*TRANG VĂN THƠ ĐẶC BIỆT NHẠC TÁC GIẢ TÁC PHẨM 01 JAN 2021
*KÍNH MỜI ĐỌC HỒI KÝ & TRUYỆN CHỌN LỌC:
*HỒI KÝ CỦA MỘT CỰU ĐỐC SỰ, PHÓ TỈNH TRƯỞNG:
*NGUYỄN KIM DẦN (bài 6)
Những chuyện xẩy ra ở cấp Quận.
Trong 7 năm làm Phó Quận Trưởng ở 3 Quận khác nhau, một quận ở Tây Ninh, hai Quận ở Định Tường, tôi đã gặp nhiều chuyện xẩy ra mà mình phải giải quyết, những vấn đề phức tạp thì tôi đã viết ra thành những bài Hồi Ký, nhưng những câu chuyện ngắn xẩy ra thì tôi chưa có dịp viết ra, lý do là viết những chuyện này tất nhiên phải nói về cái "TÔI" điều mà tôi rất e ngại. Ngày gần đây, sau khi đọc một số bài Hồi Ký của tôi , các bạn bè khuyến khích là nên viết những câu chuyện ngắn đó ra vì đương nhiên đã gọi là Hồi Ký thì phải có cái "Tôi" trong đó, miễn là mình kể trung thực, không thêu dệt để "đánh bóng cá nhân". Vì những lời khuyến khích đó, hôm nay tôi xin kể những câu chuyện đã xẩy ra khi làm Phó Quận cùng cách giải quyết của mỗi vấn đề.
A) Quận Khiêm Hanh (Tây Ninh). Đầu năm 1964 tôi nhận nhiệm sở đầu tiên trong cuộc đời hành chánh là quận Khiêm Hanh (Tây Ninh), một quận lưu động (chưa có văn phòng cố định, dân chúng thì nghèo, dân trí rất thấp, an ninh rất kém vì gần 2 chiến khu Bời Lời và Dương Minh Châu của CS, trong Quận không có một trường công lập nào, chỉ có một hai lớp của tư nhân dậy tới lớp ba tại xã Thuận Lợi. Tỷ lệ mù chữ ước tình tới 90%.
1) Câu chuyện 1. Sau vài tháng nhận việc, vào một buổi chiều đã hết giờ làm việc, trời u ám, lành lạnh (rất không tốt cho những người đang bị bệnh) tôi đang đứng tại sân Quận, một Trung Sĩ An Ninh Quân Đội dẫn một người đàn Ông khoảng 50 tuổi, (người nước da đen, gầy ốm) vào trình tôi : "Thưa Ông Phó người này mang 20 hũ streptomycine (Thuốc chích trị bệnh lao phổi) mà không có giấy phép; Như một cái máy tôi nói : giao Cảnh Sát lập biên bản truy tố ra tòa. Sau khi tôi nói dứt lời, người đàn Ông mặt mày tái xanh, vì biết là sẽ ngồi tù, Ông ta ra một góc có chòi canh ngồi ho và ra hàng chén máu...Tôi bừng tỉnh, phản ứng rất mau lẹ, tôi nói với người đàn ông : Tôi không bỏ tù ông đâu, hãy bình tĩnh và an tâm, đồng thời tôi chỉ thị cho một Dân Vệ (sau mới đổi là Nghĩa Quân) đi gọi ông Trưởng Chi Y Tế để chích cho ông ta một mũi thuốc khỏe. Sau khi chích thuốc, tôi bắt đầu hỏi : Ông có bệnh ho lao không ? Ông ta rút từ trong túi ra một giấy của Bác Sĩ có vẽ 2 lá phổi bị gạch nhiều vạch (Tôi biết là ông này bị ho lao nặng). Tôi hỏi tiếp : Ông có biết mang 20 hũ thuốc này không có giấy phép là trái luật, ngồi tù không ? ông ta trả lời tôi là mù chữ nên không biết luật lệ.
Tôi an ủi và hỏi nhà gần đây không ?, có xe đạp để di chuyển không ? v.v. Sau đó tôi nói với ông ta là đưa cho tôi xem thẻ căn cước và nói : Nay ông Trưởng Chi Y Tế giữ thẻ căn cước của cùng 20 hũ streptomycine, mỗi ngày ông lên Chi Y Tế chích thuốc, sau khi chích hết thuốc, ông Trưởng Chi Y Tế sẽ trả lại thẻ căn cước và nay ông có thể ra về được.
Sau khi giải quyết vấn đề, tôi rất buồn vì dân trí qúa thấp, mà luật lệ thì khe khắt, người dân trong quận coi như hầu hết là mù chữ...
Ngay sáng hôm sau tôi kể cho ông Quận Trưởng nghe câu chuyện, đồng thời làm một tờ trình với đầy đủ chi tiết và cách giải quyết trình ông Biện Lý và bản sao gởi ông Tỉnh Trưởng. Tôi còn phòng thủ bằng một câu : Nếu Biện Lý Cuộc và Tòa Tỉnh thấy cần khuyến cáo gì về vấn đề này xin cho biết "Tôn Ý" (tất nhiên văn thư loại này phải do ông Quận Trưởng ký tên). Vì làm việc tôi luôn luôn phải phòng thủ vì có nhiều người không ưa thích mình có thể xuyên tạc. Nhưng sau 2 tuần quận không nhận được một văn thư nào của Biện Lý Cuộc và Tòa Tỉnh nên tôi tin là việc này đã được thông qua.
2) Câu chuyện 2. Mỗi sáng Thứ Hai là có buổi lễ chào cờ, Quận chưa lập được Chi Khu nên buổi chào cờ có Sĩ quan, binh sĩ của Tiểu Đoàn(thuộc Trung Đoàn 9, Sư Đoàn 5) cùng với Quận Trưởng, Phó Quận và vài nhân viên của Văn Phòng Quận, vào một buổi sáng Thứ Hai, mọi người đang đứng chờ để sắp làm lễ chào cờ thì bất ngờ có một Cụ Già độ trên 60 tuổi vào giữa đám đông và trao cho ông Quận Trưởng một bao thư gián kín, ông Quận Trưởng liền xé bao thư trước mặt mọi người, trong thư đựng một số tiền mặt mà đám đông ai cũng nhìn thấy; Ông Quận Trưởng la lớn : Ông Phó (nói tôi) cầm tang chứng này và truy tố ông cụ này vì công khai hối lộ, vừa nói ông Quận Trưởng vừa trao cho tôi bao thư trong có đựng một số tiền. Ông Cụ Già bị tạm giữ để sau lễ chào cờ mới giải quyết.
Sau lễ chào cờ, ông Quận mới cho đếm số tiền, có 3.000$, ông Quận hỏi tại sao lại làm như vậy, ông Già trả lời là để cho ông Quận không bắt con ông ta đi lính Dân Vệ (thời gian đó quận đang bắt thanh niên vào Dân Vệ). Như vậy trường hợp này coi như hối lộ công khai.
Tuy nhiên, ông Quận Trưởng sau đó cũng cho ông Cụ Già ra về để sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt sau.
Nhưng chỉ một ngày sau, một phái đoàn toàn lãnh tụ đạo Cao Đài từ cấp Tỉnh, cấp Quận, cấp Xã xin vào gặp ông Quận Trưởng để xin mở một buổi họp về trường hợp ông Già công khai hối lộ. Ông Quận Trưởng cho họp ngay buổi họp và ông Quận nói tôi cùng tham dự để ghi nhận sự kiện, ông Quận biết là phái đoàn của Đạo Cao Đài mục đích vào gặp ông Quận để xin tha tội cho Cụ Già vì thương con đã không biết làm như vậy là hối lộ, một tội rất nặng.
Buổi họp đem ra thảo luận vấn đề, tất cả phái đoàn Cao Đài đều xin khoan hồng cho Cụ Già.....Trước sự việc tế nhị, ông Quận Trưởng dù sao cũng phải lấy lòng phái đoàn Đạo Cao Đài. Rút cuộc đi đến biện pháp sau : Cụ Già can tội hối lộ nhận lỗi của mình vì không biết luật lệ, người con phải nhập ngũ ngay. Số tiền hối lộ bị tich thu, ông Quận Trưởng cảnh cáo Cụ Già......Và phái đoàn của Cao Đài phải bảo đảm việc bảo lãnh (xin tha tội cho ông Già).
Thế là cuộc họp chấm dứt. Vì tôi là người tham dự buổi họp nên phải làm một tờ trình với Tỉnh và Biện lý. Việc này tôi cảm thấy thật khó khăn vì sự phạm tội công khai và nhiều người chứng kiến ! Nhưng dù thế nào tôi cũng phải viết một công văn trình Biện Lý Cuộc và Tòa Hành Chánh Tỉnh, căn bản là phải lý luận làm sao cho hợp tình hợp lý để Biện Lý Cuộc và Tòa Tỉnh thông cảm trường hợp vô cùng phức tạp và tế nhị này. Tôi thảo một công văn với đầy đủ chi tiết và cũng kết luận là Quận đã giải quyết vấn đề như vậy và xin ý kiến của Biện Lý và Tòa Tỉnh.....Cũng như trường hợp trên đây, sau 2 tuần Quận cũng không nhận được một văn thư nào của Biện Lý Cuộc và Tòa Tỉnh nên câu chuyện đã được qua đi.
Có thể nói hai trường hợp kể trên đưa tôi vào trường hợp rất khó khăn vì làm một tờ trình với đầy đủ chi tiết và khéo léo trình bầy sự tế nhị, phức tạp để Biện Lý và Tòa Tỉnh thuận theo ý kiến của mình. Ngày đó mới ra trường kinh nghiệm không có là bao mà phải giải quyết vấn đề thật nan giải đối với tôi. Tuy nhiên nhờ vào những trường hợp này tôi cảm thấy mình học hỏi được rất nhiều và cách làm tờ trình và thảo công văn của tôi thấy sau này giúp ích rất nhiều trong cuộc đời Hành Chánh....
3) Câu chuyện thứ 3. Vào một ngày có an ninh lộ trình (mở đường), Quận có cho một xe vận tải lên Tỉnh để chở kẽm gai và cọc sắt về Quận để lập Ấp Tân Sinh. Khoảng giữa trưa, tôi được một nhân viên truyền tin lên trình là ông Trưởng Chi Cảnh Sát Quận Phú Khương (Quận nằm trong Tỉnh lỵ) muốn nói chuyện với Ông Phó (tôi) ở máy truyền tin.Tôi xuống phòng truyền tin, ông Trưởng Chi Cảnh Sát Phú Khương trình tôi là xe vận tải chở kẽm gai và cọc sắt của Quận Khiêm Hanh gây tại nạn mà tài xế ngừng một chút rồi thấy xe vespa đâm vào xe vận tải của Quận, người lái vespa chết liền tại chỗ nên tài xế xe vận tải của Quận sợ qúa nên lái xe chạy về Quận, không chờ Cảnh Sát đến lập biên bản và yêu cầu tôi (Phó Quận) cho người dẫn giải người tài xế lên Quận Phú Khương vào ngày hôm sau. Tôi hỏi ngay người Trưởng Chi Cảnh Sát Quận Phú Khương là theo các dữ kiện và nhân chứng thì phần lỗi về ai ? Ông Trưởng Chi Cảnh Sát Phú Khương trả lời tôi là theo các sự kiện và nhân chứng thì lỗi về phía người lái xe vespa vì xe vận tải khi tới ngã tư đường thắng lại thì xe vespa không thắng kịp nên đâm thẳng vào đằng sau xe vận tải. Tôi hứa là ngày mai sẽ cho người tài xế lên Chi Cảnh Sát Phú Khương trình diện. Một nửa giờ sau, tài xế lái xe vận tải của Quận về tới nơi. Tên Tài mặt tái xanh tìm tôi và nói : Ông Phó ơi cứu em với, chuyến này em phải bán nhà để bồi thường người chết vì đã gây tai nạn.....Tôi nói với Tài : "Mày bình tĩnh, Tao đã nắm vững vấn đề, vì vừa nói chuyện với Trưởng Chi Cảnh Sát Phú Khương, tai nạn gây ra lỗi về phía người lái xe vespa. Còn xe mày lái thuộc tòa Hành Chánh Tỉnh, mày lái đi công vụ nên mày có một tội nhỏ là bỏ chạy, không đợi làm biên bản, mày sẽ chỉ bị tù vài tháng là tối đa, tiền bồi thường người chết tòa Hành Chánh Tây Ninh sẽ bồi thường, mày không phải bỏ tiền nhà ra bồi thường, vì xe này của Tòa Hành Chánh, Quận dùng nhưng chủ xe là Tòa Hành Chánh Tây Ninh.
Để cho tên Tài tin tưởng tôi nói: Nếu Tòa ra lệnh bỏ tiền túi của mày, tao sẽ trả cho. Mày không phải đền một đồng nào, Tòa Hành Chánh Tây Ninh sẽ bồi thường. Tao học luật lệ nhiều, Tao hiểu vấn đề, mày cứ tin Tao..
Tôi nói tiếp, ngày mai mày phải lên Chi Cảnh Sát Phú Khương để họ làm biên bản ra Tòa ...Mày an tâm chỉ vài tháng ngồi tù vì tội bỏ chạy. Sau khi nghe giải thích tên Tài rất vui mừng. Khi ra tòa Tòa Hành Chánh Tây Ninh cử đại diện đến dự. Tòa phán xét : Tên Tài 2 tháng tù vì tội bỏ chạy. Tòa Hành chánh Tây Ninh bồi thường nạn nhân 40.000$ (bồi thường dân sự)
Thời gian trôi qua, tính ra tên Tài chỉ bị ngồi tù gần 2 tháng là được tự do. Hắn vui mừng trở về Quận và nói : Ông Phó nói đúng như những gì đã xẩy ra, Em không mất đồng nào, Tòa Hành Chánh Tây Ninh "lãnh đủ". Từ dó các dân vệ và nhân viên Văn phòng Quận rất qúy mến tôi nên có gì họ hay hỏi ý kiến.
4) Câu chuyện thứ 4. Một buổi sáng một dân vệ tên Vững làm trong ban truyền tin lên văn phòng kiếm tôi và trình bầy như sau : Thưa Ông Phó, Em bị kiết lỵ hơn 10 ngày nay, ngày nào cũng đi cầu trên 10 lần, ra máu, uống thuốc gì cũng không khỏi...Em có lẽ "chết " qúa. Tôi an ủi tên Vững: cứ an tâm, tôi cho vài viên thuốc trị kiết lỵ là hết liền (khi đợi đi quận nhận việc, nhân viên Tòa Hành Chánh có nói với tôi là ở Quận hay bị bệnh kiết lỵ và sốt rét, Tôi ra tiệm thuốc Tây mua 20 viên stovasol trị kiết lỵ và khoảng 30 viên quinine trị sốt rét). Tôi cho tên Vững đang bị bệnh kiết lỵ 2 viên stovasol (thuốc này có một lần Tôi dùng rất tốt để trị kiết lỵ). Tôi nói sáng uống 1 viên, chiều 1 viên là hết bệnh, tôi rất lạc quan. Nhưng tên Vững dùng hàng ngày cho đến lúc cho Hắn uống cả 20 viên stovasol cũng không khỏi bệnh; Tôi bắt đầu bi quan.
Tôi nghĩ ra một cách là thử đem bệnh kiết lỵ của Vững kể cho một y tá người Mỹ tên là Tara xem hắn có giúp được gì không. Tôi đi kiếm tên y tá Mỹ (trong đoàn Cố Vấn Mỹ) và kể bệnh trạng kiết lỵ của dân vệ Vững cho tên y tá Mỹ rõ. Tôi cũng nói là đã cho Vững uống 20 viên stovasol mà không hết bệnh. Tên Y tá Mỹ nói là stovasol là thuốc trị bệnh kiết lỵ là đúng, nhưng có loại bệnh kiết lỵ uống stovasol không hết được. Tên y tá Mỹ nói tôi kêu Vững lên gặp tên Y tá Mỹ. Y tá Mỹ chích cho Vững một mũi thuốc (loại chích xong là bỏ). Tôi hỏi y tá Mỹ là thuốc gì ? Y tá Mỹ trả lời tôi : Một loại thuốc trụ sinh, thế là chỉ một mũi chích mà Vững khỏi bệnh kiết lỵ, tên Vững mừng rỡ và tôi cũng rất mừng.
B) Quận Giáo Đức (Định Tường). Năm 1966 tôi được bổ nhiệm làm Phó Quận Giáo Đức, nơi có Phà Bắc Mỹ Thuận nổi tiếng, chuyện ở Giáo Đức xẩy ra nhiều chuyện, mà tôi đã có dịp kể trong bài Hồi Ký về Quận Giáo Đức, còn câu chuyện sau đây là chuyện nhỏ nhặt mà tôi chứng kiến và giải quyết : Vào một buổi chiều, sau khi ăn cơm chiều, tôi rủ một người Nghĩa Quân tên Hùng, phục vụ tại Chi Khu lái xe Jeep suống Bắc Mỹ Thuận (cách Quận 4 cây số) để mua ốc gạo tối sẽ luộc ăn. Khi còn cách Bắc Mỹ Thuận 1 cây số, tôi thấy một xe microbus đang bị sa lầy tại lề đường, hành khách thì xuống vào vườn ngồi chờ đợi, Tôi nóí với Hùng ngừng xe hỏi xem họ có cần giúp kéo xe ra khỏi vũng bùn không ? Vì xe tôi bao giờ cũng trang bị đầy đủ các dụng cụ để cứu các xe bị sa lầy, xe lại có tới 2 số mạnh nên kéo xe mắc lầy lên rất dễ. Hùng hỏi mấy người cần giúp gì không ?, nhóm người xe microbus trả lời là đã nhờ một xe vận tải ở Bắc Mỹ Thuận sắp vào kéo xe ra khỏi vũng bùn, họ nói cảm ơn, tôi và Hùng tiếp tục ra Bắc Mỹ Thuận mua ốc gạo và dạo chơi. Trời bắt đầu xẩm tối, tức là kém an ninh, tôi nói Hùng lái xe về Quận. Khi đi tới chiếc xe microbus thì thấy xe này còn nằm ở vũng bùn, tôi lại ra lệnh cho Hùng ngừng xe và hỏi lý do. Một người trả lời là xe vận tải vào, nhưng họ thấy là xe chở đám cưới nên sợ giúp xe đám cưới thì bị xui xẻo nên không giúp. Tôi hỏi họ cần giúp không ? họ mừng rỡ, tôi ra lệnh cho Hùng mang đồ nghề kéo xe ra kéo lên, vì biết là chỗ này kém an ninh nhất là trời tối đang đổ xuống, tôi để cho Hùng làm, phần tôi, tôi xuống xe cầm khẩu carbine để đề phòng.....
Sau khi kéo được xe lên, tôi thấy lũ lượt người trong đám cưới ăn mặc rất đẹp đi ra và leo lên xe. Một người trong nhóm hỏi Hùng : Ông cầm khẩu súng là ai mà có lòng tốt như vậy ? Hùng trả lời : Ông Phó Quận tại đây....Thế là tôi và Hùng rất vui mừng, dù biết là đường kém an ninh nhưng chúng tôi đã về tới quận an toàn.
Người dân miền Nam kiêng cữ cả ngày đi xe đò, họ tránh ngày 5, 14, 23 (ngày ta), tôi thì cứ nhằm ngày đó để đi xe đò cho rộng chỗ, xe chạy nhanh vì ít khách lên xuống.
Trên đây là những chuyện ngắn mà tôi đã gặp khi làm Phó Quận. Tất cả vấn đề tôi cố gắng giải quyết theo nhân bản, nặng về nhân trị, luật lệ thì qúa cứng rắn không thể áp dụng ở những nơi dân trí còn qúa thấp, nếu áp dụng một cách máy móc có khi ta là kẻ sát nhân.......thí dụ nếu tôi ra lệnh tống giam người bị bệnh ho lao nặng như đã thuật lại ở trên, biết đâu người đó sẽ chết trong nhà tạm giam của Chi Cảnh Sát ngay đêm hôm đó ???. Hết
*Nhận xét của một đàn anh QGHC về bài Hồi Ký trên đây:
Anh Dần thân :
Rất hay ,những mẫu chuyện "sống thực " của " Đời Phó Quận " như thế mới cần trình bầy cho độc giả biết , nhất là các quân cán chính của VNCH , để giải tỏa phần nào những oan trái đã gán ép bất công cho chính thể VNCH toàn là tay sai ngoại bang , bù nhìn tham nhũng , xa rời quần chúng v.v..
Trong tổ chức nền hành chánh VNCH - từ sau khi thâu hồi quyền tự chủ trong tay chính quyền thuộc địa Pháp -, Phó Quận Trưởng là chức vụ căn bản - đào tạo từ HV/QGHC Sàigòn -, có khả năng và kiến thức đầy đủ và cập nhật với văn minh các quốc gia Âu Mỹ tiên tiến , để phục vụ quần chúng đúng nghĩa chứ không phải tư tưởng lãnh đạo bệnh hoạn " Quân đội là cha mẹ dân !!" của lãnh đạo võ biền ! Phó Quận Trưởng là bước đầu của một lãnh đạo Hành chánh trước khi nhận lãnh trách nhiệm cao hơn như Phó Tỉnh , Tỉnh trưởng , Giám Đốc , Thứ Trưởng v.v. Những " Vị " nào lãnh nhiệm vụ cao mà chưa kinh qua kinh nghiệm hành sự của Phó Quận Trưởng thì vẫn còn thiếu sót kinh nghiệm quản trị quần chúng , nhất là quần chúng trong vùng tranh chấp xôi đậu tại làng xã thôn quê VN , do đó không hiểu được tâm trạng đáng thương của dân quê Việt nam .
Đưa những kinh nghiệm Phó Quận vào bút ký là điều đáng làm , dù đã 40 năm qua , dù đã ở tuổi cổ lai hy , vẫn không bao giờ là quá trễ , vì đó là bài học hành chánh quản trị quần chúng cho Việt Nam tương lai . Anh vững tâm cố gắng hoàn thành công tác .
***
* Kính Mời nghe Truyện ngắn của hai nhà văn thời danh:
TRÀM CÀ MAU & TIỂU TỬ
Tinh Yeu Mau Nhiem (Tram Ca Mau_Nguyen Ha doc).mp3
Cai Loa _ Tieu Tu (1).mp3
***
*HỒI KÝ LÊ XUÂN NHUẬN:
BỤI ÐẤT VÀ HƯ-VÔ
Trưa ngày 25 tháng 12 năm 1974, tôi đang cùng với bạn-bè dự một bữa ăn nhân dịp Nô-En tại nhà của một thuộc-viên thì được Sĩ-Quan Trực từ Phòng Tình-Hình gọi máy đến báo-cáo một tin-tức khác thường.
Vào khoảng 11g30 vừa rồi, có một chiếc trực-thăng đáp xuống cạnh Trường Tiểu-Học Xã Lộc-Mỹ, thuộc Quận Ðại-Lộc, Tỉnh Quảng-Nam. Từ trên phi-cơ bước xuống một thiếu-tướng và một trung-tá Việt-Nam Cộng-Hòa, cùng với một người đàn-ông và một người đàn-bà Hoa-Kỳ. Người đàn-ông có mang theo một cái hộp trên tay.
Viên trung-tá vào trường, dẫn bác Cai Trường ra, giới-thiệu với mấy người kia; rồi bác Cai Trường vào trong mang ra một cái xẻng, theo sự chỉ-dẫn của hai người Mỹ, đào một cái lỗ, ngay giữa hàng-rào phân chia khoảng sân bên hông trường ấy với con đường hương-lộ bên ngoài, chôn xuống đó cái hộp từ tay của người đàn-ông Hoa-Kỳ, lấp đất lại, rồi xóa sạch dấu đất mới, để chỗ đó trông giống bình-thường như không có việc gì xảy ra.
Xong, bốn người kia trở lên trực-thăng bay đi, và bác Cai Trường vào trường.
Mọi việc xảy ra mau lẹ như đã được sắp-đặt từ trước rồi.
Lúc chôn cái hộp là vào khoảng 12 giờ trưa.
*
Tôi đoán là có cái gì bí-mật, mà nhà chức-trách địa-phương giấu kín, hoặc không biết rõ nên Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh Quảng-Nam chỉ báo-cáo đơn-giản thế thôi. Cho nên, do tò-mò nghề-nghiệp, tôi về nhà sớm và bắt tay vào việc ngay.
Sau khi gọi điện-thoại hỏi Trung-Tâm Hành-Quân thuộc Sư-Ðoàn I Không-Quân và Văn-Phòng Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu I, tôi tổ-chức một chuyến đi vào Quảng-Nam quan-sát tại chỗ, đồng-thời tiếp-xúc với các mật-viên quanh vùng, để biết thêm chi-tiết về vụ này...
*
Bác Nam thanh-minh:
– Tôi cứ tưởng là chỉ cần báo-cáo những gì liên-can đến cộng-sản mà thôi, còn đây là vấn-đề tình-cảm cá-nhân mà các người trong cuộc đã yêu-cầu tôi giữ kín giùm...
Thiếu-Tá Sơn đỡ lời tôi:
– Không ai trách-móc bác đâu. Bác hãy kể chuyện về người Mỹ tên Sam đi.
Bác Nam kể:
– Ðầu năm 1971, Toán Dân-Sự-Vụ của Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ hoạt-động tại Quận Ðại-Lộc thay đổi cấp chỉ-huy.
“Người mới đến là Đại-Úy Sam, một thanh-niên đẹp trai, hiền-lành, nhã-nhặn, bình-dân. Anh rất lanh-lợi và có nhiều sáng-kiến hay.
“Công-tác nổi bật đầu tiên là anh thành-lập một Hội Việt-Mỹ cho Quận Ðại-Lộc. Anh chịu khó đi thuyết-phục để mời vào Hội không những chỉ các viên-chức chính-quyền như Quận-Trưởng, Phó Quận-Trưởng, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực, Trưởng Chi Thông-Tin, Trưởng Phòng Văn-Hóa Giáo-Dục, Hiệu-Trưởng Trường Trung-Học, các sĩ-quan thuộc Chi-Khu, Xã-Trưởng, giáo-sư, giáo-viên, phụ-huynh học-sinh, học-sinh tiểu+trung-học, v.v... như thường-lệ, mà anh còn mời cả các thương-gia, nông-dân, tài-xa, tài-công, lâm-dân, ngư-dân, v.v... cùng với một số tu-sĩ Phật-Giáo trong vùng.
“Với Hội Việt-Mỹ của Sam, sinh-hoạt ở đây sinh-động hẳn lên. Hội-viên gồm mọi tầng-lớp xã-hội. Sách+ báo từ phía Hoa-Kỳ phân-phát, phổ-cập hầu như đến từng gia-đình. Hoạt-động không chỉ thu gọn trong các kỳ họp, mà còn thể-hiện qua bất-cứ cơ-hội nào có người Mỹ xuất-hiện trong làng xóm Việt-Nam.
“Sam đề-nghị, và được phía Việt-Nam đồng-ý, dùng phòng học của Lớp Năm trường tiểu-học Lộc Mỹ này làm nơi trao-đổi văn-hóa, dạy tiếng Anh vào buổi tối, vì nơi đây thuận-tiện cho sự đi lại của mọi người.
“Phòng này nằm ở đầu dãy, bên hông có một cửa sổ nhìn ra hàng-rào che khuất tầm mắt của người qua đường. Phía bên kia đường, các ông thấy đấy, có một cây đa cành lá sum-suê, rễ ở gốc cây cao hơn mặt đất, người nào vóc cao mà đứng lên trên đám rễ, tựa vào gốc cây nhìn vào cửa-sổ thì trông thấy mặt cô giáo rõ-ràng.
“Giáo-viên Lớp Năm là cô Diệu-Hương, hoa-khôi toàn Quận, năm ấy vào khoảng hai mươi, dịu-dàng, lễ-phép, đứng-đắn, siêng-năng.
“Phòng học Lớp Năm trước kia là nơi cô đến soạn bài, chấm bài cho học-sinh, và tự học thêm chương-trình đại-học vào các ngày nghỉ và mỗi buổi tối, thì nay còn là nơi cô đến làm công-việc của Hội với tư-cách thư-ký, học tiếng Anh, dạy tiếng Việt cho ngưới Mỹ, giúp chiếu phim, điều-khiển máy ghi-âm, v.v...
“Cha mẹ cô thuộc giới trung-nông, sùng Ðạo Phật và chịu ảnh-hưởng Ðạo Nho.
“Sự giao-tiếp giữa cô với Sam, trong khung-cảnh chung của sự tiếp-xúc giữa hai bên Việt-Mỹ, có bắt tay, có vỗ vai, nhất là giữa đàn-bà con-gái Việt Nam với đàn-ông Hoa-Kỳ, bề ngoài là chuyện tự-nhiên, nhưng cha+mẹ cô rất lo, nên đã nhờ tôi theo dõi, ngăn ngừa giùm, sợ đi quá xa.
“Tôi là Cai Trường, làm liên-lạc-viên của Hội, vừa sắp dọn rồi cất dẹp mọi thứ trước và sau mỗi buổi, vừa tham-dự học tiếng Anh và dạy tiếng Việt, nên tôi có mặt hầu hết mọi lần Sam và Diệu-Hương gặp nhau. Và tôi đã thấy ngay một mối tình trai+gái chớm nở giữa hai người, ngày càng sâu nặng hơn.
“Quả thật là tôi đã có đồng-lõa với hai người.
“Thứ nhất là vì tôi thấy Đại-Úy Sam thật tình yêu Diệu-Hương, muốn xây-dựng lâu dài. Anh đi lễ chùa vào rằm, mồng một âm-lịch, tìm hiểu Ðạo Phật, học hỏi phong-tục tập-quán Việt-Nam. Anh biếu quà và tham-gia mọi cuộc vui với trẻ em vào các dịp cuối tuần, nghỉ hè, Trung Thu. Anh đưa Y-Tế Mỹ đi săn-sóc từng cụ già, cứu-trợ từng nạn-nhân bị Việt-Cộng pháo-kích, giật mìn. Anh giúp lợp nhà, sửa đường, đào mương, tích-cực hơn cả cán-bộ của mình. Dân-chúng nhờ anh rất nhiều.
“Mà điều quan-trọng là anh trân-trọng người yêu, không hề sỗ-sàng bậy-bạ như đa-số người Mỹ khác. Sam nói riêng với tôi là anh sẽ xin chính-thức cưới Diệu-Hương. Tôi biết là có nhiều cô-gái Việt-Nam lấy chồng Mỹ đường-hoàng, nên tôi yên tâm.
“Thứ nữa là vì tôi nghĩ: nếu cho cha+mẹ cô biết thì chắc ông+bà sẽ cấm hẳn cô tới+lui với Hội Việt-Mỹ; mà không có cô thì Hội tất-nhiên sẽ tan, vì anh sẽ dời Hội đi nơi khác, tôi mất việc làm với đồng lương cao và tiền lời bán đồ giải-khát, bánh, kẹo, cháo, chè mỗi đêm.
“Mãi đến hôm nay, giữ đúng lời hứa với hai người trong cuộc, tôi vẫn chưa kể cho cha+mẹ cô biết về mối tình giữa hai người.
“Huống chi Đại-Úy Sam thì đã về nước từ sau Nô-En năm ấy, và cô Diệu-Hương thì cũng đã bỏ đi đâu biệt-tích từ sau Nô-En năm ngoái, 1973...”
– Từ khi Sam rời Việt-Nam, đến khi Diệu-Hương đi biệt, là hai năm trời, hai người có còn liên-lạc với nhau hay không? Ðời sống tình-cảm của cô thế nào?
– Anh vẫn gửi thư đều-đặn, hàng tháng, cho cô, qua tôi; tôi đều chuyển lại tận tay; nhưng cô nói là cô không trả lời. Tôi không được biết trong thư anh nói những gì.
“Có nhiều thanh-niên Việt-Nam cũng như vài ba người Mỹ có vẻ săn đón cô hơn, nhưng cô đối xử với họ bề ngoài tự-nhiên như đối với Sam trước kia, chứ không có gì khác hơn.
“Cuối năm 1972 thì cô đổi về dạy ở Tam-Kỳ, thuộc Tỉnh Quảng-Tín; cuối tuần về nhà thường ghé thăm tôi.
“Tôi hiểu là cô rất buồn, ít nói hơn, da xanh hơn...
“Ðây là bức thư của cô đã viết cho Sam vào dịp Nô-En năm ngoái. Cô không gửi nó qua Mỹ mà lại nhờ tôi cất giữ như một bằng-chứng hoặc một di-vật lưu lại cho Sam; tôi không mở xem. Cô đã dặn tôi: nếu đến hết ngày Nô-En năm nay, tức là 12 giờ khuya hôm nay, mà Sam vẫn không trở lại gặp cô, thì xin tôi hãy giải giùm lời thề, bằng cách đốt nó ở gốc cây đa, là nơi anh đã đứng đó nhiều lần hướng về cửa sổ say-đắm nhìn vào...”
*
Lộc-Mỹ, ngày 25/12/1973
Anh Sam yêu-dấu,
Ðây là bức thư đầu tiên mà cũng là bức thư cuối cùng em gửi anh, người đàn-ông đầu tiên mà cũng là người đàn-ông cuối cùng trong đời em. Nội-dung chỉ là EM YÊU ANH. Nhưng vấn-đề không chỉ đơn-giản như ba tiếng “em yêu anh”.
Anh là người Mỹ học-thức, giàu-có, mạnh-khỏe, trẻ-trung, can-đảm, cần-cù, nhân-ái, vị-tha, hào-phòng, tự-do.
Những quân-nhân như anh, ngoài các cuộc hành-quân còn dành thêm tâm-trí, công-sức và thì-giờ để làm công-tác xã-hội giúp ích cho người xung quanh, thật là hiếm-hoi. Trong cương-vị của anh, anh xứng-đáng tiêu-biểu cho một dân-tộc hùng-cường, nghĩa-hiệp, vượt vạn dặm trùng-dương đến đây hy-sinh xương máu để bảo-vệ, kiến-thiết, và phát-triển Việt-Nam nghèo-yếu khổ-nạn quê-hương em.
Anh là một thanh-niên lịch-thiệp, nói theo các bạn em là “con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai”, yêu đời, yêu người, biết kính già quý trẻ, biết tôn-trọng những giá-trị tinh-thần, nhất là tôn-trọng người mình yêu.
Anh đã cho em biết thế nào là mãnh-lực ái-tình, thế nào là tình yêu không phân chia chủng-tộc, màu da. Anh vừa lãng-mạn phác-họa một cảnh gia-đình hạnh-phúc tràn-trề, vừa thực-tế dự-trù sau khi xuất-ngũ sẽ tiếp-tục học lấy bằng Master, lấy bằng Ph.D., dọn đường cho sự-nghiệp tương-lai. Anh đặt kế-hoạch cho tiền-đồ của cả hai chúng mình. “Anh đã cho em Niềm Tin trong Tình Yêu”...
Nhưng vì cha+mẹ em không chấp-nhận việc một người con-gái Việt-Nam lấy chồng người nước ngoài (em biết điều đó qua nhiều lần ông+bà phê-bình người khác trước mặt em, và qua lời ông+bà nói với bác Nam mà bác ấy kể lại với em), nên em đành phải giấu-giếm mọi người, trừ bác Nam mà em đã thú thật sau này.
Yêu nhau mà phải lén-lút, còn gì bực-bội và xấu-hổ bằng!
Hy-vọng duy-nhất của em là chờ đến ngày em hai mươi mốt tuổi, là tuổi hợp-pháp tự mình quyết-định hôn-nhân của mình; nhưng không phải là để tự-do làm giấy hôn-thú với anh, mà là để dễ thuyết-phục song-thân em chấp-nhận mối tình của chúng mình, vì em không thể làm một đứa con bất-hiếu – bất-hiếu vì làm trái ý cha+mẹ, bất-hiếu vì làm cha mẹ mất mặt với mọi người.
Nhưng, nếu ông+bà vẫn không đồng-ý thì sao? Ðó là điều mà em không dám giải đáp, vì chỉ nghĩ đến là em đã thấy sợ rồi.
Ðùng một cái, anh được lệnh hồi-hương. Một việc bình-thường mà thời-gian qua đắm chìm trong tình yêu em không nghĩ đến. Hết hạn tùng-quân thì phải về thôi!
Tuy thế, có lý nào chấm dứt mọi sự ngang đây sao anh?
Nhưng anh đã trấn-an em. Anh hứa là sẽ tìm đủ mọi cách trở lại Việt-Nam, dù với tư-cách quân-nhân hay nhân-viên dân-chính, thường-dân.
Qua năm 1972 thì Hội Việt-Mỹ dời đi nơi khác.
Em sống xa anh, lại không còn gần những cảnh sinh-hoạt thân quen do anh tạo nên và vẫn mang đậm dấu ấn của anh, nên em cảm thấy cuộc sống trống vắng, lạt-lẽo vô cùng, dù anh vẫn gửi thư về đều đều; nên qua Nô-En thì em đã xin thuyên-chuyển về dạy ở Tam-Kỳ.
Em về Tam-Kỳ để gần căn-cứ Chu-Lai, để được thấy các bạn anh nhiều hơn, để đỡ nhớ anh hơn, và để càng nhớ anh hơn.
Anh yêu! Cuộc đời không chiều lòng người. Nô-En 1972 anh chưa trở lại được, nhưng vẫn còn nhiều hy-vọng, vì chiến-tranh vẫn còn. Nô-En 1973 anh không trở lại được, thì đâu còn hy-vọng, vì chiến-tranh không còn. Phải chăng hy-vọng chỉ còn, tình yêu của chúng ta chỉ còn, khi vẫn còn chiến-tranh, cuộc chiến khốc-liệt mà chúng mình muốn sớm kết-thúc? Nhưng, kết-thúc như thế nào, có phải là trong chia-lìa, mất-mát, đổ-vỡ, đau-thương không anh?
Nô-En năm nay em có một quyết-định mới. Em bỏ gia-đình, em bỏ việc làm, em thử... tìm về Hư-Vô, một cõi sắc-không không-sắc – như anh đã có nghiên-cứu và nói là đã lĩnh-hội được rồi – vì cuộc đời quả là bể khổ, oái-oăm phi-lý quá, phải không anh? Cha+mẹ em ép buộc em phải kết-hôn với một người mà em không yêu. Thế là em đã có lý-do để thoát-ly gia-đình mà không làm cho ai đổ lỗi cho anh.
Thời-hạn ba năm của lời thề xưa vẫn còn. Anh còn một năm để giải lời thề trước cây đa làng cũ. Anh còn một năm để thử-thách lòng anh. Em đã cố tình không viết một dòng chữ nào cho anh từ hai năm qua, trừ lời nhắn miệng với các người bạn mà anh nhờ gặp, rằng em trọn đời yêu anh và sẽ trung-thành với anh, cốt để giúp anh trắc-nghiệm tình anh. Nếu anh trở lại được, thì anh đi tìm em được; Tình Yêu sẽ hướng-dẫn anh. Nếu anh không tìm ra em, mà anh vẫn muốn tìm em, thì đêm Nô-En 1974 em sẽ chờ anh ở Nhà Thờ năm xưa; chậm lắm là vào 12 giờ khuya ngày 25, phút cuối cùng của thời-gian thử-thách, em sẽ chờ anh ở gốc cây đa.
Ở gốc cây đa đó, em đã đón nhận nụ hôn đầu tiên của người khác phái, em đã trao anh nụ hôn đầu tiên của người con gái, là lần đầu tiên em ngây-ngất mê-ly, là lần đầu tiên em sẵn-sàng chết đi trong vòng tay siết chặt của người yêu. Ôi, nụ hôn ngọt-ngào như lời thề-nguyền buổi sáng mùa xuân cuộc đời, mà cũng là nụ hôn đắng-cay mùi vị chia-ly chúng mình dành cho nhau trước ngày anh xa em.
Anh không sợ ma, em không sợ ma, nhưng hầu hết những người dân làng ở đây đều sợ ma. Nhờ họ sợ ma nên họ để yên cho chúng mình gặp nhau giữa khuya bên gốc cây đa nhiều đêm. Những lần ấy, anh có biết đâu, em lo sợ vô cùng: không phải là sợ có người biết được mối tình mà chúng mình giữ kín, mà là sợ Việt-Cộng tìm cách ám-hại anh, vì chúng đã hơn một lần muốn nhờ tay em...
Bây giờ thì anh đã hiểu rồi đấy. Nụ hôn biểu-hiện lời thề. Ðời em chỉ hôn một người; người đó, trên đạo-lý, đã là chồng em.
Em còn nhớ mấy câu Kinh Thánh mà anh đã giảng cho em: “Không được thề dối!” và “Không được phạm tội ngoại-tình!”; và: “Hễ ai ly-dị vợ mà không phải vì cớ vợ mình gian-dâm thì tức là khiến cho nàng ngoại-tình!” (Matthew 5:33, 27, 32)...
Em không ngoại-tình, em không gian-dâm; em chỉ yêu một mình anh. Nếu không có anh thì em sẽ là hư-vô, vì đời trở nên hư-vô.
Ðây cũng là một cuộc thử-thách tối-trọng và tối-hậu về phần em: do nơi anh, và do lời hẹn của anh, em sẽ trở về sống với hạnh-phúc trần-gian, hay sẽ tiếp-tục và vĩnh-viễn trở thành sắc-không...
D.H.
*
– Và đây là mười hai bức thư của Sam; Diệu-Hương không ghé lấy từ mười hai tháng nay...
Trời đã xế chiều. Tôi tranh-thủ mở đọc bức thư mới nhất của người thanh-niên đã từng một thời là Đại-Úy Sam:
New York, December 1974
Diệu-Hương, người yêu duy-nhất của anh:
Cả ba năm nay em không viết thư cho anh. Anh chấp-nhận, vì đó là ý muốn của em mà em đã nói cho anh biết trước rồi; nhưng trong thâm-tâm anh bao giờ cũng mong ước và ngóng chờ thư em.
Vậy mà giờ đây thì anh không còn trông đợi thư em nữa, em biết vì sao không?
Ngay khi gặp em là anh yêu em. Ðồng-thời, sau khi đã ở Việt-Nam rồi, đã hiểu Việt-Nam rồi, là anh yêu luôn Ðất Nước và đồng-bào em.
Anh về Hoa-Kỳ không phải chỉ để vận-động trở lại Việt-Nam với em mà thôi, mà là còn để nói lên tiếng nói của lương-tri, chống lại phong-trào phản-chiến, kêu gọi tinh-thần khử-bạo phù-nguy vốn là truyền-thống cao-đẹp của dân-tộc Hoa-Kỳ.
Thế nhưng kết-quả ngược lại.
Ma-quỷ đang hồi cực mạnh; người ta không nghe tiếng nói thống-thiết của những con người chính-trực như anh, thậm-chí bác đơn thỉnh-cầu của anh xin được một lần trở lại Việt-Nam.
Và bây giờ thì nước Mỹ đã bỏ cuộc rồi.
Anh còn mặt-mũi nào sống trên đời này mà làm người thua cuộc, hả em? nhất là trong cuộc tình của chúng mình mà hạn chót của lời thề đã đến rồi.
Trong quá-khứ, nước Mỹ đã từng cứu Pháp, giúp Ðức, tiếp-trợ Âu-Tây, nâng Nhật-Bản, vớt Ðại-Hàn, che-chở Á-Ðông.
Trong tương-lai, nước Mỹ chắc-chắn sẽ còn hành-hiệp cái-thế độ-nhân.
Nhất-định mọi người sẽ phải xét lại thái-độ yếu hèn của ngày hôm nay.
Riêng đối với em, anh đã giữ tròn danh-tiết cho em.
Trong đêm cuối cùng, bên gốc cây đa, em đã lịm người trong vòng tay anh, phó mặc hoàn-toàn cho anh. Nhưng anh kính-trọng tinh-thần văn-hóa Ðông-Phương...
Anh sẽ không để cho ai biết gì về mối tình vô-vọng của chúng mình.
“Khối tình mang xuống tuyền-đài khôn tan...”
Nếu còn có thoáng chốc nào em nhớ đến anh, thì xin em hãy tin rằng, đến tận hơi thở cuối cùng của cuộc đời mình, anh vẫn chỉ biết một lòng yêu em.
Tình Yêu ấy là sinh-khí cho hình-hài này, vốn là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất mà thôi.
Xin cho linh-hồn anh được thanh-thoát, làm một Romeo, một Trương Chi...
SAM
*
Thiếu-Tá Sơn, Chánh Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh sở-tại, nãy giờ ghé mắt cùng đọc theo tôi, phát-biểu:
– Như thế là cô Diệu-Hương đã tái xuất-hiện ở Nhà Thờ đêm qua, và sẽ có mặt ở gốc cây đa đêm nay...
Tôi nghĩ: “Ðoạn cuối câu chuyện không thuộc nhiệm-vụ của mình. Mình chỉ tìm biết xem cô là ai, lâu nay làm gì, ở đâu; thế thôi”.
Tôi bắt tay từ-giã Sơn:
– Tất cả thư-từ, và những việc gì xảy ra đêm nay, về sau, hoàn-toàn để tùy bác Nam giải-quyết. Bây giờ thì tôi phải về; còn nhờ anh Hòa trong Quảng-Ngãi, anh Song trong Quảng-Tín, và anh Ðảm ngoài Thừa-Thiên, dĩ-nhiên là cả anh nữa, tìm xem cô đang tu ở chùa nào...
*
Ðà Nẵng, ngày 25 tháng 12 năm 1974
PHIẾU TRÌNH
Kính trình...
tại SÀI-GÒN
Tiếp theo công-điện số...
Kính xác-nhận điện-trình sơ-khởi về việc...
Văn-Phòng Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu I xác-nhận chính Thiếu-Tướng Hoàng Văn Lạc, Phó Tư-Lệnh Quân-Khu I, thừa lệnh Cấp Trên, với sự hướng-dẫn của trung-tá Quận-Trưởng Quận Đại-Lộc, đã dùng trực-thăng đưa hai người Mỹ liên-hệ đến Xã Lộc-Mỹ trưa ngày hôm nay, 25-12-1974.
Hai người Mỹ ấy là đại-diện của một văn-phòng Chưởng-Khế Mỹ, thi-hành di-chúc của một người tên Sam.
Theo di-chúc của Ông Sam thì sau khi ông tự-tử chết đi, thi-hài được thiêu thành tro, đem đến chôn ở hàng-rào của trường tiểu-học Xã Lộc-Mỹ, thuộc Quận Ðại-Lộc, Tỉnh Quảng-Nam, Việt-Nam, ngay hướng mắt nhìn từ gốc cây đa vào khung cửa sổ Lớp Năm, giữa ngày Nô-En năm nay...
Chúng tôi đã đến tận nơi tìm hiểu, được biết:
Nguyên...
*
Sáng sau, tôi đang đọc lại bản lưu Phiếu Trình nói trên thì Sĩ-Quan Trực Phòng Tình-Hình báo-cáo rằng các Chánh Sở Ðặc-Cảnh các Tỉnh đã có mặt sẵn, đang chờ lệnh tôi trên máy điện-đàm.
Thiếu-Tá Thái Văn Hòa của Tỉnh Quảng-Ngãi được tôi hỏi trước, trả lời:
– Ở Tỉnh Quảng-Ngãi có chùa Thiên-Ấn và nhiều chùa khác, nhưng không có ni-cô nào giống với đối-tượng cần tìm...
Thiếu-Tá Ðặng Văn Song, Chánh-Sở của Tỉnh Quảng-Tín, báo-cáo là chưa tìm ra.
Chánh-Sở Trương Công Ðảm của Tỉnh Thừa-Thiên liền xin xác-nhận:
– Ngoài này chúng tôi đã tìm ra được cô rồi.
“Cô ở ngay Chùa Sư-Nữ nổi tiếng của Miền Trung. Tại đây, cô giấu lý-lịch; ngoại-trừ Sư-Bà trụ-trì, còn với người khác thì cô xưng một tên khác, nhưng thường chỉ dùng pháp-danh mà thôi. Cô không bao giờ tiếp-xúc với người ngoài chùa. Trước đây đã có nhiều người từ trong Ðại-Lộc ra tìm, nhiều lần mà không gặp được. Riêng ngày hôm kia, cô đã xin phép đi vào Quảng-Nam thăm nhà...”
Tôi cám ơn các anh, rồi hỏi Thiếu-Tá Lâm Minh Sơn của Tỉnh Quảng-Nam tình-hình đêm qua thế nào.
Sơn đáp:
– Ðêm qua, chúng tôi không thấy Diệu-Hương đến gốc cây đa. Có lẽ cô đã nấp kín, cũng gần đâu đó mà thôi. Nhưng không thấy Sam xuất-hiện thì cô đến đó làm gì!
“Còn bác Nam thì, vào lúc 12 giờ khuya, sau khi đốt xong bức thư của cô ở gốc cây đa, đã chôn luôn các bức thư của Sam vào chỗ đã chôn cái hộp mới được đưa đến từ nửa vòng trái đất bên kia...”
LÊ XUÂN NHUẬN
Thanh-Thanh
Bảy Mươi Năm Làm Thơ
Biến-Loạn Miền Trung
***
***
* CHÚC MỪNG NĂM MỚI* MỜI NGHE NHẠC:
* Bài hát Tống Cựu, Nghinh tân....
Auld Lang Syne - "Happy New Year Song" :)
*Nhạc chế - viết tặng cho ngày Donald trump, ngày nhất định sẽ chiến thắng, lội ngược dòng lịch sử
* YÊU EM TRỜI MỌC TRỔ BÔNG
*Tiếng Hát QUỐC DUY * THƠ Sa Chi Lệ
***
*QUÝ THI SĨ GÓP MẶT HÔM NAY:
-
*PHẠM THIÊN THƯ * TRẦN QUỐC BẢO *TRẦM VÂN
*ĐỖ CỘNG LUẬN * TRẦN DUY NHIÊN * Ý NGA *
*DƯ THỊ DIỄM BUỒN * NGUYỄN THANH KHIẾT *
*TÍM *TRƯƠNG MINH DŨNG * NGÔ MINH HẰNG *
*TRẦN ĐỨC THẠCH * NHẤT HÙNG * VÕ NGÔ *
*THY AN * KIỀU PHONG * PHẠM T MINH HƯNG *
* SA CHI LỆ *
-
***
THI SĨ ĐA TÀI PHẠM THIÊN THƯ
HUYỀN NGÔN XANH
Thân ong dù sống ngàn ngày
Cũng là quanh quẩn tìm say hoa rừng
Chớ vì đãy sách sau lưng
Làm thân rùa ẩn lưng chừng non mây
Tình thương của đứa trẻ - có thể vò nát đóa phù dung
Tình thương của cha nó - là nhặt lên trìu mến
như một kỷ nhiệm
Bông trang dù đỏ rực như lửa – vẫn ngầm chứa
những tia ngọt lịm trong tim
nơi ánh mắt hận thù kia – sao chẳng có một điểm
lương tri còn lại
Chẻ tướp một cành mai – chẳng thể tìm thấy mầm móng
đóa hoa.
Cũng vậy, nhiều vẻ đẹp không hẳn có hạt giống nơi
Xương tủy, mà do tha nhân mang lại – để rồi cũng đua nở
Thành một mùi hương…
PTT (Huyền Ngôn Xanh)
PHẠM THIÊN THƯ
***
*THI SĨ & DỊCH GIẢ TRẦN QUỐC BẢO
CHÚA Ở CÙNG TA (EMMANUEL!) Thơ Trần Quốc Bảo
( Is 7,14 ; Mt 1,23)
Chúa Ở Cùng Ta
Khi Bà vừa nói “Xin Vâng!”
Cửa Thiên Đàng rộng, muôn tầng mở ra
Thánh Linh bao phủ Maria,
Kính mừng Chúa ở cùng Bà, phúc thay!
Khai nguồn Cứu độ từ đây,
Ngôi Hai Thiên Chúa, hôm nay giáng trần.
Bởi lòng yêu mến thế nhân,
Chúa Hài Đồng chấp nhận phần đau thương!
Sinh nơi máng cỏ tầm thường,
Bê-lem đêm vắng, tuyết sương lạnh lùng.
Đôi ba em bé mục đồng,
Đến mừng “Thiên Chúa ở cùng chúng ta!”
Mấy con chiên nhỏ hiền hòa,
Thở hơi ấm áp, lân la tới gần.
Phút giây “Thiên Chúa Giáng Trần”,
Đất trời mầu nhiệm hợp phần giao thoa!
Từng cao, sao lạ sáng lòa!
Thiên thần hiện xuống, ngợi ca vang lời:
“Sáng danh Thiên Chúa, trên trời!”
“Bình an dưới thế, cho người thiện tâm!”
Ngôi Lời, mầu nhiệm âm thầm,
Nay mang xương thịt, giáng lâm dương trần.
Ngài hiện diện giữa thế nhân,
Hồng ân Thiên Chúa ở gần chúng ta!
Hân hoan mừng Chúa sinh ra!
Thấy Ngài là thấy Chúa Cha trên trời.
Ánh Chân, Thiện Mỹ sáng ngời!
Nguồn ơn Cứu Độ, muôn đời cậy trông!
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của tác giả:
quocbao_30@yahoo.com
***
ĐỐ VUI CHÚC TẾT Thơ Trần Quốc Bảo
ĐỐ VUI CHÚC TẾT
Năm Covid (2020)... mệt rã rời!
Tất niên, xin góp nụ cười “Đố Vui”.
**2021**
Cái gì: “Khó đo nhất đời” ?
Xin thưa: - Lòng dạ con người, khó đo,
Sông sâu còn có kẻ dò,
Làm sao lấy thước, mà đo lòng người (?) !
Cái gì: “Bén nhất trên đời” ?
Xin thưa: - Cái lưỡi con người bất lương,
Giết người sắc bén hơn gươm,
Có khi giết cả Quê hương Đồng bào!
Cái gì: “Cao thật là cao” ?
Thưa: - Lòng ham muốn ước ao của người,
Có một, lại... ước có mười,
Ham danh, ham lợi, đến... Trời cũng ham!
Cái gì: “Xúi dục lòng tham” ?
Xin thưa: - Cặp mắt, nó làm hư thân,
Thấy tiền bạc, thấy mỹ nhân...
Thế là híp mắt!... nhân luân kể gì!
Cái gì: “Nhỏ bé tí ti” ?
Xin thưa: - Ấy cái lương tri con người
Dịch Covid suốt năm trời,
Chung quy cũng bởi con ngưởi vô lương!
Cái gì: “Sáng đẹp như gương” ?
Xin thưa: - Đức hạnh Yêu thương mọi người,
Gặp nhau hãy nở nụ cười,
Yêu người, thì sẽ được người yêu ta!
Cái gì: “ Vạn Phúc Đáo Gia” ?
Xin thưa: - Lời chúc Bạn xa, Bạn gần,
Hai Ngàn Hai Mốt (2021) Tân Xuân,
Nguyện cầu Thượng Đế ban ân dồi dào!
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của tác giả:
quocbao_30@yahoo.com
***
*THI SĨ TRẦM VÂN
***
*THI SĨ ĐA TÀI THANH THANH
TÚY CA
Thà rót cho ta trăm nghìn chung rượu độc
Đừng một lời nào mai mỉa cho nhau
Hãy đưa ta đi, đưa ta vào cơn lốc
Cho mang mang, cho mang mang ta đến tột đỉnh sầu
Này rót đi em từng chén buồn cay đắng
Cho ta cười trong nỗi xót xa đưa
Rót nữa đi em, em rót đầy ly cạn
Say dùm ta, say dùm ta như thuở tự bao giờ
Cứ lên ngôi đi! Em đừng run, đừng sợ
Bởi ta say, bởi ta say nên thần tượng cũng lu mờ
Đêm đứng đó, ta ngồi nghe gió hú
Trong âm vang, trong âm vang, vang dậy sóng sông hồ
Rót nữa đi em, rồi mai về xứ lạ
Để mình ta, mình ta buồn cho héo hắt tim gan
Rượu hết rồi sao? Thôi ta xin từ tạ
Cuộc đời này, cuộc tình này rồi cũng đến dở dang
Này uống đi em một giọt sầu ly biệt
Cho ta về trong nỗi nhớ buồn tênh
Cũng đừng cho ta một lời nào tha thiết
Bởi sông dài, sông còn dài ta còn mãi lênh đênh
TRƯƠNG MINH DŨNG
(bào-đệ của Thanh-Thanh)
DRUNKEN SINGING
You’d better a thousand cups of toxic wine for me to pour
Than any sarcastic comments to make — It’s so sore!
Send me, send me into the whirlwind
For me vaguely, vaguely to reach the summit, chagrined.
Here! Pour for me each cup of bitter damnation
For me to laugh, to laugh in traumatization.
Pour more, pour more, my dear, this empty cup to fill,
And get intoxicated for me, intoxicated for me, as ever still.
Ascend the throne! Do not tremble, do not fear!
I am so drunken, so drunken, as even the idol to blear.
The night is staying there; I sit here, listen to the wind howl;
Mixed with its repercussion echoes the errant waves growl.
Pour more! Then, tomorrow I will return to the strange zone
For me, for me to get so sorry, peak and pine to bemoan.
There is no more wine? Well, let me say good-bye!
This life, this love too would eventually run awry.
Hey! Drink with me one drop of sad separation
For me to leave within the vast nostalgic duration.
Do not also say to me any fervent word sentiment-bound,
Because the river is long: It still is long I still drift around.
Translation by THANH-THANH
ThiNhanVietNam
PoetFromVietNam
Vietnamese Choice Poems
***
*THI SĨ ĐỖ CÔNG LUẬN ***
*THI SĨ TRẦN DUY NHIÊN
BẢNG CHỮ CÁI CUỐI NĂM
Ai cũng biết cuộc đời không hoàn hảo,
Bởi nơi đâu cũng thấy lắm buồn phiền,
Cho dù thế bạn vẫn mãi ngợi khen,
Dù đang sống qua những ngày khốn khổ.
Đừng hờn căm hoặc mở lời than thở
Engại gì khi Chúa ở cùng ta?
Gió có to, cùng bão táp phong ba...
Hãy trông cậy Đấng Toàn Năng Bất Diệt.
Im lặng tin vào những điều mình biết
Không Tình Người cuộc sống sẽ ra sao?
Lấy đâu ra niềm vui lẫn tự hào?
Mãi cảm tạ vì những ơn quí giá
Người luôn ban, với tình yêu cao cả
Ôi! hãy ra cho khỏi “chốn thương đau”
Phải biết rằng khi tha thiết nguyện cầu
Quyền năng Người sẽ đem về chiến thắng,
Rạng ngời lên trong bóng đêm cay đắng.
Sao cứ chờ cứ đợi ở tương lai,
Thay vì nhìn hiện tại mỗi ban mai?
Ước mong bạn sống tâm tình cảm tạ
Vào những ngày sung túc hoặc tả tơi.
Xưng danh Người ở mọi lúc mọi nơi
Yêu mến Chúa... Bạn không còn buồn bã.
Trần Duy Nhiên dịch
ALPHABET REFLECTIONS
Although things are not perfect
Because of trial or pain
Continue in thanksgiving
Do not begin to blame
Even when the times are hard
Fierce winds are bound to blow
God is forever able
Hold on to what you know
Imagine life without His love
Joy would cease to be
Keep thanking Him for all the things
Love imparts to thee
Move out of "Camp Complaining"
No weapon that is known
On earth can yield the power
Praise can do alone
Quit looking at the future
Redeem the time at hand
Start every day with worship
To "thank" is a command
Until we see Him coming
Victorious in the sky
We'll run the race with gratitude
Xalting God most high
Yes, there'll be good times and yes some will be bad, but...
Zion waits in glory...where none are ever sad!
***
*NỮ SĨ DƯ THỊ DIỄM BUỒN
GIÁNG SINH NƠI VÙNG XA
DTDB
Đông phong lạnh không gian nhòa nhạt nắng
Cây trơ cành, hồ nước đóng thành băng
Trời giá buốt, lòng xao xác băn khoăn...
Mây u ám, tuyết mưa bay phai phái...
Quê em nghèo, nơi cùng thôn tuyệt tái
Xa giáo đường, xa vắng tiếng chuông ngân
Giáng Sinh về... ôi hồi tưởng bâng khuâng...
Đá núi cây rừng... chiều hôm nắng quái
Quên sao được, thánh đường âm vọng mãi...
Chúng ta quỳ dưới chân Chúa nguyện cầu
Xin phước lành hai đứa mãi bên nhau
Anh ngoại đạo, tin Chúa hằng cứu độ...
Giáng Sinh xưa, em ơi nơi cố thổ...
Dốc tâm thành xin Chúa rải lòng thương
Cho quê hương, tổ quốc khỏi tai ương
Đón ánh sáng giữa trùng trùng dâu biển
Xưa là lính, giờ đây anh kháng chiến
Chốn bưng biền, xa chợ búa, xa sông
Dù gian nguy, khổ ải chẳng sờn lòng
Mơ đất nước ngày vinh quang rực rỡ
Giáng Sinh đó... giờ đây anh vẫn nhớ
Giữa rừng sâu nên không có giáo đường
Không kinh cầu, không giống giã hồi chuông
Không có Chúa Hài Đồng trong máng cỏ
Nhưng vẫn có những vì sao bé nhỏ
Đây Thiên Thần thắp ánh nến lung linh
Gió vi vu trổi khúc nhạc Giáng Sinh
Và có tấm lòng thành người kháng chiến
Lớp lớp trai hùng... không lùi bước tiến
Nối gót cha ông, ý chí quật cường...
Hậu duệ... quyết lòng trở lại quê hương
Nuôi chí lớn... mong chờ ngày phục quốc...
Chốn hải tần tuổi đời thêm chồng chất
Thương nhớ ơi hời! Thương nhớ ngày xưa...
Miền Nam gấm hoa... kể mấy cho vừa...
Muôn thuở ân tình, xuyến xao hồi ức
Là chiến sĩ... có sá chi khổ cực...
Nơi rừng già, hay gác tía, lầu son...
Gìn giữ sao cho trung, hiếu... vuông tròn
Giáng Sinh về... lòng thành xin khẩn nguyện!
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
***
TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO
“Đại học Northwestern
Giáng Sinh năm 1998”
DTDB
Chúng mình quen giữa mùa xuân nắng ấm
Sau tháng ngày rét mưới tuyết mưa bay
Chim chuyền cành trên cây xanh lá thắm
Hoa khoe màu tươi đẹp dưới nắng mai
Anh đem đến cho tôi tình yêu cuối!
Tôi vô tư chân thật nhận tình đầu
Mùa hè sang chói chang ươm nắng mới
Khuôn viên trường thường hò hẹn gặp nhau
Đêm dần buông, trăng trãi ngời ánh ngọc
Mặt nước hồ sóng sánh bóng trăng soi
Đường sỏi đá nối liền khu Đại học
Hàng cây bên đường, nhân chứng lứa đôi
Chim ca hót chúc tình đầu nồng thắm
Gió thì thào, mưa lách tách rơi mau
Ở bên anh, tôi nghe lòng mình ấm
Niềm thương yêu, ôi chan chứa dạc dào
Anh hẹn thề có trăng vàng, có gió
Tôi chân thành bàn tính chuyện ngày sau
Hè qua mau thu về hoa lá đổ
Mưa giăng giăng,mây tím phủ trời cao
Giáng Sinh đến, phố phường đầy hoa tuyết
Cây thông xanh rực rỡ ánh đèn màu
Đường thưa vắng, chợ đông người sắm Tết
Buốt giá lạnh lùng mình vẫn bên nhau
Đêm Thánh Lễ, chiên lành nghe truyền giáo
Không gian huyền dịu lấp lánh muôn sao
Trong yêu thương tôi quên mình ngoại đạo
Tha thiết, thành tâm dưới Chúa nguyện cầu
Cơn gió lạnh thổi lùa qua vách núi!
Tôi thẩn thờ lặng ngắm tuyết bay mau
Cảm ơn anh đã đem cho tình cuối?
Lời hẹn thề xin trả lại trăng sao!
Nay xa rồi, phải chăng mình không nợ?
Ôm nỗi sầu khóc tình lỡ thương đau!
Trong tim tôi tròn đời ghi câu nói:
“Tình yêu đầu, đẹp mãi đến ngàn sau…”
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
E:mai.dtdbuon@hotmail.com
PPS: TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO
Thơ: Dư Thị Diễm Buồn
Diễn Ngâm: Hồng Vân
PPS: Hương Hoài Điệp
https://www.youtube.com/watch?v=8UtvbRfKQFE
***
*NỮ SĨ NGÔ MINH HẰNG
CÕI NGƯỜI
Tuổi đời đã quá bảy mươi
Đường đời thấy lắm khóc-cười- trắng-đen!
Thấy cao qúi, thấy thấp hèn
Thấy quảng đại, thấy nhỏ nhen, cơ cầu
Thấy nghèo khó, thấy sang giàu
Thấy lời chân thiện, thấy câu gian hùng
Thấy hống hách, thấy khiêm cung
Thấy ích kỷ, thấy bao dung, tự hào
Miệng cười, tay thấy cầm dao
Lạ chưa, tưởng ngọt, ăn vào hóa cay
Chao ơi, trong cõi đời này
Thực hư, cạm bẫy giăng đầy khắp nơi
Tưởng qua ngưỡng cửa bảy mươi
Là nhìn thấy đủ chuyện đời, phải không?
Ai ngờ vượt núi vượt sông
Mà chưa vượt được tấc lòng nhân gian
Vẫn còn lạ lẫm mưu toan
Sân si, lừa phản, gian ngoan của ngườị..
Thì ra trong cái cõi đời
Hiền lương bao tuổi vẫn thời ngây ngô
Xin em cứ thế, dại khờ
Cho tôi viết trọn bài thơ cõi ngườị...
Ngô Minh Hằng
2016
***
*THI SĨ NGUYỄN THANH KHIẾT
THĂM MỘ CỐ NHÂN
(Nguyễn Thanh Khiết)
Tao rót cho mầy nửa ly thôi
Để nửa kia tế cáo đất trời
Tế thiên hạ, tế người cùng giống
Tế tao, tế mầy, tế núi sông.
Tao nhớ cái ngày ta thua trận
Giặc đuổi sau lưng, pháo nổ bầy
Một cái poncho gói mầy giữa núi
Đất đắp vội vàng lộ cả thây.
Ngày nầy năm đó mầy chết trận
Năm đó ngày nầy – tao kẻ thua
Nát áo về thành – thành đã mất
Nhục rửa làm dơ mấy cảnh chùa.
Uống đi mầy uống nửa ly thôi
Chia với tao những đắng cay nầy
Mấy mươi năm – cái đời cơm áo
Tao sống còn – nửa tỉnh nửa say
Chỉ tội thân mầy nằm ở đây
Mả lệch mồ xiêu đã bao ngày
Tấm bia vỏn vẹn hai cây chéo
Nợ nước thù nhà trả hai tay
Thì cứ nằm đây như lúc xưa
Mặc núi, mặc rừng, mặc gió mưa
Mặc nước, mặc non thay tên chủ
Mặc cho trăm họ sống như thừa
Tao rót thêm mầy nửa ly sau
Rải nửa ly nói với núi rừng
Bên mồ người trẻ – xưa chết trận
Bạn cũ về thăm dòng lệ rưng
Mai mốt nầy nếu có cơ may
Tao đưa mầy lên chỗ gần mây
Có biển xanh gió lùa vách đá
Mặt trời lên rực rỡ ngày ngày
Mầy sẽ thấy bên kia phía biển
Đông lắm bạn bè bỏ xứ đi
Đứa giống con hoang – xin giữa chợ
Thằng như ở chực – chẳng ra gì
Thôi kệ – nằm đây giữ dùm tao
Một cái giang sơn thấm máu đào
Một đời lá cờ ba sọc đỏ
Mấy đời vì nó – mấy đời đau..
Cảm ơn những người lính VNCH đã nằm xuống để bảo vệ Quê Hương
***
*NỮ SĨ Ý NGA
*NỮ SĨ TÍM
PHAI DẦN
Mạt lộ xa nhà mấy chục Xuân ?!
Cố hương trở lại nhạt phai dần
Quê người lận đận buồn thầy Vũ
Đất khách lao đao khổ mợ Vân
Lạc nghiệp bao anh vui cỏi thế
An cư lắm chị hưởng hồng trần
Dấn thân sợ chết gan con thỏ
Mạt lộ xa nhà mấy chục Xuân ?!
Tím Dec/23/2020
***
*NHẤT HÙNG
***
*THI SĨ VÕ NGÔ
Xuân Hoàn
Hoa trâm bầu rải trắng trên đê
Lần bước lê trên nẻo trở về
Ai đón một người khi bỏ nước
Ai chào những kẻ đã lìa quê
Khói thương vẫn trải trên bờ ruộng
Luống nhớ mãi còn dưới khóm tre
Tay níu thời gian xưa đánh mất
Bấy nhiêu trằn trọc phủ tư bề .
Võ Ngô
***
*THI SĨ THY AN
Mùa Thu Trên Hàng Dây Lá Đỏ
Tuesday, December 22, 2020 ĐSLV , Thơ , thy an
mùa thu cuốn mây về
trên hàng dây lá đỏ
giọt thơ buồn gõ nhẹ về tim
chiều thiên thu nghe tiếng gió ru mềm
căn phòng nhỏ bập bùng tia lửa ấm
nghe những nghìn trùng trôi về đằm thắm
ngày mưa đất ẩm
giấu riêng mình nỗi tiếc nhớ bâng khuâng
mái tóc hoa râm, trắng điểm đôi lần
một tay vẫy, chiều lâng lâng sóng dậy
**
phải chăng một ngày
nhìn áng mây hồng bay về phương ấy
nghe chút dịu hiền
nơi một quê hương ngây ngất trời xanh
tìm dấu chân êm trên hè phố yên lành
trôi đi mãi trái tim vần vũ ?
trong lòng bàn tay từng nếp nhăn vũ trụ
ươm về đây bao hạt giống từ tâm ?
vĩ nhân mỉm cười cất tiếng nói xa xăm
hồn lãng đãng chơi vơi ký ức
**
nghe ấm lửa trời, hương thơm lồng ngực
dòng sử thi nồng cháy tuổi thanh xuân
nghe những khát khao vỡ nát bao lần
hồn xao xuyến
bước chân dân tộc đẫm sương lệ đắng
qua cơn bão trời, gió mưa đằng đẵng
buổi sáng hiên nhà
đem về cành hoa trắng trinh nguyên
áo mỏng mây chiều, những tia nắng truân chuyên
đang rụng xuống bàn tay khô ước vọng
**
mùa thu cuốn mây mờ
trên những khúc sông lắng đọng
vỡ trong sương nụ cười đỉnh núi che ngang
đường phố lang thang
ngày yêu dấu trôi đi bàng bạc
hiếm hoi em
vạt tóc đen bất chợt quay về
**
mùa thu rải thơ buồn
lên hàng dây lá đỏ đê mê
chiều rụng xuống
mơ hồ cánh gió …
thy an
thu 2020 viết lại
(Đặc San Lâm Viên)
***
*THI SĨ KIỀU PHONG
*PHẠM THỊ MINH HƯNG-
*SA CHI LỆ
*Tháng Giêng Kỳ Diệu 2021
Xủ quẻ đầu năm trăm bí ẩn
Rồng vờn rực sáng ở phương nam
Đại hội năm châu hồ hỡi chúc
Thiên cơ khải mở diệt sa tăng
TÌM MÃI
Thôn làng xóm cũ xoay xoay chuyển
Cố xứ hương nồng nghịch gió bay
Lộc cộc gõ dồn đêm phím loạn
Lăn tăn tóc hạc hoa tuyết cay
Dỗ giấc mơ xưa quanh bếp lữa
Mồ hôi chợt rịn trán cô đơn
Đáp xuống vai nghiêng thành phế tích
Gót mòn phố cũ nhịp xiên man
Hoa tuyết đan nhau quanh giáng ngọc
Cuối đầu kỷ niệm rớt bên kia
Làm sao buông bỏ rừng nuối tiếc
Lẻo đẻo theo sau bóng giỡn đời
Trốn mãi mơ tràn reo sóng bạc
Biệt tích hồn xuân lạnh cóng tay
ở đây lưu xứ buồn ngơ ngác
Tìm mãi chút tình Giáng sinh vay
SA CHI LỆ 25-12-2020
***
*ĐỖ CHIÊU ĐỨC * PHƯƠNG HÀ * CAO MỴ NHÂN *
*ĐIỀN KHUÔN GIA * MAI XUÂN THANH * NHÃ MY *
*LÝ ĐỨC QUỲNH* MỸ NGỌC * CAO BỒI GIÀ *
*PHƯƠNG HOA * NHƯ THU * SÔNG THU *
*THANH TRƯƠNG * MINH THÚY THÀNH NỘI *
*TÍM * DƯƠNG THƯỢNG TRÚC * LIÊU XUYÊN *
* THANH HÒA * CHUNG VĂN * HỒ NGUYỄN *
*LỘC BẮC * THANHSONG KIMPHU * MAILOC *
*TRẦN NHƯ TÙNG * YÊN NHIÊN *
**
MỪNG XUÂN TÂN SỬU -Thơ Đỗ Chiêu Đức và Thơ Họa
Mừng Xuân TÂN SỬU
Đứng thứ hai trong thập nhị chi,
Tân : Kim, Ngưu : Sửu ước mơ gì ?*
Yên bình thế giới thôi tranh chấp,
Ổn định nhân sinh phải trí tri.*
Ăn Tết không quên phòng dịch bệnh,
Mừng xuân cảnh giác tránh Cô - vi.
Trâu vàng cũng phải cày hai buổi,
Tiểu phú do cần nhớ khắc ghi !*
Đỗ Chiêu Đức
Đầu xuân 2021
*
- Theo âm dương ngũ hành thì : CANH TÂN hướng Tây, thuộc KIM
- Trí tri 致知 : là Hiểu biết một cách thấu đáo.
- Tiểu Phú Do Cần 小富由勤 : Ông bà ta có câu : Đại phú do thiên, Tiểu phú do cần 大富由天,小富由勤. Có nghĩa : Làm giàu lớn là do trời cho, còn làm giàu nhỏ là do cần kiệm siêng năng .
Thơ Họa:
TRÂU- Bạn Của Nhà Nông
Động vật như nhau, cũng tứ chi
Chuột, Trâu chẳng giống mảy may gì
Đứa thì lơ láo, đời căm ghét
Kẻ lại chuyên cần, công được ghi
Chăm chỉ, thật thà...hiền tính nết
Khoan hòa, nhẫn nại...đẹp hành vi
Gắn liền đồng ruộng, trâu thân thiết
Cùng với con người: bạn cố tri.
Phương Hà
( 29/12/2020 )
KIẾP TRÂU LÀNH.
Ách nặng trên vai, có xá chi
Trâu ngoan ngày tháng chẳng mong gì
Đồng xanh bát ngát chờ thân hữu
Trời biếc bao la đợi cố tri
Trọn kiếp âm thầm trong vũ trụ
Suốt đời lặng lẽ giữa vô vi
Té ra vật cũng sầu thiên mệnh
Tân Sửu lầm than lại tiếp ghi...
Utah 28 - 12 - 2020.
CAO MỴ NHÂN
TRÂU GẮNG GIÚP ĐỜI
Trâu về mà chẳng biết mần chi
Thế giới lao đao với những gì
Dịch cúm sinh ra toàn khổ lụy
Tranh hùng làm mất cả lương tri
Dễ sao quên được nguồn tai họa
Khó thể ước chừng gốc khuẩn vi
Tân Sửu cùng người lo kế hoạch
Lo tròn cày cấy hãy tâm ghi…
ĐIỀN KHUÔN GIA
Mừng Xuân,Đón Tết TÂN SỬU
Mười hai con giáp, thứ nhì " chi "...!
Tân Sửu nguyên niên mộng ước gì ?
Chuột chạ̣y cùng sào đâu chẳng biết...!
Trâu ăn cuối bãi há vô tri...?
Mừng xuân, mặt nạ ngừa lây " Dịch "
Đón Tết, khẩu trang tránh nhiễm " Vi " (1)
" Lục Súc Tranh Công " ai sức mạnh ?
Nhà Nông, Phú, Địa, Tá còn ghi... (2)
Mai Xuân Thanh
Ngày 28/12/2020
(1) Siêu vi trùng Cô Vy, Coronavirus Vũ Hán hoặc COVID-19
(2) Phú Nông, Địa Chủ, Tá Điền, Đó là những người quý mến Con Trâu nhứt hạng
Vì Con Trâu Khỏe mạnh nhứt và cũng cực khổ gắn bó nhứt với Nhà Nông
MỪNG XUÂN TÂN SỬU
Tân Sửu niên khai ước nguyện gì ?
Tháng ngày vui vẻ chẳng lo chi
Đau thương biến đổi thành hạnh phúc
An lạc tràn đầy phải hữu tri
Tết đến bình yên nên tránh bịnh
Xuân sang sức khỏe ngại covy
Cho dù no ấm đừng quên lãng
Lao động cần cù nhớ mãi ghi
NHÃ MY
Mừng Xuân TÂN SỬU
Nhọc nhằn Canh Tý,ước mơ chi ?
Năm mới Kim Ngưu hiện thực gì ?
Thế giới,Tự Do lời hiệu triệu
Quê nhà,Dân Chủ bản thông tri
Xuân về hạnh phúc bừng trong dạ
Tết đến thanh bình tỏa ngoại vi
Nhẫn nại Trâu Vàng cơ nghiệp vững
Sống đời lương thiện nhắc lòng ghi.
Lý Đức Quỳnh
30/12/2020
CHÀO XUÂN 2021
Hoa nở thinh khai, xuân trưởng thành
Chào mừng thế kỷ tuổi vừa xanh
Bao lời nghĩa bạn xin trân trọng
Riêng chuỗi tình thơ giữ tốt lành
Tri kỷ bốn phương chưa hội ý
Diễn đàn tám hướng đã hoà thanh
Mốt mai hương sắc văn chương vẹn
Cứ mỗi thi tài một sáng danh...
Utah 28 - 12 – 2020
CAO MỴ NHÂN
On Tuesday, December 29, 2020, 12:29:15 PM PST, ngoc nguyen <my_ngoc10@hotmail.com> wrote:
MN kính họa bài thơ CHÀO XUÂN 2021 thơ
Nữ Sĩ Cao Mỵ Nhân. Kính chúc bình an.
MN.
ĐÓN TẾT.
Hàng năm đón tết ở châu thành,
Phố xá chăng đèn tím đỏ xanh.
Tụ điểm vui xuân người tấp nập
Hàng dong đặc sản phẩm ngon lành.
Lan rừng quất kiểng cành hoa huệ,
Dưa hấu quýt chùm trái bưởi thanh.
Chúc thọ Ông Bà trăm tuổi hạc,
Bạn bè năm mới phước tài danh.
Mỹ Ngọc.
Dec.29/2020.
LỜI KINH CẦU MÙA XUÂN
Bởi Cô Vít hiểm độc công thành
Mừng lễ không nhiều đèn đỏ xanh
Nhà nước khuyên can đừng hoảng loạn
Người dân cầu nguyện đón an lành
Đêm tàn loài chuột (rat) làm sông đục
Ngày tới chàng Trâu biến suối thanh
Một Sửu mới đang chầm chậm đến
Xin cho Mỹ Quốc mãi lưu danh
Nông gia hai lúa NJ
Mừng Xuân con Trâu 2021
Họa Vận : Chào Đón Tệt, Xuân 2021
( Qua thơ "CHÀO XUÂN 2021" của nữ sĩ CAO MỴ NHÂN - Utah 28/12/2020 )
Hoa khai hàm tiếu sắc khuynh thành
Năm mới đồng quê cỏ mướt xanh
Chúc bạn yêu thơ giàu thịnh vượng
Mừng em thích phú khỏe an lành,,,
Anh em " tứ hải giai huynh đệ "
Bằng hữu " tam sơn điệu sáo thanh "
Xướng họa quen thân, chưa biết mặt
" Diễn Đàn Văn Nghệ " đã nêu danh...!
Mai Xuân Thanh
Ngày 28/12/2020
CHÀO XUÂN 2021 -Thơ Cao Mỵ Nhân và Thơ Họa
CHÀO XUÂN 2021
Hoa nở thịnh khai, xuân trưởng thành
Chào mừng thế kỷ tuổi vừa xanh
Bao lời nghĩa bạn xin trân trọng
Riêng chuỗi tình thơ giữ tốt lành
Tri kỷ bốn phương chưa hội ý
Diễn đàn tám hướng đã hoà thanh
Mốt mai hương sắc văn chương vẹn
Cứ mỗi thi tài một sáng danh...
Utah 28 - 12 – 2020
CAO MỴ NHÂN
Thơ Họa:
TÂN XUÂN HY VỌNG
Cùng mong năm mới, tất công thành
Hy vọng cuộc đời thắm thắm xanh
Ước nguyện muôn nhà tràn lộc tốt
Cầu cho trăm họ đẫy ân lành
Tao nhân thi họa vần tương khí
Mặc khách xuân hòa giọng hợp thanh
Nào ngắm mai khoe, đào, cúc nở…
Bạn bè mến tánh, lại yêu danh
CAO BỒI GIÀ
28-12-2020
CHÀO NĂM MỚI 2021
Vườn rộn hoa khai hỷ đáo thành
Xuân nồng đà thắm ửng trời xanh
Bút đề dăm chữ hòa tâm ái
Thơ trải đôi câu quyện ý lành
Để nghĩa kim bằng vui hiệp lực
Cho tình tri kỷ hưởng đồng thanh
Gió trăng cây cỏ chan nguồn sống
Thi phẩm lưu đời được rạng danh
Phương Hoa
DEC 28th 2020
MỪNG XUÂN
Chúc ai ước nguyện sẽ viên thành
Cuộc sống muôn chiều mãi ngát xanh
Gió vẫy xinh vườn tâm mát rượi
Thềm ru tròn giấc mộng an lành
Người trao nghĩa vẹn nồng duyên thắm
Nụ nở mai vàng đẹp nét thanh
Giòn giã câu chào vui bạn thiết
Không gì tuyệt nữa há chờ danh?
Như Thu
12/28/20
BUỔI SÁNG CUỐI NĂM
Cuối năm công việc đã hoàn thành
Nhàn tản ra ngồi đám cỏ xanh
Cúi ngắm giọt sương trong lóng lánh
Ngước trông tia nắng nhẹ an lành
Dõi đàn bướm lượn, say màu sắc
Nghe tiếng gió lùa, nhẩm nhạc thanh
Phơi phới tâm hồn không vướng bận
Xá gì tiền bạc lẫn công danh !
Sông Thu
( 29/12/2020 )
MỪNG XUÂN MỚI
-/-
Gió mát mây trong khắp thị thành
Đó đây hoa nở, lá tươi xanh
Ngày đông bỏ lại con sâu dịch
Năm Mới cầu mong mọi sự lành
Vạn vật giao hòa như nhất thể
Chim muông ríu rít tựa đồng thanh
Thi nhân khai bút MỪNG XUÂN MỚI
Xướng họa giao tình, lưu mãi danh
Thanh Trương
CHÀO XUÂN 2021
Mở mắt chào Xuân mộng dệt thành
Vui ngời cảnh sắc dưới trời xanh
Niềm mong bạn hữu tâm hoà thuận
Nỗi ước thi nhân ý đẹp lành
Điểm nét dòng thơ cài chữ nhã
Tô bài điệu phú diễn lời thanh
Vườn hoa xướng họa mài năm tháng
Học hỏi kiên trì sẽ rạng danh
Minh Thuý Thành Nội
Tháng 12/28/2020