chỉ cần thắng năm ghế là sẽ giành lại quyền kiểm soát luôn cả Hạ viện.

    Trong trường hợp tréo ngoe như vậy, rõ ràng đảng Dân chủ hoàn toàn lâm vào thế thụ động. Đầu tiên là nó ứng ngay vào việc tạo nên lực cản khó vượt qua cho bà Harris khi muốn đưa người mình đắc ý làm phó khi thời cơ đến.

    Vẫn theo nhận định của tác giả bài báo trên The League Of Power thì gần như chắc chắn, khi cơ hội đến, bà Harris sẽ cố chọn những khuôn mặt cùng hội cùng thuyền như Elizabeth Warren, AOC hoặc Pete Buttigieg làm phó của mình. Nhưng không có gì chắc để tin rằng các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện hoặc Thượng viện sẽ bỏ phiếu chuẩn nhận một trong những nhân vật khuynh tả đó.

    Ngược lại, nếu Harris đề cử một người có thể được các đảng viên Cộng hòa chấp nhận, bà ấy sẽ bị lột da sống bởi thành phần xã hội tả khuynh cấp tiến của chính bà (tỉ dụ như nhóm băng đảng Black Lives Matter (BLM) mà bà từng công khai chống lưng qua hành động dùng tiền cứu những thành viên BLM phạm pháp, bị lực lượng an ninh bắt trong khi có những hành vị phạm pháp gần đây. Bất cứ ai hơi đứng về phía cánh hữu của Bernie Sanders giờ đây đều bị coi là “Hitler theo đúng nghĩa đen” sẽ bị cánh tả chửi rủa trên Twitter.        

    Nếu Joe Biden giữ nguyên vị trí hiện nay được thêm hai năm nữa, chúng ta có thể đi đến một viễn cảnh mà đất nước sẽ chỉ đơn giản là có một guồng máy cầm quyền nhưng không có phó tổng thống trong hai năm cuối của nhiệm kỳ đó, kèm theo là một nhiệm kỳ tổng thống tồi tệ kém hiệu quả nhất kể từ chính quyền Gerald Ford. Thật khó để hình dung Kamala Harris có thể cười khì đứng trước gương với giấc mơ trở thành Gerald Ford tiếp theo.  

    Trong cảnh ngộ ấy, Kamala sẽ làm gì để tiếp tục ước mơ? Có lẽ bà ấy sẽ tung xúc xắc lấy hên và hy vọng rằng đảng Dân chủ giữ quyền kiểm soát Quốc hội sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022?

     

    Bài viết hôm 04-3 cũng trên The League Of Power

    Tiêu đề bài viết:

    “Hãy sẵn sàng cho những xáo động dưới thời TT Kamala”.

     –(Get Ready for turmoil under President Kamala).     

    Mở đầu tác già cảnh báo độc giả nếu chưa nghe bài phát biểu tuyệt vời của cựu TT Donald Trump tại Hội nghi CPAC hôm 28-02 (President Trump’s wonderful CPAC speech on February 28) thì hãy gắng tìm coi ngay trước khi bị truyền thông cánh tả xóa sạch!.

    Bài báo trình bày tiếp, điều cánh tả cũng đang ra sức làm (và đã thất bại) là tìm mọi cách che giấu thế giới điều gọi là Joe Biden thực sự đã tiến xa đến mức nào…. và mọi người nên chuẩn bị tinh thần cho ngày Kamala Harris nắm quyền, bởi vì nó đến sớm hơn bất kỳ ai mong đợi.   

    Bai viết cho hay cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo đã có mặt tại Hannity vào tuần trước. Sau hai năm rưỡi thực hiện chính sách đối ngoại thành công rực rỡ thay mặt cho Donald Trump và nước Mỹ, Pompeo đã có được rất nhiều bạn bè và kẻ thù trên toàn cầu. Nhiều đồng nghiệp cũ của ông vẫn giữ liên lạc với ông ấy. (Trên cơ sở cá nhân, không phải theo kiểu ‘Đạo luật Logan’). Và cả thế giới đều thấy điều gì đang xảy ra với sự bối rối ngay lúc này ở tòa Bạch Ốc.  

    “Pompeo cho biết phần còn lại của thế giới đang theo dõi sự vắng mặt được ghi nhận của Joe Biden trước công chúng và "tự hỏi" chuyện gì đang xảy ra. Tại sao dường như chúng ta không có một nhà lãnh đạo công khai nào ở ngoài kia, người gắn liền với thế giới về đối ngoại, hoặc thậm chí lãnh đạo đảng của mình khi nói đến chính sách đối nội?”

    (Pompeo said the rest of the world is watching Joe Biden’s noted absence from the public sphere and “wondering” what’s going on. Why don’t we seem to have a visible public leader who is out there engaging the world in foreign policy, or even leading his own party when it comes to domestic policy?)

    The League Of Power kể tiếp về câu chuyện của cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo liên quan tới những giây phút “lạc đường” của ông Joe Bden.

    Ông nói:

    “Hẳn bạn c òn nhớ tôi đã nói đùa về chủ đề này vào năm ngoái mỗi khi Joe Biden cố gắng ngồi vào một cuộc phỏng vấn với một phóng viên kéo dài hơn 15 phút. Giây phút Joe nhìn thấy khuôn mặt con-nai-trong-đèn-pha đó là lúc bắt đầu bay khỏi đường rầy, một ai đó trong s nhân viên của ông ấy sẽ chỉ cần kéo phích cắm trên máy tính của ông và cắt nguồn cấp dữ liệu trực tiếp. Gần một tá người đưa tin và phóng viên có được cảm nghiệm bản thân đang nói chuyện với màn hình đen, bởi vì Joe biến mất cách nhưng không.”

    (You might remember me joking about the subject last year every time Joe Biden would try to sit through an interview with a reporter that lasted more than about 15 minutes. The second that Joe would get that deer-in-the-headlights look on his face and start to fly off the rails, someone on his staff would just pull the plug on his computer and cut the live feed. Nearly a dozen news anchors and reporters experienced themselves talking to a black screen, because Joe would simply vanish.)     

    Nó lại xảy ra lần nữa vào tuần trước. Biden đã tham gia vào một "sự kiện ảo" với đảng Dân chủ Hạ viện Caucus. Có thể bạn đã bỏ lỡ. Chỉ có 216 người mở để xem quan chức do dân bầu được coi là nhiều người biết đến nhất trong lịch sử nhân loại (81 triệu phiếu bầu hoàn toàn thực!). “Chỉ có 216 người xem. Không có gì kỳ lạ, dường như không ai quan tâm đến những gì Biden nói vào những ngày này, mặc dù vài tháng trước vốn là điểm thu hút các cử tri?” (Just 216 viewers. Isn’t it weird how nobody seems to care what Biden says these days, despite being catnip for the voters just a few months ago?)   

    Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (D-CA) giới thiệu Joe Biden. Ông ta đã phát biểu đúng 9 phút. Khi kết thúc phần phát biểu mở đầu, Biden nói:    

    “Tôi sẵn lòng trả lời câu hỏi nếu đó là điều bạn muốn tôi làm, Nance… bất cứ điều gì bạn muốn tôi làm…”

     (I’m happy to take questions if that’s what you want me to do, Nance… whatever you want me to do…)

    Máy quay của tòa Bạch Ốc bắt đầu rung chuyển và nguồn cấp dữ liệu bị cắt trước khi bất kỳ ai thực sự có thể hỏi Joe một câu hỏi không có trong biên bản. Vì vậy, nó khá giống với mọi "cuộc họp báo" mà Biden đã tổ chức kể từ ngày nhậm chức giả của ông.

    Tác giả bài viết  trên The League Of Power hôm 04-3 kết luận về sự xuống dốc quá nhanh đối với căn bệnh lú lẫn của ông Biden, đến nỗi cho đến nay ông vẫn chưa có Thông điệp về tình trạng Liên bang. không có họp báo, thiếu tinh thần trách nhiệm và có khả năng không thể tồn tại lâu nữa.

    Một so sánh kém vui của tác giả cho phần kết luận

    Tác giả bài viết nhắc tới ác quả cái chết của Hoàng đế Nero vào năm 68 sau Công nguyên để so sánh với tình hình chính trị đảo điên, trì trệ với không ít nguy cơ rình rập hiện nay của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

    Sau khi hoàng đế Nero tự sát vào năm 68 sau Công nguyên, La Mã đã trải qua một năm đầy biến động, khắc họa hình ảnh bốn vị hoàng đế liên tục giết nhau trong một cuộc nội chiến. Chúng ta sắp trải qua một năm với ba đời tổng thống, điều đã không xảy ra ở Hoa Kỳ kể từ năm 1841.

    Hy vọng rằng chúng ta sẽ vượt qua trận đấu này với ít đổ máu hơn người La Mã. Tổng thống Martin Van Buren rời nhiệm sở năm 1841 và William Henry Harrison tuyên thệ nhậm chức. Harrison thoái thác chỉ một tháng sau đó và được thay thế bởi Phó Tổng thống John Tyler.

    Nội năm nay, chúng ta đã có Donald Trump tại chức tháng Giêng, Joe Biden hiện nay, và Kamala Harris vào một thời điểm nào đó sẽ tuyên thệ thay thế…

    Nhưng khi nào? Biden sẽ qua được đến tháng 4? Có thể? Cũng có thể vào mùa thu năm sau?

     

              Nam California, Thứ Bảy, ngày 13-3-2021

                                        ***

    Newt Gingrich: khi Biden quên cả tên Bộ trưởng của mình!

    * Ông Gingrich tự hỏi: Ai đang thực sự điều hành đất nước Hoa Kỳ?

    * Phải chăng Bạch Ốc đang được Harris, Peloci, Shummer chỉ đạo?

    * Không phải bây giờ, ông Newt Gingrich đã hơn một lần cảnh báo?

    Trần Phong Vũ

             

    Sáng sớm Thứ Hai, giờ California ngày 15-3-2021, chúng tôi đọc được trên RenewedRight.com bản tường trình về mối quan ngại của ông Newt Gingrich, cựu Chủ tich Hạ viện, liên quan tới những bất bình thường phát hiện ngày càng nhiều nơi tân TT Joe Biden và nội các của ông.

     Theo Newt Gingrich, nhiều người Mỹ tin rằng Joe Biden đang lụi tàn trước mắt họ. Sự suy giảm nhận thức của đương sự dường như ngày càng trở nên tồi tệ.

    Bài nhận định của RenewedRight cho hay:

    Xuất hiện trên Fox & Friends, cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich bày tỏ mối âu lo về tình trạng giảm sút trí nhớ và nhận thức của ông Biden đã đến thời kỳ báo động và đặt câu hỏi ai là người thực sự đang điều hành đất nước này?

    Gingrich trích dẫn sự kiện Biden quên cả tên Bộ trưởng Quốc phòng là người đứng đầu Ngũ Giác Đài, và như thế, theo ông, chứng tỏ trạng thái tâm thần của Biden đang suy giảm đến mức báo động.

    Gingrich nói với Fox & Friend:

    “Khi bạn đang đối phó với một Tổng thống quên tên Bộ trưởng Quốc phòng của mình và quên cả tên Lầu Năm Góc, bạn nghĩ thế nào? . . . Tôi nghĩ rằng: thực sự lâu nay chúng ta đã đánh giá thấp mức độ tách rời khỏi thực tế của ông ta mà mọi người, sau này, nhìn lại và nói: trời ơi, có những hậu quả khủng khiếp, tại sao chúng ta không biết rõ hơn?”

    “When you’re dealing with a President who forgets the name of his Secretary of Defense and forgets the name of the Pentagon? . . . I think we really underestimate the degree to which he’s detached from reality and the degree to which people will, later on, look back and say, gosh, there were terrible consequences, why didn’t we know better?”      

    Vẫn theo bài nhận định đọc được trên RenewedRight hôm Thứ Hai ngày 15-3-2021 thì cựu Chủ tịch Hạ viện cho hay rằng những người đứng sau điều khiển Biden đã giữ ông tránh xa báo chí, và những lần xuất hiện ngắn ngủi trước công chúng hiếm khi ông kết thúc bằng việc nhận câu hỏi từ những người hâm mộ trong đoàn ngũ truyền thông, báo chí.

    Gingrich cho biết tiếp:

    “Tôi thực sự nghĩ rằng điều này đang trở thành chính quyền của‘Harris-Biden’ và bạn có thể biết điều đó bất cứ khi nào bạn nhìn thấy Biden xuất hiện ở nơi công cộng. Tại sao bạn lại nghĩ rằng ông ở riêng tư tốt hơn khi ông ấy không thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào trước công chúng, ông ấy không thể nhớ những gì mình đang nói, không thể nhớ những người được đề cử bởi chính mình. Giả định của tôi là ông ấy là một nhân tố rất nhỏ bên trong tòa nhà đó và tòa Bạch Ốc hiện nay ngày càng tỏ rõ là được điều hành bởi Harris, Pelosi và Schumer”.

    (I really do think this is becoming the ‘Harris-Biden’ administration and you can tell that every time you see him in public. Why would you think that he’s dramatically better in private than he is when he can’t take any questions in public, he can’t remember what he’s talking about, he can’t remember his own nominees. My assumption is he is a very minor force inside that building and that the White House is increasingly run by Harris, Pelosi, and Schumer).

    Vẫn theo cách nhìn của cựu Chủ tịch Hạ viện thì: Khi ông Biden vừa nhậm chức, nhiều người đã cho rằng chỉ còn là vấn đề thời gian cho đến khi Biden bước sang một bên và để Kamala Harris chính thức thay thế. Cũng vì thế ông tin rằng việc bàn giao quyền lực đã diễn ra một cách không chính thức.

     

    Viễn kiến của cựu Chủ tịch Hạ Viện

    Trong phần post những bài nhận định liên hệ tới cùng một sự kiện, RenewedRight cho biết:

    Ngay từ cuối tuần dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ ngày 04-7-2020, ông Newt Gingrich đã bày tỏ mối quan ngại về tương lai nước Mỹ qua những diễn biến khác thường trong cuộc tổng tuyển cử 2020.

    Newt Gingrich đã chỉ ra một sự thật tồi tệ về Joe Biden và sự kiện này khả năng làm đảo lộn mọi thứ.

    Bài nhận định cho biết Joe Biden cũng đã có buổi nói chuyện với qun chúng Mỹ vào cuối tuần nghỉ lễ Độc lập 04-7. Cựu Chủ tịch Hạ viện cho biết, trong bài phát biểu của mình, Biden đã chỉ trích nước Mỹ là một quốc gia cố chấp được xác định bởi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chế độ nô lệ có hệ thống.

    Newt Gingrich đã mỉa mai Biden đã đưa ra “bài phát biểu chống Mỹ” hay nhất từ trước tới nay mà ông từng nghe một Tổng tư lệnh tiềm năng M trình bày.

    Ginrich viết trên mạng xã hội:

    “245 từ dài 97 giây, Tuyên bố của Biden ngày 04-7 có thể là bài phát biểu chống Mỹ nặng nhất từng được đưa ra bởi một ứng cử viên tổng thống Mỹ. Ông ấy đã bỏ qua Đấng Sáng Tạo trong phiên bản rút gọn của Tuyên ngôn Độc lập.”

    (Biden’s 245 word, 97 second long Fourth of July statement may be the most anti-American speech ever given by an American presidential candidate. He omits the Creator in his shortened version of the Declaration of Independence,)

    Cựu Chủ tịch Hạ viện đã nặng lời chỉ trích Biden vì chỉ nói tới nước Mỹ với những sai sót thay vì ăn mừng những tiến bộ và những thành quả lớn lao của nước này. Gingrich cũng chỉ ra rằng Biden đã 48 năm ở Washington, D.C. nhưng ông ta đã không giải quyết được bất kỳ nan đề nào cho đất nước. Ông nói tiếp:

    “Nước Mỹ của Biden là con người bị gạt ra ngoài lề, bị quỷ ám, bị cô lập, bị áp bức’, vì vậy sau 48 năm ở Washington, giờ đây, Biden sẽ sửa chữa mọi thứ điều mà ông đã không thể sửa chữa trong gần nửa thế kỷ. Hiển nhiên ớc Mỹ của Biden không có tiến bộ nào.

    (Biden’s America is ‘the marginalized, the demonized, the isolated, the oppressed’ so after 48 years in Washington Biden will now fix everything he failed to fix for nearly a half century. Apparently in Biden’s America there has been no progress).

    Cuối cùng, cựu Chủ tịch Hạ viện viết rằng Biden đã phớt lờ tất cả những tiến bộ mà Mỹ đã đạt được về vấn đề chủng tộc và tự hỏi tại sao nếu Mỹ là một quốc gia phân biệt chủng tộc như vậy mà người da đen có thể vươn lên những vị trí nổi bật bao gồm cả vị trí cao nhất là Chủ nhân Ông tòa Bạch Ốc?

    Kết luận, Gingrich chỉ ra:

    “Nước Mỹ đã có một Tổng thống da đen, 22 viên chức cao cấp da đen trong Nội các, 2 Thẩm phán da đen tại Tòa án Tối cao, 224 thẩm phán liên bang da đen khác, 10 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ da đen, 153 thành viên Da đen trong Hạ viện Hoa Kỳ, và gần 400 Đô đốc và tướng lĩnh da đen. 39 trong số 100 thành phố lớn nhất có Thị trưởng Da đen.

    (America has had a Black President,22 Black Cabinet Officers, 2 Black Supreme Court Justices, 224 other Black federal judges, 10 Black US Senators,153 elected Black members of the US House, and nearly 400 Black admirals and generals. 39 of the 100 largest cities have Black Mayors.)

    ng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và chiến dịch tranh cử của ông đang cố gắng khiến người dân Mỹ tập trung vào điều ông kể xấu về nước Mỹ thay vì chỉ coi cuộc bầu cử như một cuộc trưng cầu dân ý về TT Trump khi ấy.

    Vào thời điểm cuộc bầu cử cận kề, chỉ còn ba tuần nữa, Newt Gingrich đã đưa ra cảnh báo đáng sợ về điều gì sẽ xảy ra nếu Joe Biden giành chiến thắng vào tháng 11. Trên thực tế, cho đến thời gian ấy, nhiều chỉ dấu đã cho dư luận nhìn thấy tính cách cực kỳ quan trọng của cuộc tổng tuyển cử 2020 mà không cần tới lời cảnh cáo của cựu Chủ tịch Hạ viện Gingrich.

    Đây là một cuộc chạy đua chung kết để chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thiện và ác, giữa bền vững và bấp bênh. Nói rõ hơn là giữa một cường quốc Hoa Kỳ mà các bậc tổ phụ đã dày công xây đắp, bồi dưỡng mấy thế kỷ qua dựa trên nền tảng văn minh Thiên Chúa Giáo và tương lai đen tối của một xứ sở đang bị những thành phần cực tả toan tính “xóa bàn làm lại”. Làm lại cái gì, nếu không là biến đất nước này thành sân chơi của một thứ chủ nghĩa ‘cộng sản mới’ như David Horowitz, tác giả cuốn “Dark Agenda” đã nghiêm khắc cảnh báo.

    Trong một cuộc phỏng vấn tại New York vào những ngày sát cuộc bầu cử,, cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich cảnh báo đảng Cộng hòa rằng nếu cánh tả chiến thắng trong cuộc bầu cử này sẽ là mối đe dọa kinh hoàng và lớn nhất đối với nền dân chủ Mỹ kể từ sau Nội chiến.

    Ông nói, tất cả những gì cánh tả muốn là quyền lực. Vì tham vọng quyền lực họ sẽ không từ bỏ một thủ đoạn nào để dành chiến thắng. Biết rõ như thế, chúng ta, những người yêu chuộng tự do, trong đó có tự do ngôn luận, tự do tôn thờ Đấng tạo thành trời đất, không có lựa chọn nào khác hơn là kết hợp lại thành một khối để duy trì và bảo vệ những gì chúng ta đang có.

    Ông nhấn mạnh:

    “Đó là sự lựa chọn tỉnh táo nhất kể từ năm 1864 khi Lincoln tái tranh cử. Nếu Lincoln thua, miền Nam sẽ ly khai. Chế độ nô lệ sẽ tồn tại. Và liên minh lẽ ra đã kết thúc. Và chúng ta (bây giờ) đang ở trong hoàn cảnh tương tự với những người không thích nước Mỹ, muốn thay thế nước Mỹ, cam kết thay đổi thế giới đến tận căn, nơi bạn và tôi đang sống,. Và họ muốn làm cho chúng ta về cơ bản giống như California, nơi nó hầu như không thể đánh bại cỗ máy ở California bởi vì họ đã gian lận trò chơi quá quyết đoán.”

    (It’s the most sobering choice since 1864 when Lincoln ran for reelection. If Lincoln had lost, the South would have seceded. Slavery would have survived. And the union would have have been ended. And we are [now] in a similar situation with people who do not like America, want to replace America, are committed to profoundly changing the world you and I live in. And would like to make us basically like California, where it’s virtually impossible to defeat the machine in California because they’ve rigged the game so decisively.)

    Cựu Chủ tịch Hạ viện Gingrich nhấn mạnh về sự kiện các đảng viên Đảng Dân chủ công khai khoe khoang về việc muốn bãi bỏ tình trạng lập pháp, đóng gói Tòa án Tối cao, thêm Washington D.C. và Puerto Rico trở thành tiểu bang để đảm bảo bốn ghế thường trực tại Thượng viện cho Đảng Dân chủ, và tạo ra 20 triệu cử tri Đảng Dân chủ mới bằng cách ân xá cho người nước ngoài bất hợp pháp.

    Đặc biệt ông còn cảnh giác những đảng viên Cộng hòa, bao gồm những thành phần lãnh đạo đảng này từng có ý nghĩ tiêu cực là cho dù Tổng thống Donald Trump có thất cử thì mọi chuyện sau đó, dù ai làm chủ tòa Bạch Ốc thì mọi chuyện vẫn thế, không có gì thay đổi. Lời cảnh báo này được đưa ra từ dịp lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, lúc này chắc chắn không thể không làm cho một số người tiếc hận vì đã có những ý nghĩ nông cạn thiếu tích cực và vô trách nhiệm.

     

    Đôi điều suy nghĩ của người viết

    Cá nhân chúng tôi hoàn toàn chia sẻ những suy tư và quan điểm của Newt Gingrich, người một thời đảm nhiệm vai trò chủ tịch Hạ viện và cũng từng là ứng viên Tổng thổng Mỹ. Sự đồng cảm và chia sẻ này không phải chỉ trong thời gian trước và trong cuộc tổng tuyển cứ năm 2020. Hơn thế, nó còn bao gồm cả những gì đang diễn ra sau khi cặp Joe Biden/Kamala Harris tuyên thệ nhậm chức Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ ngày 20-01-2021.

    Trong thực tế nhiều điều ông Gingrich nói ra về nhân thân, tư cách và những phát ngôn của ông Biden trong thời gian tranh cử đã có nhiều người đề cập trước rồi. Thí dụ ông ta luôn miệng đánh giá thấp, thậm chí cố tình chỉ ra những nhược điểm, những nét xấu, dù không hề có trên đất nước này.

    Thử hỏi trong ngót một nửa thế kỷ có mặt trong cơ quan lập pháp Hoa Kỳ, 8 năm làm phó cho ông Tổng thống da màu Barrack Obama, ông Biden đã đóng góp được gì cho người dân Hiệp Chúng Quốc Mỹ?

    Là những công dân gốc Việt, hẳn chúng ta chưa quên những gì cặp đôi John Kerry/Joe Biden đã hành sử tại Thượng viện Hoa Kỳ trong những tháng ngày Việt Nam Cộng Hòa hấp hối trước 30-4 năm 1975? Thái độ thiên tả và tinh thần phản chiến đã bộc lộ rõ ràng nơi cặp đôi chính khách này khi những vấn đề quân viện cho miền Nam VN trong giai đoạn thập tử nhất sinh được đặt ra tại diễn đàn Thượng viện. Nó cũng chứng tỏ vào những giờ phút cuối cùng khi nước Mỹ có trách nhiệm tinh thần phải tiếp cứu những nạn nhân Việt Nam có nhu cầu sinh tử cần được người Mỹ đón nhận sau ngày bọn cộng sản khát máu chiếm Sàigòn.

    Những chứng minh về sự vô cảm đối với quyền lợi thiết thân của người dân xứ sở này cùng với những chỉ dấu cho thấy hiện tượng bất tài, ngập ngọng, suy giảm trí nhớ, nhận thức, khó chấp nhận được nơi ông Biden trong ngót hai tháng cầm quyền đã trở thành hiển nhiên trước mắt mọi người.

    Cho dù bị tập đoàn truyền thông thiên tả ỉm đi hoặc tìm cách che chống, nhưng sự kiện này đã trở thành công khai dưới ánh sáng mặt trời đã được không ít những tờ báo, những trang mạng có lương tâm chức nghiệp như Newsmax, Đại Kỷ Nguyên Thời Báo (The Epoch Times), LifeSite, RenewedRight, The League Of Power. FoxNews loan tải. Chính nhờ thế mà hôm nay người viết có được những chứng từ sống động của ông Newt Gingrich, cựu Chủ tịch Hạ viện để tường trình và nhận định trong bài viết này.

    Nói như thế không có nghĩa là những người làm truyền thông trong cộng đồng Mỹ gốc Việt, trong số có cá nhân chúng tôi, không biết. Nhưng nếu chỉ bằng vào hiểu biết riêng ấy để viết ra, cho dẫu có thật đến đâu chăng nữa mấy ai tin?

    Cho nên trong khi biết ơn những nhà báo, những cơ quan truyền thông đứng đắn của Mỹ, chúng tôi cũng phải ghi ơn những gì ông Gingrich đã trhẳng thắn chỉ ra về những bất cập của ông Biden, người vừa được những thành phần lãnh đạo cấp tiến, cực tả của đảng Dân chủ đặt vào vị trí mà ông ta không xứng đáng.

    Có điều, như dư luận quần chúng Mỹ đã công khai nói ra, đây lại nằm trong sách lược của đảng Con Lừa với sự bảo kê của Big Tech và các thế lực ngầm nhằm dọn đường cho một kế hoạch chuyển quyền êm thắm từ con rối này qua một con rối khác. Và tiếp theo sẽ là một cuộc “xóa bàn làm lại” trong toan tính độc ác mà ông Barrac Obama là người lãnh đạo, sau khi thất bại trong việc đưa bà Hilarry vào trấn tòa Bạch Ốc trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016. Và giai đoạn chót là phủ nhận hoàn toàn công lao huyết hãn của các bậc Quốc Phụ đã xây dựng nên đất nước này, nhằm xóa sạch nền văn minh Kitô giáo như tác giả David Horowitz đã đề cập trong tác phẩm “Dark Agenda -Cuộc chiến hủy diệt Tôn giáo ở Mỹ” ấn hành năm 2018 của ông.

    Tại sao chúng tôi đoan quyết như vậy?

    Đây là câu trả lời: Giả định ông Joe Biden không tỏ ra quá vô năng, nhất là ngày càng trở nên lú lẫn thì trước sau đảng Dân chủ, hay nói chính xác là người đứng đàng sau là ông Obama cũng vẩn chỉ coi ông là một thứ hình nộm để ông ta tiếp tục kế hoạch dẫn đưa nước Mỹ đi theo hướng khác, trong đó mọi thứ quyền tự do của con người sẽ bị xóa sạch, quan trọng hơn hết là quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo.

    Đến lúc này thì giả định trên không còn đứng vững nữa. Đấy là lý do cựu Chủ tịch Hạ viện Gingrich cho rằng trước tình trạng xuống dốc về sức khoẻ tâm thần hiện nay c ủa ông Biden, không lâu nữa chuyện thay ngựa giữa giòng sẽ bắt buộc phải xảy ra.

    Trước những hành vi lấn sân của bà Kamala Harris khi ngang nhiên bốc điện thoại nói chuyện trực tiếp với Tổng thống Pháp, Thủ  tướng DoThái, Tổng thống Mễ Tây Cơ với cặp mắt có lửa, dáng vẻ tự tin, ngạo mạn và nét cười đắc thắng trên môi, Newt Gingrich còn nghĩ rằng tuồng như một cuộc chuyển quyền đã ngấm ngầm xảy ra rồi.

    Với những sự kiện nêu ra trên đây, một câu hỏi khác lại dựng lên trong tâm trí người viết là liệu đảng Cộng hòa, đặc biệt những thành phần mang Dân cử chân trong chân ngoài đã bắt đầu tỉnh ngộ chưa?

     Miến Nam California, ngày Thứ Ba, 16-3-2021

            

      *** 

     

     

     

     


    • Blogger Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU 4 BÀI VIẾT THỜI SỰ CỦA NHÀ VĂN TRẦN PHONG VŨ Rating: 5 Reviewed By: SA CHI LỆ
    Scroll to Top